Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng công trình nhà ở xã hội tại dự án đặng xá ...

Tài liệu Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng công trình nhà ở xã hội tại dự án đặng xá gia lâm, hà nội

.PDF
18
119
95

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHAN ANH TUẤN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI DỰ ÁN ĐẶNG XÁ – GIA LÂM – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------------------ PHAN ANH TUẤN KHÓA 2015 - 2017 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI DỰ ÁN ĐẶNG XÁ – GIA LÂM – HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ ANH DŨNG TS. NGUYỄN HOÀI NAM Hà Nội - 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới toàn thể quý thầy cô trường Đại học kiến trúc. Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất và lòng biết ơn tới thầy PGS.TS.Lê Anh Dũng và TS. Nguyễn Hoài Nam là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý dự án khu đô thị Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này./. Hà Nội, ngày ... tháng … năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Anh Tuấn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phan Anh Tuấn MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục hình ảnh minh họa MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài. ......................................................................................... 1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 3 Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................ 3 Ý nghĩa khoa học của đề tài. ........................................................................ 3 Cấu trúc luận văn. ........................................................................................ 3 Một số khái niệm ,thuật ngữ. ....................................................................... 4 NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI DỰ ÁN ĐẶNG XÁ – GIA LÂM – Hà NỘi 1.1. 7 Giới thiệu về thành phố Hà Nội [18] ................................................. 7 1.1.1. Điều kiện tự nhiên. ............................................................................. 7 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. .................................................................. 8 1.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng. ..................................................................... 8 1.2. Giới thiệu về huyện Gia Lâm........................................................... 10 1.2.1. Điều kiện tự nhiên. ........................................................................... 10 a) Vị trí địa lý 10 b) Địa hình 11 c) Khí hậu 11 1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................. 12 a) Dân số 12 b) Tình hình phát triển đô thị 12 1.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam 13 1.3.1. Khái niệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng ...................... 13 1.3.2. Các yêu cầu chung về quản lý chất lượng công trình xây dựng. ........... 14 1.3.3. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng. ...................... 15 1.3.4. Quản lý chất lượng công trình xây dựng của các chủ thể trực tiếp tham gia xây dựng công trình ................................................................................ 17 1.4. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình nhà ở xã hội tại Đặng Xá – Gia Lâm - Hà Nội ..................................................................... 22 1.4.1. Tổng quan chung về nhà ở xã hội ..................................................... 22 1.4.2. Giới thiệu dự án nhà ở xã hội Đặng Xá – Gia Lâm ........................... 25 1.4.3. Thực trạng chất lượng nhà ở xã hội ở Đặng Xá – Gia Lâm - Hà Nội 25 1.5. Nguyên nhân những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý chất lượng công trình nhà ở xã hội tại Đặng Xá – Gia Lâm - Hà Nội ............. 25 1.5.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................. 25 1.5.2. Nguyên nhân chủ quan ..................................................................... 26 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI DỰ ÁN ĐẶNG XÁ – GIA LÂM – HÀ NỘI 2.1. 27 Chất lượng và quản lý chất lượng ................................................... 27 2.1.1. Khái niệm về chất lượng................................................................... 27 2.1.2. Quản lý chất lượng sản phẩm ........................................................... 28 2.1.3. Quản lý chất lượng trong xây dựng .................................................. 29 2.2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng ........................................ 30 2.2.1. Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng .......... 30 2.2.2. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa chủ đầu tư và các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng ...................................... 31 2.2.3. Quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam........................ 32 2.2.4. Quản lý chất lượng dự án xây dựng .................................................. 33 2.3. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành.......................................... 35 2.4. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng............................................ 36 2.5. Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình ........................... 37 2.6. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình .......................... 38 2.7. Bảo trì công trình xây dựng ............................................................. 45 2.8. Cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng............. 48 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI DỰ ÁN ĐẶNG XÁ – GIA LÂM – HÀ NỘI 3.1. 52 Định hướng phát triển khu đô thị Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội ..... 52 3.1.1. Định hướng phát triển chung huyện Gia Lâm ................................... 52 3.1.2. Định hướng bảo đảm chất lượng công trình nhà ở xã hội tại khu đô thị Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội ...................................................................... 53 3.2. Quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng. .............................. 54 3.2.1 Sơ đồ quản lý chất lượng. .................................................................... 54 3.2.2. Thiết lập quy trình chung về quản lý chất lượng thi công của dự án ... 58 3.2.3. Quy trình kiểm soát chất lượng công tác hoàn thiện trong dự án nhà ở xã hội 61 3.2.4. Quy trình quản lý chất lượng hệ thống cấp, thoát nước trong nhà ....... 66 3.3. Một số giải pháp quản lý chất lượng công trình nhà ở xã hội Đặng Xá – Gia Lâm.............................................................................................. 69 3.3.1. Giải pháp đối với giai đoạn chuẩn bị dự án....................................... 69 3.3.2. Giải pháp đối với giai đoạn thực hiện dự án ..................................... 72 3.4. Một số giải pháp khác ...................................................................... 79 3.4.1. Giải pháp quản lý tiến độ dự án ........................................................ 79 3.4.2. Giải pháp quản lý chi phí dự án .................................................... 80 3.4.3. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn trong hoạt động đầu tư xây dựng 82 3.5. Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ................................................................................... 84 3.5.1. Tăng cường rà soát sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình ............................. 84 3.5.2. Tăng cường giám sát cộng đồng về chất lượng công trình xây dựng 84 KẾT LUẬN PHỤ LỤC ẢNH TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ KĐT Khu đô thị KTTC Kỹ thuật thi công NƠXH Nhà ở xã hội QLCL Quản lý chất lượng QLDA Quản lý dự án QLĐT Quản lý đô thị QLNN Quản lý nhà nước TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân ATLĐ An toàn lao động VSMT Vệ sinh môi trường CĐT Chủ đầu tư DANH MỤC HÌNH TRONG PHỤ LỤC Số TT Tên đầy đủ Hình 1.1. Bản đồ thành phố Hà Nội Hình 1.2. Nhà ở xã hội tại Singapore Hình 1.3. Nhà ở xã hội tại phường Nại Hiên Đông, thành phố Đà Nẵng Hình 1.4 Một góc khu dự án Khu đô thị Đặng Xá – Gia Lâm Hình 1.5 Cả tòa nhà có nhiều vết vá nham nhở Hình 1.6 Bong tróc loang lổ Hình 1.7 Vết nứt to xuất hiện ở nền hành lang Hình 1.8 Người dân lo lắng về chất lượng công trình Hình 1.9 Hai vết nứt xuất hiện gần 1 chỗ Hình 1.10 Vết nứt còn xuất hiện trên trần nhà Hình 1.11 Vết nứt còn xuất hiện trên trần nhà Hình 1.12 Tường bị thấm nước 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt phục vụ cho sản xuất và các yêu cầu của đời sống con người. Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, của doanh nghiệp của người dân dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 25 - 30% GDP. Vì vậy chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của con người. Trong thời gian qua công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng công trình xây dựng - đã có nhiều tiến bộ. Với sự tăng nhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn mạnh đội ngũ công nhân các ngành xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có chất lượng cao, việc đầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi… góp phần vào hiệu quả tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân; xây dựng hàng chục triệu m2 nhà ở, hàng vạn trường học, công trình văn hoá, thể thao… thiết thực phục vụ và nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh những công trình đạt chất lượng, cũng còn không ít các công trình có chất lượng kém, không đáp ứng yêu cầu sử dụng, công trình nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột, bong rộp đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại. Đã thế nhiều công trình không tiến hành bảo trì hoặc bảo trì không đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình. Cá biệt ở một số công trình gây sự cố làm thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư. 2 Nói đến nhà ở xã hội người ta nghĩ ngay đến các công trình xây dựng có chất lượng kém. Mặc dù nhận được chính sách ưu tiên phát triển nhà ở xã hội của Đảng và Nhà nước nhưng các dự án nhà ở xã hội vẫn gây tâm lý e ngại cho người dân về chất lượng công trình.Tại Hà Nội có thể kể đến hàng loạt dự án tại các khu vực như Ngô Thị Nhậm, Kiến Hưng, Trần Phú ở Hà Đông, dự án Ecohome 1 và 2 ở Chèm - Bắc Từ Liêm, dự án ở Tứ Hiệp – Ngũ Hiệp – Thanh Trì, dự án Bamboo city ở Quốc Oai…và dự án Đặng Xá – Gia Lâm là một trong số dự án có quy mô lớn nhất, số lượng căn hộ đã hoàn thành đưa vào sử dụng là lớn nhất, và cũng là dự án nảy sinh nhiều vấn đề bất cập về chất lượng công trình. Theo kết quả điều tra của Bộ Xây dựng mới công bố: hiện chỉ có 22% trong số gần 3 triệu học sinh, sinh viên được ở trong ký túc xá, chỉ 20% trong tổng số 1 triệu lao động trực tiếp và khoảng 1,2 đến 1,5 triệu lao động gián tiếp có chỗ ở, chỉ có khoảng 2/3 trong tổng số 2 triệu cán bộ, viên chức tự lo được nhà ở cho mình, số còn lại phải ở ghép, ở nhờ, ở tạm. Vì vậy vấn đề bảo đảm chất lượng công trình nhà ở xã hội là hết sức quan trọng, góp phần giải quyết vấn đề nhà ở cho phần lớn người dân đô thị khó khăn về nhà ở, giải phóng các khu nhà ổ chuột, các khu trọ tồi tàn, xuống cấp, tạo ra bộ mặt đô thị hiện đại hơn. Vì các lý do như trên tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng công trình nhà ở xã hội tại dự án Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội”. Từ đó đưa ra quy trình quản lý hiệu quả chất lượng công trình nhà ở xã hội. Mục tiêu nghiên cứu. Đánh giá công tác quản lý chất lượng và mô hình quản lý công trình xây dựng nhà ở xã hội Khu đô thị Đặng Xá – Gia Lâm. Khái quát lý luận và pháp lý về công tác quản lý bảo đảm chất lượng 3 công trình nói chung và công trình nhà ở xã hội nói riêng. Thiết lập giải pháp nhằm quản lý bảo đảm chất lượng công trình nhà ở xã hội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chủ thể liên quan tới công tác quản lý chất lượng công trình nhà ở xã hội là các loại công trình chung cư cao tầng. Phạm vi nghiên cứu là công tác quản lý chất lượng công trình nhà ở xã hội tại dự án Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thu thập thông tin: tập hợp nghiên cứu tài liệu, điều tra khảo sát thực địa, phân tích đối chiếu, so sánh, phương pháp điều tra về cộng đồng xã hội. Phương pháp phân tích, suy luận: bằng các kiến thức đã tiếp thu trong nhà trường và thực tế công tác, lý luận logic để nghiên cứu vấn đề; Phương pháp tiếp cận: tiếp cận logic, tổng hợp, so sánh đối chiếu, định tính và định lượng, tiếp cận hệ thống. Ý nghĩa khoa học của đề tài. Liên quan đến lĩnh vực chất lượng công trình xây dựng đã có nhiều đề tài của các Luận văn được nghiên cứu. Tuy nhiên để có những giải pháp cụ thể khắc phục tình trạng chất lượng của một đối tượng nhà ở xã hội được quan tâm của nhiều người dân thì đề tài này là một đóng góp có ý nghĩa. Xuất phát từ cách tiếp cận trực diện vấn đề, quy trình quản lý chất lượng cho nhà ở xã hội có ý nghĩa khoa học về quản lý chất lượng. Cấu trúc luận văn. Luận văn bao gồm 3 chương và phần mở đầu, phần kết luận. Cấu trúc luận văn cụ thể như sau: 4 Chương 1: Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình nhà ở xã hội tại dự án Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý biện pháp quản lý bảo đảm chất lượng công trình nhà ở xã hội tại dự án Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội Chương 3: Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng công trình nhà ở xã hội tại dự án Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Nội Một số khái niệm ,thuật ngữ. 1. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình. 2. Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng. 3. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế. 4. Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng. 5. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là hoạt động đo lường nhằm xác định đặc tính của đất xây dựng, vật liệu xây dựng, môi trường xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng theo quy trình nhất định. 6. Quan trắc công trình là hoạt động theo dõi, đo đạc, ghi nhận sự biến 5 đổi về hình học, biến dạng, chuyển dịch và các thông số kỹ thuật khác của công trình và môi trường xung quanh theo thời gian. 7. Trắc đạc công trình là hoạt động đo đạc để xác định vị trí, hình dạng, kích thước của địa hình, công trình xây dựng phục vụ thi công xây dựng, quản lý chất lượng, bảo trì và giải quyết sự cố công trình xây dựng. 8. Kiểm định xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích. 9. Giám định xây dựng là hoạt động kiểm định xây dựng và đánh giá sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, được tổ chức thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của cơ quan này. 10. Giám định tư pháp xây dựng là việc thực hiện các hoạt động chuyên môn về xây dựng theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp. 11. Đánh giá hợp quy trong hoạt động xây dựng là đánh giá mức độ phù hợp của vật liệu xây dựng và sản phẩm xây dựng so với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật có liên quan được áp dụng. 12. Đánh giá hợp chuẩn trong hoạt động xây dựng là đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường với tiêu chuẩn tương ứng. 13. Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, 6 quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình. 14. Quy trình bảo trì công trình xây dựng là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình xây dựng. 15. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế) là khoảng thời gian công trình được dự kiến sử dụng, đảm bảo yêu cầu về an toàn và công năng. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan, nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. 16. Thời hạn sử dụng thực tế của công trình (tuổi thọ thực tế) là khoảng thời gian công trình được sử dụng thực tế, đảm bảo các yêu cầu về an toàn và công năng. 17. Bảo hành công trình xây dựng là sự cam kết của nhà thầu về trách nhiệm khắc phục, sửa chữa trong một thời gian nhất định các hư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình xây dựng. 18. Chủ sở hữu công trình là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật. 19. Người quản lý, sử dụng công trình là chủ sở hữu trong trường hợp chủ sở hữu trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoặc là người được được chủ sở hữu công trình ủy quyền quản lý, sử dụng công trình trong trường hợp chủ sở hữu không trực tiếp quản lý, sử dụng công trình. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 85 KẾT LUẬN Quản lý đầu tư xây dựng là vấn đề lớn và rất phức tạp liên quan đến rất nhiều các chủ thể. Để hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư công trình xây dựng bao gồm rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết một cách đồng bộ và bài bản, mỗi vấn đề đều có những tác động nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng dự án. Nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế, tồn tại từ đó đề xuất những giải pháp cho vấn đề này là rất khó khăn. Do đặc thù của lĩnh vực xây dựng là các công trình thường được đầu tư xây dựng trong thời gian dài, trong khi các cơ chế chính sách của Nhà nước thường hay thay đổi, vì vậy nên công tác phân tích đánh giá các dự án đầu tư là gặp rất nhiều khó khăn. Qua nội dung nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng công trình nhà ở xã hội tại dự án Đặng Xá – Gia Lâm – Hà Hội” tác giả đã tập trung giải quyết một số nội dung chính sau đây: - Làm rõ khái niệm, nội dung quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung và chất lượng công trình nhà ở xã hội nói riêng trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước, UBND TP Hà Nội và các quá trình của chu kỳ đầu tư để phân tích nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của CĐT và các chủ thể khác tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng dự án. Thông qua các tài liệu, các kết quả nghiên cứu để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. - Đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu vấn đề quản lý chất lượng của dự án mà không nghiên cứu tổng thể công tác quản lý dự án nói chung. Ngoài ra cũng không nghiên cứu đối với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Do đó cũng không có đánh giá được tổng thể công tác quản lý chất lượng trong xây dựng công trình nói chung. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ và điều kiện nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu tương đối rộng nên luận văn còn một số hạn chế và còn một số vấn đề cần được nghiên cứu tiếp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất