Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Bao cao tan vinh hoa binh_ chuan...

Tài liệu Bao cao tan vinh hoa binh_ chuan

.DOC
71
310
107

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC LỤC...............................................................................................................................i DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................iii DANH MỤC HÌNH...............................................................................................................iv MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN XÃ TÂN VINH.................................7 1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................................7 1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên....................................................7 1.2.1. Địa chất – Địa hình...............................................................................................7 1.2.2. Khí hậu..................................................................................................................7 1.2.3. Thủy văn.............................................................................................................10 1.2.4. Đất.......................................................................................................................10 1.2.5. Sinh vật...............................................................................................................10 1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội...........................................................................................11 1.3.1. Dân cư, lao động, mức sống................................................................................11 1.3.2. Cơ sở hạ tầng.......................................................................................................12 1.3.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế..............................................................12 1.4. Hiện trạng khai thác và chế biến khoáng sản.............................................................14 1.4.1. Danh sách các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn xã Tân Vinh .......................................................................................................................................14 1.4.2. Hiện trạng khai thác và chế biến đá....................................................................16 1.4.3. Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần Vinaconex Lương Sơn.....................18 1.4.4. Tình hình hoạt động của nhà máy chế biến quặng đa kim.................................21 1.4.5. Các hoạt động bảo vệ môi trường đã được thực hiện.........................................22 1.4.6. Một số vấn đề tồn tại trong khai thác và chế biến khoáng sản gây ô nhiễm môi trường............................................................................................................................22 1.4.7. Các vấn đề môi trường do hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản............23 CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ, MÔI TRƯỜNG NƯỚC,...............................................................................27 MÔI TRƯỜNG ĐẤT XÃ TÂN VINH.................................................................................27 2.1. Cơ sở thiết kế mạng lưới quan trắc............................................................................27 2.2. Mạng lưới quan trắc...................................................................................................27 2.2.1. Mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường không khí......................................27 2.2.2. Mạng lưới quan trắc môi trường nước................................................................32 2.2.3. Mạng lưới quan trắc môi trường đất...................................................................36 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỔNG THỂ KHU VỰC KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI XÃ TÂN VINH42 3.1. Hiện trạng môi trường không khí...............................................................................42 3.1.1. Các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí ở xã Tân Vinh.................42 3.1.2. Vị trí quan trắc....................................................................................................42 3.1.3. Điều kiện vi khí hậu............................................................................................47 3.1.4. Chất lượng môi trường không khí.......................................................................48 3.1.5. Kết quả đo tiếng ồn, độ rung tại khu vực khai thác và chế biến khoáng sản......52 3.2. Môi trường nước........................................................................................................54 i 3.2.1. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước.................................................................54 3.2.2. Vị trí quan trắc....................................................................................................55 3.2.3. Chất lượng môi trường nước mặt........................................................................56 3.2.4. Chất lượng môi trường nước ngầm.....................................................................58 3.3. Môi trường đất...........................................................................................................60 3.3.1. Vị trí quan trắc....................................................................................................60 3.3.2. Chất lượng môi trường đất..................................................................................61 CHƯƠNG 4. CÁC ĐÁP ỨNG NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG.............65 4.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp.................................................................................65 4.2. Giải pháp đối với cơ quan quản lý.............................................................................66 KẾT LUẬN...........................................................................................................................67 ii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng 1.2. Bảng 1.3. Bảng 1.4. Bảng 1.5. Bảng 2.1. Bảng 2.2. Bảng 2.3. Bảng 2.4. Bảng 2.5. Bảng 2.6. Bảng 2.7. Bảng 2.8. Bảng 3.1. Bảng 3.2. Bảng 3.3. Bảng 3.4. Bảng 3.5. Bảng 3.6. Bảng 3.7. Bảng 3.8. Bảng 3.9. Bảng 3.10. Các thông số thống kê nhiệt độ bình quân trong năm.........................................8 Các thông số thống kê lượng mưa trong năm.....................................................8 Các thông số thống kê độ ẩm trong năm.............................................................9 Phân bố dân cư của các xóm trong xã Tân Vinh..............................................11 Kết quả điều tra năng suất lúa của các HTX vụ chiêm xuân............................13 Vị trí và mục đích quan trắc chất lượng môi trường không khí........................28 Các thông số quan trắc, phương pháp phân tích và thiết bị..............................31 Vị trí và mục đích quan trắc chất lượng môi trường nước mặt.........................32 Thông số quan trắc, phương pháp phân tích và thiết bị....................................33 Vị trí và mục đích quan chắc chất lượng môi trường nước ngầm....................34 Thông số quan trắc, phương pháp phân tích và thiết bị....................................35 Vị trí và mục đích quan trắc chất lượng môi trường đất...................................36 Thông số quan trắc, phương pháp phân tích và thiết bị....................................37 Tọa độ và đặc điểm các vị trí quan trắc khí xung quanh..................................43 Kết quả đo vi khí hậu tại các vị trí quan trắc khí xung quanh..........................47 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại xã Tân Vinh.................................48 Kết quả đo tiếng ồn độ rung tại khu vực khai thác và chế biến khoáng sản.....53 Tọa độ và đặc điểm các vị trí quan chắc chất lượng nước mặt.........................55 Tọa độ và đặc điểm các vị trí quan chắc chất lượng nước ngầm......................55 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt xã Tân Vinh....................56 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm......................................58 Tọa độ và đặc điểm các vị trí quan trắc và chất lượng môi trường đất.............60 Kết quả phân tích chất lượng môi trường xã Tân Vinh................................61 iii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ lát cắt minh họa vị trí khai thác đá và phân bố dân cư và hình dạng mỏ sau khi khai thác....................................................................................................................25 Hình 2.1. Bản đồ vị trí lấy mẫu không khí tại xã Tân Vinh..............................................38 Hình 2.2. Bản đồ vị trí lấy mẫu nước mặt tại xã Tân Vinh...............................................39 Hình 2.3. Bản đồ vị trí lấy mẫu nước ngầm tại xã Tân Vinh............................................40 Hình 2.4. Bản đồ vị trí lấy mẫu đất tại xã Tân Vinh.........................................................41 Hình 3.1. Diễn biến hàm lượng Bụi tổng và CO tại các vị trí quan trắc...........................51 Hình 3.2. Diễn biến hàm lượng Benzen, SO2, NO2 tại các vị trí quan trắc.......................52 Hình 3.3. Diễn biến hàm lượng Cu tại các vị trí quan trắc...............................................63 Hình 3.4. Bản đồ môi trường không khí xã Tân Vinh.....................................................64 iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Xã Tân Vinh với diện tích 3707ha, nằm trong vùng thấp bán sơn địa của tỉnh Hoà Bình, có địa hình phổ biến là đồi, núi thấp, địa thế nghiêng đều theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đặc điểm nổi bật và cũng là thế mạnh trong việc khai thác, chế biến khoáng sản của xã đó là có các khối núi đá vôi; ngoài ra xã còn nằm sát đường quốc lộ 6 - là huyết mạch nối liền Thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền xuôi với vùng Tây Bắc của Tổ quốc; ít dân cư sinh sống (dân số toàn xã là 4226 người); không nằm trong khu vực cần phải bảo tồn. Công tác thăm dò, điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản được thực hiện từ năm 1976. Tính đến nay trên địa bàn xã có 12 đơn vị hoạt động khai thác và chế biến đá. Hoạt động khai thác góp phần giải quyết lao động, phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên hoạt động khai thác đã gây ra nhiều vấn đề môi trường bức xúc đặc biệt là môi trường không khí. Hiện nay, xã Tân Vinh được xem như điểm nóng về tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, gây nên nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Vì vậy, việc đánh giá tình trạng môi trường tổng thế khu vực khai thác, chế biến khoáng sản của các doanh nghiệp tại xã Tân Vinh; cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét các tác động qua lại giữa hoạt động khai thác khoáng sản và chất lượng môi trường từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch phát triển hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững là rất cầp thiết. Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nội lập Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường tổng thể khu vực khai thác, chế biến khoáng sản xã Tân Vinh – huyện Lương Sơn theo công văn số 31/CV/CCBVMT ngày 14 tháng 8 năm 2009 của Chi cục bảo vệ môi trường. 2. Mục đích Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường tổng thể khu vực khai thác, chế biến khoáng sản của các doanh nghiệp tại xã Tân Vinh được lập với các mục đích như sau: - Đánh giá hiện trạng khai thác đá tại xã Tân Vinh - Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường. 1 - Đánh giá tác động qua lại giữa hoạt động khai thác khoáng sản và chất lượng môi trường. - Đề xuất các kế hoạch, chương trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhằm giải quyết vấn đề môi trường. 3. Phạm vi không gian Xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. 4. Nội dung báo cáo - Khảo sát, phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới chất lượng môi trường, công tác bảo vệ môi trường của xã Tân Vinh. - Đánh giá hiện trạng khai thác và chế biến khoáng sản tại xã Tân Vinh - Thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất trên địa bàn xã Tân Vinh. - Đánh giá chất lượng môi trường xã Tân Vinh và chỉ ra nguyên nhân chính. - Đánh giá công tác bảo vệ môi trường và các giải pháp đang được áp dụng tại xã Tân Vinh. - Đề xuất các kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng nhằm giải quyết vấn đề môi trường. 5. Sản phẩm giao nộp - Cơ sở dữ liệu hiện trạng môi trường xã Tân Vinh. - Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường tổng thể khu vực khai thác, chế biến khoáng sản xã Tân Vinh – huyện Lương Sơn và đề xuất các giải pháp quản lý (khắc phục). - Các bản đồ: vị trí lấy mẫu môi trường không khí tỉ lệ 1 :10.000. 6. Cơ sở pháp lý và các tài liệu làm căn cứ a. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. 2 - Công văn số 31/CV/CCBVMT ngày 14 tháng 8 năm 2009 của Chi cục bảo vệ môi trường về việc đánh giá tổng thể môi trường khu vực khai thác, chế biến khoáng sản xã Tân Vinh – huyện Lương Sơn. b. Các tiêu chuẩn áp dụng - Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí: + TCVN 5937-2005. Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. + TCVN 5938-2005. Chất lượng không khí. Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. + TCVN 5949-1998. Âm học. Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép. - Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: + QCVN 08-2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. + QCVN 09:2008 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm - Tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng đất: + QCVN 03:2008/BTNMT. Chất lượng đất. Giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất. - Tiêu chuẩn liên quan đến độ rung: + TCVN 6962: 2001: Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư. c. Các tài liệu làm căn cứ - Báo cáo tình hình thực hiện phát triển kinh tế, xã hội, an ninh – quốc phòng 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2009 của Ủy ban nhân dân xã Tân Vinh; - Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2009 của Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn; - Báo cáo quy hoạch môi trường tỉnh Hòa Bình đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Năm 2008; - Báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường không khí tỉnh Hòa Bình năm 2008; 3 - Báo cáo việc chấp hành luật bảo vệ môi trường năm 2009 của công ty TNHH khai thác khoáng sản Hòa Bình THT; - Báo cáo công tác chấp hành luật bảo vệ môi trường năm 2009 của công ty TNHH Thái Thịnh; - Báo cáo về việc kiểm tra công tác chấp hành luật bảo vệ môi trường năm 2009 của công ty cổ phần đá xây dựng Lương Sơn; - Báo cáo công tác chấp hành luật bảo vệ môi trường năm 2008 của công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn; - Báo cáo công tác chấp hành Luật bảo vệ môi trường năm 2007 của công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn; - Báo cáo kết quả hoạt động khai thác chế biến khoáng sản năm 2009 của công ty cổ phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn; - Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường dự án: Khai thác tận thu đá vôi núi đá Quèn Dê tại xã Tân Vinh – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình của công ty TNHH Xuân Hòa. Năm 2006; - Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường dự án: khai thác tận thu và chế biến đá vôi tại mỏ đá xóm Rụt, xã Tân Vinh của tổ hợp khai thác đá Hải Đăng – huyện Lương Sơn. Năm 2005; - Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường dự án khai thác và sản xuất đá xây dựng tại mỏ đá làng Rụt (khu vực II) của công ty TNHH Sơn Hải. Năm 2005; - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ đá vôi xóm Vé – xóm Rụt của công ty TNHH Thái Thịnh; - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến tinh luyện quặng đa kim tại xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn. Năm 2008; - Báo cáo đánh giá tác động môi trường công ty vôi đá Lương Sơn. Năm 1997; - Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy xi măng Lương Sơn, Hòa Bình công suất 88000 tấn/năm. Năm 1996; - Báo cáo đánh giá tác động môi trường khai thác mỏ đá vôi Làng Rụt và đá Sét xóm Vé (thuộc nhà máy xi măng Lương Sơn – Hòa Bình). Năm 1996; - Báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Năm 2007. 7. Tổ chức thực hiện 4 Tổ chức thực hiện báo cáo Báo cáo được thực hiện vào tháng 8 năm 2009. Các bước lập báo cáo như sau: Bước 1: Thành lập tổ công tác và phân công nhiệm vụ lập báo cáo. Bước 2: Nghiên cứu và khảo sát hiện trạng môi trường: - Khảo sát lựa chọn các thông số phân tích và vị trí lấy mẫu. - Lấy mẫu và phân tích môi trường không khí xung quanh, nước mặt, nước ngầm, kim loại nặng trong đất. - Thu thập và đánh giá hiện trạng hoạt động của các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn xã Tân Vinh. - Thu thập và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa phương. Bước 3: Xây dựng các báo cáo chuyên đề: đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng khai thác, chế biến đá xã Tân Vinh; thiết kế mạng lưới quan trắc môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất; hiện trạng môi trường tổng thể khu vực khai thác, chế biến khoáng sản của các doanh nghiệp tại xã Tân Vinh; các đáp ứng nhằm giải quyết vấn đề môi trường còn tồn tại. Xây dựng các bản đồ: vị trí lấy mẫu môi trường không khí tỉ lệ 1: 10.000. Vẽ các biểu đồ đường, biểu đồ cột thể hiện diễn biến hàm lượng của một số thông số quan trắc. Bước 4: Lập báo cáo tổng hợp. Thông tin về đơn vị thực hiện Tên đơn vị: Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nội Địa chỉ : 36A Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội Đại diện : Ông Nguyễn Minh Tấn Chức vụ : Giám đốc Điện thoại : 84.4.37555795 Fax : 84.4.37555848 Cán bộ tham gia khảo sát, quan trắc, lập báo cáo: 5 STT Họ và tên Trình độ chuyên môn 1 GĐ. Nguyễn Minh Tấn Cử nhân Luật Cử nhân Kinh tế 2 PGĐ. Trần Kim Thanh Cử nhân Hóa học 3 Nguyễn Hồng Ngọc Cử nhân Hóa học 4 Lê Thị Nhị Cử nhân Địa lý 5 Đặng Thành Trung CN Tin học 6 Nguyễn Công Huân KS. Thủy Lợi – Kĩ thuật Tài nguyên nước 7 Phạm Thế Thanh Cử nhân Công nghệ sinh học 8 Lê Kim Cương Kĩ sư Công nghệ sinh học 9 Trần Hoàng Anh Kĩ sư Mỏ địa chất 10 Nguyễn Hữu Toàn KS Công nghệ sinh học 11 Nguyễn Mạnh Khang Cử nhân Môi trường Bên cạnh đó, chúng tôi đã nhận được sự tham gia hỗ trợ rất tích cực của các cán bộ Chi cục Bảo vệ Môi Trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình; Ủy ban Nhan dân huyện Lương Sơn; Ủy ban Nhân dân xã Tân Vinh; nhân dân xã Tân Vinh. 6 CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN XÃ TÂN VINH 1.1. Vị trí địa lý Xã Tân Vinh thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, có diện tích 3707ha nằm sát đường quốc lộ 6 - là huyết mạch nối liền Thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền xuôi với vùng Tây Bắc của Tổ quốc và cách Thủ đô Hà Nội khoảng 40km; Được giới hạn như sau: Có tọa độ địa lý từ: 20083’88’’ đến 20088’71’’ vĩ độ Bắc, 105045’99’’ đến 105054’37’’ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp thị trấn Lương Sơn, xã Lâm Sơn, xã Nhuận Trạch. Phía Tây giáp xã Trường Sơn. Phía Nam giáp xã Cao Răm. Phía Đông giáp xã Hợp Hòa và xã Cư Yên. Đặc điểm nổi bật và cũng là thế mạnh của xã là nằm trong vùng thấp bán sơn địa, có các khối núi đá vôi rất thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản. Tuy nhiên, chính hoạt động này đã gây ô nhiễm môi trường và vấn đề xã hội bức xúc. 1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên 1.2.1. Địa chất – Địa hình Toàn bộ xã Tân Vinh nằm trong vùng thấp bán sơn địa của tỉnh Hoà Bình, có địa hình phổ biến là đồi, núi thấp, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ Tây Bắc xuông Đông Nam. Đặc điểm nổi bật và cũng là thế mạnh của xã là có những dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi. 1.2.2. Khí hậu Khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm. a. Chế độ nhiệt Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hoá các chất ô nhiễm trong khí quyển, có thể làm thay đổi tốc độ các phản ứng hoá học. Khi nhiệt độ cao sẽ càng làm nghiêm trọng mức độ ô nhiễm và làm giảm sức đề kháng của người lao động. Chế độ nhiệt trên địa bàn xã Tân Vinh tương đối ổn định; tuy nhiên do địa hình đồi, núi nên có đặc trưng riêng là nền nhiệt tương đối thấp so với các tỉnh vùng lân cận. Bảng 1.1. Các thông số thống kê nhiệt độ bình quân trong năm 7 STT Nhiệt độ(oC) Các chỉ tiêu thống kê Năm 2005 Năm 2006 1 Nhiệt độ tháng cao nhất 29,6 28,8 2 Nhiệt độ tháng thấp nhất 16,4 17,5 3 Nhiệt độ trung bình năm 23,7 24,1 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2006) b. Chế độ mưa Chế độ mưa cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí. Mặt khác cần thiết phải chú ý tới việc bảo quản các vật liệu xây dựng, các chất thải, đặc biệt là các chất thải nguy hại tránh sự lan truyền theo dòng nước tới các khu vực khác. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Hoà Bình đạt 1.703 mm năm 2002, năm 2003 là 1.843,5 mm, năm 2004 đạt 2.013,2 mm. Do đặc điểm của địa hình nên lượng mưa phân bố không đều ở các nơi trong tỉnh và cũng không đều ở các tháng trong năm, thường chỉ tập trung vào mùa mưa và chiếm phần lớn lượng mưa của cả năm. Cụ thể số liệu thống kê trong hai năm 2005 và 2006 như sau: Bảng 1.2. Các thông số thống kê lượng mưa trong năm STT Lượng mưa(mm) Các chỉ tiêu thống kê Năm 2005 Năm 2006 1 Lượng mưa tháng cao nhất 609,3 (T7) 567,3 (T8) 2 Lượng mưa tháng thấp nhất 13,1 (T2) 0,5 (T1) 3 Lượng mưa trung bình năm 2.499,1 1.670,3 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2006) Có hai mùa rõ rệt: - Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa bình quân 1700 - 1800 mm chiếm hơn 90% tổng lượng mưa cả năm. Riêng vùng núi cao Mai Châu, Đà Bắc mùa mưa đến muộn hơn và kéo dài hơn so với các vùng núi thấp. - Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa bình quân khoảng 100200 mm. 8 c. Độ ẩm tương đối Độ ẩm không khí lớn là điều kiện rất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. Vì vậy cần chú ý tới các biện pháp làm giảm sự phát triển và lan truyền của vi sinh vật. Độ ẩm không khí phụ thuộc vào mùa có nghĩa là độ ẩm phụ thuộc vào lượng mưa và nhiệt độ không khí. Độ ẩm trung bình năm 2002 là 82,2%, năm 2003 là 81,6%, năm 2004 là 83,3%, năm 2005 là 83,0%. Vào mùa mưa độ ẩm thường cao. Độ ẩm thấp nhất là vào mùa khô khi nhiệt độ không khí thấp và lượng mưa ít. Bảng 1.3. Các thông số thống kê độ ẩm trong năm STT Các chỉ tiêu thống kê 1 Độ ẩm(%) Năm 2005 Năm 2006 Tháng cao nhất 88 (T8) 89 (T5) 2 Tháng thấp nhất 79 (T12) 75 (T12) 3 Trung bình năm 83,0 82,4 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2006) d. Chế độ gió Hướng gió đặc trưng theo mùa: Vào các tháng mùa đông (tháng 1, 2, 11, 12) gió chủ đạo theo hướng Bắc và Đông Bắc với tần suất 20-30%. Các tháng mùa hè hướng gió chủ đạo là hướng Nam và Tây Nam với tần suất khoảng 18%. Tốc độ gió trung bình khoảng 0,4 -1,0m/s. Tốc độ gió mạnh cực đại vào mùa hè có thể đạt 30m/s. Do ảnh hưởng bởi địa hình đồi núi nên chế độ gió mang tính địa phương: hướng gió biến đổi nhanh, biến đổi thường xuyên trong ngày. Đây là yếu tố bất lợi đối với công tác đánh giá tác động giữa các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản đối với chất lượng môi trường. 1.2.3. Thủy văn Trên địa bàn xã không có sông lớn, chỉ có suối Bùi và một số hồ, suối nhỏ khác. Các sông, suối đều bắt nguồn từ núi phía Tây và Tây Bắc rồi chảy xuống phía Nam. 9 Đặc điểm chung của sông, suối xã Tân Vinh là ngắn và tương đối dốc, khả năng tự làm sạch tương đối lớn (do địa hình dốc thoải); vào mùa hạn thường không có nước hoặc ít nước. Sông, suối trên địa bàn xã phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, cung cấp nước cho các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản, chứa nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước mưa trên địa bàn xã. 1.2.4. Đất Tổng diện tích đất tự nhiên là 3707 ha được sử dụng vào nhiều mục đích như: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất sản xuất, kinh doanh, đất ở nông thôn. Ngoài ra, tiềm năng đất còn tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như sông, suối, hồ, núi đá không có rừng cây và đất chưa sử dụng. Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu sử dụng đất, khoảng 53,96% bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây công nghiệp hàng năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Diện tích dất phi nông nghiệp bao gồm đất cơ sở sản xuất, kinh doanh, đất sản xuất vật liệu xây dựng... ít, chiếm khoảng 2,06% quỹ đất tự nhiên của xã. Ở những nơi kinh tế phát triển thì loại hình đất này thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất. Diện tích đất chưa sử dụng tương đối lớn, chiếm khoảng 43,98% tổng diện tích đất tự nhiên. 1.2.5. Sinh vật Hệ sinh thái cạn là các thảm thực vật chủ yếu là cây màu, ngoài ra còn có lúa nước; khu dân cư có một số loại cây ăn quả; trong phạm vi xã Tân Vinh cũng có một số loại cây lớn nhưng mật độ thưa thớt và đều là cây tự nhiên; có một số diện tích rừng sản xuất. Động vật tự nhiên ít: một số loài bò sát, loài gặm nhấm, chim… Bên cạnh đó còn có các loài gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn, gà, ngan, vịt…) được người nông dân nuôi tại gia đình. Hệ sinh thái nước trong trong xã chủ yếu là suối Bùi, ngoài ra trên một số hồ và suối nhỏ với độ đa dạng sinh học thấp: cá, tép, sinh vật phù du… 1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 1.3.1. Dân cư, lao động, mức sống 10 Hiện nay dân số của xã là 4226 người, 1108 hộ. Dân cư trong xã thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình vì vậy trong 6 tháng đầu năm 2009 tỉ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1%, chỉ phát sinh 02 trường hợp sinh con thứ 3. Số người trong độ tuổi lao động là 2662 người (chiếm 63% dân cư) trong đó có khoảng 180 lao động trong các cơ sở khai thác và chế biến đá (chiếm khoảng 6,8% lao động). Lao động nông nghiệp giảm do diện tích đất nông nghiệp giảm và do năng suất cây trồng thấp đặc biệt là ở khu vực xóm Nước Vải, xóm Rụt, xóm Vé. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 5,5 triệu / người/ năm, giảm hộ nghèo từ 3,98 xuống còn 3%. Bảng 1.4. Phân bố dân cư của các xóm trong xã Tân Vinh STT Tên xóm Số hộ Số dân 1 xóm Tân Hòa 43 141 2 xóm Cời 214 861 3 xóm Đồng Tiến 128 498 4 xóm Đồng Chúi 122 466 5 xóm Tân Lập 48 187 6 xóm Nước Vải 123 418 7 xóm Rụt 180 733 8 xóm Vé 150 572 9 xóm Thi Tân 45 155 10 xóm Suối Khế 55 195 1108 4226 Tổng (Nguồn UBND xã Tân Vinh) 1.3.2. Cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông trên địa bàn xã chủ yếu là đường đất, con đường dẫn vào xã Tân Vinh khoảng 4km trong tình trạng xuống cấp trầm trọng: mặc dù được rải đá nhưng đường lồi lõm, mấp mô, vào những ngày mưa đường lầy thụt đó là vết tích của xe tải (có những thời điểm trung bình cứ 15 phút có khoảng 30 lượt xe tải loại 2,5 tấn 11 và10 tấn vận chuyển đá chạy qua). Hiện nay con đường này đang được nâng cấp, 1 đoạn khoảng 500m đã được đổ bê tông. Công tác thuỷ lợi luôn được các cấp chính quyền, nhà nước quan tâm thường xuyên, đã đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các Hợp tác xã đã chủ động điều tiết nước hợp lý để đảm bảo cấy vượt kế hoạch giao, đồng thời đã đi kiểm tra chất lượng các công trình và có kế hoạch tu sửa hệ thống mương bai đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ cho các HTX, các xóm. Thường xuyên tiến hành sửa chữa cải tạo nâng cấp mặt đường bằng đất, đất đá hỗn hợp, nạo vét rãnh dọc, rãnh ngang, vệ sinh cống rãnh đảm bảo giao thông an toàn trước mùa mưa lũ. 1.3.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế 1.3.3.1. Nông nghiệp Trước đây khi chưa có nhà máy xi măng của Công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn, hoạt động nông nghiệp của xã tương đối phát triển đặc biệt là trồng cây ăn quả trên đất hình thành trên đá vôi. Nhìn chung, hoạt động sản xuất nông nghiệp tăng trưởng chậm do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến đá. Kết quả sản xuất nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm như sau : a. Sản xuất lúa và hoa màu Tổng diện tích trồng cây lúa, cây hoa màu các loại vụ chiêm xuân là 253,5ha. Năng suất bình quân đạt 49,2 tạ/ ha. Tổng diện tích cây màu (ngô, lạc, khoai lang, sắn, rau, đậu…) là 142,6 ha. Tổng sản lượng lương thực quy thóc vụ chiêm xuân: 796,9 tấn. Bảng 1.5. Kết quả điều tra năng suất lúa của các HTX vụ chiêm xuân Hợp tác xã Diện tích (ha) Kế hoạch Thực hiện Năng suất (tạ/ha) Sản lượng xóm Cời 31,0 31,0 50,2 155,6 xóm Đồng Tiến 19,5 19,5 50,0 97,5 xóm Đồng Chúi 16,0 17,0 50,0 85,0 12 xóm Nước Vải 1,6 1,6 48,0 7,6 xóm Rụt 18,9 18,9 48,0 90,2 xóm Vé 19 20 48,5 97,0 Tổng cộng 106 108 49,2 532,9 (Nguồn: UBND xã Tân Vinh, 2009) b. Cây ăn quả, cây công nghiệp, lâm nghiệp - Cây ăn quả: Tập trung chăm sóc và cải tạo vườn tạp, trồng dặm được 350 cây ăn quả các loại. - Cây công nghiệp: Cây chè của xã Tân vinh cho giá trị kinh tế cao, luôn chiếm lĩnh được thị trường đặc biệt là chè xuân trong dịp tết. Diện tích cây chè chưa được nhân rộng, nhưng được chăm sóc bảo vệ tốt. Tổng diện tích cây Chè của xã là: 68,5 ha. Tân hoà : 5,5 ha. Tân lập: 12,8 ha. Nước vải: 22,4 ha. Rụt : 1,6 ha. Vé: 8,9 ha. Thị tân: 6,8 ha. Suối khế: 10,5 ha. - Về lâm nghiệp: Công tác bảo vệ rừng và phòng chữa cháy rừng luôn được quan tâm. UBND xã phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn và cán bộ hợp đồng bảo vệ rừng đã làm tốt công tác quản lý và bảo vệ phòng chữa cháy rừng. Tổ chức tết trồng cây đã vận động các xóm, các trường học đã trồng được 350 cây phân tán các loại. Kế hoạch trồng cây lâm nghiệp năm 2009 là 30 ha, hiện nay diện tích trồng mới là 23 ha đạt 76% kế hoạch. c. Về chăn nuôi – Thú y: Tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn luôn luôn được tăng cường công tác phòng dịch, tiêm phòng và phun thuốc khử trùng cho chuồng trại, nên không có dịch bệnh sẩy ra. Đàn gia súc tăng, đàn gia cầm luôn duy trì và ổn định về số lượng, đàn lợn có giảm do giá thức ăn tăng. Hiện nay tổng đàn gia súc gia cầm trong toàn xã là: Đàn Trâu: 618 con. Đàn Bò: 70 con. 13 Đàn Dê: 98 con. Đàn Lợn: 1520 con. Đàn gà: 9658 con. Vịt ngan: 654 con. Chiến dịch tiêm phòng bệnh cho gia súc và phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi được chú trọng. 1.3.3.2. Công nghiệp - Dịch vụ Trên địa bàn toàn xã có các ngành nghề như Vận tải, sửa chữa xe máy, khai thác và chế biến khoáng sản, nghề Mộc, nghề dân dụng và dịch vụ thương nghiệp đã thu hút và giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Sự phát triển của các ngành nghề dịch vụ ngày càng đa dạng đã thúc đẩy về chuyển dịch cơ cấu Kinh tế, xắp sếp lao động, việc làm từng bước nâng cao. Trong các nghành kể trên thì ngành khai thác và chế biến khoáng sản phát triển nhất, chiếm diện tích đất sản xuất nhiều nhất, hiện nay trên địa bàn xã có 12 công ty khai thác và chế biến khoáng sản, mỗi công ty có thể có 01 hoặc nhiều cơ sở khai thác và chế biến. Tuy nhiên hoạt động của các cơ sở này đã gây nhiều vấn đề môi trường, vấn đề xã hội bức xúc. 1.4. Hiện trạng khai thác và chế biến khoáng sản 1.4.1. Danh sách các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn xã Tân Vinh Hiện nay trên địa bàn xã Tân Vinh có 12 cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản. Tên của một số công ty trong quá trình hoạt động có sự thay đổi và mỗi công ty có thể có 1 hoặc nhiều điểm khai thác đá. Thống kê ở thời điểm tháng 8/2009 danh sách các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn xã Tân Vinh cụ thể như sau: 1 Công ty cổ phần sản xuất đá xây dựng Lương Sơn – xóm Nước Vải - Mỏ đá xóm Rụt - Xí nghiệp Bãi Lạng - Xí nghiệp khai thác và nghiền đá Thắng Lợi - Trạm nghiền sàng PSU 90 (có 4 máy nghiền) 2.Công ty TNHH Thái Thịnh - Mỏ xóm Vé - Mỏ xóm Rụt 3. Công ty TNHH Vinh Quang – xóm Rụt 14 4. Công ty TNHH Sơn Hải - xóm Rụt 5. Công ty TNHH xây dựng và thương mại Anh Tuấn - Mỏ khai thác đá 30/4 – xóm Rụt 6. Nhà máy chế biến quặng Đa Kim – Cty TNHH khai thác khoáng sản Hòa Bình THT – xóm Rụt - Có 1 mỏ đá đã xin cấp phép nhưng chưa đi vào hoạt động. 7. Công ty TNHH khai thác đá và xây dựng Xuân Hòa - xóm Rụt 8. Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng hạ tầng 248 - xóm Rụt 9. Công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn – xóm Nước Vải 10. Công ty FlotsVina (Công ty liên doanh Việt Nam – Hàn Quốc) - Tổ hợp sản xuất đá Hải Đăng - Cty TNHH Mỹ Thành 11. Công ty TNHH Rạng Đông - xóm Rụt xã Tân Vinh 12. Cty TNHH một thành viên Tiền Phong Hòa Bình – xóm Rụt Các công ty, nhà máy này phân bố dọc hai bên con đường đất đi vào xã Tân Vinh (đoạn kéo dài khoảng 2km); Đây cũng là khu vực ô nhiễm môi trường nhất trên địa bàn xã Tân Vinh. 1.4.2. Hiện trạng khai thác và chế biến đá a. Phương pháp khai thác Toàn bộ các cơ sở khai thác lộ thiên (cắt tầng từ trên xuống), đây là hình thức khai thác tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường; có 2 phương pháp khai thác chính: - Khai thác lộ thiên từ cao xuống thấp, từ ngoài vào trong. Phần đỉnh núi khai thác theo phương pháp khấu tự do. Phần khai thác khối chính áp dụng phương pháp khai thác theo lớp bằng. - Khai thác hỗn hợp: Phần trên cao áp dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp xiên còn phần dưới áp dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp bằng. 15 Nhìn chung, các công ty sử dụng công nghệ truyền thống và lạc hậu là khai thác chủ yếu bằng thủ công chỉ sử dụng máy móc ở các khâu như khoan, thu gom đá, chế biến đá. Quy trình công nghệ khai thác được trình bày cụ trong phần b thể dưới đây. b. Quy trình khai thác, chế biến Mở mỏ  Khoan nổ mìn  trạm nghiền  Bãi chứa  Nơi tiêu thụ - San ủi, mở mỏ sau đó dùng máy nén khí để tạo lỗ khoan (đường kính khoảng 10-12cm) với chiều sâu phù hợp. Khi khai thác lớp xiên khoan nổ mìn làm vỡ vụn đá, được máy ủi gạt chuyển xuống bãi chứa trung chuyển dưới chân tuyến. Sau đó đá được máy xúc chất lên ô tô chuyển về bãi chế biến (trạm nghiềm). Khi khai thác với lớp đá bằng, đá sau khi nổ mìn làm tơi được máy xúc, xúc trực tiếp từ gương khai thác lên ô tô và vận chuyển về bãi chế biến. Nếu trạm nghiền gần sát mỏ đá thì sau khi nổ mìn đá vỡ vụn sẽ được cho trực tiếp vào trạm nghiền. Sau khi nghiền xong đá được đổ ra bãi chứa qua băng truyền; sau đó vận chuyển tới nhà máy xi măng Vinaconex và các nơi tiêu thụ khác bằng ô tô. + Toàn bộ diện tích khu vực khai thác, chế biến đá không che chắn, cách ly với nhà dân nên bụi, khí thải … có điều kiện phát tán rộng ra môi trường xung quanh. + Sử dụng thuốc nổ công nghiệp và kíp nổ với biện pháp gây nổ bằng dây cháy chậm. Nhờ phá nổ đá được phá ra, lăn xuống chân núi, có thể sử dụng lượng thuốc nổ nhỏ để bắn lần 2 đối với những loại đá có kích thước. Mìn nổ trong khoảng 5 giây, tại thời điểm mìn nổ rất ồn và rung. Khi mìn nổ làm cho đất đá vỡ vụn, di chuyển từ trên ngọn núi xuống chân núi nên rất bụi, như có sương mù. Quan sát thấy các cơ sở khai thác không che chắn vì vậy bụi sẽ lan rộng và gây tác động nghiêm trọng hơn đặc biệt trong những ngày nắng, nóng, hanh, có gió. + Công đoạn nghiền đá (chế biến đá): Đá nguyên khai sau khi khai thác được chuyển tới trạm nghiền. Đá được đổ vào phễu tiếp liệu, sau đó được chuyển tới hệ thống sàng rung sơ tuyển, loại những bụi bẩn đất cát, tạo ra sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Đá sạch (sản phẩm chính) trên sàn được chuyển đến máy kẹp hàm và được nghiền qua máy nghiền, chuyển đến hệ thống sàng rung và phân loại đá rồi chuyển sang các toa sản phẩm tương ứng tại bãi chứa. Đây là công đoạn phát rất nhiều bụi, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Tuy nhiên tại khu vực trạm nghiền không được che chắn, có phun nước vào ban ngày, tuy nhiên vào ban đêm không có phun nước vì vậy phát sinh rất bụi. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan