Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Lịch sử Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử...

Tài liệu Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử

.DOC
64
243
115

Mô tả:

Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề  PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (2,0 điểm) Qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, hãy cho biết : - Những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng đó đối với các nước tư bản chủ nghĩa, nhất là nước Pháp ? - Thực trạng kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ? Câu II (2,0 điểm) Căn cứ vào đâu để khẳng định cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta không chỉ là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà còn là cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình ? Câu III (3,0 điểm) Bằng những kiến thức lịch sử cụ thể từ năm 1954 đến năm 1975, anh (chị) hãy chứng minh : Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo. PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Nêu nhận xét về bước chuyển biến to lớn của khu vực Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000. Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm) Phân tích những yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế của Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973 và nêu những nét chính trong tình hình chính trị ở Tây Âu trong giai đoạn này. Hết Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2 KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề  PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (2,0 điểm) Nêu những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm 1920 – 1925. Câu II (2,0 điểm) Phân tích thái độ và khả năng của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vấn đề này đã được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2 – 1930) như thế nào ? Câu III (3,0 điểm) Tính chủ động, liên tục và kiên quyết tiến công trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã được thể hiện qua sự chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta như thế nào ? Thí dụ liên hệ với chiến cuộc Đông xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 để phân tích ? PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Liên hệ với công cuộc Đổi mới ở nước ta. Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm) Trình bày những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong thời gian gần đây. Vì sao nói cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đang tạo ra thời cơ và thách thức đối với từng quốc gia trên thế giới ? Hết Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 3 KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề  PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (2,0 điểm) Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã đề ra những chủ trương gì ? Những chủ trương đó đã tác động đến tình hình Việt Nam trong thời kì 1936 – 1945 như thế nào ? Câu II (2,0 điểm) Nêu các sự kiện có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá và giáo dục trong kháng chiến chống Pháp từ thu – đông 1950 đến đông – xuân 1953 – 1954. Câu III (3,0 điểm) “Đẩy lùi kẻ địch từng bước, giành thắng lợi từng bước cho cách mạng, tiến lên đánh bại hẳn kẻ địch, giành thắng lợi hoàn toàn, đó là một quy luật đấu tranh cách mạng” (Lê Duẩn). Qua từng bước phát triển, thắng lợi của cách mạng miền Nam và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta (từ tháng 7 – 1954 đến tháng 5 – 1975), anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên. PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Nêu nhận xét về lực lượng tham gia, mục tiêu và hình thức đấu tranh của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1925. Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm) Nêu nhận xét về quy mô, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh và tính chất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam. Hết Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 4 KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề  PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (2,0 điểm) Tại sao trong 3 năm liên tiếp 1939, 1940, 1941 Ban Chấp hành Trung ương Đảng lại triệu tập hội nghị ? Vấn đề quan trọng nhất được các hội nghị đề cập đến là gì ? Câu II (3,0 điểm) Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định như thế nào về vấn đề thời cơ thuận lợi để phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám (1945) ? - Vì sao lại nói đây là thời cơ ngàn năm có một ? - Anh (chị) hãy liên hệ với yếu tố thời cơ trong cuộc Tổng tiến công Xuân 1975 kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - Câu III (2,0 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975). PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật và chính trị – xã hội của nước Mĩ từ năm 1973 đến năm 2000. Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm) Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử Sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan” và sự thành lập khối quân sự NATO đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa như thế nào ? Hết ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 5 KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề  PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (2,0 điểm) Nêu các sự kiện chính trong quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước của nhân dân Đông Nam Á (1945 – 2000). Câu II (2,0 điểm) Phân tích bài học kinh nghiệm về bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang trong Cách mạng tháng Tám 1945. Câu III (3,0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hãy chứng minh : Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quân sự quyết định buộc thực dân Pháp phải kí kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương. PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một chiến sĩ yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản đã diễn ra như thế nào ? Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm) Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử Hãy chọn lọc và trình bày 3 đóng góp to lớn nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong 50 năm đầu của thế kỷ XX. Lý giải sự lựa chọn đó ? Hết Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 6 KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề  PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (2,0 điểm) Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nêu nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 – 9 – 1945. Câu II (3,0 điểm) - - Đề cập đến vấn đề xây dựng hậu phương, Lênin đã nói: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một hậu phương tổ chức vững chắc”. Bằng thực tiễn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hãy chứng minh rằng: Đảng và nhân dân ta đã xây dựng cho mình một hậu phương vững mạnh. Phân tích tác dụng của việc xây dựng hậu phương đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954). Câu III (2,0 điểm) Đế quốc Mĩ đã dùng thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu ba dân tộc Việt Nam – Lào – Campuchia ? Kết quả ra sao ? PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Bốn “con Rồng kinh tế” xuất hiện ở châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ? Từ đó, hãy nêu những nét chính về quá trình giành độc lập và sự phát triển kinh tế , xã hội cuả một “con Rồng” kinh tế tiêu biểu mà anh (chị) đã nêu trên. Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm) Tại sao cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc “cách mạng dân tộc dân chủ” ? Cuộc cách mạng Trung Quốc thành công có ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp Cách mạng Trung Quốc nói riêng và cách mạng thế giới nói chung ? Hết Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 7 KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề  PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (2,0 điểm) Nêu các cuộc đấu tranh của công nhân trong những năm 1920 – 1925. Câu II (3,0 điểm) Chủ trương khởi nghĩa vũ trang do Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (5 – 1941) đề ra như thế nào ? Bằng những kiến thức lịch sử có chọn lọc từ năm 1941 đến năm 1945, anh (chị) hãy chứng minh tính đúng đắn của chủ trương đó. Câu III (2,0 điểm) Đánh giá ý nghĩa của cuộc chiến đấu trong các đô thị, chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947, chiến dịch Biên giới thu đông 1950 đối với tiến trình chung của cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 –1954. PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Nêu những sự kiện chứng tỏ : từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”. Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm) Trình bày những nhân tố đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì sao thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp lại cổ vũ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi ? Hết Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 8 KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề  PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (2,0 điểm) Trình bày ý nghĩa thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3 – 2 – 1930). Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ? Câu II (3,0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hãy chứng minh rằng : Từ thu – đông 1950 đến xuân hè 1953, quân và dân ta đã giữ vững và phát triển thế thế chủ động chiến lược, liên tục tiến công địch, đánh tiêu diệt với quy mô ngày càng lớn trên các chiến trường Đông Dương. Câu III (2,0 điểm) Việt Nam chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa sau năm 1975 trong hoàn cảnh thuận lợi và khó khăn như thế nào ? PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Nêu những nhân tố khiến cho Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, chính trị của thế giới trong nửa sau thế kỉ XX và những thách thức đối với kinh tế Nhật Bản hiện nay. Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm) Căn cứ vào đâu để khẳng định cuộc Cách mạng khoa học – công nghệ từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng với những hệ quả về nhiều mặt là vô cùng to lớn ? Hết Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 9 KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề  PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (2,0 điểm) Quá trình khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong toàn quốc của nhân dân Việt Nam năm 1945 : - Nêu đặc điểm nổi bật. - Trình bày những nét chính về diễn biến của quá trình đó. Câu II (3,0 điểm) Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Luận cương chính trị (1930), Đại hội lần II (2 – 1951) và Đại hội lần III (9 – 1960) của Đảng ta đã lần lượt đề ra đường lối nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam như thế nào ? Cho biết đường lối xuyên suốt trong cách mạng Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam đời là gì ? Câu III (2,0 điểm) Nêu diễn biến, kết quả của cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ cuối năm 1972 ở miền Bắc Việt Nam. PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung chính của Hội nghị Ianta (2 – 1945). Những quyết định của Hội nghị Ianta đã có tác động đến tình hình thế giới như thế nào ? Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm) Trình bày những biểu hiện cụ thể của xu thế toàn cầu hoá. Tại sao nói : Toàn cầu hoá vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước phát triển ? Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử Hết ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 10 KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề  PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (2,0 điểm) Trong thời kỳ cách mạng 1939 – 1945, Đảng ta đã có những Nghị quyết quan trọng nào ? Trình bày và phân tích một Nghị quyết có tác dụng đến việc vận động toàn quân, toàn dân đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc năm 1945. Câu II (3,0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 – 1964) : “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới”. Câu III (2,0 điểm) Trình bày thắng lợi của quân dân ta trong trận Vạn Tường (8 – 1965) và hai mùa khô 1965 – 1966; 1966 – 1967. Ý nghĩa của từng thắng lợi ? PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU). Quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và EU ? Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm) Sự ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và quan hệ của khối này với 3 nước Đông Dương ? Triển vọng của ASEAN là gì ? Hết ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 11 KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề  PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (2,0 điểm) Phân tích điều kiện bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của cao trào “Kháng nhật cứu nước” (từ tháng 3 đến tháng 8 – 1945). Câu II (3,0 điểm) Nêu điểm khác nhau giữa “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam. Trình bày những thắng lợi quyết định của quân và dân ta trong việc đánh bại “Chiến tranh cục bộ”. Thắng lợi đó có tác dụng như thế nào đối với tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước ? Câu III (2,0 điểm) Vì sao Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam tháng 10 – 1974, quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975 ? Trình bày sơ lược diễn biến và ý nghĩa của Chiến dịch Tây Nguyên. Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm) Trình bày mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc. Kể tên 5 cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đang hoạt động ở Việt Nam. Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm) Trình bày và nhận xét về mối quan hệ giữa các nước phương Đông (trước hết là châu Á) đối với trật tự hai cực Ianta. Hết Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử Đề thi thử ĐH đợt 1 trường THPT chuyên (môn Lịch Sử) Thời gian làm bài:180 phút I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH ( 7điểm): Câu 1.( 2điểm) Trình bày những hoạt động tiêu biểu của sĩ phu yêu nước Việt Nam theo xu hướng canh tân trong những năm đầu thế kỉ XX. Câu 2( 2điểm) Những căn cứ nào chứng tỏ rằng,phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 19251930 có bước phát triển mới so với trước? Câu 3( 3điểm) Thông qua hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920-1930,hãy làm rõ vai trò của Người đối với sự ra đời của ĐCS Việt Nam. II.PHẦN RIÊNG( 3ĐIỂM): (THÍ SINH ĐƯỢC CHỌN MỘT TRONG HAI CÂU 3a HOẶC 3b) Câu 3a ( 3điểm) Theo chương trình chuẩn Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000. Câu 3b ( 3điểm) Theo chương trình nâng cao Trình bày nội dung và thành tựu của chiến lược kinh tế hướng nội và hướng ngoại của nhóm nước sáng lập tổ chức ASEAN. Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2014 Môn: LỊCH SỬ; KHỐI C (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề) A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH. Câu 1: (3điểm) Trình bày hoàn cảnh triệu tập, nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2-1951)? Câu 2: (4điểm) Hãy so sánh chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? B. PHẦN TỰ CHỌN Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b) Câu 3.a: (3điểm) Trình bày sự ra đời và phat triển của tổ chức ASEAN. Nêu khái quát mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN. Câu 3.b: (3điểm) Nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) đến năm 2000. ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG Các ý Nội dung Điểm Câu 1. Trình bày hoàn cảnh triệu tập, nội dung và ý nghĩa lịch 3 sử của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2-1951). 1 Hoàn cảnh triệu tập đại hội 0,75 - Sau chiến thắng Biên giới, chúng ta giữ vững và phát huy thế chủ động trên chiến trường. Pháp đưa ra kế hoạch Đờ lát Đờ-tát-xi-nhi nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường làm cho tình hình chiến sự trở nên căng thẳng. (0,5 điểm) - Trong hoàn cảnh đó cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử 2 của Đảng để đảm bảo cho kháng chiến thắng lợi, Đảng triệu tập tại Đại hội Đảng. (0,25 điểm) Nội dung 1,5 - Đại hội nghe báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ của Đảng… (0,5 điểm) - Đại hội nghe báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của đ/c Trường Chinh, trình bày toàn bộ đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam. (0,5 điểm) - Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. (0,25 điểm). 3 - Đại hội thảo luận và quyết định nhiều chính sách quan trọng về quân đội, củng cố chính quyền, mặt trận … Bầu ra BCH mới… (0,25 điểm). Ý nghĩa lịch sử 0,75 - Đánh dấu mốc quau trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta. - Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với dân, củng cố lòng tin của dân với Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Câu 2. Hãy so sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến 4 lược “Chiến tranh cục bộ”của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. 1 Giống nhau 0,5 Cả hai chiến lược này đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng. 2 Khác nhau 3,5 - Về quy mô chiến tranh: + “Chiến tranh đặc biệt” chủ yếu được tiến hành ở miền Nam. + “Chiến tranh cục bộ” ngoài miền Nam được mở rộng ra Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử cả miền Bắc. - Tính chất ác liệt: Chiến lược “chiến tranh cục bộ” ác liệt hơn chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, thể hiện ở mục tiêu, lực lượng tham gia, vũ khí, hỏa lực…. + Tiến hành hàng loạt các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “đất thánh Việt cộng”, tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc xã hội chủ nghĩa. + Lính Mĩ có mặt ở miền Nam vào cuối năm 1967 lên tới 537.000 tên. + Mĩ sử dụng phổ biến vũ khí hiện đại nhất, hỏa lực mạnh trên cả bộ, trên không và trên biển… - Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của cố vấn quân sự Mĩ và dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ, nhằm thực hiện âm mưu cơ bản của Mĩ là “dùng người Việt Nam, đánh người Việt Nam”. Chúng mở mang và :bình định” miền Nam. Mĩ, ngụy coi “ấp chiến lược” là “quốc sách” nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi xã ấp. Câu 3.a 1 2 - Chiến lược “chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ, quân một số nước phụ thuộc Mĩ, và ngụy quân tay sai miền Nam. Trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng, trang bị nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta trên cả 2 miền Nam – Bắc. Trình bày sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. 3 Nêu khái quát mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN. Hoàn cảnh ra đời 0.25 Thành lập tháng 8 năm 1967 tại Băng Cốc – Thái Lan gồm năm nước (In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-gapo, Phi-lip-pin) Mục đích 0.25 Nhằm xây dựng mối quan hệ hòa bình hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực. Thiết lập Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử 3 một khu vực hòa bình, tự do, trung lập ở Đông Nam Á. Quá trình phát triển 1.25 - Năm 1967: khi thành lập có 5 nước. - Năm 1984: Kết nạp thêm Bru-nây. - Năm 1995: Kết nạp thêm Việt Nam. - Năm 1997: Kết nạp thêm Lào và Mi-an-ma - Năm 1999: Kết nạp thêm Cam-pu-chia. 4 - Trong tương lai, Đông-ti-mo cũng sẽ là một thành viên của tổ chức ASEAN Khái quát quan hệ Việt Nam và ASEAN 1.25 - Năm 1967 – 1975: không có quan hệ vì Việt Nam đang có chiến tranh. - Năm 1976 – 1989 (cuối những năm 80): căng thẳng do vấn đề Cam-pu-chia - Từ cuối những năm 80: ASEAN chuyển sang đối thoại với 3 nước Đông Dương và Việt Nam. - Năm 1992: Việt Nam trở thành quan sát viên của ASEAN, đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Câu 3.b 1 - Ngày 28-7-1995, Việt Nam được kết nạp chính thức vào ASEAN Nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành và 3 phát triển của Liên minh châu Âu (EU) đến năm 2000. - Ngày 25-3-1957, 6 nước Tây Âu: CHLB Đức, Pháp, 0.5 Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxembua đã kí hiệp ước tại Rôma thành lập “Cộng đồng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu”. Tháng 7-1967, các tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC). Đến tháng 12-1991, các nước thành viên EC kí hiệp ước Ma-a-xtrich (Hà Lan), đến 1-1-1993 có hiệu lực, EC đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử 2 3 4 5 6 - Liên minh châu Âu ra đời, không chỉ nhằm hợp tác giữa 0.5 các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại, an minh chung và hiến pháp chung… - Cơ cấu tổ chức của EU gồm 5 cơ quan chính: Hội đồng 0.5 châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban châu Âu, nghị viện châu Âu, tòa án châu Âu. Ngoài ra còn một số ủy ban chuyên môn khác - Đến năm 1973, EU kếp nạp thêm Anh, Đan Mạch, Ailen, 0.5 Hi lạp (1981), Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha (1986), Áo, Phần Lan, Thụy Điển (1995). - Tháng 3-1995, 7 nước EU hủy bỏ việc kiểm soát đi lại 0.5 của công dân các nước này qua biên giới của nhau. Ngày 1-1-1999, đồng tiền chung châu Âu (Euro) được chính thức đưa vào sử dụng ở 11 nước châu Âu. - EU trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế và hành 0.5 hóa lớn nhất hành tinh, chiếm khoảng 1/4 năng lực sản xuất của toàn thế giới. Quan hệ Việt Nam – EU chính thức được thiết lập năm 1990, từ đó mối quan hệ này dần dần được phát triển trên cơ sở hợp tác toàn diện. Tuyển tập đề thi thử đại học môn lịch sử Së GD&§T Thanh Ho¸ ®Ò thi thö ®¹i häc lÇn I n¨m häc 2004-2015 Trêng THPT TÜnh gia 2 M¤N lÞch sö - KHèi C (Thêi gian lµm bµi : 180 phót ) C©u 1: (2 ®iÓm) Cuéc c¸ch m¹ng d©n téc d©n chñ Trung Quèc (1946 - 1949) thµnh c«ng ®· cã ¶nh hëng nh thÕ nµo ®Õn sù nghiÖp c¸ch m¹ng Trung Quèc nãi riªng vµ c¸ch m¹ng cña thÕ giíi nãi chung? C©u 2: (3 ®iÓm) Anh (chÞ) h·y lµm râ tÝnh ®óng ®¾n vµ s¸ng t¹o cña c¬ng lÜnh chÝnh trÞ ®Çu tiªn cña §¶ng ®îc th«ng qua t¹i héi nghÞ thµnh lËp §¶ng (tõ 6.1.1930) C©u 3: (2 ®iÓm) HiÓu biÕt cña em vÒ cuéc tæng tiÕn c«ng vµ næi dËy cña qu©n d©n MiÒn nam xu©n MËu Th©n 1968 C©u 4: (3 ®iÓm) Hoµn c¶nh lÞch sö dÉn ®Õn sù ký kÕt hiÖp ®Þnh Pari vÒ chÊm døt chiÕn tranh lËp l¹i hoµ b×nh ë ViÖt Nam. Néi dung c¬ b¶n vµ ý nghÜa lÞch sö cña hiÖp ®Þnh ®ã. --------------------------------- HÕt ------------------------------------ Së GD&§T Thanh Ho¸ Trêng THPT TÜnh gia 2 ®Ò thi thö ®¹i häc lÇn I n¨m häc 2009-2010 M¤N lÞch sö - KHèi C (Thêi gian lµm bµi : 180 phót ) C©u 1: (2 ®iÓm) Cuéc c¸ch m¹ng d©n téc d©n chñ Trung Quèc (1946 - 1949) thµnh c«ng ®· cã ¶nh hëng nh thÕ nµo ®Õn sù nghiÖp c¸ch m¹ng Trung Quèc nãi riªng vµ c¸ch m¹ng cña thÕ giíi nãi chung? C©u 2: (3 ®iÓm) Anh (chÞ) h·y lµm râ tÝnh ®óng ®¾n vµ s¸ng t¹o cña c¬ng lÜnh chÝnh trÞ ®Çu tiªn cña §¶ng ®îc th«ng qua t¹i héi nghÞ thµnh lËp §¶ng (tõ 6.1.1930) C©u 3: (2 ®iÓm) HiÓu biÕt cña em vÒ cuéc tæng tiÕn c«ng vµ næi dËy cña qu©n d©n MiÒn nam xu©n MËu Th©n 1968
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan