Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Kế hoạch kinh doanh Tóm tắt luận án tiến sĩ ngành nuôi trồng thủy sản thành phần loài và đặc điểm si...

Tài liệu Tóm tắt luận án tiến sĩ ngành nuôi trồng thủy sản thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống gobiidae và eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh bến tre

.PDF
26
125
107

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản Mã ngành: 62620301 NGUYỄN MINH TUẤN THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ KINH TẾ CỦA HAI HỌ CÁ BỐNG GOBIIDAE VÀ ELEOTRIDAE PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH BẾN TRE Cần Thơ, 2016 A CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Đắc Định Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: …………………………………………………. Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. B Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN 1.1 Giới thiệu chung Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, các loài cá bống thuộc họ Gobiidae và Eleotridae rất phong phú với 66 loài phân bố ở cả vùng nước ngọt và nước lợ (Trần Đắc Định và ctv, 2013). Trong đó một số loài có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng phát triển thành đối tượng nuôi trong tương lai như cá bống cát (Glossogobius giuris), cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus), cá bống sao (Boleophthalmus boddarti),… chúng phân bố khá rộng từ vùng nội địa đến cửa sông (Murdy, 1989; Clayton, 1993), trong môi trường nhiệt đới và cận nhiệt đới (Chotkowski et al., 1999, Blaber et al., 2000). Vì thế một số loài cá bống hiện nay đang là đối tượng nuôi và đánh bắt quan trọng như cá kèo vảy nhỏ, cá bống tượng, cá bống cát, cá bống sao, cá bống dừa…. Trong đó cá bống sao (Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)) và cá bống cát (Glossogobius aureus Akihito and Megugo, 1975) phân bố trong các hệ sinh thái cửa sông và vùng ven biển và là một trong những đối tượng khai thác khá quan trọng của người dân địa phương. Kích thước và khối lượng cá không lớn, song là một trong các loài cá bống thơm ngon, được ưa chuộng và có đóng góp đáng kể vào sản lượng khai thác. Vùng ven biển tỉnh Bến Tre thuộc hạ lưu sông Tiền có bốn cửa sông với diện tích bãi bồi rộng lớn. Các loài cá bống của hai họ Gobiidae và Eleotridae được biết là có nhiều loài có giá trị kinh tế và có đặc điểm phân bố rất phù hợp với môi trường bãi bồi ven biển. Tuy nhiên các nghiên cứu về thành phần loài và đặc điểm sinh học của các loài cá này ở vùng bãi bồi ven biển vùng ĐBSCL nói chung và ở Bến Tre nói riêng cho đến nay vẫn còn hạn chế. Do đó nhằm đánh giá nguồn lợi nhóm cá bống để có những nhận định khoa học về sự đa dạng thành phần loài và đặc điểm sinh học của các loài cá kinh tế làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi và bảo vệ nguồn lợi của nhóm cá này. Với lý do trên, nghiên cứu “Thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số loài cá kinh tế của hai họ cá bống Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre” đã được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: xác định thành phần loài, đặc điểm sinh học của một số loài thuộc họ cá bống (Gobiidae và Eleotridae) để làm cơ sở cho quản lý nguồn lợi cũng như phát triển nuôi trong tương lai góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ở ĐBSCL nói chung và ở Bến Tre nói riêng. 1 - Mục tiêu cụ thể: + Xác định thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. + Xác định các đặc điểm sinh học dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá bống cát (Glossogobius aureus Akihito and Megugo, 1975) và bống sao (Boleophthalmus boddarti (Pallas, 1770)). 1.3 Nội dung nghiên cứu - Điều tra tình trạng khai thác và giá trị kinh tế của các loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. - Thu mẫu, phân tích, định danh các loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. - Phân tích các đặc điểm sinh học của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) bao gồm: + Đặc điểm hình thái của cơ quan tiêu hóa và phổ thức ăn. + Đặc điểm sinh trưởng: tương quan giữa chiều dài và khối lượng, xác định phương trình tăng trưởng von Bertalanffy. + Đặc điểm sinh học sinh sản: giai đoạn thành thục sinh dục, tỷ lệ đực/cái, hệ số thành thục (GSI), hệ số tích lũy năng lượng (HSI), hệ số điều kiện (CF), sức sinh sản, mùa vụ sinh sản và chiều dài thành thục đầu tiên (Lm). 1.4 Ý nghĩa của luận án Luận án góp phần bổ sung kiến thức cơ bản về thành phần loài của họ cá bống Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng bãi bồi ven biển, cập nhật tình trạng khai thác, giá trị kinh tế một số loài cá, cung cấp kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti). Những kết luận về thành phần loài và đặc điểm sinh học sẽ là cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng trong quản lý nguồn lợi và cho việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo, sản xuất thức ăn để có thể thúc đẩy nghề nuôi cá bống cát, cá bống sao, đa dạng hóa đối tượng nuôi và mô hình nuôi thủy sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ven biển. 1.5 Điểm mới của luận án - Luận án đã xác định được thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre gồm có 35 loài trong đó có 28 loài thuộc họ Gobiidae (80%) và 7 loài thuộc họ Eleotridae (20%). - Luận án cũng đã xác định được 13 loài cá kinh tế thuộc họ Gobbiidae và Eleotridae. - Luận án đã cung cấp kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh 2 học của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) bao gồm: + Xác định đặc điểm hình thái của cơ quan tiêu hóa và phổ thức ăn: Cá bống cát (G. aureus) có hình thái cơ quan tiêu hóa phù hợp với loài cá dữ ăn động vật và phổ thức ăn có thành phần giáp xác và cá nhỏ chiếm ưu thế (86,8%); ngược lại cá bống sao (B. boddarti) có hình thái cơ quan tiêu hóa phù hợp với loài có tính ăn thực vật và phổ thức ăn có thành phần tảo khuê chiếm ưu thế (87,84%). + Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh trưởng ghi nhận cá bống cát tăng trưởng chiều dài hơn chiều rộng và chiều cao thân, cá bống sao tăng trưởng đồng đẳng giữa chiều dài, chiều rộng và chiều cao thân. Kết quả phân tích cũng cho thấy cá bống cát có L∞ = 300 mm; K = 0,77/năm và t0 = -0,02 năm, cá bống sao có L∞ = 160 mm; K = 0,55/năm và t0 = -0,01 năm; qua đó đã xác định được quan hệ giữa chiều dài và tuổi của 2 loài cá này. + Nghiên cứu đặc điểm sinh sản cho thấy cá bống cát và cá bống sao sinh sản tập trung vào mùa mưa, sức sinh sản tuyệt đối của hai loài khá cao trong đó sức sinh sản của cá bống cát lớn hơn cá bống sao. Xác định được chiều dài thành thục đầu tiên của hai loài cá này là cơ sở cho việc khuyến cáo ngư dân khai thác cá có kích thước lớn hơn chiều dài thành thục đầu tiên để cá có thể sinh sản duy trì quần đàn. Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu chung 3.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Các mẫu thu để thực hiện nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 4/2012 đến tháng 3/2014 tại vùng ven biển tỉnh Bến Tre (Hạ lưu sông Tiền). Khi thu mẫu cá kết hợp đo nhiệt độ, pH và độ mặn tại điểm thu mẫu. Địa điểm phân tích mẫu: tại hiện trường khu vực thu mẫu và phòng thí nghiệm Nguồn lợi thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 3.1.2 Phương tiện nghiên cứu Ngư cụ đánh bắt: Cào sông, đáy, lọp, chài, vợt và một số ngư cụ khác; Máy chụp ảnh, kính hiển vi, kính lúp, GPS (Global Positional System); Cân điện tử, thước đo và bộ tiểu phẫu; Các dụng cụ đo nhiệt độ, pH và độ mặn: Nhiệt kế, máy đo pH–506, khúc xạ kế TI– SAT100(A); Formol thương mại, cồn 70% và các hóa chất cần thiết. 3.2 Nghiên cứu 1: Điều tra tình trạng khai thác các loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến 3 Tre. 3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Các nội dung điều tra được tiến hành từ tháng 3/2012 đến tháng 4/2012 tại 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre: Bình Đại (30 mẫu), Ba Tri (30 mẫu) và Thạnh Phú (30 mẫu). 3.2.2 Phương pháp thu số liệu: Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các ngư dân thông qua bảng câu hỏi đã soạn sẵn và danh mục hình các loài cá bống theo Froese and Pauly (2012). 3.2.3 Nội dung điều tra - Các loài cá bống đang được khai thác; - Loại ngư cụ khai thác; Kích cỡ cá khai thác (g/con); - Sản lượng (kg/năm); Giá thành sản phẩm (đ/kg); - Địa bàn, địa điểm khai thác; - Thời điểm xuất hiện nhiều trong năm (tháng dương lịch); - Thay đổi sản lượng khai thác so với 5 năm trước (±%). Lý do chủ yếu của việc tăng lên hoặc giảm đi về sản lượng khai thác từng loài; - Loài có tiềm năng phát triển thành đối tượng nuôi. 3.3 Nghiên cứu 2: Xác định thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae. 3.3.1 Phương pháp thu và cố định mẫu Thu mẫu Mẫu cá được thu hàng tháng (từ tháng 4/2012 đến tháng 12/2013) thu ngẫu nhiên bằng chài, vợt, cào sông, đáy… tại sông, bãi bồi và rừng ngập mặn ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. Mẫu dùng cho định danh: 5-10 mẫu/loài (nếu loài xuất hiện với số lượng quá ít thì thu 2-3 mẫu). Xác định thông tin tại vị trí thu mẫu: địa điểm, thủy vực, tọa độ kết hợp ghi nhận các chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ, pH, độ mặn. Cố định mẫu Mẫu sau khi thu được rửa ngay bằng nước ngọt để mẫu được sạch. Sau đó, mẫu thu được ghi nhãn để đánh dấu, phân loại và chụp ảnh tại khu vực thu mẫu. Mẫu được giữ trong formol 10% và đưa về phân tích tiếp các chỉ tiêu hình thái tại phòng thí nghiệm Nguồn lợi thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Sau khi phân tích, mẫu cá được bảo quản trong cồn 70% để lưu trữ. 3.3.2 Xác định các chỉ tiêu hình thái Các chỉ tiêu hình thái được xác định dựa vào phương pháp của Pravdin (1973). Định danh theo Froese and Pauly (2015). 3.4 Nghiên cứu 3: Xác định đặc điểm hình thái của cơ quan 4 tiêu hóa và phổ thức ăn của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti). 3.4.1 Phương pháp thu và cố định mẫu Thời gian, địa điểm thu mẫu: + Cá bống cát: Nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 tại Thạnh Phú. + Cá bống sao: Nghiên cứu này được tiến hành từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013 tại Ba Tri. Số mẫu phân tích: + Cá bống cát: Số mẫu phân tích tương quan chiều dài ruột và chiều dài chuẩn của cá là 411 cá thể, phân tích phổ thức ăn là 35 cá thể. + Cá bống sao: Số mẫu phân tích tương quan chiều dài ruột và chiều dài chuẩn của cá là 436 cá thể, phân tích phổ thức ăn là 30 cá thể. Mẫu cá được thu bằng lưới đáy (có kích thước mắt lưới phần đục là 2a = 15mm) đối với cá bống cát, vợt và lưới đối với cá bống sao. Mẫu cá phân tích phổ thức ăn sau khi thu được gây mê bằng nước đá sau đó cố định ngay trong dung dịch formol 10%, chọn cá thể no và tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm Nguồn lợi thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 3.4.2 Phương pháp phân tích mẫu 3.4.2.1 Đặc điểm hình thái cấu tạo cơ quan tiêu hóa: Quan sát cấu tạo răng, miệng, lược mang, đo chiều dài ruột và chiều dài tổng của cá. Tính tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng của cá (RLG) theo Al-Hussainy (1949). 3.4.2.2 Phân tích phổ thức ăn của cá: Cá bống cát có thành phần thức ăn là cá và giáp xác có kích thước và khối lượng lớn nên nghiên cứu này sử dụng phương pháp tần số xuất hiện kết hợp với phương pháp khối lượng. Cá bống sao có thành phần thức ăn chủ yếu là tảo nên được phân tích theo phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp đếm điểm của Biswas (1993). 3.5 Nghiên cứu 4: Đặc điểm sinh trưởng của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) 3.5.1 Xác định tương quan chiều dài và khối lượng W = a*Lb (Jennings et al., 2001) Trong đó: W: Khối lượng cơ thể cá (g); L: Chiều dài tổng của cá (cm); 5 a: Hằng số tăng trưởng ban đầu; b: Hệ số tăng trưởng. 3.5.2 Xác định phương trình tăng trưởng von Bertalanffy Các tham số của phương trình tăng trưởng von-Bertalanffy (L, K, to) của cá được xác định bằng số liệu tần suất chiều dài được thu trong 12 tháng, mỗi tháng thu mẫu một ngày. Sử dụng phần mềm FiSAT II (Gayanilo et al., 2006) để xác định các tham số tăng trưởng trên. Từ các tham số tăng trưởng L, K, to cho phép xác định mối quan hệ giữa tuổi và chiều dài của cá theo phương trình: Lt = L (1-e-K (t-t0)) Trong đó: t: Tuổi tại thời điểm t, đơn vị là năm; L∞: Chiều dài tối đa mà cá có khả năng đạt được; t0: Tuổi lý thuyết tại đó cá có chiều dài bằng 0; K: Hệ số tăng trưởng nói lên tốc độ cá thể đạt chiều dài L∞, thứ nguyên là 1/năm. * Hằng số tăng trưởng: Φ’ = logK+2log L (Pauly và Munro, 1984). * Tuổi thọ (tmax): tmax = 3/K (Taylor, 1958): 3.6 Nghiên cứu 5: Xác định một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) - Tổng số mẫu quan sát: Cá bống cát: 607 cá thể; Cá bống sao: 559 cá thể. - Nhịp độ thu mẫu: Định kỳ 1 tháng thu mẫu một lần và thu 18 tháng. Xác định các giai đoạn thành thục sinh dục * Quan sát trực tiếp đặc điểm của tuyến sinh dục kết hợp với tiêu bản mô học để xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục dựa theo thang 6 bậc của Nikolsky (1963). * Tiêu bản mô học xác định sự thành thục của TSD được thực hiện theo phương pháp mô học của Drury and Wallington (1980), Gabe (1976). Quan sát và phân tích tiêu bản mô học theo Phạm Quốc Hùng và ctv (2014). Xác định tỷ lệ giới tính Giải phẫu quan sát tuyến sinh dục để xác định giới tính. Xác định số lượng cá đực và cá cái để xác định tỉ lệ giới tính. Tỷ lệ giới tính = Số cá thể cái/Số cá thể đực Xác định hệ số thành thục: GSI (%) = (GW/W)*100 Trong đó: GW: Khối lượng tuyến sinh dục (g); 6 W: Khối lượng toàn thân cá (g). Xác định hệ số tích luỹ năng lượng: HSI (%) = (LW/W)*100 Trong đó: LW: Khối lượng gan cá (g); W: Khối lượng toàn thân cá (g). Hệ số điều kiện: CF = W/Lb (King, 1995) Trong đó: W: Khối lượng toàn thân cá (g); L: Chiều dài tổng (cm); b: hệ số tăng trưởng (số mũ trong phương trình tương quan chiều dài – khối lượng: W=aLb của quần đàn cá nghiên cứu); Mùa vụ sinh sản Dựa vào kết quả quan sát tỉ lệ các giai đoạn thành thục sinh dục, hệ số thành thục (GSI), hệ số tích lũy năng lượng (HSI) và hệ số điều kiện (CF) của các mẫu thu theo định kỳ để xác định mùa vụ sinh sản. Xác định sức sinh sản * Sức sinh sản tuyệt đối (F): F = (n*G) /g Trong đó: G: Khối lượng buồng trứng (g); g: Khối lượng mẫu đại diện (g); n: Số lượng trứng có trong mẫu đại diện. * Sức sinh sản tương đối: Xác định chiều dài thành thục đầu tiên (Lm) Chiều dài thành thục đầu tiên là chiều dài tại đó 50% cá thể phát triển đến giai đoạn thành thục (King, 2007): P = 1/{1+exp[-r(L-Lm)]} Trong đó: P: Tỉ lệ thành thục; r: Hệ số tương quan; L: Chiều dài trung bình của cá; Lm: Chiều dài thành thục đầu tiên. 3.7 Xử lý số liệu Dùng phần mềm Excel để tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị tối thiểu và tối đa, kiểm định χ2 (kiểm định tỉ lệ cá đực/cá cái). Sử dụng phần mềm FiSAT II (FAO) để xác định các tham số tăng trưởng của cá. Xác định chiều dài thành thục đầu tiên Lm bằng phần mềm STATISTICA 8.0. 7 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình trạng khai thác các loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. 4.1.1 Các loài cá khai thác Nghiên cứu đã tiến hành điều tra phỏng vấn tình trạng khai thác và giá trị kinh tế của các loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae, ghi nhận được 13 loài với 9 loài thuộc họ Gobiidae chiếm 69,2% và 4 loài thuộc họ Eleotridae chiếm 30,8%. Bảng 4.1: Các loài cá kinh tế họ Gobiidae và Eleotridae khai thác được ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. STT I 1 2 3 4 II 5 6 7 8 9 10 11 12 13 TÊN KHOA HỌC TÊN ĐỊA PHƯƠNG Họ Eleotridae Butis butis (Hamilton, 1822) Eleotris melanosoma (Bleeker, 1853) Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852) Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker, 1851) Họ Gobiidae Họ cá bống đen Cá bống trân Cá bống trứng Cá bống tượng Cá bống dừa Họ cá bống trắng Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes, 1837) Cá bống lá tre Boleophthalmus boddarti (Pallas 1770) Cá bống sao Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975 Cá bống cát Oligolepis acutipennis (Valenciennes, 1837) Cá bống xệ vảy to Parapocryptes serperaster (Richardson, 1846) Cá bống kèo vảy to Periophthalmodon schlosseri (Pallas 1770) Cá thòi lòi Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) Cá bống kèo vảy nhỏ Mugilogobius chulae (Smith, 1932) Cá bống đối Trypauchen vagina (Bloch & Schneider, 1801) Cá bống đều *Ghi chú: TP:Thạnh Phú; BT:Ba Tri; BĐ: Bình Đại. TP PHÂN BỐ BT BĐ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 4.1.2 Tình trạng khai thác và giá trị kinh tế Kết quả điều tra 90 đối tượng là ngư dân cho thấy các loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae xuất hiện nhiều vào mùa mưa và tình trạng khai thác, giá trị kinh tế của 13 loài cá này được ghi nhận ở bảng 4.2. 8 + + + + + + + + + + + + Bảng 4.2: Tình trạng khai thác và giá trị kinh tế của các loài cá. Loài Cá bống trân Cá bống trứng Cá bống tượng Cá bống dừa Cá bống lá tre Cá bống sao Cá bống cát Cá bống xệ vảy to Cá bống kèo vảy to Cá thòi lòi Cá bống kèo vảy nhỏ Cá bống đối Cá bống đều Khối lượng (g/con) Ave max min 14,6 25 7,5 7,45 20 1 347 900 30 18,7 40 10 24,8 35 15 24,2 50 12 28,4 80 10 7,8 10 4 28 50 15 112 400 5 20,8 40 14,5 Chiều dài tổng (mm) ave max min 98,4 175 45 48,2 80 10 214 270 120 105 150 30 115 160 75 138 200 100 127 300 75 71 80 50 183 250 110 189 250 100 33,6 200 15 2 16,5 25 147 3 20 1 10 30 200 20 110 Sản lượng (kg/năm/hộ) ave max 373 1.092 217 700 335 2500 361 1500 1071 2548 463 1700 809 4500 180 700 299 1000 375 1500 811 5000 250 265 300 576 min 20 2 10 5 50 2 10 10 2 1 20 200 35 Giá bán (ngàn đồng/kg) ave max min 34 60 12 48 110 15 237 400 80 58 80 20 25 40 13 78 110 30 61 100 30 32 60 20 80 135 50 85 135 30 100 135 65 170 24 250 35 Kết quả phỏng vấn ghi nhận ngư cụ được sử dụng để khai thác các loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae là lưới đáy, lưới kéo, đăng mé, ghe cào, chài, đục, vợt. Trong các ngư cụ này thì lưới đáy được sử dụng khá phổ biến. Riêng đối với cá bống sao và thòi lòi thì ngư dân thường sử dụng lưới chụp và vợt để khai thác. Điều này có thể là do tập tính sống của hai loài này khá đặc biệt, chúng có cơ quan hô hấp phụ (Nguyễn Bạch Loan, 2003) nên thường di chuyển trên bãi bùn thành từng đàn (Macnae, 1968; Clayton and Vaughan, 1988). Trong số các loài cá này thì cá bống tượng là loài có kích thước và khối lượng lớn hơn các loài khác với khối lượng trung bình là 347 g và khối lượng nặng nhất ghi nhận được lên đến 900 g và chiều dài thân trung bình là 214 mm và tối đa là 270 mm. Cá bống cát, cá thòi lòi, cá bống sao, cá bống kèo vảy nhỏ, cá bống kèo vảy to tuy có kích thước và khối lượng trung bình nhỏ hơn cá bống tượng nhưng cũng thuộc loài cá có kích thước lớn so với những loài ghi nhận được. Kết quả này cho thấy cá bống tượng là loài có giá bán khá cao và đây cũng là đối tượng đã được nuôi ở Bến Tre. Ngược lại cá bống lá tre và cá bống đều có giá bán thấp. Cá bống cát và cá bống sao có giá bán trung bình là 60.000 đồng/kg và 80.000 đồng/kg. Tuy giá bán không cao như cá bống tượng nhưng sản lượng của hai loài này khá cao đặc biệt là cá bống cát. Theo ngư dân ở địa phương cho rằng cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) có tiềm năng phát triển thành đối tượng nuôi trong tương lai vì nhu cầu thị trường cao. Đặc biệt là cá bống cát cũng đã được người dân nuôi rãi rác trong các vuông tôm quảng canh ở huyện Thạnh Phú. Tuy nhiên, năng suất không cao do con giống được người dân thu từ tự nhiên mà ở ĐBSCL hiện nay có 3 loài cá bống 9 90 13 cát có hình thái rất giống nhau trong đó loài cá bống cát (G. sparsipapillus) có kích thước tối đa nhỏ (chiều dài chuẩn tối đa đạt được 9,3 cm) (Trần Đắc Định và ctv, 2013). Vì thế việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản để làm cơ sở cho việc sản xuất giống đối với cá bống cát (G. aureus) là cần thiết để người nuôi có được nguồn con giống đồng nhất. Qua kết quả phỏng vấn có đến 13 loài được khai thác và mua bán ở thị trường địa phương. Qua đây cho thấy cá bống là nhóm cá có giá trị trong đời sống của người dân, tuy nhiên sản lượng của các loài này đều có hướng giảm so với 5 năm trước. Do đó nhu cầu phát triển nghề nuôi đối với cá bống trong tương lai là cần thiết. Đã có 2 loài được phát triển thành đối tượng nuôi là cá bống kèo (P. elongatus) và cá bống tượng (O. marmorata). Đặc biệt cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) là 2 loài rất có tiềm năng để phát triển thành đối tượng nuôi trong tương lai. 4.2 Một số chỉ tiêu môi trường và thành phần loài cá thuộc họ Gobiidae và Eleotridae phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. 4.2.1 Một số chỉ tiêu môi trường nước Trong thời gian 12 tháng khảo sát, nhiệt độ và độ pH của nước biến động không lớn chỉ có độ mặn thay đổi. Độ mặn ở hai khu vực có sự khác nhau giữa mùa khô và mùa mưa. Ở vùng mặn quanh năm, độ mặn tăng dần từ tháng 12/2012 đến tháng 3/2013, cao nhất lên đến 28±1‰ và độ mặn giảm dần từ tháng 4/2012 đến tháng 11/2012, thấp nhất là 8±2,7‰. Ở vùng nhiễm mặn theo mùa, độ mặn tăng dần từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2013, cao nhất là 14,2±4‰ và độ mặn giảm dần từ tháng 5/2012 đến tháng 12/2012 trong đó độ mặn từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2012 có giá trị trung bình gần bằng 0‰. Sự khác biệt về độ mặn giữa hai mùa là do vào mùa khô nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa làm cho độ mặn tăng dần từ thời điểm đầu mùa khô và đạt cao nhất vào những tháng cuối mùa khô. Sau đó, độ mặn sẽ giảm dần khi mùa mưa bắt đầu, thêm vào đó, đây là mùa lũ nên nước ngọt từ thượng nguồn đổ về, vì thế độ mặn sẽ thấp nhất vào những tháng cuối mùa mưa. Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả dự báo độ mặn của trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre cùng thời điểm. Với sự biến động về độ mặn theo thời gian như trên đã cho thấy các thủy vực tự nhiên ở Bến Tre có sự thay đổi độ mặn theo chu kì trong năm. Với các chỉ tiêu quan sát được cho thấy môi trường thủy sinh ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre rất đa dạng là điều kiện góp phần tạo nên sự phong phú về nguồn lợi thủy sản, trong đó có nhóm cá bống. 10 4.2.2 Thành phần loài cá bống Qua thời gian thu, phân tích và định danh loài, nghiên cứu đã xác định được 35 loài cá thuộc 24 giống phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. Bảng 4.3: Thành phần loài cá bống họ Gobiidae và Eleotridae. STT TÊN KHOA HỌC TÊN ĐỊA PHƯƠNG I Họ Eleotridae 1 Bostrychus scalaris Larson, 2008 2 Butis butis (Hamilton, 1822) 3 Butis humeralis (Valenciennes, 1837) 4 Butis koilomatodon (Bleeker, 1849) 5 Eleotris melanosoma Bleeker, 1853 6 Oxyeleotris marmorata (Bleeker, 1852) 7 Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker, 1851) II Họ Gobiidae 8 Acentrogobius canius (Valenciennes, 1837) 9 “Acentrogobius” globiceps (Hora, 1923) 10 Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes, 1837) 11 Amoya moloana (Herre, 1927) 12 Aulopareia unicolor (Valenciennes, 1837) 13 Boleophthalmus boddarti (Pallas 1770) 14 Brachygobius sabanus Inger, 1958 15 Caragobius urolepis (Bleeker, 1852) 16 Eugnathogobius microps Smith, 1931 17 Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975 18 Glossogobius giuris (Halminton, 1822) 19 Glossogobius sparsipapillus Akihito & Meguro, 1976 20 Gobiopterus chuno (Hamilton, 1822) 21 Gobiopsis macrostoma Steindachner, 1861 22 Mugilogobius chulae (Smith, 1932) 23 Oligolepis acutipennis (Valenciennes, 1837) 24 Parapocryptes serperaster (Richardson, 1846) 25 Periophthalmodon schlosseri (Pallas, 1770) 26 Periophthalmodon septemradiatus (Hamilton, 1822) 27 Periophthalmus variabilis Eggert, 1935 28 Periophthalmus gracilis Eggert, 1935 29 Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) 30 Pseudogobius yanamensis (Rao, 1971) 31 Redigobius chrysosoma (Bleeker, 1875) 32 Stenogobius mekongensis Watson, 1991 33 Stigmatogobius pleurostigma (Bleeker, 1849) 34 Taenioides gracilis (Valenciennes, 1837) 35 Trypauchen vagina (Bloch & Schneider, 1801) *Ghi chú: S: Sông; BB: Bãi bồi; RNM: Rừng ngập mặn Họ cá bống đen Cá bống hoa Cá bống trân Cá bống trân Cá bống lưng cao Cá bống trứng Cá bống tượng Cá bống dừa Họ cá bống trắng Cá bống chấm Cá bống Cá bống lá tre Cá bống Cá bống đuôi chấm Cá bống sao Cá bống mắt tre Cá kèo huyết Cá bống dừa mắt nhỏ Cá bống cát Cá bống cát Cá bống cát trắng Cá bống Cá bống râu Cá bống đối Cá bống xệ vảy to Cá bống kèo vảy to Cá thòi lòi Cá thòi lòi Cá thòi lòi chấm đen Cá thòi lòi Cá bống kèo vảy nhỏ Cá bống Cá bống đỏ Cá bống mỡ Cá bống mít Cá lưỡi búa Cá bống đều HỆ SINH THÁI RNM S BB + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Với kết quả thu và phân tích được thì số loài cá thuộc họ Gobiidae có 28 loài thuộc 20 giống (80%) gấp 4 lần số loài cá thuộc họ Eleotridae có 7 loài thuộc 4 giống (20%). Các loài cá bống ở ven biển tỉnh Bến Tre 11 + + phân bố ở các hệ sinh thái sông, bãi bồi và rừng ngập mặn. Trong đó có một số loài phân bố chủ yếu ở bãi bồi và rừng ngập mặn là cá bống sao và cá thòi lòi. 4.2.3 Biến động thành phần loài theo mùa Kết quả nghiên cứu ở mùa mưa ghi nhận được 35 loài (100% số loài thu được), mùa khô ghi nhận được 22 loài (62,9% số loài thu được). Điều này cho thấy, ở thời điểm mùa mưa thì số loài đa dạng hơn mùa khô. Nếu so sánh thành phần loài theo từng họ thì thấy rằng số lượng các loài trong từng họ thu được ở mùa mưa cũng cao hơn mùa khô. Họ Gobiidae có biến động nhiều hơn, giảm 12 loài và họ Eleotridae giảm 1 loài. Các loài được tìm thấy ở mùa mưa nhưng không tìm thấy ở mùa khô như: B. scalaris, A. globiceps, A. viridipunctatus, A. unicolor, B. sabanus, E. variegates, G. macrostoma, P. yanamensis, R. chrysosoma, S. mekongensis, S. pleurostigma, T. gracilis, T. vagina. Các loài tìm thấy ở mùa khô hầu như đều được tìm thấy ở mùa mưa và kết quả này có thể là do vào mùa mưa lượng thức ăn dồi dào hơn, độ mặn của nước giảm nên một số loài cá bống sống ở nước ngọt có thể di cư xuống khu vực này để sinh sống và khi đến mùa khô chúng di cư trở lại vùng nước ngọt. Điều này cũng phù hợp với kết quả phân tích số lượng loài xuất hiện theo khu vực thu mẫu. 4.2.4 Biến động thành phần loài theo khu vực nghiên cứu Ở vùng nhiễm mặn theo mùa thu được 31 loài (chiếm 88,6% số loài thu được), vùng mặn quanh năm thu được 22 loài (chiếm 62,9% số loài thu được). Kết quả này cho thấy vùng nhiễm mặn theo mùa có số loài phong phú hơn vùng mặn quanh năm. Nếu so sánh thành phần loài theo từng họ thì thấy rằng tỉ lệ các loài trong từng họ thu được ở vùng nhiễm mặn theo mùa cũng phong phú hơn vùng mặn quanh năm. Họ Gobiidae giảm 6 loài, họ Eleotridae giảm 3 loài. Điều này có thể là do vùng nhiễm mặn theo mùa có thời gian độ mặn của nước gần như bằng 0‰, môi trường này sẽ phù hợp thêm với một số loài khác mà vùng mặn quanh năm không có. Tuy nhiên cũng có một số loài chỉ tìm thấy ở vùng mặn quanh năm, có thể là do các loài này chỉ thích nghi với môi trường nước lợ, mặn nên không sống được ở vùng nhiễm mặn theo mùa (Bảng 4.4). 12 Bảng 4.4: Các loài chỉ thu được ở vùng nhiễm mặn theo mùa hoặc vùng mặn quanh năm STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Tên khoa học Bostrychus scalaris Oxyeleotris marmorata Oxyeleotris urophthalmus Brachygobius sabanus Eugnathogobius microps Amoya moloana Gobiopsis macrostoma Mugilogobius chulae Periophthalmodon septemradiatus Pseudogobius yanamensis Redigobius chrysosoma Stenogobius mekongensis Stigmatogobius pleurostigma Periophthalmodon schlosseri Periophthalmus variabilis Periophthalmus gracilis Trypauchen vagina Tổng: Tên địa phương Cá bống hoa Cá bống tượng Cá bống dừa Cá bống mắt tre Cá bống dừa mắt nhỏ Cá bống Cá bống râu Cá bống đối Cá bống kèo vảy to Cá bống Cá bống đỏ Cá bống mỡ Cá bống mít Cá thòi lòi Cá thòi lòi Cá thòi lòi Cá bống đều A + + + + + + + + + + + + + 13 B + + + + 4 * Ghi chú: A: vùng nhiễm mặn theo mùa; B: vùng mặn quanh năm. 4.2.5 Biến động thành phần loài theo ngư cụ thu mẫu Kết quả nghiên cứu cho thấy lưới đáy thu được 29 loài (82,9% tổng số loài thu được), vợt thu được 22 loài (62,9% tổng số loài thu được). Chài thu được 18 loài (51,4% tổng số loài thu được) và thấp nhất là lưới kéo 15 loài (42,9% tổng số loài thu được). Lưới đáy tuy là ngư cụ cố định nhưng có thể do ngư cụ này có diện tích thu mẫu lớn, thời gian thu mẫu lâu và trong thời gian thu mẫu vận tốc nước chảy lớn nên nhiều loài có thể bị cuốn trôi theo dòng nước vào lưới đáy. Vợt là ngư cụ có hiệu quả đối với việc bắt các loài cá sống ở hang. Trong các loại ngư cụ sử dụng thì lưới kéo có số loài thu được ít nhất. Điều này có thể là do tập tính sống của đa số loài cá bống là ở trong hang và ở đáy. Tóm lại biến động nhiệt độ và pH môi trường không lớn, chỉ có độ mặn có biến động lớn (0‰-28‰). Điều này cho thấy đa số cá bống là các loài rộng muối. Kết quả thu được 35 loài cá thuộc 24 giống phân bố ở vùng ven biển tỉnh Bến Tre. Trong đó họ Gobiidae có 28 loài thuộc 20 giống chiếm 80%, họ Eleotridae có 7 loài thuộc 4 giống chiếm 20%. Số loài được tìm thấy ở mùa mưa đa dạng hơn mùa khô, vùng nhiễm mặn theo mùa có số loài nhiều hơn vùng mặn quanh năm, lưới đáy và vợt là 2 loại ngư cụ thu được nhiều loài cá bống hơn chài và lưới kéo. 4.3 Đặc điểm hình thái của cơ quan tiêu hóa và phổ thức ăn của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) 13 4.3.1 Đặc điểm hình thái cơ quan tiêu hóa 4.3.1.1 Cá bống cát (G. aureus) Cá bống cát có hàm dưới nhô ra và dài hơn hàm trên, thuộc nhóm cá miệng trên, miệng khá rộng. Cá có hai hàng răng trên mỗi hàm, cả hai hàng răng bên trong và bên ngoài đều có răng lớn và nhọn. Tuy nhiên, hàng răng ngoài lớn và nhọn hơn so với hàng trong. Có răng hầu nhỏ, nhọn và xếp thành 2 đám hình bầu dục ở vùng hầu. Lưỡi của cá rất phát triển, phần tự do của lưỡi dài, phần cuối xẻ thùy và chia làm đôi. Trên mỗi xương cung mang, lược mang có màu trắng ngà xếp thành một hàng thưa, dạng núm gai nhọn và bén. Thực quản tương đối ngắn, có thành dày, gấp nếp ở mặt trong. Dạ dày cá bống cát rất phát triển, có dạng túi hình chữ J phình to và vách dày. Ruột ngắn, thành ruột tương đối dày, mặt trong gấp nếp. Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng (RLG) của cá bống cát được phân tích trên 411 mẫu có giá trị trung bình là 0,26<1. Qua kết quả phân tích đặc điểm hình thái cơ quan tiêu hóa cá bống cát và chỉ số RLG có thể dự đoán đây là loài cá dữ. 4.3.1.2 Cá bống sao (B. boddarti) Miệng cá bống sao thuộc dạng miệng dưới, phần cuối của miệng có những lớp màng mỏng giúp cá phồng miệng rất to. Trên mỗi hàm có một hàng răng, hàm trên ở phía trước có sáu răng nhọn, điểm tiếp hợp có một mấu thịt hơi cứng, các răng khác nhỏ. Hàm dưới có một hàng răng nhỏ, cứng, mọc thẳng, sau chổ tiếp hợp có một đôi răng nhọn, không có răng hầu. Đặc điểm cấu tạo này phù hợp với việc cạp và cắt lớp tảo trên bề mặt bùn. Cá bống sao có khe mang hẹp, gồm có 4 đôi cung mang. Trên mỗi cung mang có hai hàng lược mang mềm, dài, xếp sát vào nhau thành tấm chắn. Thực quản lớn, dài bằng 1/2 dạ dày, có vách tương đối dày và có nhiều nếp gấp. Dạ dày có dạng hình elip dài, to, vách mỏng, có khả năng chứa một lượng lớn thức ăn. Ruột cá bống sao dài và có dạng cuộn tròn, vách ruột mỏng. Qua kết quả phân tích 436 mẫu cho thấy chỉ số RLG có giá trị trung bình là 1,77 > 1. Từ kết quả quan sát về hình thái cơ quan tiêu hóa và chỉ số RLG có thể dự đoán cá bống sao thuộc nhóm cá ăn mồi trên nền đáy bùn và là loài cá ăn thực vật. 4.3.2 Phổ thức ăn 4.3.2.1 Cá bống cát (G. aureus) Thành phần thức ăn của cá bống cát (n = 35 mẫu) theo phương pháp chỉ số ưu thế (phương pháp tần số xuất hiện kết hợp với phương pháp khối lượng) ghi nhận được kết quả như sau: giáp xác và cá chiếm tỉ 14 lệ cao nhất (40,46% và 46,3%), mùn bã hữu cơ chiếm tỉ lệ thấp hơn (12,87%) và thức ăn khác chiếm tỉ lệ rất thấp (0,37%). Das (1934) cho rằng cá ăn động vật sẽ có thành phần thức ăn là động vật chiếm hơn 80%. Kết hợp thành phần thức ăn, cấu tạo hệ tiêu hóa và RLG cung cấp thông tin về tính ăn của cá bống cát là loài cá dữ ăn động vật, chủ yếu là cá và giáp xác, hai thành phần này chiếm tỉ lệ khá cao (86,76%) trong thành phần thức ăn ống tiêu hóa. Cá bống cát (G. giuris) có thành phần thức ăn chính là cá và giáp xác (Phạm Thị Mỹ Xuân, 2012; Achakzai et al., 2015; Rao and Rao, 2002; Hora, 1935; Mookerjee (1947)) điều này cho thấy thành phần thức ăn chính của hai loài cá bống cát (G. giuris) và cá bống cát (G. aureus) là giống nhau. 4.3.2.2 Cá bống sao (B. boddarti) Thành phần thức ăn của cá bống sao (n = 30 mẫu) theo phương pháp tần số xuất hiện kết hợp với phương pháp đếm điểm ghi nhận được thức ăn trong dạ dày của cá bống sao chủ yếu là tảo khuê (87,84%) và tảo lam (11,31%), điều này phù hợp với tập tính sống của cá trong môi trường bãi bồi giàu tảo khuê và tảo lam. Cá bống sao sống ở bãi bồi dọc theo rừng ngặp mặn và cửa sông của vùng ven biển tỉnh Bến Tre là loài ăn thực vật và thức ăn chủ yếu là tảo khuê. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu được thực hiện bởi Ravi (2013) về loài cá này ở rừng ngặp mặn Pichavaram, Ấn Độ và của Macnae (1968) mô tả cá bống sao là loài ăn thực vật và tảo khuê là thành phần chủ yếu. Cá bống sao lấy thức ăn bằng cách di chuyển trên bãi bùn và cạp một lớp bùn mỏng từ bề mặt (Macnae, 1968). Fenchel (1969) cho rằng tảo khuê là nguồn thức ăn quan trọng cho sinh vật đáy. Heald và Odum (1970) giải thích rằng tảo khuê đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các chuỗi thức ăn và mối quan hệ giữa các nhóm khác nhau của các sinh vật trong các hệ sinh thái. Qua kết quả phân tích đặc điểm hình thái của cơ quan tiêu hóa, phổ thức ăn của cá bống cát và cá bống sao cho thấy cá bống cát là loài cá dữ, thức ăn chính là cá và giáp xác; cá bống sao ăn thực vật và thức ăn chính là tảo khuê. 4.4 Đặc điểm sinh trưởng của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) 4.4.1 Tương quan chiều dài và khối lượng thân cá Ở cá bống cát khi xét chung cả quần đàn cá, chiều dài tổng của 411 mẫu phân tích dao động trong khoảng 9,3–30,1 cm và khối lượng biến thiên từ 7,76–219,95 g. Phương trình hồi quy tương quan giữa chiều 15 dài tổng và khối lượng cơ thể cá là W = 0,012*L2,85 với hệ số tương quan R2 = 0,958. Ở quần đàn cá bống sao, chiều dài tổng của 435 mẫu phân tích có chiều dài dao động trong khoảng 10,3-16,5cm. Khối lượng dao động 7,9-44,2g. Phương trình hồi quy tương quan giữa chiều dài tổng và khối lượng cơ thể cá là W = 0,007*L3,09 với hệ số tương quan R2 = 0,8547. Theo Froese (2006) cho rằng những loài cá có hệ số b < 3 là những loài tăng trưởng chiều dài nhanh hơn chiều rộng và chiều cao. Hệ số tăng trưởng b = 2,85 (b < 3) cho thấy cá bống cát tăng trưởng theo chiều dài nhanh hơn so với chiều rộng và chiều cao. Cá bống sao có hệ số tăng trưởng b = 3,09 (b ≈ 3 cho thấy cá bống sao tăng trưởng đồng đẳng giữa chiều dài, chiều rộng và chiều cao (Froese, 2006). 4.4.2 Phương trình tăng trưởng von Bertalanffy 4.4.2.1 Cá bống cát (G. aureus) Theo Pauly (1987), để có thể xác định chính xác các tham số tăng trưởng thì số liệu tần suất chiều dài cần phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện. Thứ nhất, số mẫu đo đạc được phải trên 1.500 và thời gian nghiên cứu phải liên tục ít nhất là 6 tháng; thứ hai, số liệu thu được phải thể hiện các đỉnh tần suất chiều dài một cách rõ ràng và hợp lý. Trong nghiên cứu hiện tại có 2.395 số liệu tần suất chiều dài (64-268mm) được đo đạt trong 12 tháng khảo sát liên tục, đồng thời số liệu cũng cho thấy sự phân bố các đỉnh tần xuất là hợp lý. Mẫu cá được thu hàng tháng, mỗi tháng thu 1 ngày bằng lưới đáy có kích thước mắt lưới phần đục là 2a = 15mm. Nghiên cứu này đã sử dụng phần mềm FiSAT II để xác định các tham số tăng trưởng L∞, K và t0. Kết quả nhận được là L∞ = 300 mm; K = 0,77/năm và t0 = -0,02 năm. Từ đó, hằng số tăng trưởng của cá bống cát được xác định là Φ’ = 2,84. Theo Taylor (1958) tuổi thọ (tmax) của cá được xác định theo công thức tmax = 3/K và tuổi thọ của cá bống cát (G. aureus) ở nghiên cứu này là 3,9 năm. Tuổi thọ của cá bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ tử vong và tỉ lệ này phụ thuộc vào tỉ lệ chết tự nhiên cũng như các yếu tố môi trường. Bên cạnh đó việc khai thác cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ của cá (Dinh, 2008). Bảng 4.5: Quan hệ giữa tuổi và chiều dài của cá bống cát. Tuổi 1+ Chiều dài chuẩn (mm) 162 2+ 237 + 270 3 16 4.4.2.2 Cá bống sao Trong nghiên cứu này phương trình tăng trưởng von Bertalanffy được phân tích từ 6.884 số liệu tần suất chiều dài (69-140 mm) đo trong 12 tháng khảo sát liên tục. Mẫu cá được thu hàng tháng, mỗi tháng thu 1 ngày bằng cách dùng lưới chụp bắt cá. Kết quả nhận được là L∞ = 160 mm; K = 0,55/năm và t0 = -0,01 năm. Hằng số tăng trưởng Φ’ = 2,15, tuổi thọ (tmax) của cá được xác định là 5,5 năm. Từ kết quả trên, cho thấy mối quan hệ giữa tuổi và chiều dài của cá được trình bày ở Bảng 4.6. Bảng 4.6: Quan hệ giữa tuổi và chiều dài của cá bống sao. Tuổi 1+ 2+ 3+ 4+ 5+ Chiều dài chuẩn (mm) 69 107 130 142 150 Kết quả này cho thấy cá bống cát có thể đạt chiều dài tối đa là 300 mm và đạt được chiều dài tối đa trong 3,9 năm. So với một số loài cá bống thì đây là loài có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và chiều dài tối đa là khá dài. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá bống cát (G. aureus) vẫn chậm hơn cá bống Gobio gobio và Gobius niger. Các tham số tăng trưởng của một số loài cá bống được trình bày trong Bảng 4.7. Theo Froese và Pauly (2015) cá bống sao có chiều dài tối đa là 220 mm, ở nghiên cứu này cá bống sao có thể đạt chiều dài tối đa là 160 mm, so với Froese và Pauly (2015) thì chiều dài tối đa của cá bống sao ở nghiên cứu này nhỏ hơn đến 60 mm. So với các loài cá bống đã nghiên cứu thì đây là loài có tốc độ tăng trưởng chậm hơn, hệ số k tương đương với cá Periophthalmus babarus (0,55/năm). Bảng 4.7: Các tham số tăng trưởng của một số loài cá bống. Loài Gobio gobio Gobius niger (male) Gobius niger (female) Gobius paganellus Periophthalmus papilio Periophthalmus babarus Pseudapocryptes elongatus Glossogobius aureus Boleophthalmus boddarti L∞ (mm) 106 117 151 138 193,9 216 255 300 160 K (/năm) 0,99 0,91 0,91 0,73 0,51 0,55 0,71 0,77 0,55 17 t0 Φ’ 0 0,32 0,32 -0,22 n.a n.a -0,09 -0,02 -0,01 2,05 2,1 2,32 2,14 2,28 2,41 2,66 2,84 2,15 Nguồn Bowker (1996) Vesey và Langford (1985) Vesey và Langford (1985) Azevedo và Simas (2000) Etim et al. (1996) Etim et al. (2002) Trần Đắc Định và ctv. (2008) Nghiên cứu này Nghiên cứu này Cá bống cát có chiều dài tối đa và tốc độ tăng trưởng (L∞ = 300 mm; K = 0,77/năm) nhanh hơn so với cá bống sao (L∞ = 160 mm; K = 0,55/năm). Tuy nhiên, tuổi thọ của cá bống sao (tmax = 5,5 năm) thì dài hơn so với tuổi thọ của cá bống cát (tmax = 3,9 năm). Điều này cho thấy cá bống cát có tiềm năng phát triển thành đối tượng nuôi lớn hơn cá bống sao vì chúng có kích thước lớn hơn và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. 4.5 Đặc điểm sinh sản của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) 4.5.1 Tỉ lệ giới tính Qua 18 tháng thu mẫu cá bống cát (G. aureus), kết quả phân tích 607 cá thể có 315 cá đực và 292 cá cái, kết quả tỉ lệ cá đực:cá cái là 1:0,93 (cá đực chiếm 52%; cá cái chiếm 48%). Theo kết quả kiểm định χ2 thì tỉ lệ cá đực:cá cái khác tỉ lệ 1:1 không có ý nghĩa thống kê (χ2 = 0,87; p > 0,05). Ở cá bống sao, kết quả phân tích 559 cá thể có 257 cá đực và 302 cá cái, kết quả tỉ lệ cá đực:cá cái là 1:1,18 (cá đực chiếm 46%; cá cái chiếm 54%) tỉ lệ này không có sự khác biệt thống thống kê so với tỉ lệ 1:1 theo phép kiểm định χ2 ở mức ý nghĩa 5%. Kader et al. (1988) cho rằng tỉ lệ giới tính của Gobioides rubicundus không bằng nhau trong suốt cả năm. Trước mùa vụ sinh sản (tháng 4 đến tháng 7) tỉ lệ cá cái nhiều hơn cá đực, sau mùa vụ sinh sản (tháng 11 đến tháng 12) thì ngược lại cá đực nhiều hơn cá cái. Điều này cũng quan sát được đối với cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) trong nghiên cứu này. Tỉ lệ trung bình cá đực:cá cái qua 12 tháng thu mẫu của cá bống cát (G. aureus) và cá bống sao (B. boddarti) khác tỉ lệ 1:1 không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên vào đợt thu tháng 9, 10 ở cá bống cát (G. aureus) và tháng 11 đến tháng 12 ở cá bống sao (B. boddarti) tỉ lệ con cái tăng cao sau đó giảm. Kết quả này có thể là do tập tính sinh sản của cá bống có sự phân chia vai trò giữa cá đực và cá cái, con cái đẻ trứng trong khi con đực làm tổ, ấp trứng và chăm sóc con sau khi cá cái đẻ (Miller, 1984; Rogers, 1988; Polgar and Crosa, 2009). 4.5.2 Các giai đoạn thành thục sinh dục Qua kết quả phân tích sự biến động các giai đoạn thành thục ở cá bống cát và cá bống sao cho thấy giai đoạn IV của cá bống cát chỉ xuất hiện tập trung từ tháng 8 đến tháng 12, cao nhất từ tháng 9 đến tháng 10 trong khi cá bống sao thì phát hiện giai đoạn IV gần như quanh năm và tập trung cao vào tháng 10, 11. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan