Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của cộng tác viên pháp chế skkn...

Tài liệu Vai trò của cộng tác viên pháp chế skkn

.DOC
14
453
121

Mô tả:

giáo dục pháp luật cho HS khuyết tật qua các hoạt động
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, trong đó phát triển giáo dục đào tạo được xác định là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực. Con người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Vì thế, yêu cầu: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước yêu quê hương và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, khoan dung trọng nghĩa tình đạo lý, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh– sinh viên mà nhân tố quyết định thắng lợi công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là con người, muốn chăm lo đến nguồn lực con người phải cần được bắt đầu từ giáo dục”. Cho nên, cần quan tâm chỉ đạo giáo dục học sinh ý thức rèn luyện đạo đức chấp hành nghiêm túc pháp luật, góp phần hình thành mục tiêu giáo dục: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện: Có đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mặt khác, trường ……………….. là trường chuyên biệt, học sinh của trường chủ yếu là đối tượng khiếm thính. Vì vậy, nhận thức của các em có rất nhiều hạn chế so với học sinh bình thường cho nên công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho các em là rất cần thiết và quan trọng. Điều này tạo tiền đề cho việc tạo nên những công dân mặc dù khuyết về thể chất nhưng không khuyết kiến thức pháp luật. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh khuyết tật”. II. TÁC DỤNG CỦA ĐỀ TÀI. Với đề tài này tôi hi vọng góp phần trong việc tìm ra biệp pháp để giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh, đặc biệt là học sinh khuyết tật. Công tác -1- giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh là điều kiện làm nền móng cần thiết để tác động tốt cho các em, góp phần hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng học tập. Đáp ứng yêu cầu xã hội: “Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật”. Đồng thời, thông qua đề tài này sẽ giúp cho mọi người thấy được vai trò, tầm quan trọng của một cộng tác viên pháp chế trong trường học. Từ đó, nhận được sự quan tâm đúng đắn hơn của các cấp, các ngành, các đoàn thể đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Hơn nữa, bản thân tôi sẽ đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình công tác. -2- PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Chúng ta đã biết, cả pháp luật và đạo đức đều góp phần bảo vệ các giá trị chân chính, đều liên quan đến hành vi, đến lợi ích của con người và xã hội. Pháp luật tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội bằng các quy phạm, các điều khoản quy định, các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Các quy phạm pháp luật quy định chi tiết các hành vi được phép và các hành vi bị cấm đoán. Đồng thời, chúng còn xác định cụ thể cách cư xử lẫn những hình phạt sẽ áp dụng nếu chủ thể vi phạm. Ngoài ra, pháp luật còn thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và xã hội bằng sự bắt buộc, cưỡng chế từ bên ngoài. Trong khi đó, đạo đức lại điều chỉnh các mối quan hệ bằng dư luận xã hội bằng sự giác ngộ và sự thôi thúc từ bên trong. Sự khác biệt nhưng lại thống nhất này là cơ sở để pháp luật và đạo đức bổ sung và hỗ trợ nhau. Do vậy, có thể nói pháp luật không những là công cụ quản lý nhà nước mà còn là môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức. Bên cạnh đó, đạo đức là gốc của pháp luật cho nên việc thực hiện tốt các quy phạm, các chuẩn mực đạo đức cũng là một bước để thực thi tốt pháp luật. Trong quá trình điều chỉnh hành vi của con người, đạo đức và pháp luật có những đặc điểm và tính chất khác nhau: đạo đức thì tình cảm, mềm dẻo; pháp luật thì bắt buộc, cứng rắn. Đạo đức mang tính chung, định hướng; pháp luật thì cụ thể, rõ ràng. Đạo đức đạt kết quả là một quá trình; pháp luật đạt được kết quả ngay tức thì. Đạo đức là kết quả tự thân bền vững; pháp luật là kết quả tác động từ bên ngoài, chưa bền vững. Thế nhưng, giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau. Chúng thống nhất với nhau ở đối tượng và mục tiêu là con người để đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ, được thi hành nghiêm chỉnh đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa người với người. -3- Một người vi phạm đạo đức thường là vi phạm pháp luật và ngược lại vi phạm pháp luật cũng là vi phạm đạo đức. Đạo đức và pháp luật không phải tự nhiên mà có. Để con người có được ý thức đạo đức và ý thức pháp luật đều là kết quả của quá trình giáo dục lâu dài. Giáo dục cho con người có đạo đức cũng là giáo dục cho con người biết tôn trọng pháp luật, tôn trọng kỷ cương. Giáo dục pháp luật cho con người cũng là để bảo vệ giá trị đạo đức và nâng cao đạo đức con người. Vì vậy, giáo dục đạo đức tạo nên những tiền đề cần thiết để hình thành ở công dân sự tôn trọng đối với pháp luật. Ngược lại, giáo dục pháp luật lại tạo ra khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn thường ngày những nguyên tắc của đạo đức, củng cố các nghĩa vụ đạo đức; bồi dưỡng thế hệ trẻ, kích thích sự tương hỗ, tính lương thiện, thật thà và không dung thứ với các biểu hiện xấu trong xã hội. II. THỰC TRẠNG: Trường ………………. là trường chuyên biệt. Học sinh trường hầu hết là trẻ khiếm thính, không đồng nhất về độ tuổi, vốn từ của các em ít và nhận thức của các em có rất nhiều hạn chế so với học sinh bình thường. Đa số học sinh trường ở vùng nông thôn xa, gia đình lam lũ làm ăn ít quan tâm. Một số phụ huynh còn nặng tư tưởng giao phó việc giáo dục con em cho nhà trường và chưa thực sự phối hợp với nhà trường để chấn chỉnh những hành vi sai trái của các em. Hơn nữa, chương trình giáo dục lại chưa thể hiện hết vai trò của môn đạo đức và giáo dục công dân. Thực tế, học sinh cấp THCS của trường không được học môn Giáo dục công dân nên vấn đề tích hợp giáo dục đạo đức và pháp luật gặp rất nhiều khó khăn. Trong hai năm học 2011 - 2012 và năm học 2012 – 2013, tình trạng học sinh bỏ học; học sinh lấy cắp tiền hoặc điện thoại của bạn, của thầy cô; vô lễ với thầy cô trong trường đã xảy ra nhiều. Tập trung vào độ tuổi các em thành niên và vị thành niên như em Trung Chánh, em Công Huy, em Vũ Phương, em Thanh Phương, em Bảo Trung, em Minh Đầy, em Thanh Hương,…Mặc dù, trong suy -4- nghĩ của các em những hành vi trên là không đáng kể nhưng các em không biết được rằng những hành vi đó nếu không chấm dứt thì những hệ lụy phía sau thật nguy hiểm. Đồng thời, lâu dần nó sẽ trở thành vết xước trong nhân cách của các em sau này. Trong năm học 2013 - 2014 số học sinh ở tuổi thành niên và vị thành niên của trường chiếm tỷ lệ hơn 50%. Các em đang ở độ tuổi trưởng thành, tư tưởng và hành vi có nhiều thay đổi. Vì vậy, vấn đề giáo dục pháp luật, định hướng cho các em những hành vi đúng là rất cần thiết. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH 1) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đạo đức và pháp luật: - Đầu năm học nhà trường tổ chức cho các em học tập nội qui, nhiệm vụ của người học sinh. Lãnh đạo trường làm công tác tư tưởng với giáo viên phải chú trọng đến việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh làm nền tảng cho việc giảng dạy học tập văn hóa và học nghề. - Giáo dục học sinh thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy qua việc chủ động phối hợp với GVCN, GVBM tổ chức tốt phong trào thi đua học tập, rèn luyện đội viên theo 5 điều Bác Hồ dạy có tổng kết thi đua tuyên dương tập thể và cá nhân thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. - Thành lập tủ sách pháp luật, phân loại những đầu sách phù hợp với các đối tượng học sinh từ bậc tiểu học đến trung học cơ sở của trường. - Thường xuyên nhắc nhở học sinh tác hại của việc gây gổ đánh nhau làm mất đoàn kết; chạy theo mốt: kiểu tóc, quần áo, ngôn phong thiếu lễ độ với mọi người…. - Biểu dương những em có tiến bộ trong học tập và cuộc sống trước trường trong tiết sinh hoạt dưới cờ cũng là một biện pháp giáo dục hiệu quả, mang tính thuyết phục cao. 2) Giáo dục đạo đức, pháp luật qua các tiết sinh hoạt tập thể, các hoạt động ngoại khóa: -5- - Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống vẻ vang của Đảng, Bác Hồ, của Đoàn, Đội của những anh hùng liệt sĩ… Đặc biệt với học sinh khuyết tật giáo dục suông thì không thuyết phục nên nhà trường đã tổ chức các hoạt động mang tính thực tiễn, chính xác, gợi chút tư duy cho các em và cũng không kém phần sinh động nhưng phải có tính tổ chức, kỉ luật cao. Trong năm học 2013 – 2014 tổ chức cho các em tham quan Bảo tàng, viếng nghĩa trang liệt sĩ, giao lưu với Tiểu đoàn hóa học,…Qua các buổi tham quan đã giáo dục cho các em tinh thần yêu nước, đấu tranh bảo vệ nền độc lập cho nước nhà, lòng tự hào dân tộc khi còn là học sinh; Lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước đã hi sinh xương máu để các em được sống, học tập và rèn luyện trong môi trường hòa bình, hạnh phúc. - Đưa các hoạt động vui chơi lành mạnh, các trò chơi dân gian,…vào các tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần. Khi tổ chức luôn chú trọng đến học sinh có biểu hiện vi phạm đạo đức, khuyến khích các em tham gia và cho các em phụ trách một số việc thích hợp để phát huy tính tích cực. - Tổ chức các tiết dạy: An toàn giao thông, Phòng chống tác hại của thuốc lá, Quyền trẻ em, Luật người khuyết tật. Qua các tiết dạy trên, giáo dục cho các em biết được những quyền và bổn phận của các em như bổn phận là đứa con ngoan trong gia đình, là học trò ngoan của lớp, của trường, chấp hành tốt nội qui trường; thực hiện theo đúng pháp luật nhất là luật ATGT; thấy rõ những nguy hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người dù hút trực tiếp hoặc bị ảnh hưởng gián tiếp do khói thuốc. Công việc này phải tổ chức thường xuyên, mang tính lặp đi lặp lại để đa số các em thấy “quyền” và “nghĩa vụ” của mình trong các hoạt động. - Tổ chức nhiều buổi giao lưu như: giao lưu với Công đoàn ngành xây dựng TP, giao lưu văn nghệ với trường Cao Đẳng, tham dự hội trại Ngày người khuyết tật 3 -12 ở TP. Hồ Chí Minh, giao lưu với đoàn sinh viên của các trường Đại học trong thành phố để phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Đồng thời, đáp ứng phần nào những tâm tư, nguyện vọng cần thiết của học sinh trong phạm vi cho phép của nhà trường. -6- - Tổ chức sinh hoạt chủ đề, kỷ niệm các ngày lễ trọng đại của dân tộc như Quốc khánh 2/9; sinh hoạt ý nghĩa ngày thành lập Đoàn, lễ Giỗ tổ Hùng Vương, ngày Giải phóng miền Nam 30/4,… - Hướng dẫn các em tham gia lao động, vệ sinh khuôn viên trường, vệ sinh khu nội trú tạo môi trường “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”. 3) Giáo dục đạo đức, pháp luật qua tích hợp, lồng ghép vào nội dung môn Đạo đức: - Tích hợp, lồng ghép nội dung pháp luật vào nội dung, chương trình môn Đạo đức ở cả 5 khối lớp (từ lớp 1 - đến lớp 5). Nội dung giáo dục pháp luật ở tiểu học là giáo dục những kiến thức pháp luật phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu của các em, góp phần hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen phù hợp với những giá trị đạo đức, giá trị pháp luật được học. Các nội dung giáo dục pháp luật ở tiểu học được xây dựng dựa trên các mối quan hệ cơ bản của học sinh tiểu học với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và môi trường tự nhiên, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ em đó là một số quyền cơ bản của trẻ em, bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, nghĩa vụ của trẻ em trong gia đình (đối với ông bà, cha, mẹ), an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Với cách tiếp cận như vậy học sinh hứng thú hơn với các nội dung mang tính pháp luật, vì các em thấy các nội dung đó thiết thực, gần gũi với đời sống thực của các em, do đó giáo dục pháp luật cho các em hiệu quả hơn. Cụ thể, bằng việc giáo dục pháp luật cho học sinh tiểu học thông qua các bài học đạo đức các em đã tự tin hơn, tham gia một cách tích cực tự giác vào các hoạt động của lớp, của trường trên cơ sở phát huy thực sự tính tương tác. - Giáo dục cho các em kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe giúp các em có được tình bạn trong sáng với bạn khác phái, tự tin hơn khi giao tiếp, tạo điều kiện cho các em hòa đồng và hòa nhập vào cộng đồng. Tổ chức tốt hoạt động này sẽ giúp các em thể hiện lối sống có văn -7- hóa trong giao tiếp, ứng xử, lối sống có đạo đức, tôn trọng và quý trọng lẫn nhau của con người, góp phần hình thành nhân cách tốt, giúp các em gần nhau hơn trong cuộc sống hằng ngày. 4) Giáo dục đạo đức, pháp luật qua phối hợp tốt với gia đình và cộng đồng: - Giáo dục phải kết hợp chặt chẽ ba môi trường: gia đình - nhà trường - xã hội. Không thể thiếu môi trường giáo dục nào bởi vì “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” (Bác Hồ). - Khi học sinh vi phạm giáo viên không nóng vội, không xử lí ngay mà tìm hiểu rõ nguyên nhân, sau đó giải thích cặn kẽ lỗi sai của học sinh và xử lý công bằng. Một số em có biểu hiện hay lấy cắp tiền, điện thoại của bạn hoặc của cô. Cụ thể là trường hợp của em Lê Công Bảo Trung – thường xuyên lấy cắp của bạn và cô chăm sóc. Khi phát hiện ra giáo viên sẽ tìm hiểu nguyên nhân lấy cắp, sau đó làm công tác tư tưởng với học sinh. Đồng thời vừa khai thác thông tin, vừa nhắc nhở và giáo dục. Sau khi nghe thầy cô phân tích cặn kẽ lỗi sai mà em đó mắc phải, một lúc sau học sinh vi phạm chủ động trả lại tiền hoặc điện thoại cho người mất. Trường hợp học sinh vi phạm ở mức độ nặng thì nhà trường nhanh chóng báo về gia đình, mời cha mẹ học sinh đến trường phối hợp cùng nhà trường xử lý. Cụ thể, trường hợp vi phạm nội quy của em: Võ Thành Tài (năm học 2012 – 2013) và Võ Thanh Trường Giang (năm học 2013 – 2014). - Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác quản lí, giáo dục đạo đức học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa lãnh đạo trường với các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên với tập thể lớp, mục đích phương pháp này nhằm đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tránh giáo dục rập khuôn máy móc nhàm chán. - Đẩy mạnh vai trò của Đội TNTP Hồ Chí Minh và TPT Đội làm nòng cốt trong công tác tham mưu đề xuất với Lãnh đạo trường, Chi đoàn trong việc tổ chức thực hiện. Biết tranh thủ sự ủng hộ của các đoàn thể khác trong và ngoài -8- trường để cùng có trách nhiệm trong việc quản lí giáo dục, giúp học sinh thành người công dân tốt trong xã hội. Vì đây là một hoạt động có tính chất chung của trường, của toàn xã hội, hoạt động đồng bộ là biện pháp cần thiết và tốt nhất cho công tác giáo dục đạo đức và pháp luật cho học sinh trường. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIÊÊM: Với sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo trường, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của giáo viên và học sinh; sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn và phụ huynh học sinh, nề nếp kỷ cương trường lớp được ổn định, tình trạng học sinh bỏ học được khắc phục; tình trạng học sinh lấy cắp của bạn, vô lễ với thầy cô giảm nhiều. Kết quả đạt được ban đầu của công tác giáo dục đạo đức, pháp luật là phần lớn các em có được những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo đức, từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình. Những biểu hiện này thể hiện qua việc học sinh thấy được những việc nên làm, không nên làm. Biết cách giao tiếp, cư xử với mọi người xung quanh. Với bạn bè “biết gọi bạn, xưng tôi”; lễ phép với thầy cô, cha mẹ và khách đến trường. Biết nhận và sửa chữa lỗi lầm khi được giáo viên phân tích sự việc sai trái của mình, nhận lỗi và không còn tái phạm. Nghiêm túc chấp hành những qui định chung nơi công cộng, cũng như những nô i quy của trường, lớp. Nhiệt tình tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, ô ngoại khóa, các tiết giáo dục đạo đức và pháp luật do nhà trường tổ chức. Tự giác trong học tập và rèn luyện nhân cách; biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh. Có ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Có ý thức tìm hiểu pháp luật và thực hiện đúng quy định của pháp luật, chấp hành tốt luật giao thông: đi xe đạp đội mũ bảo hiểm, không chạy hàng hai, hàng ba; qua đường tại vạch quy định; khi đi trên đường chấp hành theo tín hiệu đèn giao thông…Không chỉ thế, các em còn nhắc nhở ba mẹ, người thân tuân thủ luật giao thông. -9- Bảng so sánh xếp loại hạnh kiểm của học sinh năm học 2013 – 2014: Tổng 2013-2014 số HS Học kỳ I 93 Học kỳ II 92 Đủ 82 78 Tiểu học Chưa Tỉ lệ đủ 95,3% 04 96,3% 03 - 10 - Trung học cơ sở Tỉ lệ Tốt Tỉ lệ Khá Tỉ lệ 4,7% 3,7% 06 05 85,7% 71,4% 01 02 14,3% 28,6% PHẦN C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh có ý nghĩa lâu dài, phải được tổ chức thường xuyên, liên tục trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được tổ chức thực hiện khi có tình huống phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách. Giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thực hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh. Do vậy, nhà trường cần phải tìm hiểu thông tin khái quát về gia đình học sinh như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, sự giáo dục và quan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình với láng giềng. Với việc tìm hiểu nầy giúp nhà trường kết hợp tốt với gia đình trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Ở trường nắm đặc điểm học sinh như: sức khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, năng khiếu hoạt động và sở trường yêu thích, mối quan hệ với bạn bè, thầy cô trong trường, những người xung quanh. Thường xuyên gần gũi và trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em từ đó có hướng giải quyết vấn đề tốt nhất. Khi giải quyết vấn đề đột xuất xảy ra về hành vi vi phạm đức của học sinh nhà trường phải xử lý khéo léo, liên hệ với cha mẹ học sinh để kịp thời giải quyết mau lẹ và có hiệu quả. II. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI: Đề tài sáng kiến kinh nghiê ôm này có thể ứng dụng cho tất cả giáo viên, Tổng phụ trách Đô ôi ở các trường, đặc biệt là các trường chuyên biệt về công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh thông qua nhiều hoạt động giáo dục. III. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: 1) Đối với Sở giáo dục và Đào tạo: - 11 - - Tổ chức nhiều sân chơi riêng cho học sinh khuyết tật để các em có điều kiê ôn giao lưu học hỏi nhằm rèn luyê n các đức tính tốt. ô - Tổ chức các buổi họp mă t để biểu dương thành tích của các em, từ đó ô khuyến khích các em khác trong trường. Đồng thời giúp các em tự tin vươn lên và nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng. 2) Đối với nhà trường: - Lãnh đạo trường, các ban ngành đoàn thể, giáo viên bô ô môn, giáo viên chủ nhiệm kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh. - Giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật không phải là trách nhiệm của Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm mà là trách nhiệm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Muốn học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trường lớp, không vi phạm pháp luật thì trước hết đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phải có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của công tác giáo dục đạo đức, phải có kiến thức về pháp luật. Mọi người phải nắm được những điều cơ bản về một số bộ luật như: Luật giáo dục, luật lao động, Quyền trẻ em, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm và Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Điều quan trọng là mỗi thành viên trong hội đồng trường phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, mọi người hiểu được những nội dung cần giáo dục cho học sinh. Bản thân giáo viên phải nghiêm túc thực hiện tốt nội qui cơ quan, những qui định của ngành. Những vấn đề xảy ra hàng ngày tưởng như bình thường nhưng có tác dụng rất lớn đến việc hình thành nhân cách cho học sinh như: lời ăn tiếng nói, tác phong mẫu mực, trang phục nơi công sở, làm việc đúng giờ, đối xử công bằng với người học v.v...để thực sự mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - 12 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án IV “ Đấu tranh phòng chống tội xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên”. 2. Một số tài liệu về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. 3. Một số văn bản và văn kiện đại hội Đảng về công tác chỉ đạo thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật cho người học trong nhà trường phổ thông. 4. Một số bài tham luận trên Internet về công tác giáo dục đạo đức và pháp luật cho học sinh phổ thông. 5. Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường. - 13 - ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… - 14 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan