Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Bài giảng chủ nghĩa yêu nước việt nam qua các thời kỳ lịch sử (chương trình nhận...

Tài liệu Bài giảng chủ nghĩa yêu nước việt nam qua các thời kỳ lịch sử (chương trình nhận thức Đảng)

.DOC
25
16039
154

Mô tả:

Bài giảng chủ nghĩa yêu nước việt nam qua các thời kỳ lịch sử (chương trình nhận thức Đảng)
Chuyên đề : CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ. A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Làm cho người học nắm được toàn bộ quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. để từ đó hiểu được Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là động lực mạnh mẽ của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập. Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc coi đó là động lực mạnh mẽ nhất. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, ý thức về lợi ích chung của dân tộc, lấy đó làm điểm tương đồng là nhằm tạo ra sự thống nhất và đồng thuận xã hội trong giai đoạn cách mạng mới. B. PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN ĐẠT: Dùng phương pháp phân tích, hỏi đáp, truyền đạt, thảo luận… o C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tài liệu Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam (chương trình bồi dưỡng dành cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân) của Ban tuyên giáo Trung ương, nhà xuất bản Lao động – xã hội năm 2003. Tài liệu này đồng chí nào có nhu cầu tìm hiểu chúng ta đặt mua để về nhà tự nghiên cứu thêm. D. KẾT CẤU BÀI GIẢNG: Gồm 5 phần lớn. Phần thứ nhất: Chủ nghĩa yêu nước thời kỳ dựng nước (Hùng Vương – An Dương Vương). Phần thứ hai: Chủ nghĩa yêu nước Thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc trên 1000 năm chống ách đô hộ của Phong kiến phương bắc. Phần thứ ba: Chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ phong kiến Việt Nam (từ năm 938 đến năm 1858). Phần thứ tư: Chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành lại độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc. Phần thứ năm: Chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn hiện nay. I – THỜI KỲ DỰNG NƯỚC (ĐỜI HÙNG VƯƠNG - AN DƯƠNG VƯƠNG) 1. Đặc điểm chung - Đây là thời kỳ mà các thị tộc, bộ lạc sống riêng lẻ liên kết lại thành một cộng đồng quốc gia với lãnh thổ riêng. Gt: Cách đây khoảng gần 4000 năm, cư dân Việt cổ sống ở bắc bộ và bắc trung bộ chủ yếu là ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả… đã bước vào thời đại phát triển rực rỡ thời kỳ đồng thau, mở đầu giai đoạn đồ sắc (Văn hóa Đông sơn) kế tục từ thời kỳ Sơn vi ( cuối thời kì đồ đá cũ), Hòa bình (đồ đá mới), Phùng Nguyên trải qua giai đoạn Đồng đậu, Gò mun (sơ kỳ thời đại đồ đồng). + Văn hóa Sơn vi (phú thọ) – cuối thời kì đồ đá củ vào năm 20.000 – 12.000 TCN, Văn hóa Sơn vi tồn tại trong thời gian lịch sử tương đối dài, chính sự xuất hiện của người ngườm, Sơn vi đánh dấu sự kết thúc của thời kì người vượn ở Nước ta, chuyển sang giai đoạn cao hơn: thời kì thị tộc, bộ lạc ra đời. Mỗi thị tộc, bộ lạc có khoản vài ba chục gia đình gồm ba, bốn thế hệ có chung huyết tộc, sống quây quần với nhau trên cùng một khu vực. một số thị tộc gần gũi, có họ hang với nhau, có cùng một nguồn gốc hợp lại thành bộ tộc. Sinh sống chủ yếu bằng săn bắt, hái lượm. + Giai đoạn đồ đá mới Văn hóa Hòa Bình vào khoảng 12.000 -10.000 TCN. Cư dân lúc Tập trung chủ yếu ở: rừng núi Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Lai châu…) đến Miền trung (Quảng Bình, Quảng trị). Thời kỳ này sống chủ yếu vẫn là săn bắt, hai lượm, đến cuối thời kì đồ đá mới (Văn hóa Bắc Sơn cách đây 6.000 – 5.000 TCN) con người đã biết sữ dụng đã cuội, tre, nứa, xương, sừng, …để chế tác các công cụ sản xuất như: rìu, đục, dao, cuốc đá có chuôi tra cán, kim khâu áo…. Đời sống tinh thần khá phong phú, người ta đã làm đồ trang sức võ ốc biển được mài, có lỗ để xâu dây đeo tìm thấy ở nhiều hang động. Nghề thủ công phát triển nhất là chế tác đá, nghề gốm hình thành. Với sự phát triển công cụ sản xuất người việt lúc này đã biết trồng trột và chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà, vịt, chó…. + Thời kỳ Phùng Nguyên cách đây khoảng 4.000 – 3.500 TCN trải qua giai đoạn đồng Đậu, Gò Mun). Văn hóa Phùng Nguyên mở đầu thời đại văn hóa đồ đồng ở nước ta – Là cội nguồn của văn minh Sông hồng văn minh bản địa. Vào lúc này con người đã biết luyện kim từ hợp kim gồm đồng và thiếc. + Thời kì Văn Hóa Đông sơn cách đây (700 - 100 TCN) văn hóa đông sơn tập ở miền Bắc Việt Nam và Bắc Trung Bộ VN chủ yếu ở các tỉnh (phú thọ, yên bái,hoà bình, Hà nội, Ninh bình, thanh hóa, nghệ an) ở lưu vực ba con sông lớn: Sông Hồng (trung tâm ở Việt trì phú thọ), Sông Mã (Đông sơn), Sông Cả (nghĩa đàn, nghệ an có sự giao lưu mạnh với nền văn hó sa huỳnh). (Lúc này, nhiều loại hình công cụ bằng đồng, bằng sắt ra đời và ngày càng phong phú như: lưỡi cày, lưỡi cuốc, lưỡi thuổng, xẻng, rìu,... Đặc biệt với việc chế tạo ra lưỡi cày, nông nghiệp dùng cày thay cuốc, lại biết sử dụng sức kéo của trâu bò (những di cốt trâu bò dược tìm thầy ở nhiều di tích văn hóa đông sơn), biết sử dụng biện pháp tới tiêu đánh dấu bước phát triển mới, mạnh mẻ trong nền kinh tế đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. sự tích « Bánh dày, bánh trưng » đã nói lên sự phát triển nông nghiệp trồng lúa thời đó. Hay là, Sử cũ TQ vào năm 111 trước CN, sứ giả nhà triệu đã cống cho tướng Hán là Lộ Bắc Đức 1.000 hủ rượu, 100 con bò sự kiện đó chứng tỏ sự phát triển nói trên. Sự phân hóa xã hội (đặc biệt là sự phân hóa về tài sản (TLSX) hình thành các tầng lớp xã hội gồm 3 tầng lớp: + Quý tộc: gồm tù trưởng, tộc trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh bộ lạc và những người giàu có khác, tầng lớp quý tộc nắm giữ cương vị quản lý công việc công cộng của chiềng, chạ (làng về sau). +Tầng lớp bình dân tự do: Chiếm số lượng lớn có trong tay ít TLSX + nô tỳ: Phục vụ cho tầng lớp quý tộc “theo ăngnghen nói là công cụ biết nói. Dùng để trao đổi buôn bán giống như một hàng hóa.. hình thành nên công xã nông thôn (liên minh các bộ lạc) và đó là điều kiện chủ yếu để Nhà nước Văn Lang (Nhà nước đầu tiên Việt Nam ra đời). Mặt khác, do yêu cầu tự vệ chống các mối đe dọa từ bên ngoài, yêu cầu thủy lợi của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã thúc đẩy nhanh và mạnh quà trình hình thành nhà nước, đưa đến sự ra đời của Nhà nước Văng Lang. Pt hình ảnh: Nhà nước đầu tiên của người Việt vào khoảng kỷ VII-VI trước CN, kinh đô đóng tại Phong Châu (vĩnh phúc ngày nay), vua nước Văng Lang theo đại việt sử kí của Lê Văn Hưu có tất cả 18 đời, đều tự xưng là Hùng vương. Như vậy, Sự ra đời nhà nước Văn Lang dù còn hình thức sơ khai và có phần sớm với sự phân hóa xã hội chưa sâu sắc nhưng đã trở thành cội nguồn của truyền thống yêu nước, đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa thời đại của lịch sử Việt Nam – mỡ đầu thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc. Như Bác Hồ từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” (hình ảnh ) 2 - Sự ra đời nhà nước Âu lạc: Pt: + Trên phạm vi lãnh thổ của nước Văn Lang có nhiều bộ lạc chung sống, trong đó có người Tây Âu (Âu việt) sống ở vùng rừng núi và trung du phía bắc nước Văn Lang mà trung tâm ở Cao bằng (còn lại sống ở địa phương thuộc phía nam TQ). + Người Lạc Việt và người Tây Âu đã có mối quan hệ kinh tế - văn hóa gần gũi. Thủ lĩnh người Tây Âu sống trên đất Việt là Thục Phán. Liên minh bộ lạc Tây Âu ngày càng lớn mạnh. + Vào cuối thời Hùng Vương, giữa vua Hùng và Thục phán đã xảy ra mâu thuẫn cuộc xung đột kéo dài bất phân thắng bại. Trong bối cảnh đó quân Tần đã ồ ạt xâm lược, trước nguy cơ đó cần phải thống nhất lực lượng, lãnh đạo nhân dân cả nước chống ngoại xâm. Cuộc xung đột kết thúc bằng việc Thục phán lên ngôi vua thay Hùng Vương lãnh đạo cuộc kháng chiến, đặt tên nước là Âu Lạc (khoảng đầu thế kỷ thứ III trước CN). Pt : Nhà nước Âu Lạc dời kinh thành đến cổ loa thuộc Đông anh – Hà Nội. Thiết kế thành cổ loa do Cao Lỗ xây dựng. - Cùng với quá trình hình thành nhà nước là quá trình hình thành những cơ sở ban đầu của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Trải qua một chặng đường dài, người Việt cổ đã xây dựng được cho mình một nền văn minh đầu tiên, đó là nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc (Văn minh Sông Hồng) – một nền văn minh bản địa đã trở thành cội nguồn của các nền văn minh tiếp sau của dân tộc Việt Nam, đặt nền móng vững chắc cho bản sắc dân tộc, là cội nguồn sức mạnh tinh thần để nhân dân Việt Nam đứng vững, vượt qua được thử thách trong hơn 1000 năm Bắc thuộc. (1.117 năm) Dẫn dắt : chúng ta sẽ tìm hiểu ba í nghĩa chính của chủ nghĩa yêu nước thời kì này là : Thứ nhất, Sự thống nhất đoàn kết trong quá trình dựng nước như thế nào ? Thứ hai, Tình hiểu tình nghĩa rắng bó, ruột thịt, đồng bào thể hiện trong thời kì dựng nước ? Thứ ba, Tinh thần đấu tranh, anh dũng, mưu trí trong thời kì dựng nước ? 2. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ dựng nước Một là, đoàn kết dựng nước. Pt : - Nước Văn Lang hình thành trên cơ sở liên kiết của 15 bộ lạc lớn. bên cạnh những bộ lạc nhỏ khác sinh sống, có chung những đặc điểm như: điều kiện sống (đều sống theo lưu vực sông), chung phong tục tập quán, chung ngôn ngữ, chung nhu cầu để tồn tại và phát triển, đã dần dần tạo nên cho cả cộng đồng cư dân một lối sống, một nền văn hóa chung. GT: Điều đó được chứng minh bằng các cổ vật của thời đại đồ đồng Đông sơn được tìm thấy nhiều nơi ở nước ta đặc biệt nhất là trống đồng Đông Sơn (loại nhạc cụ dùng trong lễ hội, tiếng trống giục quân ra trận) phân bố rộng khắp ở nước ta. (Hình ảnh minh họa theo những thành tựu khảo cổ học Việt Nam (1945-1980) thu được tổng cộng 91 chiếc phân bố rộng khắp nước ta, giải thích thêm nền văn hóa sa huỳnh và phù nam giáo án bổ sung). Hầu hết các trống đồng đông sơn đều có chung một kỹ thuật chế tác và phong cách nghệ thuật đó là điểm chung của nền văn hóa đông sơn. (Hình minh họa) GT hình : ở giữa các trống đồng có hình ngôi sao 14 cánh hoặc 16 cánh thể hiện tục thờ thần mặt trời lúc bấy giờ. cư dân việt cổ tin tưởng về lối sống bên kia: người chết đều được chôn quay đầu về phía đông thờ thần mặt trời (hiện nay chôn cất quay đầu về phía tây ), chôn cả công cụ sản xuất, đồ trang sức và cả đầu vật nuôi (heo, gà). 3 Chung quanh trống đồng là 16 vòng tròn đồng tâm có tranh trí hoa văn với nhứng hình vẽ khác nhau: nhà sàn mái cong, đoàn vũ nhạc nhảy múa, thổi khèn, võ sĩ, hươu, chim, thuyền…điều đó cho thấy cư dân lúc bấy giời có chung lối sống phong tục tập quán. Xung quanh tất cả các trống đồng đều có hình chim, thể hiện tục thờ chim cổ lúc bấy giờ. Tóm lại: sự thống nhất về ngôn ngữ, lối sống nền văn hóa riêng là những cơ sở cần thiết để các bộ lạc, bộ tộc tạo dựng một nhà nước thống nhất trong buổi ban đầu dựng nước. Pt: - Đoàn kết dựng nước còn được thể hiện qua chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai. + Chống giặc ngoại xâm: Ngay từ buổi ban đầu dựng nước người Âu lạc và người Tây âu cùng một chiến tuyến chống quân xâm lược Tần. Giai Thoại: Vào năm 221 tr CN, nước Tần khi tiêu diệt sáu nước kết thúc cục diện “thất hùng” thời chiến quốc (Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, Tần) thống nhất TQ. Nhà Tần bắt đầu công cuộc mở rộng lãnh thổ phía bắc đánh người Hung Nô, xây dựng vạn lý trường thành, phía nam xâm mở rộng lãnh thổ xâm lược nước ta do Đồ Thư chỉ huy 50 vạn quân. Trước sức mạnh đó vùng đất lĩnh nam do người Mân Việt và Tây Âu sinh sống đã bị quân tần đánh bại. Trước thế giặc mạnh người Việt Tây Âu không chịu khuất phục sát nhập vào đế chế Tần kéo nhau chạy vào rừng núi, tôn Kiệt tuấn chỉ huy ngày ngũ đêm đánh, quấy phá quân Tần liên tục. Trong cuộc kháng chiến người Việt Tây âu được sự ủng hộ tích cực người việt Âu lạc (vì lúc này chúng ta chưa sát nhập) khiến quân tần vào tình thế nguy nan. Để thoát khỏi tình thế năm 214 tr CN nhà tần sai Nhâm ngạo (đô úy) và Triệu Đà (huyện lệnh) đem 10 vạn dân tù tội, người buôn bán, nghèo đói đến ở người Việt nhăm góp phần kiểm soát và trấn áp người bản địa. Sau đó chúng tổ chức hành quân diệt người Việt và xâm lược Âu Lạc. Người Việt Chiến đấu kiên cường “ không ai chịu cho quân tần bắt” tận dụng chiềng chạ, tận dụng địa hình, đìa vật chiến đấu khiến quân tần tiến thoái lưỡng nan, người Việt tổ chức tấn công tiêu diệt quân tần giết chết tướng giặc Đồ thư. Pt: Chống thiên tai: Thông qua các nhà khảo cổ, các nhà Fonclo học, dân tộc học, chứ thời kỳ đó người Việt chưa sáng tạo ra chữ viết, nên không có tư liệu văn bản. + Truyền thuyết sơn tinh thủy tinh câu truyện huyền thoại giữa sơn tinh và thủy tinh, Thần núi với Thần sông. Đằng sau câu truyện cho chúng ta thấy về cả một ý chí và trí tuệ của người Việt dồn sức đấp đê chống lại thiên tại do thiên nhiên gây ra….(Trình chiếu, giáo án bổ sung) Hai là, tình nghĩa ruột thịt, đồng bào. - Ý thức cộng đồng đã xuất hiện từ rất sớm, trong cộng đồng dân tộc Việt lúc bấy giờ, người ta nhận thấy mọi người đều có chung nguồn gốc giống nòi. Đó là cơ sở để xây dựng những truyền thuyết giải thích về nguồn gốc người Việt. Giai thoại: Truyền thuyết Nguồn gốc người việt chúng ta có truyền thuyết:Vua Đế Minh (giáo án bổ sung) + Giai thoại tương ứng với nguồn gốc của người Việt chúng ta, hình thành nên ý thức cội nguồn dân tộc: Người Việt chúng ta tự cho mình là con rồng cháu tiên là do sự tích trên. Pt: Cũng như người Nhật tự xưng mình là con cháu của Thái Dương thần (Amatérasu), người Tàu cho mình là con cháu Hoàng Đế, người Đức dưới chế độ Quốc Xã vừa qua tự cho mình là một giống người thượng đẳng sinh ra để thống trị các dân tộc khác (theo thuyết Mein Kampt của Hitler đảng trưởng Quốc Xã). 4 Hầu hết các nhà làm sử sách vì lòng ái quốc, trọng nòi giống mà tô điểm cho dân tộc của mình những điều tốt đẹp hoặc có ý muốn làm phấn khởi tinh thần dân tộc. + Câu truyện là một huyền thoại được người xưa thừa nhận và lưu truyền. Ý thức một mẹ Âu Cơ sinh ra có ý nghĩa lớn lao trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Việt. Pt: Trong xã hội ngươi Việt có sự phân hóa giai cấp nên có giàu, nghèo cách biệt, cần phải có cơ sở chung để hào giải, cố kết lòng người. Cơ sở chung đó là ý thức về cùng chung một mẹ. + Những tiếng nói “ Đồng bào”, “Bà con” dùng để gọi những người xung quanh được sinh ra từ ý thức cùng có chung một gia đình, chúng tạo cho mọi người một thái độ thân thiện tình nghĩa ruột thịt và trách nhiệm chung xây dựng đất nước, trở thành cái noi gắn kết để hình thành nên truyền thống hào hùng của dân tộc. Không những truyện Lạc Long Quân và Âu cơ của người Kinh mà còn có nhiều truyện cổ của các dân tộc thiểu số cũng thể hiện nguồn gốc chung của các dân tộc trên đất Việt Nam.( Như truyện: Truyền thuyết: Đẻ đất đẻ nước Là bộ sử thi lớn, kể về gốc tích và công cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những quan niệm người Mường cổ về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới, hay truyền thuyết Quả bầu mẹ của người Khơ – mú… truyện kể rằng xưa có hai anh em cưu con vúi, vúi chỉ tránh thiên tay còn hai người thành vợ chồng qua 7 tháng 7 ngày sinh ra quả bầu chồng đục quả bầu: các người con lần lượt sinh ra người ở trên cao là người kh- mú…đến người em ut là người kinh) Tóm lại, các truyền thuyết thể hiện những tư tưởng của cư dân Việt cồ lúc bấy giờ có sự gắn bó liên kết, rắn bó, liên kết chặt chẻ với nhau trông công đồng, các cư dân đều cho rằng họ có chung nguồn gốc lịch sử tồn tại và phát triển. Song tư tưởng cư dân Việt cổ còn ở trình độ thấp, nhưng đóng vai trò lớn sự hình thành bản sắc dân tộc, đặt nền tảng cho sự sinh tồn của dân tộc Việt. Ba là, truyền thống anh hùng, dũng cảm, mưu trí và sẵn sàng xả thân cứu nước. - Truyền thông đó thể hiện ngay từ buổi ban đầu dựng nước Vua Hùng không đồng ý gia nhập vào nhà Chu. Pt: Theo Đại việt Sử lược ở TQ có nghi rằng : « Đời Trang vương nhà Chu (696-682 trước CN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang. Việt vương Câu Tiễn (505-462 trước CN) cho người đến dụ hàng nhưng Hùng Vương không theo » chúng ta thấy mặt dù nhà nước mới hình thành nhưng đã thấy rõ tinh thần ngoan cường không chịu khuất phục. - Trong cuộc chiến chống quân Tần Người việt ta dũng cảm đấu tranh trước thế giặc mạnh đến 50 vạn quân, mưu trí trong đấu tranh biết lợi dụng vào địa hình, địa vật, sẵn sằng xả thân không để quân tần bắt được ngày ngũ, đêm đánh chiến tranh du kích, biết nắm bắt thời cơ tiêu diệt giặc. - Truyện Thánh Gióng lớn nhà cơm của nhân dân đánh đuổi giặc Ân (Giáo án bổ sung). - Câu truyện Rùa thần, nỏ thần giúp An Dương Vương xây dựng thành, chống giặc ngoại xâm. (giáo án bổ sung) Đằng sau cầu truyện rùa thần, nỏ thần Cho ta thấy được An Dương Vương xây dựng thành với kiến trúc xây dựng kiên cố, biết dựa vào sức mạnh toàn dân xây dựng thành kiên cố, thấy được nghệ thuật trong chế tạo vũ khí. 5 Pt: Ý tưởng xây thành Cổ Loa ở vùng đồng bằng, và chế tạo nỏ liên châu (nỏ thần) chính là của Cao Lỗ (một vị tướng thời kì An Dương Vương): Ông rất tài giỏi về kiến trúc, trong chế tạo vũ kí, có tài quân sự nhiều lần đánh bại cuộc xâm lược của Triệu đà. Hàng vạn mũi tên thành cổ loa được khai quật tìm thấy (hình ảnh minh họa). + Những chiến thuyền thể hiện tài thủy chiến của Lạc Việt, các hội thi vật, thi võ còn truyền lại đến ngày nay nói lên truyền thống thượng võ còn truyền lại đến ngày nay (Hình ảnh giáo án bổ sung). Tóm lại: Ba biểu hiện nổi bật nói trên cũng là ba thành tố cội nguồn cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Ý chí độc lập tự chủ, tự tôn dân tộc, đoàn kết cộng đồng đã tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử sau này. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, truyền thống đó trở thành sức mạnh vĩ đại đánh bại mọi kẽ thù, bảo vệ độc lập dân tộc. II. THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRÊN 1000 NĂM CHỐNG ÁCH ĐÔ HỘ CỦA PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC. 1. Đặc điểm chung - Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, có nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại ách đô hộ của các triều đại Trung quốc: Triệu, Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường. GV giảng: Năm 179 trCN, Triệu Đà (huyện lệnh nhà Tần khi nhà Tần suy yếu sụp đổ đã tự thành lập nhà nước riêng tự xưng là Nam Việt Vũ Vương) đánh chiếm nước Âu Lạc, nhập Âu Lạc vào Nam Việt. Năm 111 trCN, nước Nam Việt bị Nhà Tây Hán đánh bại, sáp nhập vào Nhà Hán. Vùng đất Âu Lạc của người Việt được đặt thành châu Giao Chỉ. Qua hơn 1000 năm, cư dân Âu Lạc lần lượt bị các triều đại phong kiến TQ cai trị. Người Việt từ chỗ là cộng đồng người có quốc gia riêng biệt trở thành người dân bị lệ thuộc các châu, quận của TQ, nền cai trị của phong kiến TQ. Nguy cơ bị đồng hóa, bị tiêu tan quốc gia dân tộc là nguy cơ hiện hữu ngày càng lớn. - Trước nguy cơ đó các cuộc khởi nghĩa kế tiếp nhau nổ ra, thể hiện tinh thần quật khởi của dân tộc. Gt: Tiêu biểu: + Thứ nhất, Khởi nghĩa Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê linh tiêu diệt tên thái thú gian ác Tô Định xây dựng nền độc lập (từ năm 40 - 43 CN), (Với lời hiệu triệu trình chiếu) về sau quân Đông Hán cử Mã Viện sang tiếp viện, thất trận hai bà nhảy sông tử vẫn. Pt: Sử gia Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư: Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi ! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy. 6 Hàng năm, vào ngày 6 tháng 2 âm lịch, là ngày giỗ hay là lễ hội tưởng nhớ Hai bà + Thứ hai, Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu (Triệu Thị Trinh, cùng triệu Quang đạt chống quân Đông Ngô (Tôn quyền) tàn ác. (hình ảnh) Pt: Giả thích thu phục voi bà cởi: Vùng núi Quân Yên lúc bấy giờ có một con voi trắng một ngà rất hung dữ hay đến phá hoại mùa màng, mọi người đều kinh sợ. Để trừ hại cho dân, Bà Triệu cùng chúng bạn đi vây bắt voi, lùa voi xuống đầm lầy (vùng sông Cầu Chầy ngày xưa hãy còn lầy lội) rồi dũng cảm nhảy lên đầu voi và đã khuất phục được nó. Con voi trắng sau này được bà dùng để cưỡi mỗi khi ra trận. (Trình chiếu câu nói nổi tiếng của bà). Bà Triệu lãnh đạo hàng ngàn dân ở Giao chỉ, Cửu Chân Ban đầu đuổi được thứ sử Cửu Chân (Tiết Kính Hàn) cuộc khởi nghĩa lan nhanh, về sau Đông ngô sai Lục Dận đàn áp, sau 6 tháng chiến đấu, cuối cùng bà tử tiết trên núi Tùng thuộc Thanh hóa. + Thứ ba, Mùa xuân Năm 542, Lý Bí (lý bôn quê Thái Bình) khởi nghĩa thành công, giành lại đuợc độc lập từ tay nhà Lương, xưng là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân với mong muốn đất nước mãi mãi trường tồn. Nói thêm: Năm 545, nhà Lương sai Dương Thiệu và Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế đem 3 vạn quân ra chống giặc bị thất bại trước Trần Bá tiên nên rút về đóng quân ở Hồ Điền Triệt 2 vạn quân (Thuộc xã Tứ Yên, huyện Lâm Thạch, Phú phọ ngày nay) thuyền Lí Nam Đế đậu kín mặt Hồ, Quân Nhà Lương sợ không dám tiến vào, nhưng một hôm nước sông lên đến 7 thước tràn vào Hồ, Trần Bá Tiên theo dòng nước đánh bại quân Lí Nam Đế, thua trận Ông rút về động Khuất lão, tại đây ông bị bệnh qua đời. Lời Bình: Theo sử gia Lê Văn Hưu:[19] Binh pháp có câu: "Ba vạn quân đều sức, thiên hạ không ai địch nổi". Nay Lý Bí có 5 vạn quân mà không giữ được nước, thế thì Bí kém tài làm tướng chăng? Hay là quân lính mới họp không thể đánh được chăng? Lý Bí cũng là bậc tướng trung tài, ra trận chế ngự quân địch giành phần thắng không phải là không làm được, nhưng bị hai lần thua rồi chết, bởi không may gặp phải Trần Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh vậy. Theo sử gia Ngô Sĩ Liên:[19] Tiền Lý Nam Đế dấy binh trừ bạo, đáng là thuận đạo trời, thế mà cuối cùng đến nỗi bại vong, là vì trời chưa muốn cho nước ta được bình trị chăng? Than ôi! Không chỉ vì gặp phải Bá Tiên là kẻ giỏi dùng binh, mà còn gặp lúc nước sông đột ngột dâng lên trợ thế cho giặc, há chẳng phải cũng do trời hay sao? 7 + Thứ tư, Triệu Quang Phục lên thay. Triệu Quang Phục lui quân về đầm Dạ Trạch (là một xã thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nằm bên bờ sông Hồng) thực hiện chiến tranh du kích. Cuối cùng năm 550, Triệu Quang Phục mới giành được thắng lợi, khôi phục nước Vạn Xuân, tự xưng là Triệu Việt Vương. Đến năm 571, Triệu Quang Phục bị Lý Phật Tử cướp ngôi. Năm 602 - 603, Lý Phật Tử không chống được cuộc xâm lược nhà Tùy, nước ta lại rơi vào tay nhà Tùy, rồi nhà Đường. + Thứ 5, Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế quê Hà Tĩnh) lãnh đạo nhân dân Châu Hoan (Nam đàn, Nghệ An) phất cờ khởi nghĩa chống nhà Đường được nhân dân các châu hưởng ứng, giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập đất nước trong 10 năm (713 -722). Pt: Nhà Đường bèn huy động 10 vạn quân do tướng Dương Tư Húc và Quang Sở Khách sang đàn áp. Quân quan nhà Đường tiến theo đường bờ biển Đông Bắc và tấn công thành Tống Bình.[1] Sau nhiều trận đánh khốc liệt, từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, thành Vạn An thất thủ, nghĩa quân tan vỡ. Không đương nổi đội quân xâm lược, Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, sau bị ốm rồi mất. + Thứ 6- Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) năm 766 ÷ 779 chống nhà Đường- Dưới chính sách cai trị tàn bào, sưu cao, thuế nặng nhân dân căm phẳng, nhân cơ hội quân lính ở Tống Bình (Hà Nội) nổi loạn, Phùng hưng phát động khởi nghĩa được nhân dân hưởng ứng không lâu sau lấy lại một vùng đất rộng lớn ở Phong châu, chiến giàng co với giặc diễn ra trong suốt 20 năm, đến năm 779 Cuộc chiến đấu sau đó diễn ra quyết liệt, quân Đường chết nhiều, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ cuối cùng bị ốm rồi chết.. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đô hộ, coi chính sự đất nước. + Thứ 7, Khởi nghĩa của họ Khúc giành chính quyền tự chủ (905-930). Khúc thừa Dụ (hào trưởng Châu diên thuộc Hà Nội) Nhân lúc Nhà Đường lúc này bị suy yếu do loạn An Sử ( năm 755 - 763) sự kiểm soát chính quyền với An nam ngày càng suy yếu, Quyền lực của phủ Đô hộ bị phân tán xuống các vùng nhỏ, do đó xuất hiện các thế lực hào trưởng có vai trò ngày càng quan trọng trong bộ máy cai trị. Vì vậy, họ Khúc đã thiết lập chính quyền tự chủ ở An Nam một cách khá dễ dàng và ít xáo trộn vào năm 905. Khi khúc Thừa Dụ qua đời trị vì 2 năm, Khúc Thừa Hạo lên thay cha, đây là thời kì thịnh trị nhất: Khúc hạo thực hiện chính sách đối nội mềm mỏng lấy “Khoan thư sức dân” làm nền tảng. Đối ngoại thực hiện ngoại giao giữ hòa khí với các nước Trung quốc (lúc này Trung quốc đang thời kì ngũ đại thập quốc gồm Lương, Đường, Tấn, Hán, Chu). Khúc Thừa Hạo mất năm năm 917, Khúc Thừa Mỹ lên thay thực hiện chính sách cai trị sai lầm: Về mặt đối ngoại, Khúc Thừa Mỹ chủ trương kết thân với nhà Hậu Lương ở trung nguyên mà gây hấn với nước Nam Hán liền kề. Năm 919, ông sai sứ sang Biện Kinh xin tiết việt của nhà Hậu Lương. Vua Lương là Mạt đế Chu Hữu Trinh, bấy giờ bận đối phó với các nước lớn ở Trung nguyên nên ban Tiết Việt cho Khúc Thừa Mỹ và phong ông làm Tiết độ sứ Giao châu. Chính sách đối ngoại đó của Khúc Thừa Mỹ khiến vua Nam Hán tức giận và quyết định sai Lý Khắc Chính cầm quân sang đánh chiếm Tĩnh Hải quân. Khúc thừa mỹ thất bại nhanh chống. 8 Nhưng sự thống trị của nhà Nam Hán chẳng vững bền: + Thứ 8, Năm 931, khởi nghĩa do hào trưởng Dương Đình Nghệ (hào trưởng Ái Châu) lãnh đạo thành công đánh bại âm mưu xâm lược và đô hộ nước ta của phong kiến Nam Hán. Ông được tôn làm Tiết Độ Sứ bắt tay vào xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, tổ chức lại bộ máy nhà nước. + Thứ 9- Đỉnh cao là cuộc kháng chiến của Ngô quyền đánh quân bại Quân Nam Hán, chiến thắng Ngô quyền mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta trong thời trung đại ( thế ký thứ X – XIX, 938 -1858) Tóm lại: Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra thể hiện tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử các dân tộc trên thế giới, hiếm có dân tộc nào bị đô hộ 1000 năm mà tinh thần độc lập, ý chí giành quyền tự chủ vẫn được giữ vững và phát triển từ đời này sang đời khác, để rồi vươn lên, giành độc lập cho đất nước như dân tộc Việt Nam. 2. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập Một là, Ý chí độc lập tự chủ, kiên quyết không chịu khuất phục. - Sự đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến phương Bắc với nhiều thủ đoạn đồng hóa nham hiểm đã không thể bẻ gãy ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam. Gt: Sau khi chúng xâm lược nước ta bọn phong kiến TQ chúng dùng nhiều thủ đoạn thâm độc, hồng biến nước ta thành châu, huyện. Cụ thể: + Về Tổ chức cai trị: chúng chia nhỏ nước ta để dễ bề cai trị chẳng hạn như: Pt: - Triệu Đà: Khi chiếm Âu Lạc chia thành hai quận: Giao chỉ (vùng Bắc Bộ) và cửu Chân (từ Thanh Hóa đến Nghệ An, Hà Tỉnh) sát lập vào nhà nước Nam Việt. - Đến thời Nhà Hán tổ chức cai trị chúng chặt chẽ hơn chúng chia nước ta thành 3 quận trong bộ Giao chỉ (cùng với 6 quận TQ). Đứng đầu bộ Giao chỉ là Thái thú. Điểm lớn trong thời Nhà Hán là Chúng chia nhỏ các quận thành huyện như: Quận giao chỉ chia thành 12 huyện. Cửu Chân gồm 7 huyện. Nhật Nam (từ đèo ngang trở vào Nam cho đến Quảng nam- Quảng Ngãi) gồm 5 huyện. Dưới cấp quận là huyện vẫn do các Lạc tướng người việt cai trị với danh hiệu là huyện lệnh. Do vậy, cơ cấu xóm làng của người Việt ít có sự thay đổi, đó là cơ sở để chúng ta đứng vững trong suốt thời kì bắc Thuộc. - Các Triều đại sau chúng thực hiện bộ máy cai trị ngày càng chặt chẻ hơn, đỉnh cao nhất trong giai đoạn này là chính sách cai trị của nhà Đường chúng đặc nước ta thành 12 châu tương đương với 12 quận lúc trước, 59 huyện, 41 châu cơ mi (vùng dân tộc thiểu số), tổ chức bộ máy cai trị đến tận các hương, các làng của người Việt… Tóm lại: Trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc chưa Triều đại TQ nào thiết lập được nền đô hộ của chúng lên làng xã người Việt, không hề đặc được hệ thống cai trị trên đất nước ta, không thể kiểm soát và khống chế làng xã người Việt cơ cấu xóm làng vẫn được giữ vững. 9 + Kinh tế: chúng vơ vét, bóc lột tàn bạo, triệt để nhân dân bản sứ. Gt: chúng dựa vào tổ chức quan lại, quân đội khá mạnh các chính quyền đô hộ TQ ra sức bóc lột nhân dân ta. Tiêu biểu như: - Nhà Tần chúng bắt các thợ thủ công giỏi nước ta, cùng với lượng dân lao động lớn sang TQ để xây dựng vạn lý trường thành cho chúng. - Thời Hán, chúng thực hiện chính sách đồn điền giữ vững đất đai mới chiếm, chúng đưa tội nhân, dân nghèo người Hán đến ở lẫn với người Việt, xâm lắng, khai phá, lập đồn điền. Mã viện “ lập ấp trại” để quân lính của chúng cướp đất nhân dân ta để làm ruộng, nhân dân ta từ chổ có ruộng đất sản xuất, bấy giờ phải lang thang, cuộc sống cơ cực, phải làm nô lệ của chúng để kiếm sống… - Vào thời Nhà Ngô chính quyền đô hộ còn trực tiếp quản lý các đồn điền của người Việt, biến người Việt ta thành nông nô của bọn phong kiến TQ, đa phần diện tích đất lúc bấy giờ đều bị Nhà Ngô chiếm đoạt. - Đến thời kỳ Nhà Đường chúng càng thâm độc hơn thực hiện chính sách trưmg tô buộc dân ta phải nộp tất cả các loại tô như: thuế ruộng, thuế người (người cũng phải đóng thuế), nộp sản phẩm thủ công, bắt dân ta phải đi tìm những của cải quý hiếm để chúng đem về TQ,…Khi không hiệu quả chúng tiến hành cưỡng chế bắt nhân dân ta phải làm theo, bằng các hình phạt tàn khóc như: Bắt hùm ăn, rắn độc cắn… Tóm lại, dưới chính sách bóc lột, vơ vét của bọn phương bắc, trong hơn 1000 năm bị đô hộ nhân dân ta đã phải trải qua cuộc sống đói khổ, đầy đau thương tủi nhục. + Chúng tiến hành đồng hóa dân tộc, khủng bố và đàn áp tàn bạo các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Gt: Đồng hóa: Ngay buổi đầu công nguyên Nhà Tần, Nhà Hán theo sử chép lại đã cho người dân tù tội, không có ruộng đất xuống năm ở lẫn người việt nhằm đồng hóa dân tộc ta. - Nhà tần sai Nhâm Ngạo và Triệu đà cho 10 vạn dân xuống ở lẫn người Việt. - Khi đã đô hộ nước ta các triều đại phương Bắc thực hiện nô dịch về văn hóa, tư tưởng, tinh thần, chúng phá đi những phong tục tập quán của nhân dân ta bắt theo phong tục tập quán của chúng, không theo chúng sử dụng quyền lực cưỡng chế, cụ thể: - Thời Nhà Hán: hai thái thú Tích quan và nhâm Diên bắt người việt phải theo lễ nghĩa Trung Quốc từ cách ăn mặc, lấy vợ, lấy chồng, chế tạo mũ, giày…để đồng hóa dân tộc ta. (Sách Hậu Hán thư có ghi lại: “Xưa thời Bình đế, Tích Quang người Hán Trung làm Thái thú Giao Chỉ, dạy dỗ dân Di (người Việt), dần dần hóa theo lễ nghĩa, danh tiếng ngang với Nhâm Diên”.) Với mục đích rõ rệt như vậy, những lễ nghi ma chay, cưới xin, giao tiếp xã hội và một số quy tắc sinh hoạt cộng đồng có nguồn gốc từ Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện ở nước ta. - Về Văn Hóa, Tư tưởng chúng thực hiện đồng hóa mình bằng các biện pháp: Một là, truyền bá đạo Nho, Phật giáo vào nước ta nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu thống trị của phong kiến phương Bắc. 10 Pt: Nho giáo hay Khổng giáo là hệ thống tư tưởng triết lí, đạo đức, thể chế cai trị vốn xuất hiện ở Trung Quốc từ rất sớm. Ngay từ thời Tây Hán, Nho giáo đã bất đầu xâm nhập vào xã hội Việt để làm công cụ nô dịch và đồng hóa nhân dân ta về tư tưởng và tinh thần, để bao biện cho chủ nghĩa đại Hán ''thiên tử - thiên hạ'' và thuyết chính danh định mệnh của nó. Hai là, giai cấp thống trị đã mở trường để dạy học, truyền bá đạo Nho trong xã hội Việt Nam và đào tạo đội ngũ quan lại người Việt phục tùng nhà Hán, làm công cụ tay sai cho thiên triều. Pt: Tiếng hán và chữ hán được truyền vào nước ta ngay thời kì Tây Hán (Sau triệu đà) Tích quan và Nhâm diệm xây dựng Trường học ở nước ta “dạy lễ nghĩa nho giáo trung quốc”. Tiếng Hán và chữ Hán cũng được chính quyền đô hộ phổ biến ở Giao Châu nhằm làm công cụ thực hiện chính sách đồng hóa người Việt. Qua chữ Hán, chúng truyền bá phong tục, tập quán, những tư tưởng lễ giáo của giai cấp phong kiến Trung Hoa. Song, kết cục sau hơn nghìn năm, nó vẫn không thể tiêu diệt được tiếng nói của dân tộc Việt là tiếng Việt, bởi lẽ chỉ có một bộ phận tầng lớp trên học tiếng Hán, còn nhân dân lao động trong các lãng xã Việt cổ vẫn duy trì tiếng nói của tổ tiên mình. Đàn áp: Trong hơn 1000 năm đô hộ nứơc ta, để duy trì nền thống trị và ách áp bức bóc lột, các triều đại phuơng Bắc đã áp dụng luật pháp hà khắc, tàn bạo đối với người việt. VD: Trong đợt đàn áp khởi nghĩa hai bà Trưng vào năm 43, Mã viện đã giết hại hàng vạn nhân dân lạc việt, nhiều dòng họ quý tộc Lạc việt bị đàn áp, hơn 300 thủ lĩnh Việt bị bắt đày sang TQ. Đến thời nhà ngô thống trị hàng nghìn, hàng vạn trai tráng người Việt bị bắt, xích trói đem về TQ. Nhà Đường tăng cuờng bạo lực quân sự trong cuộc đàn áp cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), quân xâm lực nhà đường tiến hành tàn sát nhân dân dã man, chất xác nghĩa quân thành gò cao để nghi công chinh phục, đề cao uy thế chính quyền đô hộ… - Trước hành động của quân phương Bắc thì Ý chí độc lập tự chủ luôn được bảo tồn, phát triển từ đời này sang đời khác: Pt: Trước chính sách đô hộ của các triều đại phương Bắc hơn một thiên niên kỷ đã kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển về mọi mặt của đất nước và dân tộc ta. Song điều đó không làm nhân dân ta khuất phục mà ngược lại nhân dân ta không ngừng đứng lên đấu tranh giành lại chủ quyền dân tộc. Tiêu biểu như: + Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Mê linh vào năm 40 giành được độc lập trong 3 năm (40 - 43); + Cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn (còn gọi là Lý bí), thắng lợi trước nhà Lương xây dựng nhà nứơc Vạn xuân tồn tại thời gian khá dài. + Đỉnh cao là cuộc kháng chiến Ngô quyền mở ra một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta trong thời trung đại (thế ký thứ X – XIX, 938 -1858). Hình ảnh biểu đồ (giáo án bổ sung trang 4) 11 Tóm lại, bọn phong kiến phương Bắc với nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc đã không thể khuất phục được truyền thống yêu nước nồng nàng của dân tộc ta. Hai là, bám trụ quê hương, giữ quê cha đất tổ. - Người Việt sinh ra trên đất Việt, hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, người Việt đã bám trụ, ở lại giữ đất và giữ gìn truyền thống và văn hóa, phong tục tập quán của mình. Gt: Từ thời Văn Lang – âu lạc, người việt cổ đã tạo cho mình một phong tục văn hóa riêng. Nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp đựoc định hình. Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mặc dù bị đồng hóa nhằm hán hóa dân tộc việt và nền văn hóa việt, song từ trong các xóm làng Việt cổ, nhân dân ta vẫn bảo tồn và không ngừng phát triển văn hóa bản địa. Các đồng chí thấy chữ hán và tiếng hán ồ ạt truyền vào nứơc ta, nhưng không thể hủy diệt đuợc tiếng nói dân tộc ta, tiếng việt vẫn được bảo tồn, nhân dân ta vẫn sống theo cách sống riêng, giữ gìn bản sắc riêng của người việt. Nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp của thời kỳ văn lang – âu lạc vẫn được giữ gìn như tục nhuộm răng, ăn trầu, đấu vật, đá cầu, đánh đu, ném còn, đề cao các anh hùng, người già…. - Trong quá trình đấu tranh chống Hán hóa và tiếp nhận tinh hoa văn hóa Hán, tư tưởng truyền thống cũng có sự chuyển biến và hình thành những quan niệm mới. GV giảng: Tiếp nhận hệ thống nhân sinh quan của Đạo Nho. Các trường học được mở ở Giao Chỉ ( TQ đặt tên cho nước ta) chỉ để đào tạo quan lại cho quận ngày càng có nhiều người Việt theo học thụ hưởng. người việt tiếp nhận những quan niệm nhân sinh quan mới như các nguyên tắc sống của con người, nghĩa vụ phục tùng trên (Trung, hiếu), tôn tư trật tự xã hội (Chính danh), có lòng thương (Nhân nghĩa). Về phật Giáo: Người Việt được tiếp nhận tư tưởng phật giáo nguyên thủy chủ yếu như: Phải xa lìa dục vọng, không hại người, hại vật, thực hiện nhẫn nhục (nhẫn nhục thì có thêm nhiều sức lực hiện nay tư tưởng này còn tồn tại),… Trong sinh hoạt đời sống hàng ngày người việt tiếp nhận có chọn lọc những cái bên ngoài đựơc thể hiện ở nhiều lĩnh vực như từ tập quán giã gạo bằng chày tay đã chuyễn sang lối giã gạo bằng cối đạp (tồn tại đến ngày nay), từ tập tục ở nhà sàn dần chuyển sang ở nhà đất bằng…. Hình thành Nên tam giáo đồng nguyên: Văn hóa bản địa, Nho giáo, Phật giáo. Tóm lại, thời kỳ Bắc thuộc trứơc những chính sách đô hộ của các triều đại TQ nhân dân ta không ngừng đấu tranh, bám trụ quê hương, giữ gìn quê cha đất tổ, bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc luôn luông huớng về cội nguồn tôn tại suốt chiều dài lịch sử, ngày nay các đồng chí thấy hàng năm, người Việt hướng về đất tổ Phong Châu, nhớ ngày 10/3 ( âm lịch) giỗ tổ Hùng Vương. Ba là, bảo vệ nòi giống và văn hóa dân tộc. - Sự đô hộ của phong kiến phương Bắc luôn luôn đi liền với âm mưu đồng hóa dân tộc về huyết thống và văn hóa dân tộc Hán của TQ. Gt: Thực tế cho thấy, nền văn minh Hoa Hạ (TQ) có sức đồng hóa mạnh mẽ. Nhiều dân tộc nhỏ ở phía Bắc chiếm được Trung Nguyên, đô hộ TQ, nhưng cuối cùng lại bị Hán 12 hóa. Trong hơn 1000 năm đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phuơng Bắc đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp nhằm đồng hóa nhân dân ta chúng đưa người dân TQ sang, bắt nhân dân ta phải làm theo phong tục tập quán của chúng hồng biến nước ta thành một bộ phận của TQ, nhằm xóa vĩnh viễn sự tồn tại của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc trong đời sống cộng đồng người việt.Tiêu diệt khả năng quật khởi và phục hưng của dân tộc ta. Nhưng dựa trên một nền tảng vững chắc, một cộng đồng quốc gia dân tộc có một lãnh thổ riêng, tiếng nói riêng, một lối sống riêng và một nền văn minh riêng phát triển khá cao mang đậm bản sắc, bản lĩnh của người việt, lại được hình thành từ rất sớm, lại sử dụng, khai thác được những điều kiện thuận lợi nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống lại ách áp bức của ngoại bang. Cuộc đấu tranh không khoan nhượng đó được tiếp nối qua nhiều thế hệ với quy mô ngày càng lớn đến năm 938 mở với thắng lợi Bạch đằng mở ra kỷ nguyên độc lập, làm thất bại âm mưu đồng hóa và thôn tính nước ta, bảo tồn cội nguồn truyền thống dân tộc. - Dân tộc Việt Nam trải qua hơn 1000 năm lịch sử đã bảo vệ được bản sắc văn hóa dân tộc, nòi giống Lạc Hồng của mình, điều đó chứng tỏ một điều là Việt hóa mạnh hơn Hán hóa. III. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG THỜI KỲ PHONG KIẾN VIỆT NAM (TỪ NĂM 938 ĐẾN NĂM 1858) 1. Đặc điểm chung Trong hơn 900 năm độc lập dưới chế độ phong kiến ( 938 – 1858), dân tộc Việt Nam đã phải chiến đấu không ngừng, tám lần đánh bại các cuộc xâm lược, với âm mưu thiết lập chế độ đô hộ mới của phong kiến phương Bắc. Đó là: - Cuộc kháng chiến Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán (năm 938); Chiến thắng Bạch Đằng tạo bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử dân tộc, mở kỉ nguyên mới kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Nhà sử học Lê Văn Hưu ở thế kỉ XIII đã nhận xét về ý nghĩa thời đại của chiến thắng Bạch Đằng: “ Tiều Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân… chính truyền thống của Việt ta ngõ hầu đã nối lại được”. - Lê Hoàn đánh thắng quân xâm lược nhà Tống ( năm 981); Nói thêm: Năm 979, Đỗ Thích ám hại Đinh Tiên Hoàng cùng con là Đinh Liễn. Triều thần bắt giết Đỗ Thích, lập Đinh Toàn, 5 tuổi, lên làm vua. Thái hậu Dương Vân Nga nhiếp chính, quyền phụ chính được giao cho Lê Hoàn. Lúc này, nhà Tống thấy tình hình nước ta rối ren, vua còn nhỏ tuổi như vậy thì cho đó là cơ hội trời cho để thôn tính bèn giao Hồ Nhân Bảo xua quân xâm lược. Được tin, Thái Hậu Dương Vân Nga cùng triều thần nhất trí nhường ngôi báu cho Lê Hòan để ông có được tòan quyền mà dốc sức chống Tống (do tướng Hầu Nhân Bảo, Tôn toàn hưng, trần khâm tộ) ồ ạt kéo vào Lạng sơn, đường thủy Lưu trừng, Giả thực tiến vào sông Bạch Đằng. đường thủy Lê Hoàn vờ thua giặc chủ quan phản công đánh tan tác cánh quân thủy không còn đủ sức vượt sông, ở bộ Hầu Nhân bảo kéo đến Chi Lăng chưa kịp đề phòng đã bị quân trá hàng cử Lê Hoàn bắt ngờ đánh úp tướng giặc chết tại trận. 13 + Thắng lợi của Lê Hoàn khiến nhà tống phải kiêng nể cho sứ mang vàng, bạc, vải, lụa rất nhiều, Nhà tống chủ động giữ hòa khí cho người vẻ tranh dung Lê Hoàn, vị thế nước ta ngang hàng Phong kiến Phương Bắc. - Lý Thường Kiệt chống quân xâm lược nhà Tống ( năm 1077); Nói thêm: Năm 1072, Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 6 tuổi. Nhà Tống bên Trung Quốc cho là cơ hội tốt chuẩn bị lương thảo có ý xâm lược nước ta. Vì vua còn nhỏ nên quan phụ quốc Thái úy Lý Thường Kiệt nắm trọn binh quyền tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống, với chủ trương đánh phủ đầu ông tập trung 10 vạn quân đánh sang tận Ung châu phá kho lương giặc hoàn thành mục tiêu kéo quân về nước chuẩn bị phòng tuyến trên sông như Nguyệt tiến hành kháng chiến chốngTống do tướng Quách quỳ chỉ huy vượt sông cầu để tiến vào Thăng Long, kế hoạch của chúng không thành, lại hay tin Hòa Mâu chỉ huy thủy quân bị đánh tan tành giặc rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nam. đến nỗi Quách quỳ ra lênh “ ai bàn đánh sẽ bị chém” cuối năm 1077 nhà Lý mở tấn công lớn tiêu diệt quân tống chết quá nữa, chủ động giảng hòa Quách quỳ rút về nước. Đêm Lí Thường Kiệt, cùng quân lính đọc vang bài thơ, được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta: Bản phiên âm Hán-Việt: Bản dịch thơ: Nam quốc sơn hà Sông núi nước Nam Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Sông núi nước Nam, vua Nam ở, Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư. Rành rành định phận tại sách trời Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời - Quân và dân nhà Trần ba lần đánh tan quân Nguyên ( năm 1258, 1285, 1288); Nói thêm: Đây là thời kỳ thống trị của quân mông cổ: gió ngựa quân mông cổ, sức mạnh khủng khiếp chiếm hơn 1/3 diện tích thế giới đều đặt dưới sự thống trị của mông cổ, sức mạnh chưa một lần thất bại nhưng khi đến xâm lược nước ta phải thẵm bại đến ba lần: + Lần thứ I, nguyên nhân: Quân mông cổ dự định chiếm Đại việt ta để tạo thế gọng kiềm đánh tống, nên sai sứ giả sang mượn đường nước. Biết được í đồ của chúng nhà Trần không đồng í cho người bắt sứ giả. Quân Mông cổ do Ngột lương hợp thai chỉ huy (với 4,5 vạn quân) xâm lựơc nứơc ta ban đầu chiếm được Thăng Long, quân và dân Nhà Trần thực hiện “vườn không nhà trống” chỉ 10 ngày sau khi rút khỏi, đánh trả lại quân Nguyên thua trận rút về nước cuộc chiến kết thúc trong khoảng 15 ngày. (29-01-1258) + Lần II do Thoát Hoan con trai thứ 9 vua mông cổ Hốt tất liệt chỉ huy, tiến quân theo ba đường ồ ạt trần vào nước ta (Đường bộ hướng Bắc Thoát Hoan chỉ huy từ ninh bình, lạng sơn tiến vào, Đường Thủy do Ô Mã Nhi chỉ huy dọc theo sông lô, sông hồng, cánh quân thứ 3 xuất phát muộn hơn do Toa đô chỉ huy từ phía nam tiến vào, Tạo thế ba gọng kình tiêu diệt quân chủ lực Nhà Trần, tuy nhiên quân giặc không tiêu diệt được quân chủ lực Nhà trần. - Quân và dân nhà trần với lời thề “sát thát” tại hội nghị Bình Than được xâm trên tay đã chiến đấu ngoan cường chống lại quân nguyên, khi Trần Bình Trọng bị bắt kẻ thù dụ dỗ 14 mua chuộc, có câu nói: “Ta thà làm Ma nước Nam chứ không làm vương nước Bắc”, Yết kiêu “ Liều chết giữ thuyền cứu Trần Quốc Tuấn”…với tinh thần chính đấu chống, tiếp tục thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” quân giặc tiến thoái lưỡng nan, đến tháng 6 – 1285 quân trần mở các trận đánh lớn: Tây kết (Toa đô bị chém đầu), chương dương, thiên mặc, giải phóng thăng long, quân nguyên thất bại nặng nề: Thoát hoan phải chui vào ống đồng chay chốn, Toa đô bị chém đầu ở tây kết, Ô mã nhi bỏ chạy về nước. + Lần III (tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288 ) sau thất bại vua Nguyên tiếp tục cử Thoát Hoan khởi binh xâm chiếm nước ta với 10 vạn quân, cùng với thuyền chiến chở 17 vạn thạch lương tiến vào đại việt. Thoát hoan không dám tiếng vào thăng long, rút ở Vạn kiếp bị nhân dân ta phục kích, nắng nóng, lương thực lại thiếu (do đoàn thuyền lương do Trương Văn Hồ chở đã bị Trần Khánh Dư tiêu diệt) thoát hoan dự định rút quân. Nắm được tình hình của giặc Trần Hưng Đạo chọn trận Sông Bạch Đằng dựng lại trận chiến của Ngô vương xưa để chống giặc. Pt: Tương Truyền Trần Hưng Đạo khi thị sát dòng sông Bạch đằng có bà lão bán nước uống nói cho Trần Hưng Đạo về thủy chiều lên xuống của dòng sông, ngày 9/4/1288 là ngày thấp nhất, chọn ngày đó là ngày tiêu diệt giặc. Để chuẩn bị trận quyết chiến nhân dân ta nô nức đóng cộc, lần thứ ba quân nguyên xâm lược nước ta địch thấp bại đặc biệt là trận tốt động, chúc động địch rút chạy về Sông Bạch Đằng. Trần Hưng Đạo chỉ huy cho thuyền nhẹ ra đánh dụ giặc vờ thua rút về sông Bạch Đằng đúng lúc thủy triểu xuống, bắt ngờ tấn công lại giặc, giặc bắt ngờ rút lui va vào cộc vỡ vụng, dùng hỏa công tiêu diệt giặc, 6 vạn quân bị tiêu diệt, 400 thuyền bị vỡ vụng, ô Mã Nhi bị bắt sống, thoát Hoan chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống nguyên mông lần thứ ba kết thúc. - Nhà Hồ chống quân xâm lược Nhà Minh ( năm 1407);(nhà Hồ tồn tại 7 năm 1400 -1407, cước ngôi nhà trần (Trần Thiếu Đế cháu ngoại Nghệ Tông) giết nhiều quan lại nhà trần nên không được lòng dân cuộc kháng chiến thất bại nhanh chống) - Khởi nghĩa Lam Sơn Lê lợi lãnh đạo chống quân xam lược nhà Minh ( 1417 – 1427); Nói thêm: trong 10 năm bắt đầu từ năm 1917 kháng chiến gian khổ lúc đầu nghĩa quân chỉ 2000 quân sau 3 lần thất bại nghĩa quân mới giành thắng lợi vào năm 1424 kéo dài 3 năm kháng chiến thắng lợi năm 1927 quân minh đầu hàng. (Hậu Lê sau Lê Đại Hành (lê hoàn) lúc trước). Cuộc kháng chiến lam sơn gắn liền với Lê Lợi (hình ảnh) và Nguyễn Trãi (hình ảnh)2 vị anh hùng giải phóng dân tộc. Nguyễn Trãi: con Nguyễn Phi Khanh vị quan Nhà Hồ bị quân Minh bắt, Nguyễn Trãi khóc tiễn cha, Nguyễn Phi Khanh nói với Nguyễn Trãi: “ Con phải trở về mà lo báo thù cho cha, rữa thẹn cho nước, chứ đi khóc lóc mà làm gì”. Nguyễn Trãi về giúp Lê lợi trong khởi nghĩa Tây sơn. Bên cạnh chiến tranh vũ trang, Nguyễn trãi sử dụng chiến tranh tuyên truyền tâm lí cho người khắc dòng chữ trên lá cây: “Lê lợi di quân, nguyễn trãi di thạch” quân địch hoan mang nhân dân tinh tưởng, khi vưng Thông bị vây ở Đông Quan, nguyễn Trãi viết thư dụ hàng, vương thông ra hàng, Lê lợi và Nguyễn Trãi cấp ngựa, lương cho giặc về nước cuộc kháng chiến kết thúc. Trong bình ngô Đại cáo Nguyễn Trãi viết “Trình chiếu” đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta. 15 - Chiến thắng quân xâm lược Xiêm (Thái Lan, 1784) lúc này quân xiêm cùng với Nguyễn ánh tấn công Gia định, tiến đãnh Mỹ tho bị Nguyễn Huệ chặn đánh rút chạy về nước. - Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh ( năm 1789) Quân thanh được sự cầu cứu của vua Lê Chiêu Thông (dẫn rắn cắn gà nhà) nhà thanh cho 30 mươi vạn quân thành do Tôn sĩ nghị chỉ huy tiến theo ba đường tiến vào Thăng Long lúc này quân Tây sơn ở Bắc Hà chỉ có độ vài vạn người do Ngô Văn Sở chỉ huy, rút về Ninh Bình theo kế sách của Ngô Thì Nhậm để chờ hợp quan với Quang Trung. Khi nhận báo tình hình của Ngô Văn Sở Nguyễn Huệ xưng vương để có danh nghĩa chính thức đánh đuổi giặc vào 22/12/1788. Ông lãnh đạo 5 vạn quân tiến quân ra Bắc đến Ngệ an ông tiếp tục tuyển thêm quân (có sách nói 8 vạn, có sách 10 vạn người), tiến quân ra Bắc với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, sầm nghi Đống treo cổ tự tử, Tôn sĩ Nghị bỏ chạy về nước, sợ quân Tây Sơn truy kích cho cắt cầu phao, khiến quân giặc chết nghẹn cả dòng sông hồng. Cuộc hành quân thần tốc từ: Phú xuân ở huế ra Bắc chỉ với 40 ngày đến nới Nhờ vào những chiến thắng lừng lẫy trên, nền độc lập dân tộc được giữ vững, có thời kỳ kéo dài tới khoản 300 năm không có chiến tranh xâm lược lớn, trừ một số lần quấy phá của quân Chiêm Thành ( từ năm 1428 – 1783). 2. Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ giữ nền độc lập dưới chế độ phong kiến Một là, Khẳng định rõ ràng quyền độc lập, tự chủ toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết toàn dân để bảo vệ nền độc lập. - Sau khi giành độc lập cho đất nước, các chế độ phong kiến nối tiếp nhau, lúc mạnh, lúc yếu. Chúng ta thấy lịch sử các triều đại phong kiến nước ta lúc mạnh lúc yếu phát triên theo quy luật cứ một chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh điểm (mạnh nhất) lại suy thoái, đến thoái trào diệt vong và chế độ phong kiến khác lại lên thay: 1005 979 944 965 980 Tiến trình pháp triển của các triều đại phong kiến Việt Nam từ năm 938 + Nhà Ngô sau khi giành độc lập năm 938 mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc, ông bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước đạt được nhiều thành tựu đưa chế độ PK phát triển lên 16 tầm cao mới đạt đỉnh điểm, nhưng ông chỉ tại vì được 6 năm thì mất, chế độ PK nhà ngô rơi vào thoái trào sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong triều cụ thể là Dương Tam Kha cướp ngôi của Ngô Xưng Ngập (con trai trưởng), Khi Ngô Xương Văn được DTK cử đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn thì bắt ngờ đánh úp giành lại triều đình lúc này nhà Ngô thoái trào về điểm xuất phát ban đầu, Triều đình nhà Ngô tiếp tục suy thoái khi Ngô xưng Ngập (954) và Ngô xưng văn qua đời (965) trúng tên chết, hình thành nạn loạn 12 sứ quân. + Nhà Đinh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô đóng tại Hoa Lư) xây dựng chính quyền, cũng cố chế độ PK nhà Đinh phát triển đỉnh điểm năm 979 khi Đinh Bộ Lĩnh cùng Đinh Liễn bị viên quan nhỏ là Đỗ Thích giết chết, lúc này triều đình Nhà Đinh nhanh chống rơi vào thoái trào khi con nhỏ Đinh Toàn mới 6 tuổi lên vua, trước nguy cơ nhà Tống sang xâm lược. Nhà Tiền lê ra đời. + Tiền Lê, sau khi Lê Hoàn lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống tống làn thứ 1 thành công tiếp tục đưa chế độ PK nhà Lê phát triển quốc gia tự chủ độc lập ngày được vững chắc, Nhà Tống phải kiêng nể: Sai sứ giả mang vàng bạc châu báu sang, cho họa sĩ vẽ tranh dung của Lê Hoàn, đến năm 1005 Lê Hoàn mất, các con Lê hoàn đánh nhau 8 lần để tranh giành ngôi báu triều đình nhà Lê tiếp tục suy thoái đến đỉnh điểm Lê Ngọa Triều mất 1009 ( Lê Long Đĩnh giết chết anh là Lê Long Việt mới lên ngôi ba ngày). + Nhà Lý ( Lý Công Uẩn giữa chức vụ Điện tiền chỉ huy sứ), ra đời mở đầu vương triều Nhà Lý 1010 – 1225 tồn tại 9 đời vua, vị vua cuối cùng của triều Lý (Lý Chiều Hoàng nhường ngôi cho trần cảnh kết thúc vương triều nhà lí tồn tại suốt 216 năm) và tiếp theo là vương triều nhà Trần (1226-1400) tồn tại 174 năm. Nhìn chung Triều đại Lý – Trần đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển rực trong suốt triều dài lịch sử Việt Nam tồn tại 398 năm giữ vững nền độc lập nước nhà đưa triều đại phong kiến phát triển hưng thịnh nhất. + Nhà Hồ, khi nhà trần rơi vào thoái trào Hồ Quý Lý bước vua trần nhường ngôi tự lập vương triều nhà Hồ. + Phong trào khởi nghĩa Lam Sơn giành độc lập dân tộc đầu thế kỷ XV. Do Lê Lợi làm thủ lĩnh được sự giúp đỡ của Nguyễn Trãi, Lê lai, trần nguyên hãn, Nguyễn văn xão…tiến hành đấu tranh từ năm 1418 – 1427 đánh bại quân xâm lược Nhà Minh thành lập nhà Hậu Lê. Khi còn chiến tranh các tướng sĩ, nhân dân đồng lòng sau 20 đánh bại nhà Minh giành lại độc lập dân tộc. Nhưng đến khi giành lại độc lập lại có sự tranh giành quyền lực các trung thần khai quốc lần lược bị giết như Trần Nguyên Hản, Nguyễn Văn Xão, Nguyễn Trãi (vụ án lệ chi viên chu vi tam tộc nhà nguyễn trãi)…vận mệnh dân tộc dẫn đến chí cắt đất nước là điều không thể tránh khỏi. Vụ án Lệ Chi Viên Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (tỉnh Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40[1] được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, 17 luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ[2][3] rồi băng hà,. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc năm. Đến 1464, vua Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù bá và bổ dụng người con còn sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ[4]. + Từ thế kỷ thứ XV đến đầu XVI sự suy thoái triều đại nhà Lê đến năm 1527 nhà Mạc cướp ngôi dẫn đến cục diện: Nam Triều (Lê Trung Hưng, quyền hành Nguyễn Kim khi chết quyền hành rơi vào tay Trịnh Kiễm)>< Bắc Triều (Mạc từ Thanh hóa trở ra bắc) diễn ra trong 47 năm (1546-1569) với 38 cuộc chiến lớn nhỏ kết thúc bằng thắng lợi Nam Triều. Pt: Từ đầu thế kỷ XVII, nhà Lê với sự giúp đỡ của họ Trịnh đã khôi phục. Nhà nước phong kiến trung ương được tái lập, nhưng đất nước không còn là lãnh thổ thống nhất nữa bởi cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn. Sau khi Nguyễn kim chết quyền hành rơi vào tay Trịnh kiễm một mặt chống nhà Mạc, mặt khác tìm cách giết hại con Nguyễn kim, Nguyễn Uông con cả chết, Nguyễn Hoàng con thứ xin trấn thủ vùng đất Thuận Hóa hình thành vương triều Nguyễn. cuộc chiến Trịnh – Nguyễn (1627-1672) 50 năm với bảy cuộc chiến lớn nhỏ bất phân thắng bại, phải ngừng đánh nhau, lấy sông Gianh hiền hòa trở thành nơi phân chia giới tuyến chia đôi đất nước. + Khi Triều đình Trịnh – Nguyễn suy thoái (Đàn trong và Đàn ngoài), Triều đại Tây Sơn được hinh thành ( 1788 – 1802) do ba anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn lữ mỗi người làm chúa một nơi: Nguyễn Huệ … Triều đại tây sơn suy yếu vua Cảnh thịnh (tức Nguyễn Quang Toản), Triều đại Nhà Nguyễn (1802- trở về sau tồn tại 13 đời vua..) đến thời Bảo đại chế độ pk mới chính thức sụp đỗ. Tóm lại, Các triều đại phong kiến Việt Nam lúc mạnh, lúc yếu nhưng luôn luôn thể hiện rõ ràng, Việt Nam là đất nước độc lập, bờ cõi riêng, nước Nam là của người Việt Nam.. Dẫn chứng: các triều đại phong kiến sau khi giành độc lập luôn thể hiện rỏ quan điểm độc lập tự chủ của mình như: + Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán mở ra kĩ nguyên độc lập dân tộc sau 1000 năm bắc thuộc. coi là mốc lịch sử trọng đại nhất của dân tộc mở ra kỉ nguyên độc lập tự xưng vương sánh ngang hàng với pk phương bắc. + Các Triều đại sau luôn thể hiện quan điểm kiên quyết bảo vệ, giữ gìn nền độc lập nước nhà: bảy lần chống lại quân xâm lược lớn như: . Lê hoàn tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống khiến nhà Tống phải kiêng nể cho sứ sử mang vàng, bạc, vải lụa…sang biếu, cho họa sĩ vẻ chân dung của Lê Hoàn. . Lý thường kiệt kháng chiến chống Tống với bài thơ Nam Quốc Sơn hà được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất, khẳng định chủ quyền lãnh thổ nước ta. . Quân và dân nhà trần ba lần đánh bại quân xâm lược Nguyên mông, khiến cả thế giới phải nể phục trước tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. . Khởi Nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi, cùng nguyễn giành lại quyền độc lập đất nước trước sự xâm lược của nhà Minh. Với Bài “ Bình Ngô Đại Cáo” cho thấy được vị thế nước Đại việt ta sáng ngang với các thời phong kiến phương Bắc. …Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Nước non bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác; 18 Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương; Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có…. Khi thống nhất đất nước các triều đại phong kiến VN luôn thể hiện ý chí độc lập, tự chủ như: Đinh bộ lĩnh sau khi thống nhất đất nước luôn thể hiện ý chí độc lập tự chủ đất nước ta thời đó là vào năm 970 kiên quyết không dùng niên hiệu của các hoàng đế Trung Hoa phong mà tự đặt niên hiệu mới là Thái Bình. Lê Hoàn khi đánh bại quân tống xâm lược xây dựng chính quyền nhà Tiền lê tiếp bước củng cố vững chắc lòng tin vào bảo vệ độc lập dân tộc. ở thời Tiền Lê đã thực hiện các chính sách tích cực như: Phân rõ ranh giới lãnh thổ đất nước, kể cả vùng biên cương các vùng ở Miền núi phía bắc, Nhà Tống cũng phải kiên nể. - Đến thời Lý – Trần – Hồ: (đây là hai triều đại phát triển hưng thịnh nhất trong triều đại phong kiến VN) dưới thời lý trần tiếp tục thi hành những chính sách ngoại giao tích cực thời Ngô – Đinh – Tiền lê là chủ trương hòa hảo, nhưng kiên quyết đấu tranh chống trả các thế lực ngoại xâm để bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ như: những cuộc xâm lược của Champa và Chân lập vào các năm 1020, 1044… - Thời Lê sơ: Với thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân nhà Minh đã nâng cao địa vị và thanh thế của Đại Việt đối với các nước, nhiều nước lân cận sang đặc ngoại giao hào hiếu như: sứ giả của Lào và Bồn Man (1434), Miếu điện (1935), của Xiêm (1436).. - Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh….(giáo án bổ sung kể truyện trang 6) Tóm lại, Ý chí thống nhất đất nước còn được thể hiện rỏ trong kiên quyết đấu tranh chống lại sự chia cắt đất nước của các thế lực bên trong và bên ngoài. Mâu thuẩn nội bộ của giai cấp phong kiến có lúc phát triển cao dẫn tới phân chia thành Nam, Bắc Triều (Thời Lê – Mạc), đàng trong, đàn ngoài (thời Trịnh – Nguyễn) kéo dài hàng trăm năm. Nhưng mặc dù cho các thế lực cầm quyền âm mưu chia rẽ đất nước, trong lòng người Việt, ý chí thống nhất đất nước vẫn được nuôi dưỡng và phát triển, không thế lực nào ngăn nổi: Nhà `thơ Lê Đản thế kỷ XVIII viết: “Ai chia, ai hợp không cần biết, Nam, Bắc xưa nay vẫn một nhà” Hai là, yêu nước là thương dân, dân là gốc, cả trong tập hợp lực lượng chống ngoại xâm, cả trong hòa bình xây dựng. Nét đặc sắc của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là gắn bó dân với nước, “ dân là nước, nước là dân”. Trước họa ngoại xâm, cứu nước là để cứu dân, giành độc lập đất nước cũng là để cứu dân, để giành lại quyền sống của mỗi người. Chính vì vậy, trong các triều đại phong kiến đều biết phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, đứng dưới ngọn cờ cứu nước để đánh đuổi chống giặc ngoại xâm. Gt: Nguyễn Trải trong phong trào Tây sơn nói: “dựng gậy làm cờ, tụ họp bốn phương manh lệ”, tức là tụ họp cả những người lao khổ nhất trong xã hội (lúc đó là những nô tỳ trong các điền trang, thái ấp quý tộc). Trần Hưng Đạo trong kháng chiến chống quân Nguyên đã huy động được sức mạnh của các dân tộc thiểu số miền núi dưới sự lãnh đạo của các tù trưởng... Sau khi giành thắng lợi, các triều đại đều có ý định thực hiện “sâu rễ bền gốc” là khoan thư sức dân. 19 Trần Hưng Đạo nới vúi vua: “Khoan thư sức dân, kế bền gốc, sâu rễ là thượng sách giữ nước”. Nguyễn Trãi mở đầu Bình Ngô Đại Cáo: “Việc nhân nghĩa cốt để yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Phương châm quân sự của ông: “Ta lấy toàn quân là hơn để nhân dân nghĩ sức”. Trong thời bình Nguyễn Trãi khuyên: “Thời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn...Dám mong Bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân, khiến trong thôn cùng, xóm vắng không còn một tiếng hờn giận, oán sầu, đó là cái gốc củ Nhạc vậy” (Lời tâu Nguyễn Trãi khi định nhạc lễ của Triều đình). Dưới triều đại Lê Thánh Tông đã tiến hành loạt cải cách sâu rộng về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, trong đó nổi bật là xây dựng hệ thống pháp luật tiến bộ, khá hoàn chính, đề cao việc cai trị bằng pháp luật, đề cao vai trò và địa vị xã hội của nhân dân. Nói thêm: Vào thời Ngô – Đinh – Tiền lê luật chưa thành văn còn sơ sài nhưng rất nghiêm khắc, được ấp dụng đến làng xã. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ XV cho biết “vua muốn lấy thế để ngự trị thiên hạ, mới đặt vạc dâu lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ ở trong cũi, hạ lệnh rằng: người trái phép sẽ phải chịu tội bỏ vào vạc dầu nấu cho hổ ăn. Mọi người phục không dám trái”. Thời Lý – Trần mở đầu cho luật thành văn đầu tiên VN thời trung đại. 1042 nhà Lý ban hành luật Hình thư, nhà Trần ban hành Hinh luật và Hình thư (của Nguyễn Trung Ngạn và Trương Hán Siêu). Ba là, chủ nghĩa nhân đạo và nhân văn – đạo lý sống của người Việt. Chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn là triết lý chính trị của người Việt, tồn tại xuyên suốt cả chiều dài lịch sử và đặc biệt bộc lộ rõ nét khi đất nước bị xâm lăng. Vua tôi cùng một gốc, tướng sĩ một lòng, “ hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhânn để thay cường bạo”. Đó là cơ sở đoàn kết toàn dân, là nguyên nhân của “yếu thắng mạnh, ít đánh nhiều”. GT: Trong lịch sử các triều đại nước ta từ khi dựng nước cho đến ngày nay không lúc nào lực lượng của ta tương xứng với địch chẳng hạn hạn như: Ngô quyền đánh thắng quân Nam Hán, Lê hoàn chiến thắng quân Tống tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, hay cuộc kháng chiến của quân dân Nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên mông một đế chế mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ...điều đó thấy được sức mạnh đoàn kết toàn dân, sức mạnh của nhân dân vô cùng to lớn. Chúng ta chiến đấu vì nền độc lập, tự chủ của mình, nên khi đã được được mục tiêu, khi kẻ thù buộc phải thất bại thì ông cha ta đều chủ động giảng hòa để chấm dứt binh đao, mang lại hòa bình, ổn định đất nước, cho muôn dân. GT: Các triều đại Lý, Trần còn sẵn sàng cống nạp để giữ hào khí với Tống, Nguyên vừa bị đại bại. Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã cấp thuyền, cấp ngựa cho kẻ bại trận về nước. Nguyễn Huệ sau khi đã đại phá 20 vạn quân Thanh đã xin lấy công chúa Mãn Thanh để giữ hào khí... Tóm lại: Từ thế kỷ X đến XV là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, rực rỡ của chủ nghĩa Yêu nước Việt Nam. Trên nền tảng của văn hóa Thăng Long và khuôn khổ của chế độ phong kiến dân tộc, những thành tựu xây dựng và bảo vệ tổ quốc, những tư tưởng, tình cảm yêu nước của dân tộc ta đến đây được quan niệm một cách sâu sắc, hoàn chỉnh và được khẳng định trong hành động. Từ đây chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được thể hiện là một hệ thống các tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc khá hoàn chỉnh (về sự tồn tại của đất nước, độc lập dân tộc, về lòng tự hào dân tộc và đặc biệt là về vai trò, vị trí xã hội của nhân dân, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân với đất nước, với nhân dân..). Vì vậy có thể nói đến thế kỷ XV chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cơ bản hoàn thiện. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146