Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài tập khủng

.PDF
8
1349
91

Mô tả:

BỘ 66 CÂU HỎI HÓA HỌC NÂNG CAO KHỦNG DÀNH CHO NHỮNG BẠN MUỐN ĐẠT ĐIỂM 10 MÔN HÓA
TS. Trần Quang Tùng, ĐH Bách Khoa HN, 0988569816, email: [email protected] BÀI TẬP KHỦNG (không dùng cho học sinh thần kinh yếu) Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức, mạch hở, trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit không no, có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Đế trung hòa lượng NaOH dư cần 200 ml dd HCl 1M và thu được dd D. Cô cạn D thu được 52,58 gam chất rắn khan E. Đốt cháy hoàn toàn E rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dd NaOH dư thấy khối lượng bình tăng 44,14 gam. Thành phần phần trăm khối lượng axit không no là A. 44,89%. B. 48,19%. C. 40,57%. D. 36,28%. Câu 2: Este X 3 chức (không có nhóm chức nào khác). Xà phòng hóa hoàn toàn 2,4 gam X bằng NaOH được chất hữu cơ Y không nhánh, dễ bay hơi và 2,7 gam hỗn hợp 3 muối của 1 axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và 2 axit cacboxylic không nhánh đồng đẳng kế tiếp trong dãy đồng đẳng của axit acrylic. Chuyển toàn bộ hỗn hợp muối thành các axit tương ứng rồi đốt cháy hỗn hợp axit đó thu được 4,6 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam X thu được tổng khối lượng nước và CO2 là A. 6,10g. B. 5,92g. C. 5,04g. D. 5,22g. Câu 3: Hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, C4H10 và H2. Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 64 gam brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X được 55gam CO2 và m gam nước. Giá trị của m là A. 31,5. B. 27,0. C. 24,3. D. 22,5. Câu 4: Hỗn hợp M gồm 1 peptit X và 1 peptit Y với tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Tổng số liên kết peptit trong 2 phân tử X và Y là 7. Thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 60 gam glixin và 53,4 gam alanin. Giá trị m là A. 103,5g. B. 113,4g. C. 91,0g. D. 93,6g. Câu 5: Trộn 58,75 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và kim loại M với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào lượng vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Z chỉ chứa 4 ion (không kể H+ và OH- của H2O) và 16,8 lít hỗn hợp T gồm 3 khí trong đó có 2 khí có cùng phân tử khối và 1 khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của T so với H2 là 19,2. Cô cạn 1/10 dung dịch Z thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 39,385. B. 37,950. C. 39,835 . D. 39,705. Câu 6: Cho 25,24 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Cu, Ag tác dụng vừa đủ 787,5 gam dung dịch HNO3 20% thu được dung dịch Y chứa a gam muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và N2, tỉ khối của Z so với H2 là 18. Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn khan. Hiệu số (a-b) gần với giá trị nào nhất sau đây? A. 110,50. B. 151,72. C. 75,86. D. 154,12. Câu 7: Ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ) đều có thành phần nguyên tố C, H, O. Hỗn hợp T gồm X, Y, Z, trong đó nX = 4(nY + nZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được 13,2 gam CO2. Mặt khác m gam T phản ứng vừa đủ với 0,4 lít dung dịch KHCO3 0,1M. Cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 56,16 gam Ag. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp T là A. 32,54%. B. 47,90%. C. 74,52%. D. 79,16%. Câu 8: Hòa tan hết 8,72 gam hỗn hợp FeS2, FeS và Cu vào 400 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thì thu được 27,96 gam kết tủa, còn nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thì thu được 36,92 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch X có khả năng hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của m là A. 32,96. B. 9,92. C. 30,72. D. 15,68. Câu 9: Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở (được tạo nên từ các  -amino axit có công thức dạng H2N-CxHy-COOH). Tổng phần trăm khối lượng oxi và nitơ trong X là 45,88%; trong www.tanviet.edu.vn 1 TS. Trần Quang Tùng, ĐH Bách Khoa HN, 0988569816, email: [email protected] Y là 55,28%. Thủy phân hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp X và Y cần vừa đủ 400 ml dung dịch KOH 1,25M, sau phản ứng thu được dung dịch Z chứa ba muối. Khối lượng muối của  -aminoaxit có phân tử khối nhỏ nhất trong Z là A. 45,2 gam. B. 48,97 gam. C. 38,8 gam. D. 42,03 gam. Câu 10: X là tetrapeptit mạch hở; 0,1 mol X phản ứng được tối đa với 0,5 mol NaOH hoặc 0,4 mol HCl. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 177,3 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng oxi trong X là A. 27,59%. B. 38,62%. C. 35,22%. D. 25,16%. Câu 11: Cho mẫu kim loại Ba vào 500ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M. Sau phản ứng thu được dung dịch X, kết tủa Y và khí Z. Khối lượng dung dịch X giảm đi so với khối lượng dung dịch ban đầu là 19,59 gam. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch X thì thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 1,60. B. 2,30. C. 3,10. D. 4,0. Câu 12: Đun nóng glixerol với một axit cacboxylic đơn chức, mạch hở với xúc tác H2SO4 ta thu được hợp chất hữu cơ X. Đốt cháy hoàn toàn a mol X tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = c + 3a). Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn a mol X cần 0,3 mol H2, thu được chất hữu cơ Y. Cho toàn bộ lượng Y phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng được 32,8 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng oxi trong X là A. 40,00%. B. 37,80%. C. 32,00%. D. 36,92%. Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 23,2 gam hỗn hợp các oxit của sắt vào 800 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ), thu được dung dịch Z. Dung dịch Z tác dụng được với tối đa x mol KMnO4 trong dung dịch H2SO4 (không tạo khí SO2). Giá trị của x là A. 0,18. B. 0,02. C. 0,20. D. 0,06. Câu 14: Hỗn hợp X gồm C3H7OH và ancol đơn chức Y. Nếu cho m gam X phản ứng hết với Na dư thì thu được 5,6 lít H2 (đktc). Nếu đun nóng m gam X với H2SO4 đặc, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 3,36 lít anken Z (đktc) và 9,45 gam các ete. Giá trị của m là A. 20,20. B. 21,60. C. 20,40. D. 18,90. Câu 15: Cho x mol hỗn hợp hai kim loại M và N tan hết trong dung dịch chứa y mol HNO3, tỉ lệ x : y = 8 : 25. Kết thúc phản ứng thu được khí Z và dung dịch chỉ chứa các ion M 2+, N3+, NO3-, trong đó số mol ion NO3- gấp 2,5 lần tổng số mol ion kim loại. Khí Z là A. N2. B. NO. C. NO2. D. N2O. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm ancol X và axit Y (đều no, đơn chức, mạch hở; số mol của X lớn hơn Y) cần dùng vừa đủ 0,35 mol O2, sau phản ứng thu được 0,3 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là A. 41,82%. B.58,18%. C. 29,09%. D. 70,91%. Câu 17: Chia 6,88 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 thành hai phần bằng nhau: - Phần một tác dụng với H2SO4 đặc nóng, dư thu được 0,035 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). - Phần hai tác dụng với H2SO4 loãng, dư, thu được V ml khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Dung dịch Y làm mất màu tối đa 80 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 560. B. 448. C. 336. D. 672. Câu 18: Crackinh hoàn toàn V lít ankan X thu được hỗn hợp Y gồm 0,1V lít C3H8; 0,6V lít CH4 và 1,8V lít các hiđrocacbon khác, tỉ khối của Y so với H2 bằng 14,4 . Dẫn 1 mol Y đi qua bình chứa dung dịch brom (dư), phản ứng kết thúc thấy khối lượng bình tăng m gam. Biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện, chỉ có ankan tham gia phản ứng crackinh. Giá trị của m là A. 19,6 gam. B. 21,6 gam. C. 23,2 gam. D. 22,3 gam. Câu 19: Cho 4 bình A, B, C, D đựng lần lượt các dung dịch NaHSO4, H2SO4, Na2CO3 và NaHCO3 tất cả đều 25%. Nếu lấy A+B rồi cho từ từ vào C+D thu được 22,4 lít khí. Nếu C+D 44,8 cho từ từ vào A+B thu được 44,8 lít khí. Nếu cho C+D từ từ vào A thu được lít khí. Nếu 3 www.tanviet.edu.vn 2 TS. Trần Quang Tùng, ĐH Bách Khoa HN, 0988569816, email: [email protected] cho từ từ A+B vào D thu được 22,4 lít khí. Thể tích các khí đo ở đktc. Khối lượng của bình NaHSO4 gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 546 g. B. 445 g. C. 1023 g. D. 336 g. Câu 20: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây ? A. 9,5. B. 8,5. C. 8,0. D. 9,0. Câu 21: Hỗn hợp rắn X gồm FeS, FeS2, FexOy, Fe. Hòa tan hết 29,2 gam X vào dung dịch chứa 1,65 mol HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 38,7 gam hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của NO3-). Cô cạn dung dịch Y thu được 77,98 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 83,92 gam chất rắn khan. Dung dịch Y hòa tan được hết m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của m là A. 11,20. B. 23,12. C. 11,92. D. 0,72. Câu 22: Trộn V1 lít hỗn hợp A gồm N2, H2 ở 273 °C, 1atm có tỉ khối hơi so với H2 là 12, với V2 lít hỗn hợp H2O, H2 ở 136,5 °C, 3atm có tỉ khối hơi so với H2 là 4,5. Thu được 99 lít hỗn hợp khí ở 0 °C, 1atm có tỉ khối hơi so với H2 là 8. Giá trị V1 và V2 lần lượt là A. 22,4 và 44,8. B. 22,4 và 33,6. C. 126 và 32. D. 48 và 124. Câu 23: Khi nung butan với xúc tác thích hợp thu đc hh T gồm C2H6, C2H4, CH4, C3H6, C4H8, H2 và C4H6. Đốt cháy X thu đc 0,4mol CO2 và 0,5 mol H2O. Mặt khác T làm mất màu 0,12mol Br2. Phần trăm số mol C4H6 trong T gần với giá trị nào nhất? A. 50%. B. 30%. C. 9%. D. 17%. Câu 24: X, Y là hai chất hữu cơ mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, MX - MY = 14. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp gồm X và Y cần vừa đủ 3,84 gam O2, thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 1,26 gam H2O. Đun nóng X hoặc Y với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì đều thu được số mol Ag bằng 4 lần số mol mỗi chất X, Y đã phản ứng. Tổng số công thức cấu tạo của X và Y thỏa mãn các tính chất trên là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 25: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một axit cacboxylic hai chức (hai axit đều mạch hở, có cùng số liên kết π) và hai ancol đơn chức thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 2,912 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa m gam X (giả sử hiệu suất các phản ứng đều bằng 100%), thu được 3,36 gam sản phẩm hữu cơ chỉ chứa este. Phần trăm khối lượng của axit cacboxylic đơn chức trong X là A. 14,08%. B. 20,19%. C. 16,90%. D. 17,37%. Câu 26: Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất. Giá trị (mX –mY) gần nhất là? A. 92 gam B. 102 gam C. 101 gam D. 91 gam Câu 27: Hỗn hợp A gồm 3 axit cacboxylic no, hở X, Y, Z (MX < MY - Xem thêm -