Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ năng mềm Kỹ năng làm việc nhóm Baáo cáo kỹ năng sống mới...

Tài liệu Baáo cáo kỹ năng sống mới

.DOC
4
556
139

Mô tả:

UBND HUYỆN MƯỜNG LA TRƯỜNG TH NGỌC CHIẾN A CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 04 /BC-THNCA Ngọc Chiến, ngày 12 tháng 04 năm 2018 BÁO CÁO Tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường trường tiểu học Ngọc Chiến A Thực hiện công văn số 112/PGDĐT Mường La ngày 11 tháng 4 năm 2018, V/v báo cáo tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Trường tiểu học Ngọc Chiến A báo cáo tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường các nội dung sau: I. Công tác chỉ đạo Triển khai các văn bản hướng dẫn về KNS đến CB, GV, NV trong đơn vị trường ngay từ đầu năm học, xây dựng kế hoạch để thực hiện..Giúp CB, GV, NV nhận thức được ý nghĩa của rèn KNS trong xã hội hiện nay và tính tất yếu của rèn KNS cho học sinh. Giúp CB, GV, NV nhất là giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp biết sử dụng các con đường và nguyên tắc giáo dục KNS phù hợp với học sinh tiểu học nói chung và từng học sinh nói riêng. Giáo viên biết khai thác tư liệu giáo dục KNS thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong các môn học (Đạo đức, Tiếng Việt, TNXH...) và qua tình huống trong thực tiễn cuộc sống khi tiếp cận KNSPhối hợp với gia đình cộng đồng để tạo ra môi trường giáo dục, khuyến khích sự thay đổi hành vi tiêu cực của học sinh. II. Kết quả đạt được 1. Giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học Môn học có nhiều nội dung về rèn kỹ năng sống trong trường tiểu học là môn Đạo đức, Tiếng việt và môn TNXH. Nhà trường đã đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực độc lập sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, tạo cho các em tính chủ động tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được tính cởi mở, thân thiện của học sinh trong trường. Trong giờ học, giáo viên taọ cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần rèn KNS cho học sinh. Thực hiện đúng mục tiêu giảng dạy môn Đạo đức, hình thành các hành vi đạo đức ở tiết 2, GVCN làm tốt công tác kiểm tra đánh giá phân loại hạnh kiểm của học sinh, rèn học sinh khả năng tực học, tự chăm sóc bản thân, biết lễ phép, hiếu thảo, tự phục vụ bữa ăn và vệ sinh cá nhân. Trong dạy môn Tiếng Việt giáo viên là người hướng dẫn, uốn nắn để các em đọc thông, viết thạo sử dụng thành thạo Tiếng Việt, khi học trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp học sinh 100% sử dụng Tiếng Việt. Khi học môn TNXH giáo viên tổ chức các hoạt động học trải nghiệm để học sinh được vận dụng kiến thức vào cuộc sống, qua các hoạt động học tập linh hoạt các em rất hào hứng và tích cực trong học tập kết quả học tập qua đó cũng có nhiều tiến bộ rõ rệt. 2. Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoại khóa BGH kết hợp với các đoàn thể, tổ chuyên môn, ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra các kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa mang tính giáo dục theo từng chủ điểm. Trong các buổ họp hội đồng sư phạm, các kế hoạch này được thông qua các tổ, giáo viên, TPTĐ do đồng chí Phó Hiệu trưởng pụ trách công tác ngoài giờ lên lớp theo dõi và thực hiện các hoạt động này. Chi đoàn và Đội thiếu niên tiền phong là nòng cốt tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Thực hiện chủ trương lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh và các hoạt động giáo dục nhà trường đã tạo ra nhiều sân chơi với các hoạt động ngoại khóa đa dạng và hấp dẫn để giáo dục KNS cho học sinh. Tổ chức sinh động, đa dạng các hoạt động ngoại khóa thu hút học sinh tham gia, nhà trường tổ chức, tuyên truyền về an toàn giao thông trong trường học giúp các em nắm được những quy định cơ bản về an toàn giao thông cụng như giáo dục các em ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em nhà trường tổ chức cho các khối lớp thực hiện các mô hình với chủ đề: Môi trường sanh- sạch-đẹp. Hàng ngày các em tưới nước chăm sóc cho hoa, cây xanh và vệ sinh sạch sẽ môi trường trong trường học tự giác, tích cực yêu lao động. Một tuần trong giờ ra chơi các em tập thể dục, múa hát. Sau đó các em tham gia các trò chơi dân gian. Khi chơi các em rất hào hứng, vui tươi vì đó là các trò chơi mang tính lành mạnh, truyền thống an toàn, thông qua các trò chơi dân gian các em thêm yêu quý quê hương, nuôi ước mơ trở thành người có ích cho xã hội, bản làng, quê hương. Nhà trường được sự quan tâm của Tổ chức cứu trợ trẻ em đã tuyên truyền và hướng dẫn 803 học sinh trong trường biết cách đánh răng và rửa tay theo các bước. Sau buổi tuyên truyền, hướng dẫn và được tặng mỗi học sinh 01 khăn mặt, 01 bánh xà phòng các em đã biết thao tác và sử dụng hàng ngày để bảo vệ răng miệng và rửa tay để phòng bệnh. Như vậy các hoạt động ngoại khóa của trường tiểu học Ngọc Chiến A đóng vai trò quan trọng trong giáo dục KNS cho học sinh cảu nhà trường. Những hoạt động này luôn được tập thể giáo viên ủng hộ cũng như sự đồng tình và hỗ trợ của phụ huynh học sinh về vật chất và tinh thần để 100% được rèn luyện KNS cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. III. Đánh giá chung 1. Kết quả nối bật Sau khi thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường đã đạt được kết quả sau: Về phía BGH xây dựng kế hoạch, triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường chủ động và sát sao tới tổ, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Giáo viên chủ động tích cực, sát sao với học sinh trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thông qua các nội dung bài học, hoạt động ngoại khóa. Học sinh được sự quan tâm tận tình của giáo viên chủ nhiệm, TPTĐ và các thầy cco giáo dạy môn chuyên. Nhiều em đã tiến bộ rõ rệt trong học tập, mạnh dạn trong giao tiếp, ngoan ngoãn vâng lời thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa khi nhà trường tổ chức. Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống, biết giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà và tự chăm sóc bản thân, sống có ý thức, trách nhiệm với bản thân... 2. Hạn chế Hiện nay nhà trường vẫn có trường hợp học sinh đọc, viết chưa đạt chất lượng tối thiểu dẫn đến việc các em tiếp cận với giáo dục KNS còn hạn chế, chưa mạnh dạn, còn ngại giao tiếp với các bạn trong lớp trong trường. 3. Nguyên nhân Do điều kiện kinh tế của đa số học sinh còn nghèo, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và chăn nuôi tự cung tự cấp, một bộ phận phụ huynh đi làm thuê ở xa, các con ở nhà với ông bà, người thân ít có sự quan tâm, việc ăn uống học hành của các em hàng ngày gặp khó khăn. Sự trao đổi thông tin về các hoạt động của học sinh chưa được thường xuyên vì có những phụ huynh đi làm cả năm mới về nhà một lần, mọi trao đổi liên lạc đều qua điện thoại rất khó khăn cho công tác giáo dục chung và giáo dục KNS cho học sinh. IV. Giải pháp triển khai giáo dục kỹ năng sống trong thời gian tới 1. Phương hướng Tiếp tục triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường trong thời gian tới. nhằm giúp các em học sinh có thái độ và hành vi tích cực, có khả năng nhìn nhận vấn đề, giải quyết tình huống theo hướng ticnhs cực, biết thích ngh với tơngf hoàn cảnh cụ thể, có tinh thần tự chủ, suy nghĩ, thái độ và hành vi tích cực, hình thành lối sống lành mạnh, có đạo đức, có văn hóa, giao tiếp hiệu quả với mọi đối tượng. Vận dụng kiến thức giáo dục kỹ năng sống qua các môn học(Đạo đức, Tiếng Việt, TNXH...)và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo cho học sinh hứng thú đến trường, yêu quý thầy cô giáo, yêu thường bạn bè coi nhà trường như ngôi nhà thứ hai. Khen thưởng kịp thời những cá nhân có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống 2. Giải pháp Luôn đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo độc lập của học sinh, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, tạo bbaauf không khí học tập cởi mở thân thiện. Thực hiện tốt mục tiêu dạy các môn học có nhiều nội dung giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, để hướng học snh hoàn thiện bản thân mình. Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với đặc điểm và điều kiện của nhà trường, địa phương. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương để cùng phối hợp trong công tác giáo dục học sinh, cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. V. Kiến nghị, đề xuất 1. Đối với địa phương Cần tuyên truyền đến phụ huynh tạo điều kiện để con em được đi học đúng độ tuổi, thường xuyên nắm bắt tình hình học sinh gặp khó khăn trên địa bàn để kịp thời hỗ trợ ngăn chặn học sinh bỏ học, xây dựng quỹ khuyến học ở địa phương để khen thưởng kịp thời học sinh có tiến bộ. 2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo Trên đây là nội dung báo cáo của trường tiểu học Ngọc Chiến A trong triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường. Ngọc Chiến, ngày 12 tháng 4 năm 2018 HIỆU TRƯỞNG Đèo Thị Thu Huyền
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan