Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ năng mềm Kỹ năng làm việc nhóm Bài thu hoạch kỹ năng làm việc nhóm (8)...

Tài liệu Bài thu hoạch kỹ năng làm việc nhóm (8)

.DOCX
9
718
130

Mô tả:

MỞ ĐẦU Trong xã hội hiện nay, với sự toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, khoa học kỹ thuật phát triển, khối lượng kiến thức của nhân loại càng gia tăng thì yêu cầu làm việc theo nhóm là một xu thế làm việc rất phát triển và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động. Bởi lẽ ngày nay không ai có thể tự mình nắm vững tất cả các thông tin của mọi lĩnh vực, đều đó có nghĩa không phải công việc nào, vấn đề nào hay tình huống nào...chúng ta đều có thể tự mình giải quả hiệu quả. Làm việc theo nhóm hay hoạt động cùng nhau trong nhóm giúp ta tập trung sức mạnh của nhiều người nhằm đảm bảo tính hiệu quả của công việc, phát huy tối đa năng lực của cá nhân, tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng...Nhóm không chỉ là môi trường giúp cho các cá nhân phát triển mà nó còn là công cụ đổi mới và phát triển xã hội. Vì vậy Kỹ năng làm việc nhóm là một môn học rất bổ ích và cần thiết. Qua quá trình học tập, môn học giúp cho sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản nhất về nhóm: các khái niệm, tầm quan trọng của làm việc nhóm, quy mô, phân loại nhóm...nhằm thỏa mãn nhu cầu học hỏi, khuyến khích sự độc lập, tự chủ, thái độ có trách nhiệm, kích thích tinh thần hợp tác, giúp sinh viên nâng cao và chia sẻ nhận thức của mình. Bên cạnh đó, môn học còn giúp trao dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt là sinh viên mới ra trường, nó không chỉ là một hành trang quý báu trên con đường lập nghiệp mà còn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công sau này. 1 Câu 1: Vận dụng kiến thức lĩnh hội của môn học, hãy giải thích và cho ví dụ minh họa để làm sáng tỏ nhận định dưới đây: “Tại sao trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự kỹ thuật chuyên sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp,.... nhưng vẫn không thể tạo ra hiệu quả cao trong công việc?”. TRẢ LỜI * Trong các tổ chức có rất nhiều kỹ sư giỏi, nhiều nhân sự kỹ thuật chuyên sâu, các chuyên gia phân tích đẳng cấp,.... nhưng vẫn không thể tạo ra hiệu quả cao trong công việc là do họ thiếu tinh thần làm viêc nhóm được biểu hiện qua các nguyên nhân sau: 1. Quá nể nang trong các mối quan hệ. Người Việt Nam hay chăm chăm xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong đội, tỏ ra rất coi trọng bạn bè nên những cuộc tranh luận thường được đè nén cho có vẻ nhẹ nhàng hoặc nếu có đôi khi cãi nhau vặt vì chuyện công tư lẫn lộn. Còn đối với Sếp, tranh luận coi như là một biểu hiện của việc không tôn trọng, không biết trên biết dưới, được đánh giá sang lĩnh vực đạo đức, thái độ làm việc. Và đã làm việc chung với nhau thì việc tranh luận để chọn lọc ra ý kiến tốt nhất thì hết sức cần thiết, nếu quá nể nang sẽ không thể tranh luận một cách thực sự được. Người Việt quan trọng việc xây dựng một mối quan hệ tốt giữa các thành viên hơn việc một công trình bị chậm tiến độ. 2. Người Việt thường khó tách biệt giữa công việc và tình cảm. Thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm xẻ bảy hoặc ai làm thì làm, những người khác thì ngồi chơi xơi nước, ai cũng rất hài lòng nhưng công việc thì không hoàn thành. Nếu bạn làm việc mà chỉ có một mình bạn đưa ra ý kiến thì cũng giống như bạn đang ở trên biển một mình. 2 3. Tính bảo thủ cá nhân, không chú ý đến công việc của nhóm. Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng chịu chấp nhận ý kiến của bất kỳ ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng chỉ nên bàn luận trong nhóm nhỏ những người giỏi hoặc đưa ý kiến của mình vào mà không cho người khác tham gia. Chỉ vài hôm là chia rẽ nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện riêng với nhau 4. Áp dụng cứng nhắc. Chúng ta có thói quen bê nguyên mô hình làm việc của nhóm Phương Tây vào Việt Nam và áp dụng một cách cứng nhắc mà quên mất rằng Việt Nam chúng ta cũng có tập quán , có bản sắc và tính cách riêng, nên áp dụng thế nào thì phải linh hoạt và phù hợp… 5. Thiếu tin cậy. - Làm một mình, miễn cưỡng yêu cầu hỗ trợ, giúp đỡ. - Thiếu sự khai thác, học hỏi, chia sẻ. - Sợ chê khi thất bại. - Lãng phí thời gian để gây dựng ấn tượng cá nhân. - Ngại những công việc và hoạt động tập thể. - Thiếu xung đột, ngại tranh cãi, tâm lý đề phòng. - Khi tranh luận không tập trung vào vấn đề chính. - Giành nhiều thời gian giải quyết các mối quan hệ với các thành viên khác trong đội do luôn nghi ngờ và đề phòng. 6. Không quan tâm đến kết quả công việc. - Làm việc không có kết quả - Trì trệ, thường xuyên thất bại - Hướng đến mục tiêu cá nhân - Những người hướng đến mục đích chung lần lượt ra đi 3 7. Lẩn tránh trách nhiệm. - Tránh việc khó. - Luôn cho rằng đó không phải là việc của mình. - Không làm hết mình, tư tưởng làm lấy được, làm cho xong. - Khuyến khích người khác làm những cái bình thường. - Thói quen đổ lỗi. - Bỏ lỡ những hạn chót: Không hoàn thành công việc đúng kỳ hạn đã đặt ra hoặc đã cam kết, thường xuyên gia hạn thời gian. - Dồn việc cho lãnh đạo. *Ví dụ minh họa: Công ty Điện Tử Tây Đô sản xuất ra nhiều sản phẩm mới chuẩn bị ra mắt thị trường.Giám đốc yêu cầu phòng marketing xây dựng chiến lược quảng bá cho sản phẩm mới. Anh Tâm là trưởng phòng marketing giỏi, có nhiều kinh nghiệm, có chuyên môn sâu về lĩnh vực quảng cáo sản phẩm. Do tính chất của công việc cần nhiều ý tưởng và sáng tạo nên phải làm việc theo nhóm. Nhưng anh Tâm ỷ lại mình là trưởng phòng giỏi và có kinh nghiệm nên tự ý quyết định không lắng nghe ý tưởng, sáng tạo của đồng nghiệp mà tự ý quyết định một mình làm cho nội bộ mất đoàn kết dẫn đến chiến lược quảng bá sản phẩm có kết quả thấp không thu hút được khách hàng làm cho công ty thua lỗ. 4 Câu 2. Anh/Chị hãy nêu những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân trong quá trình giao tiếp và làm việc nhóm ? Cho một ví dụ thực tế về trường hợp đã tận dụng và phát huy thế mạnh của bản thân trong quá trình làm việc nhóm hiệu quả trong thời gian gần đây. TRẢ LỜI * Trong giao tiếp: - Điểm mạnh: + Vui vẻ, hòa đồng với mọi người. + Luôn lắng nghe và tôn trọng đối phương. + Có khả năng giao tiếp tốt. + Chân thành, cởi mở tạo ấn tượng tốt. - Điểm yếu: + Nói nhiều, nói lang man, lạc chủ đề giao tiếp. +Thiếu tự tin trước đối phương. +Trình độ ngoại ngữ yếu. + Dễ tin người. * Trong làm việc nhóm: - Điểm mạnh: + Giao tiếp tốt. + có khả năng trình bày tốt trước đám đông. + Kiên nhẫn, sáng tạo trong công việc. + Đoàn kết, hòa đồng với thành viên trong nhóm. + Luôn chia sẻ, giúp đỡ các thành viên trong nhóm. 5 - Điểm yếu: + Tỉ mỉ trong công việc. + Chưa xác định được thứ tự ưu tiên công việc. + Nói nhiều, hay tám với đồng nghiệp. + Quá thẳng tính. * Ví dụ thực tế: Trong một buổi làm báo cáo môn Auto Car, nhóm gồm 5 thành viên tập trung lại làm trong quá trình làm gặp nhiều khó khăn và bế tắc, các thành viên trong nhóm muốn bỏ cuộc thấy vậy em khuyên mọi người hãy kiên nhẫn và tập trung suy nghĩ.Cuối cùng em cũng suy nghĩ ra được những sáng kiến hay từ đó giúp các thành viên trong nhóm làm tốt bài báo cáo. Câu 3. Hãy mô tả quá trình tham gia nhóm của Anh/Chị? - Mục đích của Anh/Chị tham gia nhóm để làm gì ? - Liệt kê những thuận lợi và khó khăn khi Anh/Chị tham gia nhóm ? - Anh/Chị thu được những lợi ích gì từ việc tham gia nhóm ? TRẢ LỜI * Quá trình tham gia nhóm: Vào cuối năm học lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT vào ngày 20 tháng 5 năm 2012 thầy chủ nhiệm yêu cầu lớp lập ra nhiều nhóm nhỏ để giúp nhau ôn thi từ đó nhóm em gồm 5 thành viên: Tài, Quân, Đạt, khang, Dinh…được thành lập và lấy tên nhóm là “ Cùng Tiến”. * Mục đích tham gia nhóm: - Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong quá trình học tập. - Tạo động lực để các thành viên co ý chí vươn lên trong học tập. 6 - Chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho nhau. * Thuận lợi và khó khăn khi tham gia nhóm: - Thuận lợi: + Tạo môi trường làm việc thân thiện. + Xây dựng tinh thần đồng đội, hỗ trợ nhau cùng phát triển. + Năng cao tinh thần làm việc, phát triển ý thức về chất lượng và sự tiến bộ. + Tạo cơ hội thuận lợi cho các thành viên phát huy tài năng của mình. + Nâng cao hiệu quả lao động và học tập. - Khó khăn: + Làm riêng ăn chung. + Không dứt khoát, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. + Không chịu đưa ra ý kiến, thích thụ động. * Lợi ích từ việc tham gia nhóm: - Tài năng của bản thân được phát huy và tiến bộ. - Có người chia sẻ khi gặp khó khăn. - Kết quả học tập tiến bộ. Câu 4. Anh/Chị hãy mô tả quá trình quản lý cá nhân mà Anh/Chị thực hiện để hòa nhập nhóm. TRẢ LỜI * Để hòa nhập được với nhóm thì em cần phải làm: - Đi đúng giờ khi họp nhóm. - Sắp xếp thời gian làm việc theo thứ tự hợp lí. 7 - Luôn chia sẻ, lắng nghe những ý kiến của các thành viên. - Giúp đỡ các thành viên khi gặp khó khăn trong công việc. - Tôn trọng các ý kiến của các thành viên. - Vui vẻ, hòa đồng với các thành viên. 5. Anh/Chị đã gặt hái được những gì (kiến thức, kỹ năng, thái độ) sau khi kết thúc chuyên đề “ Kỹ Năng Làm Việc Nhóm”. TRẢ LỜI * Về kiến thức: Môn học này giúp em tiếp thu được những kiến thức cơ bản về làm việc nhóm. Từ đó áp dụng vào quá trình học tập và làm việc tốt hơn. * Về kỹ năng: Giúp em có được những kỹ năng cần thiết áp dụng cho qua trình học tập và làm việc sau này như: - Kỹ năng lắng nghe người khác. - Kỹ năng tổ chức công việc. - Kỹ năng giao tiếp giũa các cá nhân. - Kỹ năng chất vấn. - Kỹ năng quản lí nhóm. - Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. - Kỹ năng thuyết phục người khác. * Về thái độ: Giúp em thay đổi được khả năng giao tiếp va kỹ năng làm việc nhóm tốt hơn và hợp lí hơn đồng thời giúp em có những hành trang mới để áp dụng cho công việc sau này. 8 LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến trường Đại Học Tây Đô đã đưa môn Kỹ năng làm việc nhóm vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên Lê Quang Khôi đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đây thực sự là những điều cần thiết trong quá trình học tập và làm việc sau này của em. Bộ môn Kỹ năng làm việc nhóm là một môn học thú vị, bổ ích và gắn liền với thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, vì thời gian học tập trên lớp không nhiều, mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng về môn học này của em còn nhiều hạn chế. Do đó, bài tiểu luận kết thúc học phần khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong giảng viên bộ môn xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô trường Đại Học Tây Đô và thầy Lê Quang Khôi thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 10 tháng 11 năm 2016 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan