Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ TOEFL - IELTS - TOEIC Xây dựng vùng chăn nuôi gia cầm an toàn cho một số xã phía tây thành phố thái ng...

Tài liệu Xây dựng vùng chăn nuôi gia cầm an toàn cho một số xã phía tây thành phố thái nguyên và đề xuất giải pháp cho các khu đô thị

.PDF
79
182
88

Mô tả:

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê [8], số lượng gia cầm năm 2009 nhiều hơn năm 2008 là 31,9 triệu con, tăng 12,8%. Tình hình chăn nuôi gà phát triển mạnh hơn so với chăn nuôi lợn, trâu, bò ..., song vẫn thể hiện sự phát triển thiếu bền vững. Cũng như các tỉnh Trung du miền núi khác, Thái Nguyên có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi phát triển chăn nuôi.Với tổng diện tích tự nhiên là 3541,14 km2, dân số 1.046.1630 người (gần 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp). Đặc biệt khu vực thành phố Thái Nguyên, nơi tập trung rất nhiều trường Đại học và Cao đẳng, là thị trường tiêu thụ sản phẩm rất có tiềm năng. Riêng đối với gia cầm, hàng năm Thái Nguyên còn phải nhập rất nhiều sản phẩm từ các tỉnh khác. Tuy nhiên do địa hình bị chia cắt bởi đồi núi, mật độ dân phân tán không đều, chăn nuôi gia cầm phần lớn là phân tán nhỏ lẻ (trừ một số trang trại gia công của các công ty nước ngoài), đã làm cho dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Chính vì đặc thù của chăn nuôi gia cầm truyền thống là nhỏ, lẻ và phân tán nên rất nên rất khó khăn trong việc phát hiện và khống chế dịch. Do tính chất nhỏ lẻ nên giá thành sản phẩm cao, hiệu quả kinh tế thấp. Công nghiệp chế biến giết mổ chưa phát triển, nên chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao. Dịch bệnh làm giảm hiệu quả và tính bền vững của ngành chăn nuôi. Trước tình hình đó, Chính phủ đã đưa ra định hướng là: Chuyển đổi mạnh mẽ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang hướng thâm canh, bán thâm canh, chăn nuôi có kiểm soát. Gắn chăn nuôi với giết mổ, chế biến tập trung công nghiệp. Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đạt mục tiêu chung là: Nâng tỷ trọng sản phẩm gia cầm trong tổng sản phẩm chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững trên cơ sở đảm bảo an toàn sinh học, vệ sinh môi trường và hiệu quả kinh tế. Xây dựng ngành công nghiệp chế biến, giết mổ gia cầm nhằm tăng giá trị sản phẩm gia cầm. Cung cấp sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Quy hoạch vùng chăn nuôi gia cầm thâm canh, bán thâm canh, xa khu dân cư, bảo đảm vệ sinh môi trường. Chăn nuôi gia cầm trong nông hộ tự cấp, tự túc cũng phải được tổ chức lại trên cơ sở bảo đảm dễ dàng kiểm soát dịch bệnh. Giảm số hộ chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ, thả rông. Tổ chức lại chăn nuôi thuỷ cầm theo hướng nuôi nhốt, thâm canh, bán thâm canh, chăn nuôi thả đồng có kiểm soát 1 Các xã miền tây Thành phố Thái Nguyên là địa bàn có diện tích đất đồi, núi khá rộng lớn, được quy hoạch cho phát triển chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng nhằm cung cấp thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của các khu đô thị. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có rất nhiều chuyển biến tích cực trong việc phát triển chăn nuôi gia cầm, song dịch bệnh vẫn thường xuyên xẩy ra, năng suất chăn nuôi thấp, giá thành cao... nên người dân vẫn chưa tự tin, mạnh dạn đầu tư cho chăn nuôi gia cầm. Từ những khó khăn và thách thức đó, để đạt được mục tiêu là nâng tỷ trọng sản phẩm gia cầm trong tổng sản phẩm chăn nuôi, thì việc phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững trên cơ sở đảm bảo an toàn sinh học, vệ sinh môi trường và tăng hiệu quả kinh tế là việc làm hết sức cần thiết. Góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện kinh tế hộ, nâng cao mức sống của người dân và ổn định xã hội. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thấy cần thiết phải tiến hành nghiên cứu đề tài: "Xây dựng vùng chăn nuôi gia cầm an toàn cho một số xã phía Tây thành phố Thái Nguyên và đề xuất giải pháp cho các khu đô thị”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Tác động các biện pháp kỹ thuật, thú y, tuyên truyền, đề xuất các chính sách, các hương ước với từng địa phương và cụm dân cư về chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, bền vững đạt hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng mô hình điểm để tạo ra vùng chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, từ đó nhân rộng ra các vùng khác. 1.3. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học của đề tài Có số liệu tổng hợp về tình hình chăn nuôi gia cầm tại các xã miền tây của thành phố Thái Nguyên. Từ đó giúp cho việc định hướng, qui hoạch vùng chăn nuôi an toàn của thành phố. Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo. Có số liệu khoa học để đánh giá hiệu quả bền vững của chăn nuôi an toàn sinh học Ý nghĩa thực tiễn đề tài Đánh giá được thực trạng về tình hình chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh của các xã miền tây thành phố. 2 Thông qua việc mở các lớp tập huấn, tuyên truyền, giúp người chăn nuôi hiểu biết về tác dụng của an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm. Thông qua việc xây dựng các mô hình điểm, tham quan và đánh giá, giúp người chăn nuôi thấy được hiệu quả kinh tế và tính bền vững của chăn nuôi an toàn sinh học. Từ đó nhân rộng ảnh hưởng của mô hình ra trong cộng đồng. Từ hiệu quả của mô hình, giúp người dân thay đổi hành vi, tập quán chăn nuôi tự do, không kiểm soát chuyển sang phương thức chăn nuôi có kiểm soát, năng suất cao. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Trực tiếp điều tra để đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm của các xã miền tây của thành phố Tiềm năng chăn nuôi (Số lượng trang trại, qui mô trang trại, kỹ thuật chăn nuôi của người dân) tại các xã phía Tây của thành phố Thái Nguyên Các hộ chăn nuôi gà theo tập quán truyền thống, không chú trọng đầu tư cho chăn nuôi. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các gia đình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học . 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Khái niệm và nguyên tắc cơ bản về an toàn sinh học trong chăn nuôi Chăn nuôi gia cầm của Việt Nam gặp vô vàn khó khăn từ khi Cúm gia cầm H5N1 được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào cuối năm 2003, tính đến 9/2007 đã xảy ra 05 đợt bùng phát dịch. Các đợt bùng phát này đã xảy ra trong 2.574 xã phường (chiếm 24,6% số xã phường trong cả nước) của 381 quận huyện (chiếm 60% số quận huyện trong cả nước) trong 63 trên 64 tỉnh thành nước ta. Đã có hơn 58 triệu con gia cầm đủ đã bị chết hay bị tiêu hủy do dịch cúm gia cầm, chiếm 16,79% trong tổng đàn gia cầm cả nước qua 4 đợt dịch cúm đầu. Bảng 2.1. Tình hình nhiễm và tử vong ở người do virus cúm gia cầm độc lực cao Quốc 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng gia Việt Nam Nhiễm 3 29 61 0 8 6 4 111 Chết 3 20 19 0 5 5 4 56 Thế giới Nhiễm 4 46 98 115 88 44 16 423 Chết 4 32 43 79 59 33 6 258 Tỉ lệ tử vong: 62.14% Nguồn: Communicable Disease Surveillance & Response (CSR), World Health Organization (WHO). Cùng với việc bùng phát trở lại của dịch Cúm gia cầm độc lực cao (H5N1) và tác động xấu của nhiều bệnh lây nhiễm khác làm cho chăn nuôi gia cầm của Việt nam chứa đựng nguy cơ rủi ro cao với cả người chăn nuôi lẫn người chế biến, tiêu dùng sản phẩm gia cầm và tính mạng, sức khoẻ của cộng đồng. Trước tình hình đó, Chính phủ, các bộ, ngành và các tổ chức quốc tế đã có nhiều chính sách, biện pháp tác động làm giảm thiểu nguy cơ và tác động xấu của dịch cúm gia cầm cũng như dịch bệnh, phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường. Thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm là vấn đề "bắt buộc" hiện nay. 2.1.1. Khái niệm về an toàn sinh học An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm Là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái [2]. Hay nói cách khác, An toàn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp tổng hợp nhằm ngăn chăn không cho mầm bệnh xâm nhập vào gia cầm và không cho mầm bệnh phát tán ra ngoài. Nội dung của an toàn sinh học bao gồm: Chăm sóc tốt, Môi trường tốt Cách ly đúng, Kiểm soát việc vận chuyển 4 Nguyên tắc cùng vào và cùng ra, Phòng và tiêm phòng vắc xin đúng 2.1.2. Nguyên tắc cơ bản của an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm Có ba nguyên tắc cơ bản của an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm cần phải thực hiện đó là Cách ly Làm sạch Khử trùng • Cách ly: Tác dụng là để ngăn chặn việc lây nhiễm. Cách li có 3 loại chính là: - Cách li vật lý (làm hàng rào ngăn cách, cổng/cửa, chuồng nọ cách chuồng kia, chống xâm nhập ở ngoài muốn vào khu chăn nuôi…). - Cách li thời gian: Giữa 2 lứa nuôi của 1 ô chuồng là 7-10 ngày - Cách li về ý thức, thói quen: Thay dép/ủng khi vào khu chăn nuôi, chuồng nuôi gia cầm; Tách /Cách li gia cầm ốm khỏi đàn. Việc cách ly gia cầm khỏe với các dụng cụ có nguy cơ tiềm tàng và các gia cầm khác là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng, góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Mầm bệnh có thể dễ dàng phát tán thông qua tiếp xúc trực tiếp bởi khách thăm quan, nhưng lại có thể được ngăn chặn được bằng việc thực hiện 1 số biện pháp đơn giản như thay dép, mặc quần áo bảo hộ khi vào khu chăn nuôi gia cầm. • Rửa /Làm sạch: Loại bỏ việc nhiễm trùng - Rửa: dùng nước để rửa chuồng trại và các trang thiết bị sử dụng trong chăn nuôi gia cầm. - Làm sạch: cái gì không rửa được hoặc trước khi rửa phải cạo, dọn, làm sạch. • Khử trùng: Tác dụng của khử trùng là để tiêu diệt mầm bệnh. Các biện pháp khử trùng thường áp dụng như hấp, luộc sôi kĩ, dùng cồn, hoá chất.., tuỳ thuộc đối tượng để chọn phương pháp cho phù hợp sao cho có hiệu quả nhất. Từ kết quả của nhiều nghiêm cứu và qua thực tiễn sản xuất cho thấy: Các hành động của con người là yếu tố cơ bản trong việc áp dụng các biện pháp ATSH. Trong đó cách ly là biện pháp hiệu quả nhất và khử trùng là biện pháp kém hiệu quả nhất . 2.1.3. Một số biện pháp thực hành chăn nuôi an toàn tại trại gia đình Như chúng ta đã biết, an toàn sinh học là vấn đề thông thường, không cần chi phí nhiều tiền, chủ yếu là những thói quen tốt diễn ra hàng ngày ở trại hay khu chăn nuôi của mỗi nông hộ. Những biện pháp này được áp dụng cho cả hộ chăn nuôi qui mô lớn và nhỏ. Đó là các biện pháp khác nhau, đơn giản và đôi khi không tốn kém để: – Ngăn chặn không cho mầm bệnh xâm nhập vào gia cầm – Giữ gia cầm không tiếp xúc với mầm bệnh Nếu không thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, sẽ phải tốn thời gian và chi phí để giải quyết dịch bệnh khi xảy ra. Chính vì vậy, để chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế, người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm túc qui trình sau: 5 − Nếu gia đình (trại) nuôi gia cầm ở nhiều nhóm tuổi khác nhau, thì người làm việc cần đi từ nhóm gia cầm ít tuổi sang nhóm nhiều tuổi. − Có hố, khay /máng đựng dung dịch khử trùng trước cửa ra vào ở mỗi khu vực/ chuồng nuôi. − Người vào chuồng nuôi nhất thiết phải thay dép / ủng. − Không dùng chung thiết bị chăn nuôi giữa các khu, các chuồng; thiết bị phải sạch sẽ và được tiệt trùng. − Phải rửa tay kĩ bằng xà phòng sau khi bắt gia cầm, sau mổ khám gia cầm chết, gia cầm bệnh. − Kịp thời phát hiện, tách và cách li gia cầm ốm. − Ghi chép mọi hoạt động và sự kiện diễn ra của trại/cơ sở chăn nuôi (thức ăn tiêu thụ, sản lượng trứng, lịch tiêm chủng vắc xin, điều trị, số lượng và nguyên nhân gia cầm chết, nhập mới con giống, xuất bán sản phẩm…) − Không đi kiểm tra đàn gia cầm khi chưa thay dép, ủng. − Không tuỳ hứng mời khách vào tham quan. Một số biện pháp ngoài yếu tố con người có tính thực hành (thiết kế khu chăn nuôi, chuồng nuôi, hàng rào, chống xâm nhập của người, thú, các biện pháp bảo vệ và nâng cao sức đề kháng cho đàn gia cầm…) để góp phần vào chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học − Không nuôi lẫn các loại gia cầm (loài, nguồn gốc, tuổi) − Mua, nhập gia cầm giống phải rõ nguồn gốc, (có chứng nhận kiểm dịch) − Nuôi nhốt riêng các đàn − Cùng vào/ cùng ra gia cầm (theo lứa) cho chuồng, khu chăn nuôi hoặc toàn trại. − Cải thiện vệ sinh chuồng nuôi, khu chăn nuôi, vườn thả như: + Hố khử trùng ở cổng, cửa vào; + Chú ý đến ánh sáng mặt trời, thông thoáng, thoát nước (cao, ráo, thoáng, mát, ấm áp..) + Có vùng “bẩn” riêng để nhập/xuất gia cầm − Có rào chắn – hàng rào, cổng/cửa vào khu chăn nuôi và mỗi khu, chuồng riêng biệt. − Hạn chế khách thăm quan. − Tránh không cho các loại chim và động vật khác vào được khu chăn nuôi − Bảo vệ nguồn thức ăn /nước uống sạch sẽ − Ngăn chặn dịch bệnh, tăng sức đề kháng a. Nuôi dưỡng tốt để gia cầm luôn khoẻ mạnh b. Tiêm chủng vắc xin đầy đủ theo quy trình, tẩy giun sán. c. Cách li gia cầm ốm. Loại bỏ và chữa trị cho những con bị bệnh. Từ thực tế sản xuất, người ta xếp mức độ an toàn sinh học theo sơ đồ sau: 6 A. Gia cầm luôn được giữ trong chuồng nuôi An toàn sinh học Cao Nuôi thả có hàng rào bao quanh. B. C. Nuôi thả tự do trong sân. D. Nuôi thả tự do trong và ngoài sân. Thấp E. Nuôi thả chạy đồng tự do. Hình 2.1: Mức độ an toàn sinh học 2.2. Cơ sở pháp lệnh về chăn nuôi an toàn sinh học 1) Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội [10] 2) Pháp lệnh Thú y số18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/20004[11] 3) Nghị định 47/2005/NĐ-CP ngày 08/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi [6] 4) Nghị định 129/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y [7] 5) Quyết định số: 394/QĐ- TTg Ngày 13 tháng 3 năm 2006, của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới mở rộng cơ sở giết mổ chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung công nghiệp [15] 6) Thông tư số 42/2006/TT-BNN, ngày 01 tháng 6 năm 2006 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp [17] 7) Tiêu chuẩn 10 TCN 679- 2006,Tiêu chuẩn điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi gia cầm [25] 8) Tiêu chuẩn vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi 10TCN 680-2006 [26] 9) Tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở ấp trứng gia cầm 10TCN 878-2006 [27] 7 Tiêu chuẩn vệ sinh nước thải chăn nuôi 10TCN 678-2006 [28] 11) Quyết định Số 1405/QĐ -TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ, về điều kiện ấp trứng và chăn nuôi thuỷ cầm [15] 12) Thông tư Số 92/2007/TT-BNN ngày 19/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định 1405/QĐ-TTg, ngày 16/10/2007 của Thủ tướng chính phủ về điều kiện ấp trứng và chăn nuôi thuỷ cầm [18] 13) Thông tư số 60/2008/TT-BNN ngày 15/5/2008 Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng và chăn nuôi thủy cầm [19] 14) Thực hành chăn nuôi gia cầm tốt (VIETGAHP) (Ban hành kèm theo Quyết định số 1504/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) [22] Căn cứ vào tình hình thực tế về phát triển chăn nuôi gia cầm sau đại dịch Cúm H5N1. Thủ tướng chính phủ, đã ban hành Quyết định 1405/QĐ -TTg, Trong đó chỉ rõ những qui định cụ thể như sau: 10) Điều kiện đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp a) Về quy mô chăn nuôi - Cơ sở chăn nuôi gia cầm thương phẩm với quy mô có mặt thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi). - Cơ sở chăn nuôi gia cầm sinh sản với quy mô có mặt thường xuyên từ 1.000 con trở lên. - Tại khu chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phải có quy mô không nhỏ hơn 30.000 con, trong đó mỗi hộ có quy mô tối thiểu 4.000 con thương phẩm hoặc 2.000 con sinh sản. b) Về vệ sinh thú y và an toàn sinh học - Cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y quy định tại khoản 2 Điều 12 của Pháp lệnh Thú y và các quy định hiện hành, cụ thể như sau: + Phải theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp ở đồng bằng, trung du phải cách xa khu dân cư từ 300 mét trở lên và ở miền núi phải cách xa khu dân cư từ 01 km trở lên; + Có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngăn chặn được người, động vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở; + Có khu hành chính riêng biệt; + Có nơi vệ sinh, thay quần áo cho cán bộ, công nhân, khách thăm quan; 8 + Có hố sát trùng cho người, phương tiện vận chuyển trước khi vào cơ sở và khu chăn nuôi; + Môi trường khu chăn nuôi phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định; + Có kho riêng biệt bảo quản thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi; dụng cụ chăn nuôi; hoá chất sát trùng độc hại; + Có nơi cách ly, xử lý gia cầm ốm, chết và chất thải theo hướng dẫn của cơ quan thú y; + Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc định kỳ, khi có dịch bệnh và sau mỗi đợt nuôi, xuất bán sản phẩm gia cầm; + Có chương trình, quy trình phòng chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật thú y; + Bảo đảm thời gian để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi, xuất bán sản phẩm gia cầm; + Có biện pháp diệt trừ các loài gặm nhấm, côn trùng gây hại và ngăn chặn, hạn chế chim trời. - Khu vực chăn nuôi phải có đủ nguồn nước sạch; - Tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp có quy mô từ 1.000 con sinh sản hoặc 2.000 con thương phẩm trở lên phải đăng ký với cơ quan thú y để thẩm định điều kiện chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y. 2. 3. Hiệu quả của việc áp dụng chăn nuôi gà an toàn sinh học Trong sản xuất chăn nuôi, thức ăn chiếm chi phí 70 – 75 % giá thành sản phẩm, tùy qui mô sản xuất. Qui mô sản xuất càng nhỏ thì tỉ lệ chi phí thức ăn càng cao. Chính vì vậy, hầu như mọi quan tâm của người chăn nuôi đều đổ dồn về chi phí thức ăn. Khi thức ăn chăn nuôi tăng giá ngay lập tức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất. Tuy nhiên, một thực tế hiển nhiên trong sản xuất là người chăn nuôi hoàn toàn không thể điều chỉnh được giá thức ăn trên thị trường, vậy nên cách tốt nhất là hãy tìm cách để ”sống chung với nó”. Một trong những giải pháp hiệu quả mà người chăn nuôi cần phải thực hiện tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, đó là chăn nuôi an toàn sinh học. Xét về góc độ của người chăn nuôi gia cầm có nhiều kinh nghiệm cho thấy; An toàn sinh học hiện nay chính là giải pháp để hạ giá thành sản phẩm Trong chăn nuôi, năng suất và chất lượng góp phần quyết định hiệu quả sản xuất mà an toàn dịch bệnh là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng. Một vụ dịch xảy ra nếu không gây thiệt hại toàn bộ cơ sở thì cũng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Do đó chủ động phòng chống, không để xảy ra dịch bệnh là biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm (Duy Thức [23]). Rất nhiều hộ chăn nuôi, sau khi tham khảo thông tin và thu lượm kỹ thuật từ các lớp tập huấn về an toàn sinh học trong chăn nuôi, đã hiểu rõ tác dụng của việc áp dụng an toàn sinh học vào chăn nuôi gà, tiến hành nuôi thử nghiệm đã được kết quả tốt, 9 hiệu quả cao hơn hẳn so với trước khi áp an toàn sinh học vào chăn nuôi. Từ những kết quả thu được của gia đình, bản thân người chăn nuôi tự rút ra kinh nghiệm ”Nuôi gà an toàn sinh học khác với nuôi gà theo cách thông thường là mình phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về quy trình chăn nuôi do cán bộ chuyên môn cung cấp, đặc biệt là về chế độ ăn và thời gian sử dụng các loại thuốc phòng chống dịch bệnh”. Từ thực tế sản xuất cho thấy: chương trình “Chăn nuôi gà an toàn sinh học” đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, đồng thời còn trang bị cho người chăn nuôi gia cầm những kiến thức mới trong chăn nuôi, tạo tiền đề cho xây dựng vùng chăn nuôi an toàn sinh học trong những năm tiếp theo Minh Phương [13]. Theo tác giả Hà Ngọc Giang [3] cho biết: Hiệu quả kinh tế của nông dân huyện Lâm Thao – Phú Thọ khi thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi gà như sau: Sau 3 tháng nuôi mô hình gà an toàn sinh học tại Lâm Thao cho thấy tỷ lệ nuôi sống đạt trên 95%, trọng lượng bình quân đạt 2,2-2,4 kg/con đối với gà trống, đạt 1,9-2,0 kg/con đối với gà mái; thịt gà săn chắc chất lượng ngon hơn hẳn gà nuôi công nghiệp. Với giá thị trường hiện tại là 38.000 - 40.000đ/kg, mỗi hộ nuôi 200 con ước tính cho thu khoảng 16 17 triệu đồng, trừ tất cả chi phí dự kiến lãi khoảng 3-4 triệu đồng. Theo Thái Bình Trọng (báo Bình định) cho biết: Hiện nay, do mầm bệnh còn tiềm ẩn lâu dài trong môi trường nên nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm hàng năm là rất cao. Tuy nhiên, về mặt chủ trương không thể tính đến khả năng loại bỏ hẳn việc nuôi gà, chỉ có thông qua phương pháp nuôi an toàn sinh học mới có thể không ngừng phát triển đàn gia cầm Nếu như nuôi quảng canh giống gà địa phương, phải mất đến tối thiểu 5 tháng mới đạt trọng lượng xuất chuồng; với mô hình này, chỉ sau 70 ngày tuổi gà trống đã đạt trọng lượng trung bình 2,2 kg/con, gà mái 2 kg/con, hệ số tiêu tốn thức ăn chỉ ở mức 2,46 kg thức ăn/1 kg tăng trọng. Nhờ tiêm phòng đầy đủ tất cả các bệnh như: gumboro, đậu, dịch tả, cầu trùng, tụ huyết trùng… nên trong suốt quá trình nuôi hầu như không xảy ra dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt không đáng kể. Mặc dù giá gà thịt đang ở mức rất thấp (20.000 đồng/kg) nhưng lợi nhuận thực tế gần 7.000 đồng/con, có nghĩa là chỉ sau hơn 2 tháng, từ 500 con gà thả vườn đã mang lại thu nhập 3,5 triệu đồng. Tại Hội nghị tổng kết mô hình, tất cả người chăn nuôi và đại diện các địa phương đều thống nhất rằng đây là một biện pháp nuôi gia cầm hữu hiệu nhất hiện nay, có thể nhân rộng nhằm góp phần mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong tỉnh. [2] 10 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu − Các hộ chăn nuôi gia cầm; − Gà địa phương; − Gà lai (Lương Phượng x Ri); (LP x Sasso). 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu Năm xã miền Tây của thành phố Thái Nguyên bao gồm: Quyết Thắng, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức và Tân Cương 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Từ 5/2009 – 6/ 2011 3.3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu − Điều tra đánh giá thực trạng về chăn nuôi gia cầm: Tỷ lệ hộ chăn nuôi gia cầm Qui mô chăn nuôi/ hộ Diễn biến, tình hình dịch bệnh và tỷ lệ tiêm phòng cho gia cầm ở xã. − Kết hợp với Hội Nông Dân và Hội Phụ nữ mở các lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về an toàn sinh học trong chăn nuôi và kỹ thuật chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học − Nghiên cứu mật độ bãi thả tối ưu cho từng đối tượng gà thịt, đáp ứng yêu cầu của chăn nuôi an toàn và bền vững. − Xây dựng các Quy định cụ thể với các xóm xã về việc thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm. 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Xây dựng biểu mẫu điều tra đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm tại 5 xã Điều tra thực trạng chăn nuôi, thú y: Điều tra phỏng vấn, thu thập thông tin từ UBND xã, từ nông dân bằng câu hỏi trong phiếu điều tra, điều tra chọn mẫu. Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) (mẫu phiếu xem phụ lục). 3.4.2. Điều tra xác định tỷ lệ nhiễm bệnh Bệnh Ký sinh trùng trên đàn gà − Tỷ lệ nhiễm giun tròn. − Tỷ lệ nhiễm sán dây. − Tỷ lệ nhiễm cầu trùng. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu và kiểm tra tỷ lệ mắc ký sinh trùng trên đàn gà, từ đó đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả. Một số bệnh do vi khuẩn trên đàn gà − Tỷ lệ nhiễm bệnh E. Coli. − Tỷ lệ nhiễm bệnh Sallmonella. Lấy mẫu để xác định tỷ lệ nhiễm và nuôi cấy trên phòng thí nghiệm để phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ, từ đó đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả. 11 Mẫu phân tích lấy tại các hộ chăn nuôi. Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ tại Viện Khoa học sự sống của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.4.3. Chọn hộ để mở các lớp tập huấn Kết hợp vớp hôi Nông dân, khuyến nông và UBND chọn hộ và trực tiếp tập huấn cho các hộ chăn nuôi theo phương pháp “cầm tay chỉ việc ”. 2.4.4. Xây dựng mô hình điểm * Chọn hộ Khi tiến hành xây dựng mô hình điểm, chúng tôi đưa ra 3 tiêu chí lựa chọn và 2 loại gà để đưa vào nuôi thử nghiệm. Các hộ được chọn là các hộ có các tiêu chí tương đương nhau - Loại 1: Không có vườn cây (chỉ là bãi cỏ hoặc sân chơi), được bố trí với diện tích bãi thả 2m2/ gà. Số hộ bố trí 3 hộ/xã/loại gà. - Loại 2: Có vườn cây thấp tán (chanh, cam. quất, mía, chè..), được bố trí với diện tích bãi thả là 3m2/ gà. Số hộ bố trí 3 hộ/xã/ loại gà. - Loại 3 Có vườn đồi và cây cao (vải, nhãn, xoài), được bố trí với diện tích bãi thả là 4 m2/ gà. Số hộ bố trí 3 hộ/xã/ loại gà. Các hộ tham gia mô hình phải đáp ứng các tiêu chí sau: Tự nguyện tham gia. Đã tham gia lớp tập huấn Hộ chăn nuôi phải có đối ứng về: - Chuồng nuôi (12m2) - Bãi chăn thả (4m2/gà) - Kinh tế (có khả năng đáp ứng về thức ăn tinh cho gà) - Vị trí dễ đi lại cho nhóm sở thích để chia sẻ. - Có tính cộng đồng (có khả năng chia sẻ, có khả năng tiếp thu cái mới). - Cam kết áp dụng các kỹ thuật về CNGC an toàn theo qui định và cam kết chia sẻ với cộng đồng. 12 Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi mô hình điểm Diễn giải Loại gà Lô I Lô II Lô III Lô IV gà lai F1 (♂ Ri x ♀ Sasso) Lô V Lô VI Gà địa phương Số lượng (con) 50 50 50 50 50 50 Số hộ nuôi 3 3 3 3 3 3 150 150 150 150 150 150 Số gà thí nghiệm Thời gian TN 1 – 12 tuần tuổi Địa điểm thử nghiệm Xã Quyết Thắng, xã Phúc Xuân Phương thức nuôi Bán chăn thả + 1- 4 tuần tuổi Nhốt hoàn toàn + 5 – 12 tuần tuổi Thả vườn ban ngày Mật độ - Chuồng nuôi(gà/m2) - Bãi chăn (m2/gà) 8 2 3 4 2 3 4 Thức ăn + 1- 4 tuần tuổi Dabaco D56 + 5 tuần tuổi - kết thúc Dabaco D57 Bảng 3.2. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn sử dụng cho gà thử nghiệm (Theo số liệu ghi trên bao bì) Giai đoạn 1 (1-28 ngày) (Dabaco – D56) Giai đoạn 2 (29-84 ngày) (Dabaco – D57) 3000 3100 17 15 Ca(%) 0,95 0,9 P(%) 0,75 0,7 Xơ (%) 4,5 5 NaCl (%) 0,38 0,4 Độ ẩm (%) 12 12 Giá trị dinh dưỡng Kcal ME/kg Protein tối thiểu (%) 13 * Phòng và sử dụng vắc-xin Bảng 3.3. Lịch sử dụng vắc-xin Ngày tuổi Loại vắc-xin Phương pháp sử dụng 3 Lasota lần 1 Nhỏ mũi 1 giọt/con 3 Gumboro lần 1 Cho uống 4 giọt/con 7 Đậu Chủng màng cánh 10 Gumboro lần 2 Cho uống 4 giọt/con 25 Gumboro lần 3 Pha nước uống 28 Lasota lần 2 Nhỏ mũi 1 giọt/con 45 Newcastle hệ 1 Tiêm dưới da cánh * Gà thử nghiệm Gà địa phương: Chúng tôi thu mua trứng tại các nông hộ của 5 xã phía Tây của thành phố Thái Nguyên. Sau đó, trứng đưa về ấp nở cùng ngày với gà lai (Ri x Sasso). Gà Ri lai Sasso lấy tại cơ sở giống. * Số lượng gà thử nghiệm Gà Địa phương: 50 gà/ lô x 3 (diện tích bãi thả) x 3 lô = 450 con Gà lai (Ri x Sasso) 50 gà/ lô x 3 (diện tích bãi thả) x 3 lô = 450 con Tổng là 18 hộ và 900 con gà thử nghiệm. * Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện thử nghiệm - Từ mới nở đến hết 4 tuần tuổi: nuôi nhốt trong chuồng, nền có đệm lót + Mật độ chuồng nuôi: 8 con/m2 + Đệm lót: dùng trấu, độ dày đệm lót trải lần đầu dày 8-10 cm. - Từ 5 tuần tuổi đến kết thúc: ban ngày nuôi trong chuồng + thả vườn, ban đêm nhốt trong chuồng. Theo tiêu chí hộ đã được chọn, bố trí mật độ bãi chăn thả các lô như sau: Mật độ bãi thả lô I và IV là 2m2/con Mật độ bãi thả lô II và V là 3m2/con Mật độ bãi thả lô III và VI là 4m2/con - Nhiệt độ: các lô thí nghiệm đều có hệ thống cung cấp nhiệt vào những thời gian nhiệt độ xuống thấp, đảm bảo nhiệt độ 1-10 ngày tuổi dưới chụp sưởi 33- 350C. - Máng ăn, máng uống: Giai đoạn 1-10 ngày tuổi sử dụng khay ăn: khay ăn tròn quy chuẩn dùng cho 50 gà và cho uống bằng máng uống tròn 2 lít (50 con/máng). Giai đoạn 14 ngày trở đi thay bằng máng ăn treo tròn với 50 gà/ máng và từ 28 ngày cho uống bằng máng uống tròn 8 lít với 50 gà/ máng. - Chế độ dinh dưỡng: Thức ăn sử dụng của hãng Dabaco * Thuốc phòng bệnh và tăng sức đề kháng 14 - Từ 1-5 ngày đầu: Pha nước uống (tính cho 1 lít): + Glucoza: 50 g; + Colivinavet: 1,5 g; + B.Complex: 0,5 g - Phòng bệnh Cầu trùng bằng Cossistop – ESB3 (theo chỉ dẫn) - Phòng các bệnh đường hô hấp, tiêu hoá bằng: Colivinavet, Anti CRD. - Dùng vitamin A, D, E, B.Complex vào các ngày sử dụng vắc-xin và kháng sinh. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu * Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi Hàng ngày theo dõi cụ thể tình trạng sức khoẻ và tỷ lệ sống ở tất cả các lô thí nghiệm, ghi chép chính xác số lượng gà chết. Trên cơ sở tính theo tuần và cộng dồn theo công thức sau. Σ gà cuối kỳ (con) x1 Tỷ lệ nuôi sống = 00 Σ gà đầu kỳ (con ) * Khả năng sinh trưởng Sinh trưởng tích luỹ Cân 100 % số gà mỗi lô thí nghiệm lúc mới nở, hàng tuần và lúc kết thúc thí nghiệm. Cân vào buổi sáng trước khi cho ăn (chỉ cho uống nước). Cố định loại cân và người cân. Từ kết quả thu được từ khối lượng của gà qua các tuần tuổi, chúng tôi có thể tính được tăng khối lượng tuyệt đối và tăng khối lượng tương đối của gà thí nghiệm. Sinh trưởng tuyệt đối: Tính theo công thức (TCVN) [29] P2 – P1 A= t Sinh trưởng tương đối % [30] P2 - P1 R= P2 + P1 2 x 100 Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) R : Sinh trưởng tương đối (%) P2: Là khối lượng của gà cuối kỳ (g) P1: Là khối lượng của gà đầu kỳ (g) t: Khoảng cách giữa 2 lần cân (ngày) 15 * Khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn Hàng ngày cân thức ăn để theo dõi về khối lượng thức ăn mà gà ăn hết trong tuần - Thức ăn tiêu thụ (kg/con/tuần) Σ khối lượng thức ăn trong tuần (kg) TĂ tiêu thụ = Số đầu gà bình quân trong tuần (con) - Thức ăn tiêu thụ cộng dồn (kg/con/tuần) Σ KL TĂ tiêu thụ tới thời điểm tính (g/con) TĂ tiêu thụ cộng dồn = Tổng số lượng gà tới thời điểm tính (con) - Tiêu tốn TĂ/kg tăng khối lượng trong kỳ Σ thức ăn sử dụng trong kỳ (kg) TTTĂ/kg tăng khối = lượng trong kỳ Σ khối lượng gà tăng trong kỳ (kg) - Chi phí thức ăn / Kg tăng khối lượng Σ TTTĂ (kg) x giá thành 1kg Tă (đ/kg) Chi phí TĂ/kg tăng KL = Σ Khối lượng tăng (kg) * Đánh giá năng suất và chất lượng thịt Tiến hành mổ khảo sát ở tại thời điểm kết thúc thí nghiệm theo phương pháp của Bùi Quang Tiến, 1993 [31]. + Khối lượng sống Chọn ở mỗi lô thí nghiệm lấy 3 trống và 3 mái có khối lượng tương đương với khối lượng trung bình của mỗi lô. Cho nhịn ăn, chỉ cho uống nước 12 giờ, cân lên ta được khối lượng sống. Sau đó tiến hành mổ khảo sát để xác định khối lượng thịt xẻ. + Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ: Khối lượng thịt xẻ được xác định như sau : Sau khi cắt tiết vặt lông, rạch bụng theo lườn bỏ ruột, phổi, khí quản, lá lách, tách mật khỏi gan, lấy thức ăn và lớp màng sừng ra khỏi mề, bỏ mề và gan vào bụng. Cắt bỏ đầu ở đoạn xương chẩm ở đốt xương cổ đầu tiên, cắt chân ở đoạn khuỷu (bỏ bàn chân) cân khối lượng ta xác định được khối lượng thịt xẻ. Khối lượng thịt xẻ (g) Tỷ lệ thịt xẻ (%) = x 100 Khối lượng sống (g) + Tỷ lệ cơ đùi: Khối lượng cơ đùi : Được xác định bởi cơ đùi trái nhân đôi. Cách làm: Rạch một đường cắt từ khớp xương đùi trái song song với xương sống dẫn đến chỗ xương đùi gắn vào xương mình. Lột da đùi, da bụng theo đường phân ranh giới giữa cơ đùi và cơ ngực lớn để rạch một đường cho tách rời ra, cắt bỏ hết da. Cắt dọc theo xương chày, xương mác để lấy 2 xương này ra cùng với xương bánh chè và xương sụn, cân khối lượng cơ đùi và nhân đôi ta được khối lượng cơ đùi. 16 Tỷ lệ cơ đùi (%) = Khối lượng cơ đùi trái (g) x 2 Khối lượng thịt xẻ (g) x 100 + Tỷ lệ cơ ngực: Khối lượng cơ ngực: Được tính bằng cơ ngực trái nhân đôi. Cách làm: Rạch một đường dọc theo xương ức, cắt tiếp từ xương đòn đến xương vai, bỏ da từ cơ ngực lớn đến xương vai. Lấy cơ ngực lớn và cơ ngực bé ra khỏi xương, cân khối lượng và nhân đôi ta được khối lượng cơ ngực. Khối lượng cơ ngực trái (g) x 2 x 100 Tỷ lệ cơ ngực (%) = Khối lượng thịt xẻ (g) + Tỷ lệ cơ ngực và cơ đùi: Khối lượng cơ đùi + cơ ngực (g) x Tỷ lệ cơ ngực và cơ đùi (%) = 100 Khối lượng thịt xẻ (g) + Phân tích chất lượng thịt tại Viện khoa học sự sống trường ĐHNLTN để xác định các chỉ tiêu: Vật chất khô, protein, lipit, khoáng tổng số. - Xác định chỉ số sản xuất PI và chỉ số kinh tế EN. + Chỉ số sản xuất: Chỉ số sản xuất PI (Performance – Index) được tính theo công thức của Ing J. M. E and Whyte, 1995 [35]. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%) x A cộng dồn (g/con/ngày) PI = TTTA/kg tăng khối lượng cộng dồn x 10 + Chỉ số kinh tế EN (Economic Number) Chỉ số sản xuất (PI) EN = x 1000 Chi phí thức ăn (đ)/kg tăng khối lượng - Chi phí trực tiếp (đ/kg) Tổng chi phí trực tiếp Chi phí trực tiếp (đ/kg) = Tổng khối lượng gà xuất bán (kg) - Sơ bộ tính giá chi phí trực tiếp và hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế = Tổng thu - tổng chi phí trực tiếp + Tổng chi phí trực tiếp bao gồm: chi phí giống, thức ăn, thuốc thú y, các chi phí khác . . . (không tính công lao động). + Tổng thu: Là tổng khối lượng gà xuất bán x giá tiền/1kg. 3.3. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện, 2002 [21] và phần mềm Minitab, Excel với các tham số thống kê: * Số trung bình X * Sai số trung bình: ( X ± m ) x * Hệ số biến dị (Cv) * So sánh sai khác của các số trung bình 17 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả điều tra đánh giá thực trạng chăn nuôi gia cầm và dịch bệnh trên đàn gia cầm tại 5 xã miền tây của thành phố Thái Nguyên 4.1.1. Kết quả điều tra số lượng trang trại trên địa bàn Kết quả điều tra về số lượng trang trại nuôi gà tại địa bàn 5 xã được chúng tôi tổng kết và ghi tại bảng 4.1. Bảng 4.1. Số lượng trang trại trên địa bàn 5 xã Số lượng trại 3 Đối tượng nuôi Gà broiler Phúc Xuân 0 Gà broiler Chuồng kín Phúc Trìu 0 Gà broiler Chuồng kín Thịnh Đức 2 Gà broiler Chuồng kín Tân Cương 13 Gà broiler Chuồng kín Xã Quyết Thắng Tính chung Phương thức nuôi Chuồng kín 18 Kết quả điều tra cho thấy: số lượng các trang trại chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp (chuồng kín) trên địa bàn 5 xã tính đến thời điểm tháng 5/ 2011, số lượng là 16 trại, trong đó chủ yếu tập trung ở xã Tân Cương với 13 trại, (nơi có quĩ đất rộng). Xã Quyết Thắng có 3 trại, Thịnh Đức 2 trại, còn hai xã Phúc Trìu và Phúc Xuân không có trại nào. 100 % các trại đều là trại gia công nuôi gà thịt thương phẩm cho các công ty CP và Jafa, với qui mô từ 3000 đến 16000 con/ lứa và nuôi. Tại các nông hộ, tỷ lệ nuôi gà chuyên thịt (nhập nội) là rất thấp, hầu như không có. 4.1.2. Số lượng phiếu điều tra và phương pháp tiến hành Để có số liệu đánh giá tiềm năng, thực trạng về chăn nuôi gia cầm trong nông hộ tai 5 xã miền tây của thành phố Thái Nguyên, làm căn cứ để xác định đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng biểu mẫu (xem tại phụ lục 1) và tiến hành điều tra. Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn, trực tiếp xuống hộ chăn nuôi, phỏng vấn chủ hộ để lấy thông tin sau đó về xử lý số liệu. Trước khi tiến hành điều tra, chúng tôi đã thông nhất với Hội Nông dân và Khuyến nông của xã để quyết định số lượng xóm tham gia điều tra và số hộ có thể điều tra của xóm... Số lượng phiếu điều tra cụ thể của từng xã được chúng tôi ghi tại bảng 4.2. Mỗi xã chúng tôi tiến hành điều tra 200 hộ (không tiến hành điều tra các trại chăn nuôi gia công trên địa bàn). Để điều tra có kết quả tốt, tại mỗi xóm, chúng tôi đều nhờ sự tư vấn và dẫn đường của trưởng xóm nên công việc diễn ra rất thuận lợi. Trong quá trình điều tra, do có kế hoạch và có sự chuẩn bị trước của xomg nên chúng tôi đều gặp trực tiếp chủ hộ, người trực tiếp chăn nuôi và đánh giá hiệu quả chăn nuôi gia cầm 18 của nhà mình, do đó số liệi thu được có sở cứ và đáng tin cậy. Xã có số lượng xóm điều tra nhiều nhất là xã Quyết Thắng (8 xóm), Phúc Trìu là 7 xóm còn 3 xã (Tân Cương, Thịnh Đức và Phúc Xuân) là 6 xóm. Số lượng phiếu điều tra/ xóm ít nhất là ở xã Quyết Thắng (20 phiếu ). Bảng 4.2. Số lượng phiếu điều tra Số hộ điều tra Quyết Thắng 200 Số lượng xóm điều tra 8 Phúc Xuân 200 6 30 Phúc Trìu 200 7 25 Thịnh Đức 200 6 23 Tân Cương 200 6 23 1000 33 Xã Tính chung Số hộ ít nhất/ xóm 20 4.1.3.Kết quả điều tra cơ cấu loại gia cầm tại địa bàn Kết quả điều tra thực trạng về cơ cấu các loại gia cầm đang được nuôi trong các hộ tại địa bàn được chúng tôi ghi tại bảng 4.3. Bảng 4.3. Cơ cấu gia cầm trong nông hộ (%) Gà Loài gia cầm Xã Vịt Ngan Ngỗng Gia cầm khác n % n % n % n % n % Quyết Thắng 179 89,5 8 4,0 8 4 4 2 1 0,5 Phúc Xuân 160 80,0 28 14,0 10 5 2 1 0 0 Phúc Trìu 166 83,0 26 13,0 8 4 0 0 0 0 Thịnh Đức 175 87,5 8 4,0 10 5 5 2,5 2 1,0 Tân Cương 170 85,0 10 5,0 14 7 4 2,0 2 1,0 Tính chung 850 85,0 80 8,0 50 5,0 15 1,5 5 0,5 Kết quả thu được cho thấy: Tính chung cho 5 xã thì tỷ lệ hộ nuôi gà chiếm cao nhất 85%, tiếp đó là các hộ nuôi vịt 8%, ngan 5%, còn ngỗng và các gia cầm khác như gà sao, chim cút, chiếm tỷ lệ rất thấp 1,5 – 0,5%. Xã có tỷ lệ hộ nuôi gà cao nhất là xã Quyết Thắng và xã Thịnh Đức, dao động từ 87,5 % đến 89,5 %. Tỷ lệ hộ nuôi gà thấp nhất ở xã Phúc Xuân 80 %. Số hộ nuôi vịt nhiều nhất là ở xã Phúc Xuân 28 hộ chiếm tỷ lệ 14% so với số hộ điều tra. Do địa hình của xã Phúc Xuân gần hồ Núi Cốc, có nhiều nguồn nước nên bà con nuôi vịt nhiều hơn, tương tự ở xã Phúc Trìu. Vịt nuôi tại các hộ chủ yếu là vịt thịt, nuôi theo hướng tận dụng, chưa có sự đầu tư đúng mức về kỹ thuật cũng như kinh phí, 19 nên hiệu quả chưa cao, qui mô từ vài con đến vài chục con. Một vài hộ nuôi vịt lấy trứng nhưng số lượng không đáng kể. Số hộ chăn nuôi ngan nhiều nhất ở xã Tân Cương, 14 hộ nuôi chiếm tỷ lệ 7% so với số hộ điều tra. Ngan được nuôi trong các hộ là ngan địa phương (ngan sao), nuôi theo phương thức tận dụng, không đầu tư nên năng suất thấp, người dân cũng không có mong muốn hạch toán kinh tế trong chăn nuôi ngan. Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy: trên địa bàn rất ít các hộ nuôi thuỷ cầm đơn thuần, mà thường là nuôi cùng với gà. Tổng số đầu gia cầm điều tra tại thời điểm tháng 7+8 năm 2009 là 37.659 con (không tính gà của các trại gia công). Trong đó thuỷ cầm là 3600 con chiếm 9,56% tổng đàn. Từ kết quả điều tra và qua phân tích chúng tôi thấy: Chăn nuôi gà hiện nay đang là thế mạnh của các hộ chăn nuôi tại địa bàn (chiếm 85% số hộ điều tra). Do đặc đặc điểm về địa hình bị chia cắt bởi đồi bãi, diện tích mặt nước ít, nên việ phát triển chăn nuôi thuỷ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì không có điều kiện để phát triển chăn nuôi thuỷ cầm, nên trên địa bàn không có cơ sở nào cung cấp giống thuỷ cầm (tại thời điểm tiến hành đề tài). Căn cứ vào tình hình thực tế, rất khó chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học, vì tại địa bàn, các hộ chăn nuôi chưa đủ điều kiện để nuôi thuỷ cầm theo phương thức nhốt hoàn toàn. Vì vậy chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài là con gà. Chọn hai xã Phúc Xuân và Quyết Thắng là hai xã có tỷ lệ hộ nuôi gà cao nhất và thấp nhất để tiến hành xây dựng mô hình mẫu. 4.1.4. Kết quả điều tra cơ cấu giống gà tại địa bàn Kết quả điều tra về cơ cấu giống gà tại địa bàn được ghi tại bảng 4.4. và minh hoạ qua biểu đồ 4.1. Bảng 4.4. Cơ cấu giống gà trong nông hộ (%) Giống Gà nhập nội Gà lai Gà địa phương Quyết Thắng 2,03 33,95 64,02 Phúc Xuân 0,00 22,34 77,66 Phúc Trìu 0,00 10,28 89,72 Thịnh Đức 4,12 24,54 71,34 Tân Cương 1,14 14,63 84,23 Tính chung 1,46 21,15 77,39 Xã * Không tính các trại gà đang nuôi tại Trường ĐH Nông Lâm và các trại chăn nuôi gia công cho công ty CP, Jafa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan