Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu 01. case 17b.qtkd.018

.PDF
3
820
114

Mô tả:

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E-LEARNING MÃ CASE: 17B.QTKD.018 XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA MÌ ĂN LIỀN VIFON ………………………. - 2017 1 XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA MÌ ĂN LIỀN VIFON Mì ăn liền Vifon đang thực hiện sự chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài nước bởi chất lượng, giá cả, mẫu mã đẹp. Các thị trường lớn của Vifon là Ba Lan, Mỹ, Anh,... và 20 thị trường trên khắp thế giới. Cuối năm 2.000 nhận định tình hình có nhiều biến động, công ty quyết định mua nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất khá lớn. Dám quyết định như vậy bởi vì vào thời điểm đó, tình hình nhiều nước trong khu vực châu Á bắt đầu khủng hoảng kinh tế, hàng hóa bán ra rất rẻ so với đồng USD. Trong khi tình hình kinh doanh của một số công ty lâu năm trên thị trường có dấu hiệu chững lại do ảnh hưởng của biến động kinh tế, nhưng thị trường tiêu thụ lớn nhất của Vifon là Nga vẫn giữ mức tiêu thụ ổn định. Thị trường Mỹ là một thị trường lớn mạnh và đầy tiềm năng của Vifon, 9 tháng đầu năm 2001, kim ngạch xuất khẩu khoảng 1.200.000 USD, đứng hàng thứ 4 trong các khách hàng lớn của công ty. Thị trường Mỹ đang tiếp tục có những đơn đặt hàng khá lớn, dù thời gian đó thuế suất hàng hóa Việt Nam vào Mỹ chưa có ưu đãi, nên trước mắt khả năng cạnh tranh vẫn còn khó khăn. Để tăng sức cạnh tranh sản phẩm trên thương trường, công ty thực hiện chính sách đa dạng hóa các mặt hàng. Công ty không chỉ sản xuất mì ăn liền mà còn nghiên cứu sản xuất nhiều mặt hàng ăn liền khác như cháo ăn liền, hủ tiếu Nam Vang, mì ăn liền có thịt hầm, các loại gia vị... Ông Nguyễn Bi, Tổng Giám đốc công ty cho rằng, mục tiêu của công ty là tạo ra những sản phẩm ăn liền rất da dạng để phục vụ tốt nhất cho người nội trợ trong gia đình. Các sản phẩm này đang được khách hàng nước ngoài rất ưa chuộng. Gần đây, công ty còn chào hàng xuất khẩu các loại bột trái cây (dừa, dứa, xoài,...) để làm bánh kẹo và chuẩn bị dây chuyền sản xuất bột trái 2 cây để khai thác nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước. Mặt khác, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vào một số thị trường cao cấp, đòi hỏi chỉ tiêu vệ sinh công nghiệp rất cao. Công ty quyết định sẽ đầu tư 15 tỷ đồng nhập dây chuyền này của Nhật. Yêu cầu: 1. Quyết định nào của Tổng Giám đốc công ty đã lợi dụng bất trắc của môi trường thành cơ hội cho Vifon? Môi trường ở đây là môi trường gì? 2. Hãy nêu các mục tiêu của Vifon và giải pháp chủ yếu nào để thực hiện mục tiêu? 3. Anh/chị có cần bổ sung thêm giải pháp nào giúp Vifon thực hiện tốt mục tiêu của mình không? 4. Việc mở rộng thị trường kinh doanh ra nước ngoài của mặt hàng thực phẩm thường có những khó khăn và thuận lợi gì? 5. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thực phẩm ra thị trường nước ngoài của các DN Việt Nam hiện nay. Các DN Việt Nam cần chú trọng vấn đề gì để xuất khẩu thành công? 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan