Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Thể dục Skkn-lựa chọn và ứng dụng các bài tập nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật ném r...

Tài liệu Skkn-lựa chọn và ứng dụng các bài tập nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật ném rổ cự li trung bình cho đội tuyển bóng rổ nữ trường thpt

.DOC
15
238
97

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN SÁNG KIẾN - KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT NÉM RỔ CỰ LI TRUNG BÌNH CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ NỮ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN Họ và tên: Lê Thị Hồng Chức vụ: Giáo viên Bộ môn: Thể dục – Quốc phòng Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lam Sơn Năm học: 2011 – 2012 I - ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong đời sống con người, góp phần tích cực vào việc giáo dục và xây dựng con người mới. Trong những năm gần đây khi đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ về kinh tế - chính trị - khoa học kỹ thuật - văn hoá giáo dục, cùng với sự phát triển đó thì phong trào TDTT củng có những bước tiến đáng kể cả về qui mô lẫn chất lượng, ngoài họat động TDTT đỉnh cao thì hoạt động giáo dục thể chất trong các trường học cũng được nâng lên một bước đáng kích lệ. Với mục tiêu chính của nền giáo dục nước ta hiện nay là phát triển con người toàn diện trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ. Vì vậy trong giáo dục đã có những biện pháp cấp thiết để nâng cao hoạt động giáo dục thể chất trường học như thường xuyên tổ chức các giải Hội khoẻ Phù đổng, giải học sinh giỏi Điền Kinh, Bóng đá, Bóng bàn, Bóng rổ…Trong đó, bóng rổ là môn mà tỉnh mới đưa vào thi đấu trong những năm gần đây. Đây là môn thể thao đồng đội mang tính nghệ thuật và đòi hỏi độ chính xác cao. Các kỹ thuật cơ bản của bóng rổ như bắt bóng, chuyền bóng, dẫn bóng, di chuyển và ném rổ đều được người chơi liên tục phát triển để đạt được một trình độ cao hơn. Từ khi xuất hiện (1891) ở Mỹ. Bóng rổ đã phát triển lan rộng ra toàn thế giới. Sự phát triển của bóng rổ không chỉ thể hiện ở số lượng thành viên tham gia liên đoàn bóng rổ quốc tế FIBA mà còn thể hiện ở sự không ngừng đổi mới về Luật thi đấu, hoàn thiện về kỹ thuật và trình độ vận động viên... Để nâng cao được hiệu quả thi đấu (tăng số điểm ghi được) trong quá trình phát triển các chuyên gia bóng rổ đã không ngừng nghiên cứu và từng bước trang bị cho người tập những kĩ thuật mới phù hợp với loại hình hoạt động trong bóng rổ. Việc nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật tấn công đã gây khó khăn rất lớn cho người phòng thủ đồng thời mang lại hiệu quả cao trong các lần ném rổ. Nếu trước kia các đội thi đấu chỉ ghi được từ 20 -30 điểm thì với sự xuất hiện của các động tác ném rổ bằng một tay, kết quả thi đấu được nâng lên từ 70-80 điểm. Trong những năm gần đây, xu hướng các đội thi đấu thường sử dụng kỹ thuật nhảy ném cự ly trung bình. Bởi vì khi sử dụng kỹ thuật này đấu thủ có thể bật lên cao tránh được sự cản phá của đối phương đồng thời tạo ra góc độ ném rổ lớn rút ngắn đường đi của bóng tới rổ và ném rổ một cách chính xác hơn. Qua thực tiễn quan sát các trận đấu của đội tuyển trường THPTchuyên Lam Sơn tại các giải bóng rổ học sinh các trường THPT toàn tỉnh tôi nhận thấy: Vận động viên của trường chưa sử dụng tốt kỹ thuật nhảy ném cự ly trung bình, do đó số lần ném trúng rổ ghi điểm trong mỗi trận đấu còn ít. Xuất phát từ mong muốn để nâng cao hiệu quả nhảy ném cự ly trung bình cho các vận động viên đội tuyển của nhà trường, tôi “Lựa chọn và ứng dụng các bài tập nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật ném rổ cự li trung bình cho đội tuyển Bóng rổ nữ Trường THPT chuyên Lam Sơn”. II - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Đánh giá thực trạng việc sử dụng kỹ thụât nhảy ném rổ cự ly trung bình của đội tuyển bóng rổ nữ Trường THPT chuyên Lam Sơn. Trong quá trình quan sát học sinh tập luyện và thi đấu. Tôi nhận thấy việc sử dụng kỹ thuật nhảy ném rổ ở cự ly trung bình thực sự chưa mang lại hiệu quả cao là do các nguyên nhân sau: * Quá trình thực hiện kỹ thuật nhảy ném rổ ở cự ly trung bình còn mắc nhiều sai lầm về mặt kỹ thuật động tác. * Thi đấu dựa quá nhiều vào trung phong các cầu thủ khác không có điều kiện thực hiện kỹ thuật nhảy ném rổ trong khu vực 2 điểm, việc phối hợp giữa các cầu thủ trong quá trình tấn công chưa thật ăn ý, hợp lý nên các đường bóng tấn công thường bị các cầu thủ phòng thủ của đối phương cắt bóng hoặc là việc thực hiện kỹ thuật yễm hộ chưa tốt không tạo ra được cơ hội cho đồng đội kết thúc nhảy ném rổ. Trong giải bóng rổ học sinh giỏi toàn tỉnh năm học 2010 - 2011 tôi tiến hành quan sát các cầu thủ đội tuyển nữ Bóng rổ Trường THPT chuyên Lam Sơn thi đấu toàn giải và thu thập số liệu, thống kê, để có sự đánh giá về thực trạng việc sử dung kỹ thuật nhảy ném rổ cự ly trung bình. Kết quả ghi điểm qua các trận đấu thi đấu được trình bày ở các bảng sau. Bảng 1: Kết quả ghi điểm trong các trận đấu của đội tuyển Bóng rổ nữ Trường THPT chuyên Lam Sơn (Giải HS giỏi năm học 2010 – 2011) TT Trận đấu Nhảy ném Ném phạt Tổng điểm 8 5 16 rổ 3 điểm Nhảy ném 1 Vòng bảng trận 1 rổ 2 điểm 3 2 Vòng bảng trận 2 3 10 1 14 3 Vòng bảng trận 3 0 12 5 17 4 Tứ kết 0 6 5 11 Cộng : 6 36 16 58 Bảng 2: Kết quả ném rổ ở cự ly trung bình giải bóng rổ học sinh THPT toàn tỉnh năm học 2010 – 2011. TT 1 2 3 4 5 Tên dội Vĩnh Lộc Đào Duy Từ Lê Hồng Phong Trần Phú Lam Sơn Cộng Nhảy ném trung bình Sử dụng 185 123 95 105 96 604 Thành công 124 54 52 71 36 337 Tỷ lệ (%) 67.0 43.9 54.7 67.6 36.5 55.8 Từ thống kê ở bảng 2 về thực trạng việc sử dụng kỹ thụât nhảy cự ly trung bình tại giải bóng rổ học sinh THPT toàn tỉnh năm học 2010 - 2011. Tôi nhận thấy kỹ thụât bật nhảy ném rổ cự ly trung bình được sử dụng nhiều trong thi đấu nhưng hiệu quả thực hiện còn thấp. Trong toàn giải 5 đội trên sử dụng 604 lần ném rổ các cự ly trung bình, số lần ném rổ toàn giải nhưng thực hiện thành công nhảy ném cự ly trung bình chỉ có 336 lần chiếm 55.8%. Cụ thể các đội thực hiện kỹ thụât ném rổ: - Đội tuyển nữ bóng rổ Trường THPT Vĩnh Lộc: Thực hiện nhảy ném cự ly trung bình 185 lần thành công 124 lần chiếm tỷ lệ 67,0%. - Đội tuyển nữ bóng rổ Trường THPT Đào Duy Từ: Thực hiện nhảy ném cự ly trung bình 123 lần thành công 54 lần chiếm tỷ lệ 43,9%. - Đội tuyển nữ bóng rổ Trường THPT Lê Hồng Phong: Thực hiện nhảy ném cự ly trung bình 95 lần thành công 52 lần chiếm tỷ lệ 54,7%. - Đội tuyển nữ bóng rổ trường THPT Trần Phú: Thực hiện nhảy ném cự ly trung bình 105 lần thành công 71 lần chiếm tỷ lệ 67,6%. - Đội tuyển nữ bóng rổ trường THPT chuyên Lam Sơn: Thực hiện nhảy ném cự ly trung bình 96 lần thành công 35 lần chiếm tỷ lệ 36.5%. Kết thúc giải bóng rổ nam học sinh THPT toàn tỉnh năm học 2009 - 2010 thứ tự xếp hạng: + Giải nhất: Trường THPT Vĩnh Lộc + Giải nhì: Trường THPT Đào Duy Từ + Giải ba: Trường THPT Lê Hồng Phong và Trần Phú. + Giải KK: Trường THPT chuyên Lam Sơn Qua quan sát toàn giải tôi nhận thấy: Kỹ thụât nhảy ném rổ của Đội tuyển nữ Trường THPT chuyên Lam Sơn được sử dụng nhiều trong thi đấu đặc biệt là kỹ thuật nhảy ném rổ cự ly trung bình (sử dung toàn giải 96 lần thành công 35 tỷ lệ 35.6%). Tỉ lệ này thấp nhất so với các đội xếp hạng đầu của giải đấu. 2.2. Lựa chọn và ứng dụng bài tập nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thụât nhảy ném rổ cự ly trung bình cho đội tuyển bóng rổ nữ Trường THPT chuyên Lam Sơn. 2.1.1. Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thụât nhảy ném rổ cự ly trung bình cho đội tuyển bóng rổ nữ Trường THPT chuyên Lam Sơn * Cơ sở lựa chọn bài tập Từ những đặc điểm cơ bản của quá trình giảng dạy, để có cơ sở lựa chọn bài tập trong huấn luyện kỹ thuật cho đội tuyển bóng rổ nữ Trường THPT chuyên Lam Sơn tôi căn cứ vào: Trình độ thực tế của đối tượng tập luyện, đặc điểm lứa tuổi, cơ sở vật chất… * Một số yêu cầu khi thực hiện kĩ thuật ném rổ + Về sức mạnh: - Nhảy ném rổ là động tác yêu cầu về sức bật của chân mà chủ yếu là sức mạnh của cơ tứ đầu đùi. Sức bật của người thực hiện tỷ lệ thuận với độ cao khi ném rổ. - Bên cạnh yêu cầu sức mạnh cảu của chân, động tác nhảy ném còn yêu cầu sức mạnh của thân trên mà chủ yếu là cơ lưng và cơ bụng khi thực hiện động tác duỗi lưng (duỗi hông). Ngoài ra, sức mạnh của cơ lưng và cơ bụng còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ cơ thể tại thời điểm "dừng" ở trên không để thực hiện động tác ném rổ. + Về tốc độ và khả năng phối hợp: - Như đã phân tích ở trên, động tác nhảy ném rổ yêu cầu một chuỗi các động tác duỗi khớp. Do đó, yêu cầu đối với khả năng phối hợp là rất cao. Phối hợp tốt sẽ giúp việc thực hiện động tác được nhịp nhàng, tận dụng được lực của các cơ đồng thời giúp tận dụng đúng thời điểm ném rổ và tăng tốc độ thực hiện. - Nhảy ném rổ là kỹ thụât đòi hỏi tốc độ trong việc thực hiện động tác. Có nh ưvậy, người thực hiện mới tránh được việc cản phá của đối phương. Tốc độ đặc biệt được thể hiện trong giai đoạn ném rổ. Thời điểm "dừng" trên thực tế là rất ngắn, yêu cầu người thực hiện phải xác định đúng thời điểm, nhanh chóng thực hiện động tác ném rổ để tránh kết thúc động tác vào lúc mà cơ thể đã rơi xuống. + Về khả năng thăng bằng: Thăng bằng rất quan trọng trong kỹ thuật nhảy ném rổ. Nhiều người nhảy ném rổ thường bị ngã về phía sau, nghiêng về một phía, ngã về phía trước khi thực hiện nhảy ném rổ. Vấn đề mất thăng bằng trong nhảy ném làm giảm sự chính xác khi thực hiện ném rổ và thường dẫn tới phạm lỗi trong lúc tấn công. Chỉ nên bắt đầu nhảy ném khi cơ thể đã ở vị trí cân bằng và khi nhảy phải nhảy theo phương thẳng đứng. Để lựa chọn ra những bài tập phù hợp, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy kỹ thụât nhảy ném rổ cự ly trung bình cho đội tuyển Bóng rổ nam Trường THPT chuyên Lam Sơn. Tôi đưa ra các bài tập và để khách quan, tôi tiến hành phỏng vấn 21 giáo viên, HLV, chuyên gia bóng rổ có kinh nghiệm. Sau khi xử lý số liệu, kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 4 Bảng 4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nhảy ném rổ cự ly trung bình cho đội tuyển Bóng rổ nữ Trường THPT chuyên Lam Sơn. Kết quả phỏng vấn TT Tên bài tập (n=21) SP thu SP tán Tỷ lệ 1 - Bật cóc 28m về 21 2 - Bài tập nhóm cơ lưng bụng 21 18 85,7 3 - Tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao 3 vị trí 21 14 66,6 21 100 4 Nh ảy né m rổ 1 tay trên 21 thành 21 (%) 100 cao 5 vị trí (kh ông ngư ời kè m) 5 - Nhảy ném rổ 1 tay trên cao 5 vị trí (có người kèm) 21 19 90,5 6 - Đột phá qua người tại chỗ nhảy ném rổ 1 tay trên cao 21 20 95,2 7 - Nhảy ném rổ 1 tay trên cao thân ngả sau 21 20 76,2 8 - Bật nhảy quay người ném rổ 21 95,2 16 9 - Phối hợp đồng đội tấn công 3 đánh 2 (kết thúc bằng 21 21 100 10 NNR) - Thi đấu nữa sân (yêu cầu kết thúc bằng NNR) 21 21 100 Qua kết quả phỏng vấn tôi chọn lựa sử dụng 7 bài tập có số phiếu tán thành cao với kết quả phỏng vấn từ 90% trở lên. Tôi tiến hành đưa vào huấn luyện cho đội tuyển nữ bóng rổ Trường THPT chuyên Lam Sơn hoàn nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ thuật ném rổ ở cự ly trung bình qua các bài tập sau: Bài tập 1: Bật cóc 28m - Mục đích: Rèn luyện cho các vận động viên về thể lực đặc biệt là sức mạnh nhóm cơ chân. - Yêu cầu: Hai tay đặt sau gáy, dùng sức bật của hai chân để di chuyển. - Hình thức tập luyện: Chia đều thành hai hàng đứng dọc chiều sân. - Nội dung: Khi có hiệu lệnh thì lần lượt từng người một của hai đầu hàng thực hiện động tác bật cóc cho đến hết sân. Bài tập 2: Nhảy ném rổ 1 tay trên cao 5 vị trí cự ly trung bình (không người kèm) - Mục đích: Hình thành cảm giác ném rổ của các em trong khi đang ở tư thế trên không. - Yêu cầu: Thực hiện đúng các yêu cầu cảu giáo viên. - Hình thức tập luyện: + Đứng trong khu vực 6,25m ngoài khu vực hình thang. + Người dùng dưới rổ phục vụ lần lượt cho ném rổ 30 lần trong 2 phút rồi đổi người. + Thực hiện đúng kỹ thụât ném rổ 1 tay trên cao. + Chú ý chỉnh động tác tay sao cho khi ra tách cánh tay duỗi thẳng, 2 ngón giữa và trỏ hướng về hướng rổ (giống ném rổ 1 tay trên cao ở các vị trí khác nhau trong cự ly trung bình). Bài tập 3: Nhảy ném rổ 1 tay trên cao 5 vị trí cự ly trung bình (có người kèm) - Thực hiện giống nhảy ném rổ 5 vị trí không người kèm. Bài tập 4: Đột phát qua người nhảy ném rổ 1 tay trên cao. - Mục đích: Phối hợp động tác giả ném đánh lừa đối phương tạo điều kiện thuận lợi thực hiện kỹ thuật nhảy ném rổ 1 tay trên cao. - Yêu cầu: + Chú ý khi thực hiện động tác giả phải thực hiện chậm tạo tri giác cho đối phương. + Chú ý phối hợp động tác. + Khi làm động tác giả chú ý chân làm trụ. - Nội dung: + Chia làm 2 hàng mỗi hàng đứng một góc chéo sân. Hàng 1 chuyền cho người phục vụ rồi di chuyển vào để nhận bóng cuối sân. Khi nhận được bóng giả chuyền cho hàng 2 rồi thực hiện bất ngờ nhảy ném rổ 1 tay trên cao. Sau khi thực hiện hết yêu cầu cảu giáo viên thì đổi bên thựchiện. + Mỗi người thưc hiện liên tục 3 vòng. Sau đó chạy tới cuối sân nhận bóng giả chuyền cho hàng 2 rồi thực hiện nhảy ném rổ 1 tay trên cao. Bài tập 5: Nhảy ném rổ 1 tay trên cao thân ngả sau - Mục đích: Tránh phòng thủ sát của đối phương, tạo khoảng cách thực hiện nhảy ném rổ. - Yêu cầu: + Thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên. + Khi nhảy thân người có xu hướng ngả ra phía sau tạo khoảng trống thực hiện động tác. - Nội dung: + Hoàn thiện kỹ thuật ném rổ, thực hiện ném rổ tránh sự phòng thủ tích cực của đối phương. Không để đối phương có khả năng cản phá bóng khi ném rổ. Sâu khi thực hiện hết yêu cầu của giáo viên đổi bên thực hiện. - Hình thức tập luyện: Đứng thành 1 hàng dọc góc sân. Người đầu hàng chuyền bóng cho người phục vụ rồi chạy tới cuối sân nhận bóng dẫn bóng tới vị trí góc đỉnh hình thang thực hiện nhảy ném rổ thân ngả sau khi có đối phương chắn. + Mỗi người thực hiện liên tục 10 lần tính số lần vào rổ. Bài tập 6: Phối hợp đồng đội tấn công 3 đánh 2 - Nội dung: Phối hợp thực hiện tấn công nhanh, tạo khả năng tận dụng ưu thế thực hiện ghi bàn. - Yêu cầu: Thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên, kết thúc phải bằng kỹ thụât nhảy ném rổ 1 tay trên cao. - Hình thức tập luyện: Đầu hàng 1 có bóng chuyền cho người đầu hàng 2 đang di chuyển lên. Đầu hàng 2 chuyền lại cho hàng thứ 3. Người hàng thứ 3 gặp phải sự truy cản của đối phương chuyền lại cho đầu hàng 1. Đầu hàng 1 gặp sự truy cản chuyền lại cho đầu hàng thứ 2. Người đầu hàng thứ 2 nhận bóng thực hiện kỹ thuật ném rổ 1 tay trên cao. - Nội dung: Mỗi nhóm thực hiện liên tục 3 lần. Sau đó đổi bên ngược lại. Bài tập 7: Thi đấu - Mục đích: Nhằm phát triển khả năng tư duy kỹ thuật động tác và chuyền bắt bóng chính xác trong điều kiện thi đấu. - Yêu cầu: Thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên. Chỉ được thực hiện kỹ thuật bật nhảy ném rổ 1 tay trên cao cự ly trung bình để kết thúc tấn công rổ. - Thời gian thi đấu: Đấu 4 hiệp 12 phút nghỉ giữa hiệp 5 phút. Giữa hiệp 2 và 3 nghỉ 10 phút. Đội nào ghi nhiều điểm đội đó thắng. Trên cơ sở các bài tập đã được lựa chọn, để ứng dụng cụ thể vào trong quá trình huấn luyện, chúng tôi xây dựng lập kế hoạch huấn luyện cho đội tuyển bóng rổ nữ Trường THPT chuyên lam Sơn trong 8 tuần cụ thể sau: Bảng 5: Kế hoạch ứng dụng các bài tập lựa chọn trong 8 tuần. TT 1 2 Tiết Nội dung bài tập 1 BT1: Bật cóc 28m x BT2: Nhảy ném rổ 1 tay trên cao 5 x 2 x x 3 x 4 5 x x 6 x x x x x 7 x x 8 vị trí (không người kèm) 3 BT3: Nh¶y nÐm ræ 1 tay trªn cao 5 vÞ trÝ (cã ngêi kÌm) 4 BT4: Đột phá qua người tại chỗ x x nhảy ném rổ 1 tay trên cao 5 BT5: Nhảy ném rổ 1 tay trên cao x x x x thân ngả sau 6 BT6: Phối hợp đồng đội tấn công 3 x x x x x x đánh 2 (kết thúc bằng NNR) 7 BT7: Thi đấu nữa sân (yêu cầu kết thúc bằng NNR) x x 2.1.2. Tổ chức ứng dụng các bài tập đã lựa chọn vào tập luyện.. Sau khi đã lựa chọn đựơc hệ thống các bài tập và xây dựng được kế hoạch huấn luyện. Cũng như việc định ra phương pháp tập luyện, cường độ và khối lượng tập luyện, tôi đã tiến hành đưa các bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật nhảy ném rổ cự ly trung bình đó vào thực tiễn huấn luyện cho đội tuyển 2.1.3. Đánh giá hiệu quả bài tập đã được lựa chọn. Sau 2 tháng huấn luyện đội tuyển bóng rổ nữ Trường THPT chuyên Lam Sơn. Qua quan sát và các biên bản thi đấu giải Bóng rổ học sinh THPT toàn tỉnh năm học 2011 – 2012 chúng tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 6: Kết quả ghi điểm trong các trận đấu của đội tuyển Bóng rổ nữ Trường THPT chuyên Lam Sơn (Giải HS giỏi năm học 2011 – 2012) TT 1 2 3 4 5 Trận đấu Nhảy ném rổ Nhảy ném rổ Ném phạt Tổng điểm Vòng bảng trận 1 Vòng bảng trận 2 Vòng bảng trận 3 Tứ kết Bán kết Cộng : 3 điểm 3 3 0 0 0 6 2 điểm 10 14 10 8 6 48 1 0 2 3 0 6 14 17 12 11 6 60 Bảng 7. Kết quả ném rổ ở cự ly trung bình giải bóng rổ học sinh THPT toàn tỉnh năm học 2011- 2012 TT Tên dội Nhảy ném trung bình Tỷ lệ (%) Sử dụng 195 Thành công 172 88,2 1 Vĩnh Lộc 2 Cẩm Thuỷ 3 120 59 49,1 3 Lam Sơn 85 48 56,4 4 Lê Hồng Phong 65 37 56,9 Cộng 465 316 67,9 Từ thống kê ở bảng 7 về thực trạng việc sử dụng kỹ thụât nhảy cự ly trung bình tại giải bóng rổ học sinh THPT toàn tỉnh năm học 2011 - 2012. Tôi nhận thấy kỹ thụât bật nhảy ném rổ cự ly trung bình được sử dụng nhiều trong thi đấu nhưng hiệu quả thực hiện còn thấp. Trong toàn giải 4 đội trên sử dụng 465 lần ném rổ các cự ly trung bình, số lần ném rổ toàn giải nhưng thực hiện thành công nhảy ném cự ly trung bình chỉ có 316 lần chiếm 67,9%. Cụ thể các đội thực hiện kỹ thụât ném rổ: - Đội tuyển nữ bóng rổ Trường THPT Vĩnh Lộc: Thực hiện nhảy ném cự ly trung bình 195 lần thành công 172 lần chiếm tỷ lệ 88,2%. - Đội tuyển nữ bóng rổ Trường THPT Cẩm Thuỷ 3: Thực hiện nhảy ném cự ly trung bình 120 lần thành công 59 lần chiếm tỷ lệ 49,1%. - Đội tuyển nữ bóng rổ Trường THPT Chuyên Lam Sơn: Thực hiện nhảy ném cự ly trung bình 85 lần thành công 48 lần chiếm tỷ lệ 56,4%. - Đội tuyển nữ bóng rổ trường THPT Lê Hồng Phong: Thực hiện nhảy ném cự ly trung bình 65 lần thành công 37 lần chiếm tỷ lệ 56,9%. Kết thúc giải bóng rổ nữ học sinh THPT toàn tỉnh năm học 2011 - 2012 thứ tự xếp hạng: + Giải nhất: Trường THPT Vĩnh Lộc + Giải nhì: Trường THPT Cẩm Thuỷ 3 + Giải ba: Trường THPT chuyên Lam Sơn và Lê Hồng Phong. So sánh kết quả ném rổ ở cự ly trung bình của đội tuyển nữ bóng rổ Trường THPT chuyên Lam Sơn năm học 2010 – 2011 và 2011 – 2012 là: Năm học 2010 – 2011: Thực hiện nhảy ném cự ly trung bình 96 lần thành công 35 lần chiếm tỷ lệ 35.6% Năm học 2011 – 2012: Thực hiện nhảy ném cự ly trung bình 85 lần thành công 48 lần chiếm tỷ lệ 56.4%. Vậy sau khi ứng dụng các bài tập vào trong quá trình huấn luyện kỹ thuật nhảy ném rổ ở cự ly trung bình cho đội tuyển nữ bóng rổ Trường THPT chuyên Lam Sơn tỉ lệ thực hiện ném rổ thành công là: 56.4 % tốt hơn hẳn so với tỉ lệ thành công trước đó là: 35.6 %. III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận - Việc lựa chọn, ứng dụng một số bài tập nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật ném rổ cự li trung bình cho đội tuyển Bóng rổ nữ Trường THPT chuyên Lam Sơn mà chúng tôi lưa chọn là một vấn đề cấp thiết hiện nay trong quá trình giảng dạy, huấn luyện môn bóng rổ. Những nội dung mà chúng tôi xây dựng đã phù hợp và có hiệu quả đối với đối tượng nghiên cứu. Cụ thể là sau 8 tuần đa vào ứng dụng thì hiệu quả của kỹ thuật nhảy ném rổ ở cự ly trung bình đã tốt hơn. - Trong giảng dạy và huấn luyện cho nữ học sinh THPT môn bóng rổ thì một trong những yếu tố quyết định tới việc nâng cao hiệu quả ném rổ là việc nắm vững và tập thuần kỹ thuật nhảy ném rổ, đây là cơ sở để thực hiện đúng kỹ thuật và nang cao thành tích thi đấu môn Bóng rổ. - Trong quá trình lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật ném rổ cự li trung bình cần thiết phải căn cứ vào cơ sở lý luận mang tính khoa học, cũng như phải căn cứ vào các điều kiện thực tiễn của địa phương. 3.2. Kiến nghị - Để nâng cao thành tích thi đấu môn Bóng rổ thì trong quá trình giảng dạy, huấn luyện cần đặc biệt quan tâm đến các bài tập nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật ném rổ cự li trung bình. - Các bài tập do chúng tôi lựa chọn trong quá trình ứng dụng có thể dùng làm tài liệu tham khảo và vận dụng vào trong quá trình giảng dạy, huấn luyện môn Bóng rổ cho học sinh THPT trong toàn tỉnh. - Do thời gian, điều kiện và trình độ còn nhiều hạn chế, đối tượng nghiên cứu chưa nhiều nên đề tài của chúng tôi còn những thiếu sót nhất định. Mong đựơc các nhà khoa học, huấn luyện viên, các nhà chuyên môn đóng góp ý kiến để chúng tôi xây dựng đề tài này được hoàn thiện hơn Bảng 2: Kết quả ghi điểm của các VĐV đội tuyển Bóng rổ nữ Trường THPT chuyên Lam Sơn (giải HS giỏi toàn tỉnh năm học 2010 – 2011) TT 1 2 3 4 5 6 7 8 VĐV Nhảy ném Nhảy ném Ném phạt Tổng rổ 3 điểm rổ 2 điểm điểm An Thị Huyền 6 8 5 19 Nguyễn Minh Hồng 3 2 0 5 Nguyễn Hồng Nhung 0 6 1 7 Trần Thu Thuỷ 0 2 1 3 Lê Thị Phương Nhi 0 6 2 8 Lê Trà My 0 4 0 4 Nguyễn Thiều Anh 0 2 0 2 Nguyễn Trung Anh 0 6 1 7 Cộng: 9 36 10 55 Bảng 7: Kết quả ghi điểm của các VĐV đội tuyển Bóng rổ nữ Trường THPT chuyên Lam Sơn (giải HS giỏi toàn tỉnh năm học 2011 – 2012) TT 1 2 3 4 5 6 7 8 VĐV Lê Thị Quỳnh Nguyễn Hồng Nhung Trần Thu Thuỷ Lê Thị Phương Nhi Lê Trà My Nguyễn Thiều Anh Nguyễn Trung Anh Trần Thị Mai Cộng: Nhảy ném Nhảy ném rổ 3 điểm 0 3 0 0 0 0 0 0 3 rổ 2 điểm 8 4 2 8 10 6 8 2 48 Ném phạt Tổng 2 1 0 0 2 1 0 0 6 điểm 10 8 2 8 12 7 8 2 57
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan