Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Tập bài giảng nghiệp vụ lý lịch tư pháp...

Tài liệu Tập bài giảng nghiệp vụ lý lịch tư pháp

.PDF
218
63
91

Mô tả:

HỌC VIỆN T ư PHÁP HỌC VlẸN * o í THƯ VỈỆN : H Ỏ M G K i/ Q ì ; : . . . ..................................... TẬP BÀI GIẢNG NGHIỆP VỤ LÝ LỊCH Tư p ÍìÁP HÀ NÔI - 2010 Chủ biên: TS. Nguyễn Văn Dũng Tập thể tác giả: Ths. Lê Lan Chi Bài 1 TS. Nguyễn Văn Dũng Bài 9 TS. Nguyễn Văn Điệp Bài 19 Th.s Nguyễn Văn Hoàn Bài 4 Đỗ Thúy Lan Bài 14, 16, 17 Th.s Dương Bạch Long Bài 6, 7 Ths. Quách Đình Lực Bài 8 TS. Trần Vãn Luyện Bài 12, 20 Ths. Nguyễn Thanh Mai Bài 9,11 Hoàng Quyền Môn Bài 15, 18 Th.s Nguyễn Thị Minh Phương Bài 3 Th.s Nguyễn Văn Toàn Bài 2 Ths. Tống Thị Thanh Thanh Bài 5 TS. Trần Thất Bài 1 TS. Đỗ Cảnh Thìn Bài 10 TS. Phạm Xuân Thủy Bài 21 TS. Đồ Thị Ngọc Tuyết Bài 5; 17 Tập bài giáỉig được thẩm định bời Hội đồng nghiệm ílm thàìih ỉập theo Quyết định số 40 QĐ-HVTP ngày 1/4/2010 cùa Q. Giám đốc Học viện Tưpháp: Chù tịch Hội đồng: PGS.TS. Nguyễn Văn Huyên Phản biện 1: G S.TS Nguyễn Ngọc Anh Phản biện 2; PG S.TS Nguyễn Văn Nhật ủ y viên: TS. Trần Thanh Phương ủ y viên thư ký: TS. Nguyễn Thanh Phú LỜI NÓI ĐÂU Luật Lý lịch tư pháp được Quốc hội khoá X II thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 17/6/2009 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý lý lịch tư pháp ờ nước ta hiện nay. Thời điểm Luật Lý lịch tư pháp có hiệu lực pháp luật đang đến rất gần, một trong những công việc cấp bách hiện nay là đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác lý lịch tư pháp theo các quy định của Luật. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo B ộ Tư pháp, trong thời gian qua, Học viện Tư pháp đã tích cực biên soạn Tập bài giảng Nghiệp vụ lý lịch tư pháp. Đến nay, việc biên soạn đã được hoàn tất, với 21 bài, Tập bài giảng được kết cấu thành ba phần; phần chuyên đề chung, phần kỹ năng nghiệp vụ lý lịch tư pháp và phần kiến thức bổ trợ. Tập bài giảng đã cung cấp tưomg đối đầy đủ, chính thống lượng kiến thức học viên cần được trang bị trong khóa học, đưa ra và chuẩn hóa các kỹ năng nghiệp vụ để thực hiện công tác Lý lịch tư pháp. Trong điều kiện chưa có các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp, chưa có các quy chế, biểu mẫu nghiệp vụ, lại phải hoàn thành trong thời gian ngắn, Tập bài giảng này chắc chắn không thể tránh khỏi lứiững thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, Ban biên soạn rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy cô giáo, các bạn học viên và tất cả bạn đọc để chinh lý, bổ sung, hoàn thiện ở cấp độ Giáo trình trong lần tái bản sau. Xin trân trọng giới thiệu Tập bài giảng Nghiệp vụ lý lịch tư pháp tới Quý độc giả. Hà Nội, tháng 4/2010 HỌC V Ệ N T ư PHÁP Phẩnl CÁC CHUYÊN ĐỂ CHUNG B ail MỘT SỐ VẤN ĐỂ C ơ BẢN VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁẸ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGfflÊP CỦA CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC LÝ LỊCH TƯ PHÁP 1. Một số váứi đề cơ bản về lý lịch tư pháp 1.1. Án tích và việc ghi nhớ án tích Lý lịch tư pháp thường được hiểu là lý lịch về một cá nhân công dân trong đó có những thông tin chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định việc người đó có án tích hay không. Pháp luật hiện hành chưa có những quy định giải thích về khái niệm án tích. Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự nước ta không có sự giải thích thuật ngữ án tích, tuy nhiên, tại Chương IX của B ộ luật hình sự có quy định về xóa án tích. Theo đó người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. Như vậy, sự khác nhau giữa người có án tích và người không có án tích (kể cả người đã được xóa án tích) là ở chỗ người đó có bị coi là đã bị kết án hay chưa. Nội dung này liên quan đến một khái niệm khác trong pháp luật về hình sự, đó là khái niệm tiền án. Khoản 2, Điều 224 của B ộ luật tố tụng hình sự quy định: “Trong bản án cần phải ghi rõ:... họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trinh độ văn hóa, thành phần xã hội, tiền án, tiền sự của bị cáo;...”. Người có tiền án là người đã bị kết án và chưa được xóa án, đang bị coi là có án tích. Khái niệm án tích cũng liên quan đến các khái niệm “tái phạm”, “tái phạm nguy hiểm” quy định tại Điều 49 Bộ luật hình sự. Án tích là một khái niệm dùng để chì việc phạm tội trong quá khứ của một người đã bị Tòa án có thẩm quyền tuyên bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật và chưa được xóa án. Nói cách khác, án tích là dấu tích thể hiện việc một người đã từng bị kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật mà chưa được xóa án. Trong quản lý nhà nước về trật tự xã hội nói chung và trong hoạt động tư pháp nói riêng, việc ghi nhớ án tích của những người bị kết án là rất cần thiết. Bất cứ nhà nước nào cũng cần có sự “phân loại” công dân của mình theo tiêu chí thái độ của công dân đối với pháp luật. Một công dân gương mẫu chấp hành pháp luật cần phải được cộng đồng xã hội trân trọng. Trái lại, một công dân thường xuyên vi phạm pháp luật thì Nhà nước và xã hội ngoài việc áp dụng những dạng, mức trách nhiệm pháp lý tương ứng, cũng cần có chính sách theo dõi, quản lý đặc biệt hơn, hạn chế hơn việc tham gia một số quan hệ pháp luật nhất định đối với người đó. Những quan hệ pháp luật mà người chưa được xóa án tích không được phép tham gia thường là những quan hệ dễ có khả năng bị những công dân này phương hại, gây hậu quả xấu cho các chủ thể khác trong mối quan hệ đó và thậm chí ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của xã hội. Có thể nói, phần lớn các vi phạm hình sự đều bị coi là tội phạm. Vì vậy, bất kỳ nhà nước nào cũng có những hạn chế và thử thách nhất định đối với những người vi phạm 7 pháp luật hình sự sau khi thi hành xong bản án. Trong hoạt động tư pháp, việc ghi nhớ án tích có ý nghĩa quan trọng nhằm trong việc xác định nhân thân của người bị tình nghi phạm tội. Chính sách hình sự của các quốc gia thường có sự phân hóa đường lối xử lý với ngưèri tái phạm, tái phạm nguy hiểm, Ví dụ, Điều 3 B ộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chi huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.. Cụ thể hóa đường lối xử lý trên, Điều 45 B ộ luật hình sự quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của B ộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”. Trong lịch sử thế giới có những hình thức ghi nhớ án tích rất khác nhau. Thời cổ đại có những cách ghi nhớ án tích của những người bị kết án bằng việc để lại dấu tích trực tiếp trên thân thể kẻ phạm tội. Ví dụ việc thích chữ lên mặt phạm nhân trong trường hợp bị lưu đồ là hình thức ghi nhớ án phạm để tất cả mọi người đều biết. Cũng có trưòmg hợp hình phạt đồng thời là ghi nhớ án tích như chặt ngón tay, chặt bàn tay của ngưòị phạm tội trộm cắp, biển thủ công quỹ. Như vậy, việc lập ra lý lịch tư pháp với tư cách là một loại văn bản của nhà nước xác định việc công dân có hay không có án tích - là hình thức ghi nhớ án tích của thòi kỳ văn minh, là sản phẩm của văn minh. Là hình thức ghi nhớ án tích một cách văn minh, tính chất văn minh của án tích, thể hiện ờ hai phương diện: thứ nhất, tiết kiệm được thời gian, nhân lực, vật lực cùa bộ máy Nhà nước, bảo đảm cho công tác thống kê, lưu trữ, tra cứu được gọn nhẹ hơn, khoa học hơn; thứ hai, nó thể hiện được tính nhân văn của Nhà nước khi không cắt bỏ hay gây biến dạng cơ thể người phạm tội để khắc ghi dấu ấn phạm tội của người đó, giúp cho người phạm tội không bị đau đớn về thể xác và quan trọng hơn, giúp cho họ không bị mặc cảm và kỳ thị để tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội. 1.2. Khái niệin, ý nghĩa của lý lịch tư pháp Lý lịch tư pháp (trong tiếng Pháp: Le easier judiciaire) có nghĩa là cái tủ có nhiều ngăn chứa đựng những phán quyết của Tòa án. Một thẩm phán người Pháp đã nghĩ ra cách ghi nhớ các án tích của người bị kết án bằng cách lưu trữ các phán quyết của Tòa án đối với ngưòd đó vào trong một ngăn tủ riêng ghi tên của người đó (để tránh nhầm lẫn án tích của người này với ngưcd khác). Lý lịch tư pháp là một khái niệm mang tính lịch sử xã hội. Trước đây, lý lịch tư pháp chủ yếu được hiểu là lý lịch về án tích của công dân nhằm xem xét việc người đó đã từng bị kết án bời một bản án hình sự hay không. Criminal record trong tiếng Anh có nghĩa là lý lịch (hồ sơ) về hình sự, là hồ sơ ghi nhớ các phán quyết về hình sự của Tòa án đối với một người cụ thể. Nhìn chung, khái niệm lý lịch tư pháp của nhiều nước đều đồng nhất với khái niệm lý lịch hình sự, nói cách khác, là lý lịch ghi nhớ các phán quyết về hình sự của Tòa án đối với người phạm tội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt khi các giao dịch kinh doanh - thương mại ngày một thể hiện vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại, việc lưu giữ, theo dõi và sử dụng các 8 thông tin về một cá nhân công dân trong quá khứ đã từng bị Tòa án cấm hành nghề hoặc đảm nhiệm một số chức vụ, công việc như thành lập, quản lý doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do đó, khái niệm lý lịch tư pháp được mở rộng ra khỏi lĩnh vực tư pháp hình sự và bao gồm cả các lĩnh vực tư pháp phi hình sự. Cũng như pháp luật của nhiều quốc gia có nền hành chính - tư pháp phát triển và phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật Lý lịch tư pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đưa ra khái niệm lý lịch tư pháp như sau: Lý lịch tư pháp là lý lịch về ản tích cùa người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cẩm cá nhăn đám ĩĩhiệtn chức vụ, thành ìập, quàn lỳ doanh nghiệp, hợp tác xã ti-ong trườìĩg hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Khái niệm trên xác định hai nội dung chính cùa Lý lịch Ur pháp: (i) Lý lịch íưpháp là ìỷ lịch về án tích cỉia người bị kết án; (ii) Lý lịch tư pháp là lý lịch vể việc cẩm cá nhân đàm nhiệm chức \nt, thành Ịập, quàn lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trườtìg hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sàn. ở nội dung thứ nhất, lý lịch tư pháp là nguồn thông tin chính thức về tình trạng tiền án của bị cáo để Tòa án xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với họ khi giải quyết những vụ việc cụ thể. Xét theo góc độ này thì những thông tin về lý lịch tư pháp có giá trị chứng minh bị cáo tái phạm hay không tái phạm, có thể coi lý lịch tư pháp là một công cụ góp phần bảo đảm nguyên tắc công bằng trong tố tụng hình sự. Khẳng định một người không có án tích khi đã được xóa án tích, lý lịch tư pháp góp phần bảo đảm nguyên tắc “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” được quy định tại Điều 9 B ộ luật tố tụng hình sự, qua đó thể hiện tính chất nhân đạo của pháp luật. Trong giai đoạn thi hành án hình sự, lý lịch tư pháp giúp cho cơ quan thi hành án biết được quá khứ nhân thân cùa người thụ án, những đặc điểm phạm tội cùa họ... để có biện pháp giáo dục, cải tạo họ một cách thích hợp. Đặc biệt, lý lịch tư pháp giúp cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục đối với những người phải thi hành các hình phạt khác không phải là hình phạt tù như. cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, trục xuất, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân... thuận lợi hơn khi thực hiện nhiệm vụ. ở nội dung thứ hai, lý lịch tư pháp còn là nguồn thông tin chính thức để các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế... xem xét đạo đức, tư cách của cá nhân trong khi giải quyết những vụ việc cụ thể liên quan đến cá nhân đó như bầu cử, ứng cử, tuyển dụng nhân sự, đăng ký kinh doanh, làm thủ tục xuất, nhập cảnh... Chính vì vậy, ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong những năm gần đây, pháp luật thường quy định việc công dân phải xuất trinh Phiếu lý lịch tư pháp khi tham gia vào một số quan hệ xã hội cụ thể. ở bình diện chung, lý lịch tư pháp có thể được coi là một công cụ giúp Nhà nước quản lý trật tự xã hội, quàn lý con người, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây thiệt hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bởi những người đã từng có những hành vi tiêu cực đối với xã hội ở mức độ nghiêm trọng. Quản lý con người qua lý lịch tư pháp giúp cho các quan hệ xã hội được phát triển lành mạnh, bền vững, theo khuôn khổ của pháp luật, qua đó góp phần phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. ở góc độ cá nhân, lý lịch tư pháp cũng là công cụ để công dân đòi hỏi sự đối xử công bằng, minh bạch từ phía các cơ quan Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện các quyền dân sự - chính trị, yêu cầu Nhà nước phải bảo đảm cho họ được làm các công việc mà pháp luật không cấm nếu họ xuất trình được lý lịch tư pháp chúng minh họ không có án tích. Lý lịch tư pháp là một hình thức quản lý con người hiện đại trong một xã hội dân sự khi mà quyền công dân ngày càng được tôn trọng và bảo vệ. 1.3. Lịch sử quản lý lịch tư pháp ở Việt Nam Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng với việc hình thành và phát triển bộ máy tư pháp, công tác quản lý lý lịch tư pháp cũng được Nhà nước ta quan tâm. Ngày 2/11/1955, B ộ Tư pháp và Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên bộ số 1909-VHC về việc theo dõi lý lịch tư pháp và căn cước của bị can và những người bị tình nghi. Theo văn bản này, công tác lý lịch tư pháp và căn cước can phạm đều tập tmng vào một đầu mối do B ộ Công an đảm nhiệm. Tuy nhiên, do chức năng cơ bản của ngành công an là phòng, chống tội phạm, nên trong thời kỳ này, quản lý lý lịch tư pháp được đồng lứiất với quản lý hồ sơ căn cước can phạm. Ngày 4/6/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 38/CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của B ộ Tư pháp, trong đó có quy định nhiệm vụ thống nhất quản lý lý lịch tư pháp. Tiếp theo, trong Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ (thay thế Nghị định 38/CP), nhiệm vụ quản lý lý lịch tư pháp vẫn được tiếp tục giao cho B ộ Tư pháp. Để giải quyết yêu cầu của công dân, ngày 08/02/1999, B ộ Tư pháp đã phối hợp với B ộ Công an ban hành Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA quy định việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Nội dung chủ yếu của Thông tư số 07 là quy định cơ chế phối hợp giữa ngành Công an và ngành Tư pháp trong việc cung cấp thông tin từ hệ thống tàng thư nghiệp vụ cảnh sát cho Sở Tư pháp để cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho các cá nhân có yêu cầu. Qua 9 năm, quá trình thực hiện Thông tư số 07 đã đạt được những kết quả quan ưọng bước đầu trong công tác quản lý lý lịch tư pháp. Theo báo cáo của 61/64 tinh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong thcri gian 9 năm (từ năm 1999 đến năm 2007), các Sở Tư pháp trong cả nước đã thực hiện cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho 535.749 tnrờng hợp để làm các thủ tục như; xin việc làm, thành lập doanh nghiệp, xuất cảnh, xuất khẩu lao động.. Tuy còn nhiều hạn chế, bất cập nhưng công tác quản lý lịch tư pháp đã bước đầu được định hình và góp phần quan trọng vào quản lý nhà nước cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân. Phiếu lý lịch tư pháp được xem là loại giấy tờ chứng minh tư cách đạo đức của một cá nhân khi tham gia một số thủ tục hành chính. Vì vậy, sau khi Thông tư số 07 được 10 ban hành, đã có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về việc cá nhân phải xuất trình Phiếu lý lịch tư pháp khi tham gia vào các quan hệ pháp lý trong nhiều lĩnh vực như: cấp giấy phép hành nghề, bổ nhiệm, tuyển dụng, cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp, xuất, nhập cảnh... 1.4. Một sô' khái niệm cơ bản ừong quản lý lý lịch tư pháp 1.4.1. Phạm vi quản lý lịch tư pháp Phạm vi quản lý lịch tư pháp là phạm vi nội dung ghi nhớ của lý lịch tư pháp gồm những vấn đề gì. Trong quá trình xây dựng Luật Lý lịch tư pháp của Việt Nam, có nhiều quan điểm khác nhau về phạm vi quản lý lý lịch tư pháp. Có ý kiến cho rằng phạm vi quản lý lý lịch tư pháp ờ Việt Nam nên bao gồm cả án tích (tiền án), tiền sự, một số phán quyết khác của Tòa án về các vấn đề dân sự (năng lực hành vi dân sự, tuyên bố mất tích, tuyên bố chết..., hôn nhân gia đình (tước một số quyền làm cha, làm mẹ...), thậm chí cả một số quyết định phạt hành chính... Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phạm vi quản lý lý lịch tư pháp chỉ bao gồm hai nội dung đó là: (i), Lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và tình trạng thi hành án đó; (ii), Lý lịch về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản và cấm thực hiện các hoạt động đã nêu. 1.4.2. Thông tin lý lịch tư pháp Thông tin lý lịch tư pháp bao gồm thông tin lý lịch tư pháp về án tích và Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. (i), Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Tòa án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án. (ii), Thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin về cá nhân người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án. 1.4.3. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp Nguồn thông tin lý lịch tư pháp là những tài liệu chính thức do cơ quan có thẩm quyền ban hành trong đó có chứa những thông tin lý lịch tư pháp nói tại điểm nêu trên. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp về án tích được quy định tại Điều 15 Luật lý lịch tư pháp bao gồm: - Bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật và bản án hình sự phúc thẩm; - Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự; - Quyết định thi hành án hình sự; 11 - Quyết định miễn chấp hành hình phạt; - Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt; - Quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù; - Quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; - Quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; - Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù; văn bản thông báo kết quả thi hành hình phạt trục xuất; - Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hường án treo và các hình phạt bổ sung; - Quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án; quyết định đình chì thi hành án; giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án trong tnrờng hợp người bị kết án đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình; - Quyết định ân giảm hình phạt tử hình; - Giấy chứng nhận đặc xá, đại xá; - Quyết định xóa án tích; - Giấy chứng nhận đương nhiên được xóa án tích; - Trích lục bản án hoặc trích lục án tích của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo điều ước quốc tế về tưomg trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại; - Quyết định của Tòa án Việt Nam về việc dẫn độ để thi hành án tậi Việt Nam, quyết định của Tòa án Việt Nam về việc tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; thông báo về quyết định đặc xá, đại xá, miễn, giảm hình phạt của nước chuyển giao đối với người đang chấp hành hình phạt tù; - Thông báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ người bị kết án, quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cùa nước ngoàL Theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Luật Lý lịch tư pháp thì nguồn thông tin lý lịch tư pháp về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập từ quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo quy định của Luật phá sản. Tòa án đã ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã gửi trích lục quyết định tuyên bố phá sản, trong đó có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Tư pháp nơi Tòa án đó có trụ sờ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật. Việc xác định chính xác nguồn thông tin lý lịch tư pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm tính chính xác và hiệu lực pháp lý của những thông tin lý lịch tư pháp chứa đựng trong nguồn đó. Nếu xác định nguồn không chính xác thì sẽ dẫn đến sai lệch 12 thông tin. Ví dụ: một bản án hình sự đã được Tòa án sơ thẩm tuyên nhưng chưa có hiệu lực pháp luật thì chưa thể được coi là nguồn thông tin lý lịch tư pháp, nếu chúng ta căn cứ vào đó để lập lý lịch tư pháp cùa đương sự thì sẽ vi phạm nguyên tắc “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 9 B ộ luật tố tụng hình sự). 1.4.4. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp Điều 11 Luật Lý lịch tư pháp quy định: "Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ỉà tập hợp các thông tin lý lịch tư pháp về án tích, thông tin lý lịch íư pháp ve cấm đàm nhiệm chức vụ, thành Ịập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã được cập nhật và xừ lý theo quy định cìia Luật này... Cơ sớ dữ liệu lỷ lịch tư pháp được xây dựng và quản lý tại Tnmg tâm lỷ lịch tưpháp quổc gia íhuộc Bộ Tưpháp và íại Sở Tưpháp Dữ liệu lý lịch tư pháp có ý nghĩa quan trọng là nền tảng của công íảc quản lý lịch tư pháp. Thông qua dữ liệu lý lịch tư pháp chúng ta mới tra cứu được tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân. 1.4.5. Phiếu lý lịch tưpháp Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trưòng hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp quy định hai loại Phiếu lý lịch tư pháp: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Phiếu lý lịch tư pháp số I: được cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội. Án tích đã được xóa thì không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu. Phiếu lý lịch tư pháp sổ 2: được cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Tarờng họfp một người đã bị kết án thì Phiếu lý lỊch tư pháp số 2 ghi tất cả các án tích (bao gồm án tích chưa được xóa và án tích đã được xóa). Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cũng bao gồm thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã. Đe đảm bảo tính minh bạch và quyền dân chủ của công dân, Điều 41 quy định Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cũng được cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. 2. Đạo đức nghề nghiệp của công chức làm công tác lý lịch tư pháp 2.1. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp là một đòi hỏi phải được bảo đảm thực hiện trong quá trinh hành nghề của công chức làm công tác lý lịch tư pháp. Đạo đức nghề nghiệp là một loại hinh đạo đức, gồm những chuẩn mực và quy phạm đạo đức được hinh thành trên cơ sở hoạt động nghề nghiệp của một nhóm người, rnột tổ chức người nhất định. Đạo đức nghề 13 nghiệp trước hết phải mang đầy đủ các yếu tố của đạo đức xã hội, không được trái với đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp còn có các đặc trưng riêng của mình. Đạo đức nghề luật, trong đó c6 đạo đức nghề nghiệp của công chức làm công tác lý lịch tư pháp là một loại hình đạo đức nghề nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với hoạt động nghề nghiệp của người hành nghề luật, như thẩm phán, luật sư, công chứng viên, chấp hành viên, các công chức làm công tác bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp. Nghề luật là một nghề mang tính đặc thù và đặc biệt, mỗi một quyết định, hành vi của người hành nghề luật có thể liên hệ đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Đạo đức nghề nghiệp của công chức làm công tác lý lịch tư pháp là sự bổ sung và kết hợp với các quy phạm xã hội khác (pháp luật, quy chế ngành, bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp, nội quy cơ quan, điều lệ Đảng viên...) để điều chỉnh hành vi của người làm nghề luật trong khuôn khổ pháp luật và trong khuôn khổ các chuẩn mực đạo đức. Các quy phạm xã hội như pháp luật, quy chế ngành, bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp, nội quy cơ quan, điều lệ Đảng viên không thể bao quát hết, quy định hết mọi hành vi của người làm công tác lý lịch tư pháp, trong khi đó, đạo đức nghề nghiệp đóng vai trò nền tảng, là những quy phạm cơ bản, là xuất phát điểm điều chỉnh hành vi của người làm công tác lý lịch tư pháp. Đặc biệt, so sánh với pháp luật, (dù mọi sự so sánh đều khập khiễng) nhưng pháp luật không thể thay thế vai trò của đạo đức nghề nghiệp trong việc khuyến khích người làm công tác lý lịch tư pháp làm việc tận tâm, làm việc có lợi cho nhiều ngưòd, đạo đức nghề nghiệp có sức mạnh riêng của nó, đó là tác động tớl lương tâm, danh dự của người làm công tác lý lịch tư pháp. 2.2. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của công chức làtn công tác lý lịch tư pháp (i), yêu cầu về tính cần trọng, chinh xác Các hoạt động liên quan đến hồ sơ, lý lịch của con người luôn đòi hỏi phải được cập nhật, lưu trữ và sử dụng một cách cẩn trọng, chính xác. Nghiệp vụ công tác lý lịch tư pháp cũng đòi hỏi các công chức làm công tác này phải đảm bảo hai thuộc tính trên, nói cách khác, hai thuộc tính này trờ thành những quy tắc đạo đức nghề nghiệp hàng đầu đối với công chức. Điều này xuất phát từ ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa xã hội rất lớn của Lý lịch tư pháp khi Lý lịch tư pháp được coi là văn bản để công dân chứng minh tư cách pháp lý của mình. Công tác lý lịch tư pháp còn hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự, hoạt động thống kê tư pháp hình sự, hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp. Tính cẩn trọng, chính xác đòi hỏi phải được tuân thủ trong toàn bộ các khâu nghiệp vụ công tác Lý lịch tư pháp, từ khâu tiếp nhận thông tin đòi hỏi phải cập nhật đúng, đủ từ các nguồn thông tin luật định, nếu cập nhật không đúng, không đủ, sẽ dẫn đến sự sai sót và nhầm lẫn về dữ liệu, gây ra những hậu quả cho công tác quản lý và thiệt hại cho công dân. Việc xử lý thông tin cũng đòi hỏi những ngưòd làm công tác này phải cẩn trọng, tỷ mỉ, nhất là trong những trường hợp phức tạp, đòi hỏi tập trung nhiều thời gian và tra cứu các văn bản pháp luật có liên quan. 14 Tính cẩn trọng, chính xác chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cung cấp, tiếp nhận, cập nhật, xử lý thông tin lý lịch tư pháp. Để đáp ứng được những đòi hỏi này, người làm công tác lý lịch tư pháp vừa phải có tố chất nhẫn nại, chịu khó, vừa phải tự rèn luyện tinh thần trách nhiệm và tình yêu nghề nghiệp, có như vậy mới có thể làm tốt một công việc tuy khô khan, thậm chí có phần máy móc, đơn điệu nhưng rất quan trọng và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội và con người. (ii), yêu cầu về tính nhân văn, tôn ừọng đời tư cùa người khác Người làm công tác lý lịch tư pháp là công chức Nhà nước, là đại diện cho Nhà nước và cơ quan Nhà nước trong việc giao dịch với công dân khi có nhu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp. Do đó, người làm công tác lý lịch tư pháp phải thực sự thấu hiểu và thông cảm với công dân, hướng dẫn cho công dân các giấy ÍU, thủ tục đầy đù, hạn chế tối đa rtiọi phiền hà, đi lại, liên hệ nhiều lần cho công dân, tránh xa những hiện tượng vô cảm, thờ ơ với công dân. Đặc biệt, đổi tượng công dân đến xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp có một phần lớn là những người đã có quá khứ phạm tội hoặc thất bại trong cuộc đời, thất bại trong sự nghiệp (đã từng bị phá sản), do đó, tâm lý mặc cảm, e ngại, thậm chí ngang ngược, bất cần, định kiến với công chức Nhà nước có thể tiềm ẩn trong ý thức chủ quan của họ, vi vậy, thái độ cửa quyền, hách dịch, ban phát của các công chức làm lý lịch tư pháp sẽ dẫn tới sự phủ nhận những ý nghĩa tốt đẹp của hoạt động quản lý lí lịch tư pháp, là điều mà đạo đức nghề nghiệp không thể chấp nhận. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp của công chức làm công tác lý lịch tư pháp còn đòi hỏi sự tôn trọng tuyệt đối bí mật đời tư của công dân. Việc tôn trọng bí mật đời tư của công dân thậm chí được pháp luật hiện hành quy định là một trong ban nguyên tắc quản lý lí lịch tư pháp (khoản 2 Điều 4 Luật Lý lịch tư pháp). Những thông tin trong lý lịch tư pháp được nhiều quốc gia coi là thuộc về bí mật đời tư của công dân và hạn chế tối đa việc công bố những thông tin này nếu như không thuộc các chủ thể và các trưòmg hợp được quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Điều này xuất phát từ những hậu quả đặc biệt tiêu cực nếu các thông tin trong lý lịch tư pháp được tiết lộ đổi với cá nhân, thậm chí là đổi với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nơi cá nhân đó đang làm việc. (iii), yêu cẩu về sự ti'ong sạch, liêm khiết Sự trong sạch, liêm khiết là một yêu cầu rất khó thực hiện nhưng lại là một chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của công chức làm công tác lý lịch tư pháp hay công chức làm bất kỳ công tác nào khác, đòi hỏi không được lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cho bản thân. Việc sách nhiễu công dân, cố tinh đòi xuất trinh các giấy tờ chứng minh không cần thiết, việc cố tình trì hoãn thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp để ngầm đòi các khoản “lệ phí” của công dân là những biểu hiện sinh động cho sự tha hóa, tham nhũng của công chức làm công tác lý lịch tư pháp. Nghiêm trọng hơn, những hành vi cấp phiếu lý lịch tư pháp có nội dung sai sự thật, trái thẩm quyền, không đúng đối tượng xuất phát từ hành vi chủ ý, vụ lợi là những hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm nghiêm trọng đạo đức công chức. Việc rèn luyện để đáp ứng các yêu cầu, chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp nói 15 chung và yêu cầu về sự trong sạch, liêm khiết nói riêng là một quá trình khó khăn vì những nguyên nhân khách quan khi điều kiện về thu nhập, điều kiện làm việc của công chức làm công tác lý lịch tư pháp vẫn còn rất thiếu thốn, tuy nhiên, đây cũng là quá trình đấu tranh với bản thân để vượt qua những cám dỗ của vật chất mà công việc quản lý lí lịch tư pháp có thể đem lại, là quá trình đấu tranh để tự hoàn thiện bản thân, để sống thanh thản, sống có ích cho người dân và xã hội. 16 B a il QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA MỘT số NƯỚC VỀ LÝ LỊCH T ư PHÁP ờ hầu hết các nước, hệ thống quản lý lý lịch tư pháp được thiết lập, phát triển từ hàng chục đến hàng trăm năm nay và có tác dụng tích cực đối với các hoạt động tố tụng, quản lý nhà nước, bảo đảm quyền công dân. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau và thiết chế tư pháp đặc thù mà mỗi nước có khái niệm lý lịch tư pháp phù hợp. Khái niệm lý lịch tư pháp thể hiện phạm vi quản lý lý lịch tư pháp và chính phạm vi quản lý lý lịch tư pháp quyết định toàn bộ nội dung, quy mô, cơ chế quản lý lý lịch tư pháp. 1. Quy định vê' Lý lịch tư pháp của Cộng hòa Pháp Theo pháp luật của Cộng hòa Pháp, lý lịch tư pháp lưu giữ các thông tin về bản án hình sự, thông tin về thương mại, hành chính như các quyết định về kỷ luật của cơ quan tư pháp hoặc cơ quan hành chính, những bản án tuyên bố việc thanh lý tư pháp đối với những thể nhân, sự phá sản cá nhân hoặc cấm quyền liên quan đến vấn đề phục hồi tư pháp và thanh lý tư pháp các doanh nghiệp... Xuất phát từ phạm vi quản lý lý lịch tư pháp mà mỗi quốc gia có những quy định riêng về nguồn thông tin lý lịch tư pháp. Nguồn thông tin lý lịch tư pháp giúp cho cơ quan lý lịch tư pháp nắm rõ các thông tin lý lịch tư pháp của cá nhân, của pháp nhân. Theo quy định tại Bộ luật Điều tra hình sự Cộng hòa Pháp: “Lý lịch tư pháp quốc gia tmng ương, sau đây gọi là “Lý lịch tư pháp” là một hệ thống xử lý tự động đặt dưới sự quản lý của Bộ trường Bộ Tư pháp, có nhiệm vụ bảo đảm việc đăng ký, lưu trữ và thay đổi các dữ liệu liên quan đến các quyết định được ban hành trong lĩnh vực hình sự và quốc phòng...” (Điều 589). Theo quy định của Cộng hòa Pháp, nguồn thông tin lý lịch tư pháp được cung cấp cho cơ quan lý lịch tư pháp bao gồm nguồn thông tin lý lịch tư pháp của cá nhân và nguồn thông tin lý lịch tư pháp của pháp nhân. Đoi với cá nhân, nguồn thông tin lý lịch tư pháp được qui định tại Điều 768 B ộ luật tố tụng hình sự Pháp như sau: - Những bản án đương tịch hoặc bản án trọng tội xử vắng mặt vì bị cáo từ chối trinh diện, những bản án xử vắng mặt, không bị kháng án vắng mặt, xử về trọng tội, khinh tội và tội vi cảnh bậc năm, cũng như những quy định tuyên có tội nhưng cho miễn hinh phạt hoặc hoãn tuyên hình phạt, trừ những trường họp không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định tại Điều 1 3 2 - 59 Bộ luật Hình sự; - Những bàn án đương tịch hoặc xử vắng mặt không bị kháng án vắng mặt, đối với 17 những tội vi cảnh thuộc về bốn bậc đầu tiên, nếu có kèm theo quyết định về cấm quyền, thất quyền, hoặc về vô năng, với tính chất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung; - Những quyết định được tuyên do áp dụng các Điều 8, Điều 15, Điều 16 và Điều 28 cùa Quyết định số 45-174 ngày 02/02/1945 về trẻ em phạm tội; - Những quyết định về kỷ luật của cơ quan tư pháp hoặc cơ quan hành chính nếu có hậu quả hoặc có quyết định về vô năng; - Những bản án tuyên bố việc thanh lý tư pháp đối với những thể nhân, sự phá sản cá nhân hoặc cấm quyền quy định tại Điều 192 Luật số 85-98 ngày 25/01/1985 liên quan đến vấn đề phục hồi tư pháp và thanh lý tư pháp các doanh nghiệp; - Các bản án quyết định bãi bỏ phụ quyền hoặc rút toàn bộ hoặc một phần các quyền có liên quan đến phụ quyền; - Những quyết định trục xuất người nước ngoài; - Những bản án của Tòa án nước ngoài mà theo một Công ước hoặc Hiệp định quốc tế, đã được thông báo cho các nhà chức trách Pháp hoặc đã được thi hành án ờ Pháp do người bị hình phạt đã được chuyển giao về Pháp. Đổi với pháp nhân, cơ quan lý lịch tư pháp quốc gia thu nhận những nguồn thông tin sau (Điều 768-1 B ộ luật Tố tụng hình sự): - Những bản án đương tịch và những bản án vắng mặt không bị kháng án vắng mặt, do mọi Tòa hình sự xét xử, về trọng tội, khinh tội, hoặc tội vi cảnh bậc năm; - Những bản án đưomg tịch và những bản án vắng mặt không bị kháng án vắng mặt về những tội vi cành bốn bậc đầu tiên có kèm theo một biện pháp cấm quyền, thất quyền, vô năng hoặc hạn chế quyền, với tính chất hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung; - Những tuyên bố có tội phạm nhưng cho miễn hình phạt hoặc hoãn tuyên hình phạt, những tuyên bố này có kèm theo hoặc không kèm theo mệnh lệnh; - Những bản án của Tòa án nước ngoài mà theo Công ước hoặc một Hiệp định quốc tế, đã được tuyên báo cho các nhà chức trách Pháp. Tại Pháp, Cơ quan lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Vụ hình sự và ân xá, đặt dưới sự quản lý của B ộ Tư pháp. Cơ quan lý lịch tư pháp gồm có Ban giám đốc. Dưới ban giám đốc là các phòng trực thuộc, bao gồm: Phòng tin học, Phòng pháp lý, Phòng nhập liệu và Phòng hành chính. Cơ quan lý lịch tư pháp có nhiệm vụ quản lý toàn bộ các bản án trong lãnh thổ nước Pháp (bao gồm bản án hình sự, một số bản án thưomig mại liên quan đến phá sản, một số bản án cấm hành nghề trong hoạt động thưomg mại và một số quyết định xử phạt hành chính). Ngoài những bản án do Tòa án trong nước tuyên, cơ quan Lý lịch tư pháp còn lưu trữ cả những thông tin liên quan đến bản án do Tòa án nước ngoài tuyên thông qua các hiệp định tương trợ tư pháp. ở Pháp, xóa án tích bao gồm; xóa án đương nhiên và xóa án theo quyết định của Tòa án. Thủ tục xóa án theo quyết định của Tòa án chi được áp dụng cho những bản án không có quy định đương nhiên xóa án. Điều 769 B ộ Luật Tố tụng hình sự Pháp quy định không 18 ghi vào phiếu lý lịch tư pháp (trừ phiếu số 1 - Phiếu cấp cho các nhà chức trách tư pháp là phiếu vẫn ghi đầy đủ các thông tin) trong những trường hợp sau: - Luật số 75-624 ngày 11/7/1975 qui định phải rút khỏi lý lịch tư pháp những phiếu về hình phạt đã được đại xá (Luật số 92 -1336 ngày 16/12/1992), đã được xóa án đương nhiên hoặc do Tòa án quyết định” hoặc được sửa đổi theo một quyết định về sửa lý lịch tư pháp. Cũng được rút khỏi lý lịch tư pháp những phiếu về hình phạt đã được tuyên trên 40 năm mà sau đó không bị xử phạt đối với tội mới về trọng tội hoặc khinh tội, trừ những hành vi không được áp dụng thời hiệu. - Luật số 92-1336 ngày 16/12/1992 qui định: ''Cũng được riú khỏi lý lịch íưpháp" đổi với những trường hợp sau: + Những bản án tuyên về phá sản cá nhân hoặc cấm quyền theo Điều ỉ 92 Luật số 8598 ngày 25/01/1985 nói trên nhưng đã được xóa bằng một bản án về hết nợ, hoặc một bản án xóa án, hoặc đã quá hạn 5 năm kể từ ngày những bản án đó có hiệu lực pháp luật, hoặc đã quá hạn 5 năm đối với bản án, quyết định việc thanh lý tư pháp đối với một thể nhân, tính từ ngày bản án đó có hiệu lực pháp luật hoặc (Luật số 94-475 ngày 10/6/1994) “5ùfw khi có bàn án về xóa ả ĩf. Tuy nhiên, nếu thời gian phá sản cá nhân hoặc cấm quyền là trên năm năm thì những hình phạt có liên quan đến những biện pháp đó vẫn được ghi trong những phiếu lý lịch tư pháp trong thời gian đó; + Những quyết định về kỷ luật đã được xóa; + Những hình phạt được hường án treo một phần hoặc toàn bộ, có hay không có thời gian thử thách, đã hết hạn quy định tại các Điều 133-13 và Điều 133-14 B ộ luật hình sự, tính từ ngày các hình phạt đó được coi là không có; + Những quyết định miễn hinh phạt sau 3 năm kể từ ngày quyết định đó trở thành nhất định; + Những hình phạt vi cảnh sau 3 năm kể từ ngày việc xử phạt đó trở thành nhất định. - Điều 769-1 Bộ luật Tố tụng hình sự Pháp quy định: "... phái ghi vào các phiếu lý lịch tư pháp của pháp nhăn ìỉhững sự íhay đổi quy định tại khoản 1 Điều 769. Khoàn 2 Điều 769 được áp dụng đổi với những việc xử phạt đổi với những pháp nhăn Điều 769-2 B ộ luật Tố tụng Hình sự Pháp (Luật số 92-1336 ngày 16/12/1992) qui định: Được rút khỏi lý lịch tư pháp những tài liệu sau: + Những phiếu có liên quan đến những biện pháp được thực hiện theo các Điều 8, Điều 15, Điều 16, Điều lóbis và Điều 28 của Quyết định số 45-174 ngày 02/02/1945 đối với trẻ em phạm tội, sau khi hết hạn và trong mọi trưòrng hợp, khi đứa trẻ đã đến tuổi thành niên; + Những phiếu có liên quan đến phạt tiền cũng như phạt tù giam không quá hai tháng đối với những người chưa thành niên, khi đương sự đến tuổi thành niên; + Những phiếu có liên quan đến những hình phạt do Tòa án xử Trẻ em quyết định, có hoặc không cho hưởng án treo, có hoặc không có thời gian thử thách, hoặc cho hưởng án 19 treo nhưng buộc phải thực hiện một việc làm vì lợi ích chung, khi hết hạn thừ thách. Theo quy định của pháp luật Pháp, Phiếu lý lịch tư pháp bao gồm: Phiếu lý lịch tư pháp số 1; Phiếu lý lịch tư pháp số 2 và Phiếu lý lịch tư pháp số 3 Phiếu lý lịch tưpháp số 1: là loại phiếu chi có các nhà chức trách tư pháp (thẩm phán) mới được quyền tiếp cận. Thông tin của Phiếu số 1 rất phong phú, bao gồm tất cả các thông tin liên quan đến án tích của một người và những thông tin liên quan đến phán quyết của tòa án thương mại như cấm quản lý doanh nghiệp, cấm hành nghề (Điều 774, Điều 774-1 B ộ luật Tố tụng hình sự). Phiếu lỷ lịch tư pháp sổ 2: là loại phiếu cấp cho một số cơ quan nhà nước. Thông tin của Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không bao gồm hình phạt vi cảnh, không bao gồm hình phạt án treo, không bao gồm những phán quyết do Tòa án nước ngoài tuyên. Điều 775 B ộ Luật tố tụng hình sự Pháp quy định: - Luật số 70-643 ngày 17/7/1970 qui định; Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là bản ghi các phiếu về lý lịch tư pháp đối với một người, trừ những quyết định sau đây: + “Những quyết định xử phạt theo các Điều 2, Điều 8, Điều 15, Điều 16, 18 và Điều 28 của Quyết định số 45-174 ngày 02/02/1945 được sửa đổi, về trẻ em phạm tội; + “Những việc xử phạt đã bị Điều 775-1 qui định cấm ghi vào phiếu lý lịch tư pháp số 2”. (Luật số 75-624 ngày 11/7/1975) + Những phạt về vi cảnh; + Những việc xử phạt được hưởng án treo, có hoặc không có thử thách, khi những việc xử phạt này được coi là không có. + ‘TSÍhững xử phạt được xóa do đương nhiên khôi phục công quyền hoặc do quyết định của tòa án” (Bị bãi bỏ từ ngày 01/3/1994 bởi Luật số 92-1336 ngày 16/12/1992). + Những hình phạt được áp dụng Điều 343 {3 6 1 } B ộ luật Tòa án quân sự; + Luật số 85-98 ngày 25/01/1985 Điều 189 “Về tniờng hợp phục hồi tư pháp, những bản án công bố sự phá sản cá nhân, hoặc cấm quyền do Điều 192 Luật số 85-98 ngày 25/01/1985 nói trên quy định, khi những biện pháp đó đã được xóa bằng một bản án về hết nợ, một bản án xóa án, hoặc đã hết hạn 5 năm kể từ ngày những xử phạt đó đã có hiệu lực pháp luật, cũng như bản án công bố việc thanh lý tư pháp đối với một thể nhân khi hết hạn 5 năm tính từ ngày bản án đó có hiệu lực pháp luật, hoặc sau khi có bản án về hết nợ. Mặc dù Luật số 92-1336 ngày 16/12/1992 đã bãi bỏ khoản 7 trên đây từ ngày 01/3/1994, Điều 93-11 của Luật số 94-475 ngày 10/6/1994 quy định: “Tại khoản 7 Điều 775, những từ phục hồi tư pháp” bị xóa bỏ và những từ “bản án công bố thanh lý tư pháp” được thay bằng những tìr “bản án thanh lý tư pháp”. Tuy nhiên, nếu thời gian phá sản cá nhân hoặc cấm quyền là trên 5 năm thì xử phạt liên quan đến các biện pháp đó được ghi vào phiếu lý lịch tư pháp số 2 cũng sang thời gian đó. + B ị bãi bỏ từ ngày 01/3/1994 bởi Luật số 92-1336 ngày 16/12/1992; 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
147