Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của hàm lượng spirulina và astaxanthin trong thức ăn đến tăng trưởng v...

Tài liệu ảnh hưởng của hàm lượng spirulina và astaxanthin trong thức ăn đến tăng trưởng và màu sắc cá dĩa (symphysodon) trong giai đoạn 20 – 50 ngày tuổi

.PDF
48
287
81

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN ĐẶNG QUANG HIẾU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG SPIRULINA VÀ ASTAXANTHIN TRONG THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ MÀU SẮC CÁ DĨA (Symphysodon) TRONG GIAI ĐOẠN 20 – 50 NGÀY TUỔI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN ĐẶNG QUANG HIẾU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG SPIRULINA VÀ ASTAXANTHIN TRONG THỨC ĂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ MÀU SẮC CÁ DĨA (Symphysodon) TRONG GIAI ĐOẠN 20 – 50 NGÀY TUỔI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN BÙI MINH TÂM 2009 LỜI CẢM TẠ Có được kết quả học tập như hôm nay, em xin chân thành cám ơn: Quý thầy cô trong khoa Thủy Sản – trường Đại học Cần Thơ đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, em xin gởi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Bùi Minh Tâm đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp cũng như trong thời gian thực tập trong Trại giống thực nghiệm – khoa Thủy Sản. Xin cám ơn thầy cố vấn và cả các bạn sinh viên lớp Nuôi Trồng Thủy Sản khóa 31, đã luôn giúp đỡ em trong quá trình học tập. Cám ơn các thầy cô, anh chị và bạn bè trong Trại giống thực nghiệm, đã luôn bên cạnh và giúp đỡ em rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Em xin cám ơn các thầy cô Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm – khoa Nông Nghiệp đã tận tình hướng dẫn trong quá trình sử dụng máy so màu. Cuối cùng, xin chân thành cám ơn ba mẹ và những người thân trong gia đình, đã luôn ủng hộ và bên cạnh để tôi đạt được những kết quả như ngày hôm nay. i TÓM TẮT Đề tài “Ảnh hưởng của hàm lượng Spirulina và Astaxanthin trong thức ăn đến tăng trưởng và màu sắc của cá Dĩa (Symphysodon ) trong giai đọan 20 – 50 ngày tuổi” được thực hiện với mục tiêu là tìm được hàm lượng thích hợp của Spirulina và Astaxanthin ảnh hưởng đến màu sắc của cá Dĩa, đồng thời còn đánh giá tác động của các chất lên màu này đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá. Qua đó, góp phần vào việc xây dựng quy trình sản xuất giống cá Dĩa có chất lượng cao. Đề tài bao gồm 2 thí nghiệm: Ở thí nghiệm 1, khi bổ sung Spirulina vào thức ăn của cá với hàm lượng 3g, 6g và 9g/kg thức ăn thì kết quả thu được là có sự khác biệt về màu sắc của các nghiệm thức. Về độ đậm – nhạt (giá trị L*) thên cơ thể thì NTDC có sự khác biệt với NT 6g và NT 9g, trong đó NT 9g cho kết quả tốt nhất(52,44). Bên cạnh đó, màu xanh lá cây (giá trị a*) trên thân cá cũng thể hiện rõ hơn theo sự gia tăng của hàm lượng Spirulina, cao nhất là NT 9g (-1,12) và thấp nhất ở NTDC (-0,16) là có sự khác biệt giữa NTDC với NT 6g và NT 9g, và cũng có sự khác biệt giữa NT 3g và NT 9g. Đồng thời màu vàng (giá trị b*) trên thân cá thì có sự khác biệt giữa giữa NTDC với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên lại không có khác biệt lớn ở các nghiệm thức có bổ sung Spirulina vào thức ăn của cá Dĩa. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức thì không có sự khác. Thí nghiệm 2 là bổ sung Astaxanthin vào thức ăn với hàm lượng là 1g, 2g, 3g/kg thức ăn. Kết quả tương tự với thí nghiệm 1, cũng có sự khác nhau giữa các nghiệm thức về màu sắc. Trong đó, màu đỏ ( giá trị a*) trên thân cá được thể hiện rõ nhất ở NT 3g (18,33) và thấp nhất là ở NT 1g (9,82). Phân tích kết quả theo phương pháp ly trích carotenoid trong cơ cá cũng cho kết quả tương tự, NT 3g là 0,252 và 1g là 0,88. Tuy nhiên, với các chỉ tiêu màu sắc khác cũng như tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng thì không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. ii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của cá sau khi thí nghiệm ................................. 12 Bảng 4.2: Chiều dài của cá Dĩa sau khi thí nghiệm............................. 12 Bảng 4.3: Tăng trưởng của cá khi kết thúc thí nghiệm........................ 13 Bảng 4.4: Giá trị Lab đánh giá máu sắc của cá sau khi thí nghiệm...... 14 Bảng 4.5: Giá trị hấp thu quang phổ của dung dịch ly trích từ cơ cá ... 15 Bảng 4.6: Tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Dĩa ................................. 15 Bảng 4.7: Giá trị a thể hiện sắc tố đỏ trên thân cá ............................... 16 Bảng 4.8: Giá trị L , b đánh giá màu sắc của cá .................................. 17 Bảng A.1: Trọng cá trước khi thí nghiệm ........................................... 21 Bảng A.2: Chiều dài cá trước khi thí nghiệm...................................... 21 Bảng A.3: Trọng lượng của cá sau khi kết thúc thí nghiệm................. 22 Bảng A.4: Chiều dài của cá sau khi kết thúc thí nghiệm (cm) ............. 23 Bảng A.5: Trọng lượng và tỷ lệ sống.................................................. 24 Bảng A.6: Giá trị so màu L* a* b* ....................................................... 25 Bảng A.7: Độ hấp thu quang phổ sau khi kết thúc thí nghiệm ............ 27 Bảng B.1: Trọng lượng cá trước khi thí nghiệm ................................. 28 Bảng B.2: Chiều dài của cá trước khi thí nghiệm................................ 29 Bảng B.3: Giá trị so màu L* a* b*........................................................ 30 Bảng B.4: Trọng lượng và tỷ lệ sống của cá khi kết thúc thí nghiệm .. 31 Bảng B.5: Chiều dài của cá sau khi kết thúc thí nghiệm (cm) ............. 32 Bảng B.6: Giá trị so màu L* ............................................................... 33 Bảng B.7: Giá trị so màu a* ................................................................ 34 Bảng B.8: Giá trị so màu b*35 Bảng C.1: Duncan của giá trị a*.......................................................... 36 Bảng C.2: Duncan của giá trị L* ......................................................... 36 Bảng C.3: Duncan của giá trị b* ......................................................... 36 Bảng C.4: Duncan của giá trị hấp thu quang phổ................................ 37 Bảng C.5: Duncan của tỷ lệ sống ....................................................... 37 Bảng C.6: Duncan của trọng lượng .................................................... 37 Bảng C.7: Duncan của chiều dài......................................................... 37 Bảng D.1: Duncan của giá trị a* ......................................................... 38 Bảng D.2: Duncan của giá trị b* ......................................................... 38 Bảng D.3: Duncan của giá trị L* ......................................................... 38 Bảng D.4: Duncan của chiều dài ........................................................ 39 Bảng D.5: Duncan của trọng lượng trung bình ................................... 39 Bảng D.6: Duncan của tỷ lệ sống ....................................................... 39 iii DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1 : Bố trí thí nghiệm................................................................ 09 Hình 3.2 : Máy so màu L* a* b* ........................................................ 10 Hình 3.3 : Máy ly tâm ........................................................................ 11 Hình 3.4 : Máy so màu quang phổ...................................................... 11 Hình 4.1 : Sự khác nhau về màu sắc ở các nghiệm thức ..................... 15 Hình 4.2 : Màu sắc của cá Dĩa khi kết thúc thí nghiệm ....................... 16 Hình 4.3 : Màu sắc của cơ cá được ly trích trong aceton..................... 18 iv MỤC LỤC Chương 1. GIỚI THIỆU ........................................................ 1 Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................... 3 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Dĩa..........................................................................3 2.1.1 Hình dạng bên ngoài:................................................................................3 2.1.2 Đặc điểm phân bố:....................................................................................3 2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng: ..............................................................................3 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng: ..............................................................................3 2.1.5 Đặc điểm sinh sản: ...................................................................................4 2.1.6 Phân loại cá Dĩa: ......................................................................................5 2.2 Đặc điểm sinh học tảo Spirulina ......................................................................5 2.2.1 Phân loại: .................................................................................................5 2.2.2 Đặc điểm phân bố, hình thái và sinh trưởng: .............................................5 2.2.3 Thành phần của Spirulina .........................................................................5 2.3 Astaxanthin:....................................................................................................6 2.3.1 Nguồn gốc và chức năng của astaxanthin..................................................6 2.3.2 Cơ chế tác động lên màu ở cá của astaxanthin ..........................................6 2.3.3 Các nghiên cứu về Astaxanthin.................................................................7 2.3.2.1 Ảnh hưởng của Astaxanthin lên sự hình thành sắc tố ................7 2.3.2.2 Ảnh hưởng của carotenoid đến tỷ lệ sống và tăng trưởng ..........7 Chương 3. VẬT LIỆU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...... 8 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ..................................................................8 3.2 Vật liệu nghiên cứu .........................................................................................8 3.2.1 Cá Dĩa giống : ..........................................................................................8 3.2.2 Tảo Spirulina:...........................................................................................8 3.2.3 Astaxanthine ............................................................................................8 3.2.4 Tim bò......................................................................................................8 3.2.5 Một số vật liệu khác .................................................................................8 3.3 Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................9 3.3.1 Bố trí thí nghiệm: .....................................................................................9 3.3.1.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của tảo Spirulina đến màu sắc của cá Dĩa. ......................................................................................................9 3.3.1.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của Astaxanthin đến màu sắc của cá Dĩa. ......................................................................................................9 3.3.2 Thức ăn và chăm sóc : ..............................................................................9 3.3.2.1 Thức ăn:....................................................................................9 3.3.2.2 Chăm sóc cá:...........................................................................10 3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp phân tích mẫu. .............................10 3.3.4 Xử lý số liệu...........................................................................................11 Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................. 12 4.1 Thí nghiệm bổ sung tảo Spirulina vào thức ăn ...............................................12 v 4.1.1 Tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng trọng lượng và chiều dài..........................12 4.1.2 Đánh giá sự lên màu ...............................................................................13 4.1.2.1 Phương pháp L* a* b* ..............................................................13 4.1.2.2 Hấp thu quang phổ..................................................................15 4.2.Thí nghiệm bổ sung Astaxanthin vào thức ăn. ...............................................16 4.2.1 Tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng trọng lượng và chiều dài..........................16 4.2.2 Đánh giá sự lên màu ...............................................................................16 4.2.2.1 Phương pháp L* a* b* ..............................................................16 4.2.2.2 Phương pháp đo màu quang phổ .............................................18 4.3 So sánh kết quả với một số nghiên cứu khác..................................................18 Chương 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................. 21 PHỤ LỤC .............................................................................. 22 vi Chương 1. GIỚI THIỆU Trong xã hội hiện nay, khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì cùng với đó là những nhu cầu trong sinh hoạt cũng tăng lên. Nếu trước đây, việc “ăn no, mặc ấm” là mục tiêu của nhiều người thì hiện nay, bên cạnh “ăn ngon, mặc đẹp” thì các dich vụ vui chơi, giải trí cũng được phát triển để phục vụ nhu cầu của người dân. Trong đó, nuôi cá cảnh là một hình thức giải trí thu hút được rất nhiều người và nó đang ngày càng phổ biến, không chỉ về mặt số lượng mà ngay cả về chất lượng. Trong các loài cá cảnh được nuôi hiện nay, cá Dĩa là loài được nhiều nghệ nhân ưa thích và chọn nuôi nhiều nhất. Cá Dĩa có hình dáng dễ thương, đa dạng cả về màu sắc và giống loài. Không chỉ vậy, nuôi cá Dĩa không còn đơn thuần là một việc giải trí đơn giản, mà nó còn là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận. Trong những năm gần đây, ở Việt Nam và đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh đã không ít người giàu lên từ việc nuôi và sản xuất giống cá Dĩa. Tuy nhiên, do việc nuôi cá Dĩa xuất phát chủ yếu dưới hình thức phong trào nên vẫn còn nhiều người chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi, từ đó gặp thất bại là không tránh được. Để có một đàn cá có hình dáng và màu sắc đẹp thì không phải đơn giản. Màu sắc là một trong những yếu tố quyết định đến giá trị của không chỉ cá Dĩa mà còn đối với hầu hết các loài cá cảnh. Thức ăn và môi trường nuôi ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc của cá. Bên cạnh đó việc nâng cao tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cũng là một trong những vấn đề quan trọng khi nuôi cá Dĩa. Trước đây, cũng có rất nhiều tài liệu nói về vấn đề này nhưng chủ yếu mang tính chất trao đổi thông tin kỹ thuật, ít có giá trị khoa học. Từ những nguyên nhân trên, đề tài “Ảnh hưởng của hàm lượng Spirulina và Astaxanthin trong thức ăn đến tăng trưởng và màu sắc của cá Dĩa (Symphysodon ) trong giai đọan 20 – 50 ngày tuổi” được tiến hành nghiên cứu. 1 Mục tiêu : Xác định liều lượng Spirulina và Astaxanthin thích hợp đến sự lên màu của cá Dĩa. Góp phần vào việc xây dựng quy trình sản xuất giống cá Dĩa có chất lượng cao. Nội dung: Thử nghiệm các nồng độ Spirulina khác nhau trong thức ăn. Thử nghiệm các nồng độ Astaxanthin khác nhau trong thức ăn. 2 Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Dĩa 2.1.1 Hình dạng bên ngoài: Cá dĩa có hình dĩa tròn, dẹp ngang, màu sắc rất đa dạng với rất nhiều đốm và hoa văn trên cơ thể ( Đoàn Khắc Bộ, 2007; Nguyễn Thị Thanh Hiền, 1993). Đầu ngắn, mắt khá lớn và linh động. Các vi phát triển, vi ngực và vi đuôi là những tia vi mềm. Đường bên không hoàn toàn, đường bên phía trên từ nắp mang đến giữa thân, đường bên phía dưới từ giữa thân đến cuống đuôi. Trên thân có nhiều sọc đứng, tùy theo loài mà các sọc này có số lượng và độ đậm nhạt khác nhau. 2.1.2 Đặc điểm phân bố: Cá Dĩa có phân bố tự nhiên ở vùng Amazon (Nam Mỹ), nơi có nhiệt độ nước trung bình từ 280C – 300C và độ pH thấp khoảng 6,4, ngoài ra còn một số loài có thể sống ở mức pH khoảng 4 ( Nguyễn Minh ,1998 và Đoàn Khắc Bộ, 2007). Cá dĩa được đưa vào nuôi đầu tiên ở Mỹ vào những thập niên 50 của thế kỹ 19. Sau đó lan dần sang các nước châu Á như Hông Kông, Đài Loan, Singapor, Thái Lan… 2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng: So với một số loài cá khác, thời gian phát triển phôi của cá Dĩa thì khá dài. Tính từ lúc cá mẹ vừa đẻ trứng, thì khoảng 60h ở nhiệt độ 300C và 65-72h ở nhiệt độ 260C – 280C thì cá nở ( Đoàn Khắc Bộ, 2007 ). Cá bột mới nở có kích thước khoảng 1,2-2 mm. Sau 5-6 tuần tuổi cá có chiều dài khoảng 2,4-2,5cm và cá từ 5-6 tháng tuổi trở lên thì màu sắc trên cơ thể mới hiển thị đầy đủ. Theo một số nghệ nhân ở thành phố Hồ Chí Minh cá Dĩa có thể tuổi thọ trung bình khoảng 8 năm, nhưng có một số con cũng có thể sống từ 12-13 năm. 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng: Cá Dĩa có dạ dày đặc biệt, phân nhánh và có vách dày. Ruột cá dĩa tương đối ngắn, miệng nhỏ và răng hàm gồm một hàng những gai nhỏ hình chóp. Từ những đặc điểm trên, có thể nhận định cá Dĩa là loài cá ăn động vật ( Nguyễn Thị Thanh Hiền, 1993 ). Sau khi nở cá con sẽ bám và ăn các chất nhờn trên cơ thể cá bố mẹ. Giai đoạn này kéo dài từ 12-14 ngày (Đoàn Khắc Bộ,2007). Lúc này cá con ăn được các thức ăn tự nhiên như Artermia, Moina, Daphnia. Cá từ 3 tuần tuổi trở lên có 3 thể ăn được các loại thức ăn như trùn chỉ, tim bò, lăng quăng, ròng ròng (Thomas A. Giovanetti 1991, Nguyễn Minh 1998, Đoàn Khắc Bộ 2007). Thức ăn cho cá Dĩa cần phải được thay đổi thường xuyên, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sinh trưởng và sự lên màu của cá vì màu sắc của cá Dĩa phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn và môi trường nuôi (Bùi Minh Tâm 2008). Ngoài các loại thức ăn trên, trong quá trình nuôi cũng cần bổ sung thêm các loài vitamin như vitamin A, vitamin D,… Nếu thiếu các loại vitamin này cá có thể bị một số bệnh như kém ăn, chậm phát triển, màu sắc nhợt nhạt, xương bị giòn và mang bị biến dạng. 2.1.5 Đặc điểm sinh sản: Tuổi thành thục của cá Dĩa là khoảng 10 - 12 tháng (Bùi Minh Tâm 2008, Đoàn Khắc Bộ 2007). Trong thời kỳ phát dục cá có màu sắc rất sặc sỡ. cá mái thường hung hăng hơn cá trống và hay cắn vào cá trống để báo hiệu đã sẵn sàng cho việc sinh sản. Đôi khi cả hai con bơi sát vào nhau, đầu hướng lên trên, thỉnh thoảng giật đuôi về đối phương. Đối với cá Dĩa không có đặc điểm nào đáng tin cậy trong việc phân biệt đực cái. Chỉ đến giai đoạn sinh sản mới có thể phân biệt được giới tính dựa trên hình dạng của gai sinh dục. Gai sinh dục của cá đực thì ngắn và nhọn hơn, trong khi cá mái thì dài và cùn hơn (Nguyễn Minh 1998). Ngoài ra cũng có thể phân biệt dựa vào một số đặc điểm như cá đực thường có có hình dáng to, đầu hơi gù, vây bụng xệ xuống, dưới bụng vùng giáp vây lõm vào trông rất rõ. Cá cái thường nhỏ hơn cá đực, đầu thẳng, phần bụng phía sau vây dưới thẳng theo chiều cong của toàn bộ bụng cá (Bùi Minh Tâm 2008). Trước khi đẻ vài ngày, cá có hiện tường rùng mình, rung toàn thân, xếp vây lại, đôi lúc đứng yên tại chỗ, ít bắt mồi. Cá cái đẻ theo chiều dọc của giá thể, cá đực cũng theo hướng đó tiết tinh thụ tinh cho trứng. Trong tự nhiên, giá thể cho cá đẻ có thể là thực vật thủy sinh có lá to, hoặc những tảng đá ở tầng đáy. Sức sinh sản của cá Dĩa khoảng 200-800 trứng. Đối với lần sinh sản đầu tiên, cá Dĩa thường chỉ đẻ khoảng 150-200 trứng và khả năng giữ con cũng rất kém. Cá Dĩa có thể sinh sản quanh năm nhưng vào mùa lạnh thì đẻ ít hơn. Thời gian tái phát dục của cá phụ thuộc nhiều vào thức ăn, sự chăm sóc và sức khỏe của cá bố mẹ. Có khi vài ngày là cá có thể sinh sản trở lại, nhưng có khi kéo dài một tháng hoặc hơn. Ngoài ra thời gian cá con bám trên cơ thể cũng ảnh hưởng đến thời gian tái phát dục của cá bố mẹ ( Bùi Minh Tâm 2008, Đoàn Khắc Bộ 2007 ). 4 2.1.6 Phân loại cá Dĩa: Theo Schultz (1960) cá Dĩa được phân loại như sau: Cá Dĩa đỏ (Symphysodon discus): Cơ thể có các vây lưng, hậu môn có màu đỏ nâu. Chiều dài cá trưởng thành khoảng 15-20cm Cá Dĩa xanh lá cây (Symphysodon aequifasciata aequifasciata): Thân có màu xanh lục, các sọc có màu nâu đậm hơn màu trên thân. Cá Dĩa xanh lá cây thuộc loài quý hiếm. Cá Dĩa xanh da trời (Symphysodon aequifasciata haraldi): Cá Dĩa xanh da trời còn được gọi là cá Dĩa nâu đỏ, thân có màu đỏ hoặc nâu đỏ, các sọc có màu xanh sáng. Chiều dài cá trưởng thành từ 12 cm trở lên. Cá Dĩa xám (Symphysodon aequifasciata axelrodi): Thân có màu xám, các sọc trên cơ thể và vây có màu xanh da trời. Các vằn dọc chỉ có ở vây lưng, trán và vây hậu môn. Chiều dài cá trưởng thành khoảng 14 cm. 2.2 Đặc điểm sinh học tảo Spirulina 2.2.1 Phân loại: Lớp: Cyanophyceae Sachs Bộ: Nostocales Geither Họ: Oscillatoriaceae Dumortier ex Kirchner Loài: Spirulina 2.2.2 Đặc điểm phân bố, hình thái và sinh trưởng: Spirulina phân bố rất rộng, hầu hết trong tất cả các thủy vực chúng đều có thể sống: đất, bãi rong cỏ, các thủy vực ngọt, lợ, mặn thậm chí ngay cả các suối nước nóng. Tảo Spirulina có thể tìm thấy ở cả những thủy vực có độ mặn 65 – 70 ppt (Trần Ngọc Hải và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). Đến giai đoạn thành thục, những chuỗi xoắn dài bị vỡ ra tạo thành nhiều đoạn tảo nhỏ nhờ sự hình thành của những tế bào mắc xích. Các đoạn xoắn nhỏ ở mắc xích sẽ hình thành chuỗi ngắn có khả năng trượt gọi là Hormogonia mà sau đó sẽ hình thành những chuỗi dài mới. Số lượng tế bào ở Hormogonia tăng lên bởi sự phân chia của tế bào với nguyên sinh chất trở nên có hạt. Với tiến trình này, chuỗi được dài hơn và có dạng xoắn đặc thù. 2.2.3 Thành phần của Spirulina Theo Tipnis (1960) thành phần của Spirulina gồm (tính theo trọng lượng khô): - Protein: 46 – 50% 5 - Lipid: 4 – 9% - Carbohydrate: 8 – 14% Theo Albert G.J Tacon (1987) thì Spirulina chứa hàm lượng Carotene là 1690 mg/kg trọng lượng khô (tương đương 0,169% trọng lượng khô). 2.3 Astaxanthin: 2.3.1 Nguồn gốc và chức năng của astaxanthin Là một loại carotenoid, một nhóm sắc tố hiện diện trên một số loài tảo và thủy sản, tạo cho cơ, da, trứng có màu vàng cam hay đỏ, một chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự tạo tách các nguyên tử hydro từ axid béo không no đồng thời có tác dụng kích thích chức năng miễn dịch, biểu hiện các thành phần chống vi khuẩn, ngăn ngừa sự phá hủy của ánh sáng mặt trời đối với tế bào. Trong tự nhiên astaxanthin được tìm thấy trong cá hồi, tôm, ruốc, tảo Hematococcus pluvialis... Theo Bùi Minh Tâm (2007) astaxanthin được ly trích từ tảo Hematococcus pluvialis. Tảo thuộc ngành tảo lục ( Chlorophyceae) trong họ volvocales. Hematococcus spp phân bố khắp nơi trên thế giới từ nước ngọt đến nước mặn. Khi điều kiện môi trường khắc nghiệt các tế bào Hematococcus trở nên đỏ, tích tụ lipids và astaxanthin để chống lại sự oxy hóa quang hợp và những chất oxy hóa khác. Astaxanthin (3,3 '-Dihydroxy- β, β-caroten-4, 4'-dione) là sắc tố tự nhiên làm gia tăng sắc tố cá hồi, cá vền, tôm, và đặc biệt trong sự tạo màu cá cảnh. Các loại thức ăn chế biến từ tôm, tép là nguồn cung cấp sắc tố chủ yếu cho cá. Cantaxanthin xuất hiện trên thị trường vào năm 1964 và trở thành nguồn cung cấp sắc tố quan trọng trong chế biến thức ăn cho cá thương phẩm và cá cảnh. Năm 1984, astaxanthin xuất hiện trên thị trường nó dần thay thế cantaxathin với 25% astaxanthin tạo nên sự lên màu tối ưu so với riêng rẻ từng loại. 2.3.2 Cơ chế tác động lên màu ở cá của Astaxanthin Astaxanthin có công thức hóa học là C40H52O4. Hoàn toàn không phải là hormone nên không gây hại đến khả năng sinh sản của cá. Cá sẽ chuyển hóa astaxanthin trong thức ăn thành tuaxanthin và tích lũy trong da và cơ làm cho cá có màu sắc rực rỡ. 6 2.3.3 Các nghiên cứu về Astaxanthin 2.3.2.1 Ảnh hưởng của Astaxanthin lên sự hình thành sắc tố Nghiên cứu của Choubert và Storebaklen (1989) về liều lượng của Astaxanthin và Canthaxanthin của cá hồi cầu vồng được bổ sung vào thức ăn cho thấy là sự gia tăng sắc tố trong cơ mà nguyên nhân là do sự tăng lên của carotenoid trong khẩu phần thức ăn. Một kết quả tương tự được nghiên cứu bởi Storebaklen và ctv (1987) trong thí nghiệm về cá hồi Atlantic. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho rằng hệ số màu sắc giảm trong những khẩu phần có hàm lượng carotenoid tăng dần. Những kết quả này cho thấy hàm lượng tối ưu carotenoid trong thức ăn tạo nên sự tích lũy cao nhất trong cơ. Liều lượng carotenoid quá cao sẽ được cá thải ra ngoài và làm tăng chi phí sản xuất (Chien và Jeng, 1992). 2.3.2.2 Ảnh hưởng của carotenoid đến tỷ lệ sống và tăng trưởng Theo Christiensen và ctv (1994) thì tỷ lệ sống ở cá hồi Atlantic cao hơn khi bổ sung từ 92-96% vào khẩu phần thức ăn so với bổ sung khoảng 5-14%. Có mối liên hệ giữa tỷ lệ sống và hàm lượng sắc tố ở nhiều loài tôm và sử dụng carotenoid là một trong những cách bổ nâng cao tỷ lệ sống ( Chien và jeng, 1992). Tuy nhiên, theo Torrissen (1984) thì cho rằng carotenoid thì lại không có ảnh hưởng đến tỷ lện sống, tỷ lệ nở và cá bột ở cá hồi. 7 Chương 3. VẬT LIỆU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Thí ngiệm được thực hiện ở Trại Cá – Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2009. 3.2 Vật liệu nghiên cứu 3.2.1 Cá Dĩa giống : Được bắt từ trại cá cảnh… Cá được 30 ngày tuổi, khỏe mạnh và đạt kích cỡ từ 2.5-4cm. Vận chuyển cá bằng bao nilong có bơm oxy. Cá bố trí thí nghiệm được bắt ngẫu nhiên từ chung 1 bầy. 3.2.2 Tảo Spirulina: Nguồn tảo sử dụng là tảo Spirulina công nghiệp: Algae – Feast sản xuất bởi Công ty Earthrise, California, Hoa Kỳ. Tảo Spirulina có hàm lượng Carotenoids là 3.900 mg/kg. Thành phần dinh dưỡng của tảo Spirulina công nghiệp là: Crude Protein ..................... 60% Crude Lipid .......................... 4% Crude Fiber .......................... 7% Ash .................................... 12% Water ................................... 7% 3.2.3 Astaxanthine : Sử dụng dạng bột, có nguồn gốc từ các công ty hóa chất ở thành phố Hồ Chí Minh. 3.2.4 Tim bò : Sử dụng tim bò tươi, có trọng lượng từ 1kg-1.2kg 3.2.5 Một số vật liệu khác - Bể thí nghiệm: Dùng loại bể 72L (60cm x 40cm x 30cm) 8 - Máy lọc - Heater 3.3 Phương pháp nghiên cứu: 3.3.1 Bố trí thí nghiệm: 3.3.1.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của tảo Spirulina đến màu sắc của cá Dĩa. - Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức : NTDC, NT 3g, NT 6g, NT 9g. Liều lượng Spirulina trong các khẩu phần thức ăn lần lượt là 0, 3g, 6g, 9g/kg thức ăn. Thức ăn được sử dụng là tim bò xay nhuyễn. - Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. 3.3.1.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của Astaxanthin đến màu sắc của cá Dĩa. - Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức: NT 1g, NT 2g, NT 3g. Liều lượng Astaxanthin trong các khẩu phần thức ăn lần lượt là 1g, 2g, 3g/kg thức ăn. - Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Hình 3.1 : Bố trí thí nghiệm 3.3.2 Thức ăn và chăm sóc : 3.3.2.1 Thức ăn: - Tim bò: được lấy hết phần gân, chỉ để lại phần thịt. Sau khi rửa với nước sạch nhiều lần với nước. Trộn với tảo spirulina hoặc astaxanthin và xay nhuyễn trong 5 phút. Chia ra thành những phần nhỏ và cho vào bọc ni-lon, trữ trong tủ đông. 9 - Trùn chỉ, moina: được mua từ các tiệm cá cảnh ở Cần Thơ. Xử lý nước muối trước khi cho cá ăn. Riêng trùn chỉ được cắt nhuyễn phù hợp với cỡ miệng của cá. 3.3.2.2 Chăm sóc cá: - Cá được cho ăn 3lần/ngày vào lúc 7h, 13h và 17h. Sau khi cho ăn khoảng 30phút thì siphon thức ăn thừa. - Thay nước 2lần/ngày trước lúc cho ăn 7h và 17h. - Nước được xử dụng trong thí nghiệm là nước máy đã xử lý. - Lượng thức ăn cho ăn là 10% trọng lượng thân. - Nhiệt độ được điều chỉnh bằng heater, dao động từ 30-320C và được kiểm tra ngày 2 lần. - Hàm lượng oxy hòa tan từ 5ppm trở lên và được kiểm tra 1lần/tuần. 3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp phân tích mẫu. - Chỉ tiêu tăng trưởng: Chiều dài: đo một số mẫu đại diện Trọng lượng: cân tổng trọng lượng cá trong từng bể, từ đó tính giá trị trung bình. - Chỉ tiêu màu sắc: + Sử dụng máy so màu: Hệ thống được thiết kế bởi hội đồng quốc tế Illumination (CIE) sử dụng L* biểu thị màu sáng - tối, a* màu xanh lá cây - đỏ và b* màu xanh da trời - vàng (Hunter, 1987). Tất cả các cá thể được đo 2 lần: trước khi bố trí thí nghiệm và sau khi kết thúc thí nghiệm. Hình 3.2 : Máy so màu L* a* b* + Sử dụng phương pháp của No và Storebaklen (1991), Hatlen (1995) 10 Sử dụng aceton để ly trích astaxanthin trong cơ cá. 5g cơ cá được ngâm trong 3 x 30 ml dung dịch aceton trong 24h. Lượng aceton sử dụng chia đều cho 3 lần vào lúc : làn 1 là giờ đầu tiên khi ly trích, lần 2 cách 2 giờ so với lần đầu và lần cuối là vào lúc 24h. Sau đó đem dung dịch thu được ly tâm trong 15phút với vận tốc là 5000 vòng. Cuối cùng, sử dụng dung dịch sau khi ly tâm so màu quang phổ ở bước sóng 470nm. Dung dịch nào có độ hấp thu quang phổ càng lớn thì màu sắc của dung dịch thể hiện càng rõ, tức là hàm lượng carotenoid trong cơ cá càng cao. Hình 3.3 : Máy ly tâm Hình 3.4 : Máy so màu quang phổ 3.3.4 Xử lý số liệu Các số liệu thu được sẽ tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (ANOVA) bằng phần mềm SPSS và phần mềm Excel. 11 Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Thí nghiệm bổ sung tảo Spirulina vào thức ăn 4.1.1 Tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng trọng lượng và chiều dài Tỷ lệ sống không có sự khác biệt lớn, dao động từ 55.56 – 90%, và cao nhất là ở nghiệm thức đối chứng. Theo Nguyễn Ngọc Linh (2006), tỷ lệ sống của cá Dĩa trong tháng đầu tiên là khoảng 51,3 – 82,9%. Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tỷ lệ sống của cá trong quá trình thí nhiệm, trong đó chủ yếu là do cá mắc một số bệnh như: nấm, ký sinh trùng,… Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của cá sau khi thí nghiệm Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) DC 90 ± 14,14a 3g 66,67 ± 33,33a 6g 77,78 ± 25,46a 9g 55,56 ± 9,62a Giá trị thể hiện là trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trên cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( p > 0.05) Chiều dài của cá tăng lên từ 2.79 – 3.37g cho các nghiệm thức. Sự gia tăng này cao nhất ở nghiệm thức 6g (3.37g) và thấp nhất là ở nghiệm thức đối chứng (2.79g). Sự khác biệt giữa 2 nghiệm thức 6g và nghiệm thức đối chứng về chiều dài là có ý nghĩa, còn giữa các nghiệm thức còn lại thì không có sự khác biệt với nhau về chiều dài ( p> 0,05 ). Theo Đoàn Khắc Bộ (2007), sau 56 tuần tuổi thì cá có Dĩa có chiều dài từ 2.4–2.5 cm, thì tăng trưởng của cá trong thí nghiệm này lớn hơn. Điều này có thể là vì một phần do đặc tính của từng giống cá Dĩa và một phần do mật độ nuôi và điều kiện chăm sóc. Bảng 4.2: Chiều dài của cá Dĩa sau khi thí nghiệm Nghiệm thức Chiều Dài DC 2,79 ± 0,1a 3g 3,17 ± 0,25ab 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng