Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Lớp 12 Bài tập về cơ chế di truyền và biến dị...

Tài liệu Bài tập về cơ chế di truyền và biến dị

.PDF
2
286
111

Mô tả:

Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Bùi Phúc Trạch) Bài tập về cơ chế di truyền và biến dị (Phần 2) BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ (PHẦN 2) (TÀI LIỆU BÀI GIẢNG) Giáo viên: BÙI PHÚC TRẠCH Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Bài tập về cơ chế di truyền và biến dị (Phần 2) thuộc khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Bùi Phúc Trạch) tại website Hocmai.vn. Để có thể nắm vững kiến thức phần Bài tập về cơ chế di truyền và biến dị, Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này. III. BÀI TẬP VỀ THỂ ĐA BỘI 1. Các dạng đa bội Dạng Bộ NST Tên gọi n Đơn bội Bình thường 2n Lưỡng bội 3n Tam bội 4n Tứ bội 5n Ngũ bội Tự đa bội 6n Lục bội 8n Bát bội … … Dị đa bội 2(n1 + n2) Dị đa bội 2. Phép lai với thể tứ bội Thực tế thường chỉ gặp thực vật đa bội và chỉ có thực vật đa bội chẵn mới phát sinh giao tử được, nên các bài toán về lai giống thường chỉ đề cập tới cây đa bội chẵn, trong đó dạng thường gặp là lai giống với thể tứ bội. Có thể gặp 2 dạng bài tập loại này : + Thể tứ bội × Thể lưỡng bội + Thể tứ bội × Thể tứ bội a. Thể tứ bội × Thể lưỡng bội - Thường gặp nhất là thể tứ bội dị hợp, cách xác định giao tử như sau : + Xác định số loại giao tử bằng phép chọn (xem ở bài 52- Ứng dụng tổ hợp và xác suất). + Ví dụ : Ở cà chua R là gen trội hoàn toàn quy định màu quả đỏ, r quy định quả vàng. Thể tứ bội có kiểu gen RRrr và thể tứ bội có kiểu gen Rrrr có thể phát sinh bao nhiêu giao tử ? + Dùng sơ đồ cây tìm kiểu gen của giao tử, ta được : - Do đó, phép lai này cho kết quả tùy thuộc vào kiểu gen của thể lưỡng bội : + Nếu thể lưỡng bội là đồng hợp trội : RRrr × RR → 100 % đỏ ; các kiểu gen gồm 100 % thể tam bội phân li theo tỉ lệ (1/6 RR + 4/6 Rr + 1/6 rr) × 1R = 1/6 RRR + 4/6 RRr + 1/6 Rrr. + Nếu thể lưỡng bội là đồng hợp lặn : RRrr × rr → 5/6 đỏ + 1/6 vàng ; các kiểu gen gồm 100 % thể tam bội phân li theo tỉ lệ (1/6 RR + 4/6 Rr + 1/6 rr) × 1r = 1/6 RRr + 4/6 Rrr + 1/6 rrr. + Nếu thể lưỡng bội là thể dị hợp : RRrr × Rr cho 100 % thể tam bội , cụ thể như sau : Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - Bài tập về cơ chế di truyền và biến dị (Phần 2) Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Sinh học (Thầy Bùi Phúc Trạch) 1/6 RR 4/6 Rr 1/6 rr 1/2 R 1/12 RRR (đỏ) 4/12 RRr (đỏ) 1/12 Rrr (đỏ) 1/2 r 1/12 RRr (đỏ) 4/12 Rrr (đỏ) 1/12 rrr (vàng) Tỉ lệ kiểu gen = 1/12 RRR + 5/12 RRr + 5/12 Rrr + 1/12 rrr ; tỉ lệ kiểu hình = 11/12 đỏ + 1/12 vàng. b. Thể tứ bội × Thể tứ bội - Trong ví dụ này, ta có 3 phép lai RRrr × RRrr ; RRrr × Rrrr và Rrrr × Rrrr. Cụ thể như sau : + RRrr × RRrr = (1/6 RR + 4/6 Rr + 1/6 rr) × (1/6 RR + 4/6 Rr + 1/6 rr) . + RRrr × Rrrr = (1/6 RR + 4/6 Rr + 1/6 rr) × (1/2 Rr + 1/2 rr). + Rrrr × Rrrr = (1/2 Rr + 1/2 rr) × (1/2 Rr + 1/2 rr). - Bạn hãy tự khai triển biểu thức trên hoặc kẻ bảng Punnett để xác định chi tiết. IV. BÀI TẬP VỀ THỂ LỆCH BỘI (DỊ BỘI) - Nếu chỉ xét 2 cặp NST tương đồng (ở đây kí hiệu là AA và BB), còn các cặp khác không biến đổi gì, ta có các dạng thể lệch bội thường gặp ở bảng sau : Tên gọi (dạng) Kí hiệu Số lượng Mô tả Bình thường AA BB 2n Cặp NST tương đồng đầy đủ Thể một A BB 2n – 1 Thiếu 1 chiếc (A) ở 1 cặp Thể không (khuyết) O BB 2n – 2 Thiếu hẳn 1 cặp Thể ba AAA BB 2n + 1 Thừa 1 chiếc (A) ở 1 cặp Thể bốn AAAA BB 2n + 2 Thừa 2 chiếc (AA) cùng 1 cặp Thể một kép A B 2n – 1 – 1 Thiếu 1 chiếc ở cặp này (A) và 1 chiếc ở cặp khác (B) Thể ba kép AAA BBB 2n + 1 + 1 Thừa 1 chiếc ở cặp này (A) và 1 chiếc ở cặp khác (A) Thể khuyết kép O O 2n – 2 – 2 Thiếu cả 2 cặp Tương tự như vậy, bạn có thể tự xác định dạng phức tạp hơn, như 2n – 2 + 1 : thể không kèm thể ba (chẳng hạn là : O BBB) v.v. - Trên lí thuyết có thể gặp tất cả các dạng lệch bội ở tất cả các cặp NST của loài. Chẳng hạn, ở loài có 4 cặp NST ta gọi là AA’BB’CC’XX’ thì có khả năng gặp 4 loại thể một : A-BB’CC’XX , AA’-B’CC’XX, AA’BB’C-XX và AA’BB’CC’X- (dấu - nhắc nhở NST bị thiếu). Nói tổng quát : số loại của cùng một dạng lệch bội bằng số NST đơn bội (n) của loài. Tuy nhiên, trong thực tế hiện tượng này gặp ở nhiều thực vật nhiều hơn ở động vật, vì động vật lệch bội hay bị chết hoặc bất thường. Giáo viên : BÙI PHÚC TRẠCH Nguồn : Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 Hocmai.vn - Trang | 2 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan