Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo: Bệnh hại ớt...

Tài liệu Báo cáo: Bệnh hại ớt

.PDF
18
315
101

Mô tả:

Báo cáo: Bệnh hại ớt Báo cáo "Bệnh hại ớt" trình bày các nội dung chính như: Triệu chứng, đặc điểm, phát sinh và gây hại, biện pháp quản lí của bệnh thán thư và bệnh héo vàng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Giảng viên hướng dẫn: T.S Lê Hữu Hải Sinh viên thực hiện: Võ Huy Hiệu 014141055 I. Tình hình chung II. Bệnh hại ớt III. Kết luận - Địa điểm khảo sát: hộ Nguyễn Văn Tươi, xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo. - Diện tích trồng: 0,8 hecta. - Đối tượng khảo sát: bệnh trên cây ớt. - Các bệnh gây hại phổ biến là thán thư, bệnh do virut,.... - Tác nhân: nấm Colletotricum spp. - Vết bệnh có màu trắng trắng xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm nhô lên và có màu vàng nhạt, trên đó có những chấm nhỏ li ti màu vàng.  Bệnh thán thư làm thối chồi non, chết cây con vườn ươm, đặt biệt làm thối quả, cây bệnh ít quả, kém năng suất.  Bệnh thán thư hại ớt cả trong thời kỳ bảo quản sau thu hoạch làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng hạt giống.  Sinh trưởng phát triển thích hợp ở nhiệt độ 28 – 30oC và ẩm độ cao.  Bào tử nấm thán thư có sức sống cao, có khả năng chịu khô hạn, dễ dàng phát tán nhờ gió và côn trùng. Nấm gây bệnh tồn tại chủ yếu ở dạng sợi nấm và bào tử tồn tại trên tàn dư lá, thân cành, quả và hạt ớt bị nhiễm bệnh. - Xử lý hạt giống và gieo trồng ớt ở mật độ thích hợp. - Thu dọn tàn dư thực vật và tiêu hủy trái bệnh. - Luân canh, không trồng cây họ cà ớt trong vòng 2 - 3 năm. - Chọn giống kháng bệnh, tăng cường bón thêm phân chuồng hoai mục cho ruộng ớt. - Mùa mưa trồng mật độ thưa, tạo thông thoáng, làm giảm ẩm độ không khí. - Bón cân đối NPK, đặc biệt để bổ sung đầy đủ nguyên tố vi lượng cho cây ớt Nấm Fusarium oxysporum - Lá biến vàng và héo dần từ lá dưới gốc lên lá trên ngọn, cây sinh trưởng kém, cuối cùng toàn cây bị héo và chết. - Gốc và rễ cây bệnh có vết nâu rồi khô dần, bó mạch trong thân cây hóa nâu. Phần gốc gần mặt đất teo tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ. - Lá cây chết có màu vàng và khô. -Bệnh thường gây hại giai đoạn cây con đến ra hoa, quả. - Thời gian từ khi cây có biểu hiện bệnh đến khi cây chết kéo dài hàng tháng. - Nhiệt độ cao (25 – 30oC), ẩm độ cao thích hợp cho nấm phát triển. Bệnh phát thường gây hại nặng trong mùa mưa. - Bào tử nấm lưu tồn lâu trong đất, tàn dư bị bệnh, lây lan qua nước, gió, đất, giống,.... - Bệnh thường gây hại nặng ở những ruộng nhiễm bệnh vụ trước. Bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng như cà chua, ớt, đậu, gừng, dưa, khoai tây, bầu bí… - Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy tàn dư cây bệnh. - Chọn giống sạch bệnh từ ruộng không bị bệnh để trồng. - Lên luống cao, có rãnh thoát nước tốt. - Bón phân cân đối; bón vôi, phân hữu cơ trước khi trồng. - Tránh gây vết thương rễ cây. - Nhổ bỏ cây bị bệnh, xử lý đất bằng vôi, hạn chế tưới nước để tránh lây lan. - Luân canh với cây trồng khác không bị bệnh. - Phun thuốc lên cây và tưới vào gốc để ngừa khi bệnh mới xuất hiện. Tác nhân: do virus gây ra -Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau. - Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. - Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết. - Bệnh phát sinh gây hại quanh năm, nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa. - Bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng như cà chua, ớt, dưa, khoai tây, đậu… - Bệnh lây lan qua côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn…; qua cơ giới như dụng cụ lao động, qua hạt giống. - Mật độ côn trùng chích hút càng cao thì tỉ lệ cây bị bệnh xoăn lá càng nhiều. -Trồng giống kháng bệnh. -Bón phân đầy đủ, cân đối cho cây sinh trưởng tốt. -Vệ sinh tay chân, dụng cụ (dao, kéo) trước và sau mỗi lần cắt tỉa cành. -Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bệnh. -Phun thuốc trừ côn trùng chích hút. Cảm Ơn Thầy Đã Chú Ý Theo Dõi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng