Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ năng mềm Kỹ năng làm việc nhóm Bài thu hoạch kỹ năng làm việc nhóm. (2)...

Tài liệu Bài thu hoạch kỹ năng làm việc nhóm. (2)

.DOC
5
631
74

Mô tả:

Câu 1: Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học, hãy giải thích và cho ví dụ minh họa để sáng tỏ nhận định dưới đây: “Tại sao trong tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự kỹ thuật chuyên sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp…nhưng vẫn không thể tạo ra hiệu quả cao trong công việc?” Thứ nhất, trong tổ chức có rất nhiều nhân tài nhưng hiệu quả công việc lại không cao là do tổ chức không có sự đoàn kết, không có sự thống nhất ý kiến của các nhân viên với nhau, do bất đồng quan điểm. Thứ 2, tổ chức này ai cũng nghĩ mình là kỹ sư giỏi, ai cũng nghĩ là mình có kỹ thuật chuyên sâu, ai cũng nghĩ mình là chuyên gia phân tích đẳng cấp, vì vậy, họ cứ làm theo ý mình, theo một cách máy móc trong suy nghĩ của họ và còn ỷ lại vào cấp trên. Nhưng họ không nghĩ được rằng nếu các bộ phận, các kỹ sư, các nhân sự kỹ thuật và các chuyên gia phân tích không tương tác, không hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, nếu họ có tạo ra sản phẩm thì cũng là một sản phẩm không hoàn hảo. Thứ 3, lãnh đạo của tổ chức yếu kém nên không thể phát huy được hết thế mạnh của các bộ phận, không kết hợp ba phong cách lãnh đạo độc đoán – tự do – dân chủ lại với nhau, khiến cho họ không tin tưởng vào lãnh đạo của mình. Do đó, tổ chức không đưa ra được mục tiêu hoạt động của mình, không có nguyên tắc lãnh đạo, không có nguyên tắc hoạt động. Ví dụ minh họa: Nhóm 10 có 9 bạn, thứ hai ngày 01 tháng 9 năm 2016 thầy có giao cho nhóm chuyên đề: “Thực trạng đăng ký đất đai 6 tháng đầu năm 2016 tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ”. Nhóm có 3 bạn giỏi về tìm và thu thập tài liệu, số liệu; 3 bạn giỏi về phân tích và đưa nhận xét về số liệu; 3 bạn giỏi về thao tác máy tính và tổng hợp tài liệu. Nhưng khi làm bài thì nhóm trưởng lại không đôn đốc, không theo sát quá trình làm bài, không phân chia nhiệm vụ, không họp nhóm vì lý do tốn kém. Nên khi đến hạn nộp bài, các bạn trong nhóm tổng hợp tài liệu lại bị sai sót; số liệu và nhận xét, đánh giá không trùng khớp với nhau; gây bất đồng trong nhóm; mỗi người tự ý làm theo cách riêng của mình; nhóm trưởng lại mập mờ không thống nhất ý kiến. Mâu thuẫn dẫn đến khi hoàn thành chuyên đề nộp cho thầy, nhóm được điểm kém nhất lớp. Qua sự việc đó, nhóm nhận thấy được những mặt mạnh và mặt yếu của từng người và các bạn trong nhóm đã tìm cách khắc phục để những chuyên đề sau kết quả tốt hơn, riêng bạn nhóm trưởng thì bị nhóm phê bình và bạn cũng hứa sẽ khắc phục nó. Câu 2: Anh/Chị hãy chọn một tình huống mà giả định trước đây Anh/Chị đã tham gia làm việc nhóm (Nhóm học tập, nghiên cứu, công việc,…). Hãy mô tả quá trình tham gia nhóm của anh/chị và trả lời các nội dung sau: - Tên của nhóm? - Mục tiêu chung của nhóm cần đạt được là gì? - Hoạt động chính của nhóm? - Số lượng thành viên, nguyên tắc hoạt động, nguyên tắc đóng quỹ, thời gian họp và làm việc chung? - Liệt kê những thuận lợi và khó khăn khi Anh/Chị tham gia nhóm? - Mục đích Anh/chị tham gia nhóm là gì? - Anh/Chị đã thu được những lợi ích gì khi tham gia nhóm? - Giả định trong nhóm của Anh/Chị có sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các thành viên trong nhóm. Với vai trò nhóm trưởng Anh/Chị sẽ giải quyết mâu thuẫn xung đột này như thế nào nhằm mang lại hiệu quả hoạt động chung của nhóm? Trả lời: Ngày 15 tháng 6 năm 2016, hôm đó có tiết của thầy Nguyễn Quốc Hậu và vào cuối buổi học thầy thông báo là lập nhóm để làm bài báo cáo cuối môn học. Thế là nhóm Wind – Gió ra đời từ đó. - Nhóm lấy tên là nhóm Wind – Gió. - Mục tiêu chung của nhóm cần đạt được: hoàn thành bài báo cáo mà thầy đặt ra, đúng thời hạn. - Hoạt động chính của nhóm: họp nhóm, làm bài báo cáo, tìm tài liệu và thao tác trên máy tính. - Số lượng thành viên: 9 bạn. Nguyên tắc hoạt động: năng động, sáng tạo, hiệu quả. Nguyên tắc đóng quỹ: 20.000 VNĐ/người/lần họp nhóm. Thời gian họp nhóm và làm việc chung: vào mỗi buổi chiều thứ 2, thứ 4, thứ 5; lúc 14h. - Thuận lợi khi tham gia nhóm: Các bạn đều là bạn bè trong lớp nên thời gian hiểu nhau cũng nhanh hơn, có thể hòa hợp với nhau, dễ nói chuyện, vui vẻ, quý mến nhau, có thể phát huy được thế mạnh của mình, tiếp thu nhiều kiến thức mình chưa biết hay chưa nắm vững về môn học, giúp mình tự tin hơn. - Khó khăn khi tham gia nhóm: các bạn ít tiếp thu ý kiến của mình, mặc dù ý kiến của mình là đúng; họ không làm việc nghiêm túc; hơi rụt rè, ít tương tác với các bạn trong nhóm; có một số bạn không thích mình nên họ luôn phản bác những điều mình nói. - Mục đích khi tham gia nhóm: muốn hoàn thành tốt bài báo cáo được giao với điểm khá hoặc cao; muốn làm việc với các bạn; muốn học hỏi kiến thức từ các bạn; có thể hiểu thêm về những khía cạnh khác của các bạn; và cuối cùng là muốn hoàn thiện bản thân dù ở trong môi trường như thế nào. - Lợi ích thu được từ việc tham gia nhóm: học được cách làm việc nhóm như thế nào; khắc phục được một số điểm yếu của bản thân; tự tin hơn khi đưa ý kiến đóng góp. - Giả sử nhóm có mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa các thành viên trong nhóm như: mỗi lần họp nhóm các bạn phải đóng quỹ là 20.000 VNĐ/bạn và địa điểm họp thường là ở quán cà phê gần trường nhưng có một số bạn trong quá trình làm bài đã tiêu số tiền vượt quá mức mà bạn đã đóng, còn số còn lại tiêu số tiền vừa bằng số tiền mà các bạn đóng quỹ hay ít hơn. Vì vậy, các bạn trong nhóm mâu thuẫn với nhau, với vai trò là nhóm trưởng – tôi giải quyết như sau: + Thứ nhất, một số bạn tiêu vượt hạn mức mà các bạn đóng quỹ thì phải đóng bù vào tiền quỹ. + Thứ hai, sẽ không thu tiền quỹ nữa, mà thay vào đó là các bạn tự sài tự chi. Và nếu cần tiền in tài liệu thì thủ quỹ nhóm thông báo để đóng tiền trước. + Thứ ba, cần các bạn trong nhóm đưa ra ý kiến riêng của mình, sau đó biểu quyết thống nhất để đưa ra ý kiến chung. Như vậy, các bạn sẽ không còn mâu thuẫn về lợi ích kinh tế nữa, mà có được sự công bằng giữa các thành viên trong nhóm, thắt chặt thêm tính đoàn kết trong nhóm. Câu 3: Anh/Chị hãy mô tả cách thức quá trình quản lý cá nhân trước đây của Anh/Chị để hòa nhập nhóm? Trả lời: Quản lý cá nhân để hòa nhập nhóm: - Luôn đúng giờ trong mỗi lần hẹn. - Luôn nhắc nhở bản thân làm việc gì cũng phải nghiêm túc. - Giành thời gian cho việc học tập, tiếp thu kiến thức, ý kiến đóng góp của các bạn trong nhóm. - Tương tác hơn với các thành viên trong nhóm. - Từ bỏ cái tôi cá nhân. - Tập bình tĩnh trước những lời nói khó nghe, tìm cách giải quyết và rút ra bài học kinh nghiệm - Kiếm nén cơn giận khi các bạn có nặng lời. Câu 4: Anh/Chị hãy nêu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của chính bản thân trong quá trình làm việc với người khác? *Điểm mạnh: - Làm việc nghiêm túc - Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao - Có những ý kiến hay cho nhóm - Có thể thuyết phục được những bạn trong nhóm nghe theo ý kiến của mình - Thao tác tốt máy tính - Giúp đỡ các bạn trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ của mình - Lắng nghe, thông cảm cho các thành viên trong nhóm *Điểm yếu: - Hay nổi giận khi các bạn làm việc không nghiêm túc - Lười biếng - Đẩy trách nhiệm cho nhóm trưởng - Câu từ khi phân tích vấn đề còn lũng cũng khiến cho thành viên trong nhóm khó hiểu - Rụt rè - Nhận định ý kiến đúng hay sai còn yếu - Bị mất tập trung Câu 5: Anh/Chị đã gặt hái được những gì (kiến thức, kỹ năng, thái độ) sau khi kết thúc chuyên đề “Kỹ năng làm việc nhóm”? Trả lời: *Về kiến thức: - Tiếp thu được kỹ năng làm việc nhóm như thế nào. - Biết được cách giải quyết mâu thuẫn trong nhóm. - Nắm được những nguyên tắc, quy trình, phương pháp để nâng cao hiệu quả khi làm việc nhóm. - Nắm vững các phong cách lãnh đạo nhóm *Về kỹ năng - Thu thập cho bản thân thêm kỹ năng làm việc nhóm - Cũng cố các kỹ năng tạo lập mối quan hệ và kỹ năng soạn thảo văn bản - Học được cách chuẩn bị cho buổi họp nhóm - Học được cách tự tin trước đám đông, nêu lên ý kiến của mình - Thấu hiểu những khó khăn, thuận lợi khi làm việc nhóm - Học thêm được kỹ năng tổ chức công việc *Về thái độ - Biết lắng nghe thành viên trong nhóm - Tôn trọng các thành viên trong nhóm - Có trách nhiệm trong công việc - Nghiêm túc thực hiện công việc được giao - Chung sức vì mục tiêu chung - Giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan