Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Thể dục BÁO CÁO THỰC TẬP - HUẤN LUYỆN THỂ THAO...

Tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP - HUẤN LUYỆN THỂ THAO

.DOCX
19
2973
92

Mô tả:

BÁO CÁO THỰC TẬP - HUẤN LUYỆN THỂ THAO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH ----------------  ----------------- BÁO CÁO THỰC TẬP Họ và tên sinh viên: Lớp : Khóa : Khoa : Phạm Văn Tuyết Võ – Vật (Vovinam) 36 Huấn luyện thể thao TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cho em trong bốn năm học vừa qua là cơ sở và nền tảng để hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình. Xin cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng, Phòng Thể thao Quần chúng và các phòng, ban của Trung tâm đã giúp đỡ về chuyên môn cũng như các hoạt động khác trong thời gian thực tập tại đơn vị. Qua hai tháng thực tập tại Phòng Thể dục Thể thao Quần chúng, em đã tích luỹ và cũng cố thêm những kiến thức về chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm với công việc, từ đó không ngừng phấn đấu nhằm hoàn thiện năng lực bản thân để trờ thành một Huấn luyện viên trong tương lai. Kính chúc Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ - viên chức Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng dồi dào sức khoẻ và hoàn thành tốt nhiệm vụ để đưa sự nghiệp Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng ngày càng phát triển. TRANG NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Tên đơn vị: ……………………………………………………………………….. Họ và tên người nhận xét : ………………………………………………………. Chức vụ : ……………………………………………………………………….... Nội dung nhận xét …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………., ngày ….. tháng ….. năm ….. Xác nhận của đơn vị thực tập (Ký, đóng dấu) Cán bộ hướng dẫn thực tập (Ký, ghi rõ họ, tên) TRANG NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN Họ và tên giảng viên :…………………………………………………………...... ................................................................................................................................. Học vị : …………………………………………………………………………... Chức vụ : ……………………………………………………………………….... Nội dung nhận xét …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Điểm : ..... (Bằng chữ: ..…....) ………, ngày…..tháng…..năm…….. Giảng viên phản biện (Ký, ghi rõ họ, tên) MỤC LỤC Chương I : Giới Thiệu về Trung Tâm Thể Dục Thể Thao Tỉnh Lâm Đồng. 1. Lịch sử - Chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng.......................6 ............................................................................................................. 2. Tổ chức bộ máy và biên chế................................................................8 ............................................................................................................. 3. Hoạt động chuyên ngành và môi trường làm việc của cơ quan thực tập....................................................................................................9 Chương II : Nội Dung và Kết Quả Thực Tập………………………………… 1. Nội dung công việc được phân công.................................................11 2. Phương pháp thực hiện......................................................................14 3. Kết quả đạt được qua đợt thực tập....................................................15 3.2. Về lý thuyết………................................................................15 3.2. Về thực hành.........................................................................15 3.3. Về kinh nghiệm thực tiễn .....................................................15 3.4. Kết quả công việc đã đóng góp cho cơ quan thực tập..……..15 3.5. Bài học kinh nghiệm……………………………………………..15 4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập.................16 Kết Luận, Ý Kiến Đề Xuất……………………………………………………. 1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1. Lịch sử - Chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng: 1.1. Lịch sử. Căn cứ Quyết định số 2095/QĐ-UBND ngày 07/8/2008 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v Ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Lâm Đồng. Căn cứ Quyết định số 2079/QĐ-UBND ngày 07/8/2008 V/v sáp nhập Câu lạc bộ Bóng đá vào Trung tâm Thể dục Thể thao trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Lâm Đồng. Căn cứ Quyết đinh số 601/QĐ-SVHTTDL ngày 30/09/2015 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng. Hình 1.1: Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng. 2 1.2. Vị trí – Chức năng. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, chịu sự lãnh đạo của Sở và có chức năng cụ thể như sau: - Tổ chức các hoạt động sự nghiệp Thể dục Thể thao(TDTT) cấp tỉnh, hỗ trợ các Trung tâm Văn hóa – Thể thao các huyện, thành phố và các sở, ban ngành, đoàn thể về công tác chuyện môn, nghiệp vụ và tổ chức các hoạt động Thể dục Thể thao. - Tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng vận động viên các môn, thành lập các đội tuyển tỉnh để tham gia thi đấu các giải khu vực toàn quốc. - Xây dựng và phát triển phong trào Thể dục Thể thao cơ sở. 1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn. Căn cứ theo quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu phát triển sự nghiệp Thể dục Thể thao của tỉnh và tình hình thực tế của địa phương, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng xây dựng kế hoạch phát triển thể dục thể thao hàng năm trình Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt làm cơ sở tổ chức thực hiện. Tổ chức thực hiện rộng rãi phong trào thể dục thể thao “Khỏe để xây dựng và bảo về tổ quốc”, và phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, đẩy mạnh phong trào Thể dục Thể thao quần chúng, đặc biệt chú trọng phong trào TDTT trong học đường, lực lượng vũ trang, công nhân viên chức lao động và các đối tượng khác. Đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe của nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Tổ chức việc chiêu sinh, tuyển chọn, quản lý, huấn luyện, đào tạo, chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng lực lượng vận động viên, thành lập cá đội tuyển tham gia thi đấu các giải thể thao trong khu vực, quốc gia và đóng góp vận động viên vào các đội tuyển quốc gia. Xây dựng các đề án về cơ sở vật chất, quản lý và sử dụng tài sản, cơ sở vật chất, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị và tài chính theo quy định của Nhà nước. Tham mưu giúp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng thực hiện các hoạt động sự nghiệp Thể dục Thể thao đã được phê duyệt. Tham mưu cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng công nhận các danh hiệu, thành tích, đẳng cấp chuyên môn, khen thưởng và thực hiện việc khen thưởng đối với tổ chức, cá nhận có thành tích trong hoạt động Thể dục Thể thao. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm giáo dục chính trị, tư tưởng cho các đoàn thể Cán bộ -Viên chức, Huấn luyện viên, Vận động viên. Tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chinh 3 sách, pháp luật của Nhà nước và kế hoạch của Sở. Ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động Thể dục Thể thao. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng thực hiện công tác tổ chức tuyển dụng, quản lí, sử dụng viên chức theo phân cấp quản lý Cán bộ Công chức – Viên chức của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Giao Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, đội để thực hiện nhiệm vụ. Việc bổ nhiệm cấp trưởng, phó các phòng, đội do Giám đốc Trung tâm Thể dục Thể thaoquyết định theo Quy định hiện hành của Tỉnh. 2. Tổ chức bộ máy và biên chế. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng có 01 giám đốc và 02 phó giám đốc, giám đốc và phó giám đốc do giám đốc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng bổ nhiệm theo phân cấp quản lý CBCC-VC của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng . Bộ máy của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Tổ chức – Hành chính Đào tạo – Huấn luyện Thể dục Thể thao Quần chúng Gồm 43 cán bộ công chức - viên chức - Đội tuyển Bóng đá (về lâu dài chuyển thành phòng Thể thao thành tích cao) 4 Chức năng của các phòng nêu trên do Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng quy định cụ thể. Việc bổ nhiệm các trưởng, phó phòng do Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng quyết định theo phân cấp quản lý Cán bộ công chức - Viên chức của Uỷ ban Nhân dân tỉnh. Biên chế của Trung tâm Thể dục Thể thao được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao (hàng năm). Ngoài số biên chế được giao, Trung tâm Thể dục Thể thao được quyền hợp đồng số lao động phổ thông làm các công việc: lái xe, sân bãi, bải vệ, tạp vụ... để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. 3. Hoạt động chuyên ngành và môi trường làm việc của cơ quan: 3.1.Hoạt động chuyên ngành. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng thường xuyên tổ chức, đăng cai các hoạt động Thể dục Thể thao, các giải đấu trong và ngoài tỉnh , hội thao ,… 3.2. Môi trường làm việc. - Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng có đội ngũ Cán bộ - Viên chức có chuyên môn tốt và giàu kinh nghiệm. Trong quá trình thực tập và làm việc tại Trung tâm, tôi học hỏi được rất nhiều điều quý báu từ các cô chú, anh chị, các huấn luyện viên tại đây . - Được tạo điều kiện làm việc, được đối xử bình đẳng, được trao đổi với các cô chú, anh chị, các huấn luyện viên. - Hiện nay, cơ sở vật chất tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng gồm: + 1 Sân bóng đá cỏ nhân tạo. Hình 1.1: Sân bóng đá cỏ nhân tạo. 5 + 1 Nhà thi đấu đa năng tổ chức các môn thi đấu như: bóng bàn, cầu lông, thể dục,… Hình 1.2: Bên trong nhà thi đấu đa năng(gồm sân cầu lông và đá cầu). + 2 Sân bóng chuyền. Hình 1.3: Sân bóng chuyền. + Và các phòng bộ môn khác như: Cờ vua, cờ tướng,… 6 CHƯƠNG II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP 1. Nội dung công việc: - Làm công tác hỗ trợ và trọng tài các môn thi đấu các giải được tổ chức. - Sau đây là bảng nội dung công việc được giao trong 8 tuần thực tập: T T Tuần 1 6 – 12/2 2 13 – 19/2 3 20 – 26/2 4 27/2 – 5/3 5 6 – 12/3 6 13 – 19/3 7 20 – 26/3 8 27/3 – 2/4 Nội dung công việc - Tìm hiểu hoạt động của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng. - Tham gia việc tập luyện các lớp năng khiếu của Trung tâm: Cờ vua, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, võ thuật,… - Tập luyện lớp phong trào Vovinam ngoài Trung tâm. - Làm trọng tài các môn thi đấu Hội khỏe Phù Đổng Thành phố Đà Lạt năm học 2016 – 2017 - Làm trọng tài các môn thi đấu Hội khỏe Phù Đổng Thành phố Đà Lạt năm học 2016 – 2017. - Liên hoan Thể dục Thể thao khu vực Miền Trung và Tây Nguyên tại Đà Lạt (09-10/03). - Đón đoàn Đua xe đạp nữ Quốc tế Bình Dương (10/03). - Giải Đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương mở rộng tranh Cúp BIWASE năm 2017 (11/03) - Liên hoan Thể dục dưỡng sinh khu vực Miền Trung Tây Nguyên mở rộng và Gala Thể dục dưỡng sinh Việt Nam năm 2017 - Giải Việt dã Đoàn khối các cơ quan. - Hội thao Y khoa Hoàn Mỹ (Bóng đá – Cầu lông) - Lớp tập huấn Võ Cổ truyền toàn quốc tại Đà Lạt. - Giải bóng đá Công ty Cấp thoát nước Lâm Đồng. - Giải Việt dã truyền thống 26/3. - Giải Xe đạp địa hình toàn quốc mở rộng Dalat Victory Challenge năm 2017. - Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2017. Ghi chú 7 * Một số hình ảnh hoạt động trong quá trình thực tập. Hình 2.1: Làm trọng tài bộ môn Vovinam Giải Hội khỏe Phù Đồng TP. Đà Lạt 2017 Hình 2.2: Giải Hội khỏe Phù Đồng TP. Đà Lạt năm 2017 8 Hình 2.3: Lớp tập huấn Huấn luyện viên Võ cổ truyền toàn quốc năm 2017 Hình 2.4: Giải Đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương mở rộng tranh Cúp BIWASE 2017 9 Hình 2.5: Giải Việt dã truyền thống 26/03 Hình 2.6: Giải Xe đạp địa hình toàn quốc mở rộng Dalat Victory Challenge năm 2017 2. Phương pháp thực hiện. - Phương pháp quan sát. Quá trình nhận thức của con người = quan sát - tư duy - thực tiễn. Quan sát có hai loại: + Quan sát trực tiếp + Quan sát gián tiếp Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà sử dụng trực quan trực tiếp hoặc gián tiếp cho phù hợp. 10 - Phương pháp tuần tự tăng dần. Phương pháp tuần tự tăng dần chủ yếu là chỉ khi sắp xếp nội dung, độ khó, thời gian và lượng vận động tập luyện cần căn cứ vào quy luật phát triển của cơ thể và nguyên lý của lượng vận động hợp mức, có kế hoạch, có tiến trình để từng bước nâng cao yêu cầu làm cho cơ thể không ngừng thích nghi, thể chất từng bước được nâng cao. - Phương pháp lặp lại. Phương pháp này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài tập trước và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời củng cố sự bền vững cho những thói quen này trong cơ thể. Để vân dụng phương pháp này cần cho người tập luyện cần tập đi tập lại động tác thật nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với động tác đó. Nhờ việc củng cố những biểu tượng vận động này, người tập luyện sẽ có trong mình những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao trong tương lai. - Phương pháp tập luyện liên tục. Tập luyện thể dục thể thao là có tính liên tục và tính hệ thống của nó, chỉ có thường xuyên tham gia tập luyện thể dục thể thao, sắp xếp hợp lý, lập ra một kế hoạch rèn luyện một cách khoa học mới có thể không ngừng tăng cường thể chất có hiệu quả. - Phương pháp trò chơi. * Đặc điểm : + Tổ chức theo chủ đề: Hoạt động của những người tập luyện được tổ chức tương ứng với chủ đề giả định hoặc có tính chất hình ảnh. + Phong phú về phương thức đạt mục đích: Hầu như bao giờ cũng có nhiều cách để chiến thắng được luật chơi cho phép. + Là một hoạt động độc lập sáng tạo, có yêu cầu cao về sự nhanh trí khéo léo của người tập luyện. + Tạo nên sự đua tranh căng thẳng giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm người và tạo nên cảm xúc mạnh mẽ. 3. Kết quả đạt được. 3.1. Nội dung kiến thức lý thuyết đã được củng cố. - Cách viết kế hoạch huấn luyện năm, kế hoạch huấn luyện tuần, giáo án. 11 - Cách huấn luyện các tố chất thể lực. Luật thi đấu các môn thể thao. Cách biên soạn điều lệ giải. Cách xử lý các chấn thương 3.2. Kỹ năng thực hành đã được củng cố. - Giúp tôi nắm vững củng cố các kiến thức đã được học tại trường. - Cách điều hành và tổ chức các giải thi đấu thể thao, hiểu biết và nâng cao thêm kĩ năng làm trọng tài như: khả năng quan sát . - Tham gia làm tốt công tác trọng tài giải bóng đá và các giải thi đấu ở cơ sở. - Khả năng đứng trước đám đông, cũng như trình độ chuyện môn được nâng cao. - Cách xử lý các chấn thương. - Trình độ chuyện môn được nâng cao. - Các kỹ năng: + Kỹ năng lắng nghe. + Kỹ năng giải quyết vấn đề. + Kỹ năng tư duy sáng tạo. + Kỹ năng quản lý bản thân. + Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc. + Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp. + Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ. + Kỹ năng làm việc đồng đội. + Kỹ năng lãnh đạo bản thân. 3.3. Những kinh nghiệm thực tiễn đã tích lũy được - Hiểu biết và nâng cao thêm kĩ năng làm trọng tài các môn thể thao không chuyên sâu khác như: bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền, điền kinh,… - Cách thức điều hành và tổ chức các cuộc thi đấu, hội thao. + Nhận thức rõ hơn về vai trò quan trọng của hoạt động của TDTT đối với tất cả các hoạt động xã hội khác. + Tiếp xúc và tìm hiểu được thực tế phong trào TDTT trên địa bàn Thành phố Đà Lạt và hoạt động của các cơ sở, nắm vững các chức năng nhiệm vụ của người cán bộ TDTT sau này, từ đó hình thành ý thức và tình cảm nghề nghiệp. + Có được điều kiện để vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn phong trào TDTT, rèn luyện và hình thành các kĩ năng nghiệp vụ, từ đó hình thành năng lực tổ chức, giảng dạy huấn luyện và hướng dẫn các hoạt động TDTT.. 12 + Trong công tác thực tập nghiệp vụ luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, không thụ động và ỷ lại cho người khác. Có tinh thần tự giác, tích cực, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, ham học hỏi để nâng cao trình độ nhận thức và chuyên môn cũng như các mặt công tác khác, phát huy được năng lực của bản thân vào công việc. + Giúp tôi nắm vững củng cố các kiến thức đã được học tại trường. + Tham gia làm tốt công tác trọng tài giải bóng đá và các giải thi đấu ở cơ sở. + Khả năng đứng trước đám đông, cũng như trình độ chuyện môn được nâng cao. 3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập 3.4.1. Thuận lợi. - Được ban Giám đốc và các thầy cô tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Lâm Đồng tạo điều kiện trong suốt quá trình thực tập . - Được sự chỉ bảo , hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong Phòng Thể dục Thể thao quần chúng để giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao . - Cơ sở vật chất tại Trung tâm khá tốt. - Được trực tham gia làm nhiệm vụ các giải Thể dục Thể thao của tỉnh và thành phố , để học hỏi những kinh nghiệm quản lý , tổ chức và điều hành các giải . 3.4.2. Khó khăn. - Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên còn bỡ ngỡ. - Còn lúng túng với luật thi đấu các môn không phải chuyên sâu. - Thời gian thực tập còn ngắn nên chưa áp dụng được hết những kiến thức đã học. 3.5. Những giải pháp mình cho rằng có thể giúp công việc được tốt hơn - Trao đổi với các cô chú, anh chị, các huấn luyện viên những điều chưa rõ. - Quan sát cách làm việc của các cô chú, anh chị, các huấn luyện viên để rút kinh nghiệm cho bản thân. - Nhờ các cô chú, anh chị, các huấn luyện viên góp ý để cải thiện bản thân. 3.6. Những phát hiện thú vị nảy sinh trong quá trình thực tập và hướng giải quyết. - Khi được giao nhiệm vụ làm trọng tài các môn không phải chuyên sâu lúc đầu còn bỡ ngỡ nhưng khi vừa làm vừa quan sát cách các cô chú, anh chị, thực hiện thì tôi đã hoàn thành tốt các công việc được giao. 13 3.7. Tự đánh giá mức độ đáp ứng công việc. - Đa số hoàn thành tốt các công việc được giao. - Còn vài thiếu sót cần khắc phục và sửa chữa. 3.8. Những kiến thức, kỹ năng gì cần bổ sung vào chương trình đào tạo để gắn với thực tiễn. - Nên cho sinh viên tiếp cận thêm nhiều môn thể thao không phải chuyên sâu phổ biến hiện nay như bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông, bóng đá…. để khi tiếp xúc không gặp khó khăn và bỡ ngỡ. - Tăng cường cho sinh viên tự soạn kế hoạch, giáo án và đứng lớp để phát triển chuyên môn và kỹ năng mềm. LỜI KẾT: Kết thúc đợt thực tập tôi đã đạt được kết quả tương đối khả quan và đáng khích lệ. Kết quả này phần nào phản ánh những nỗ lực tinh thần và thái độ thực hiện nghiêm túc các kế hoạch đề ra cũng như thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hướng dẫn tận tình của đội ngủ các cán bộ đơn vị thực tập,với những thành quả bước đầu như vậy sẽ có động lực tinh thần rất lớn để nỗ lực vươn xa và gặt hái được nhiều thành quả hơn trong định hướng công tác lâu dài về sau. Tôi xin chân thành cảm ơn. Đà Lạt,ngày XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP (Ký tên,đóng dấu) tháng năm 2017 Sinh viên thực tập 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan