Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho học sinh lớp 9...

Tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho học sinh lớp 9a trường thcs nguyên lý lý nhân hà nam”.

.DOCX
99
631
150

Mô tả:

PHẦN A – MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mâu thuẫn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Ai cũng từng gặp phải tình huống mâu thuẫn, có thể là với người thân, với bạn bè, vói mọi người xung quanh và có thể là với cả bản thân của mỗi chúng ta. Nhưng có phải ai cũng biết cách giải quyết mâu thuẫn của mình không? Không phải ai cũng có khả năng giải quyết mâu thuẫn của bản thân – đặc biệt là giải quyết theo hướng tích cực. Chính vì vậy mà chúng ta đã được nghe đến những vụ đánh nhau, chém giết, tự sát,... do cá nhân thiếu kỹ năng để có thể tự giải quyết mâu thuẫn của mình theo hướng tích cực. Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi người: người già, người trưởng thành, thanh thiếu niên... Ở lứa tuổi HS, chúng ta thường được biết đến những mâu thuẫn như: mâu thuẫn với cha mẹ, với bạn bè, với thầy cô, . . . Nếu những mâu thuẫn này không được tự các em học sinh giải quyết theo hướng tích cực sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống học tập cũng như tâm sinh lý của các em. Tại trường THCS Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam cũng như vậy, đã không ít trường hợp HS có mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau, đặc biệt là học sinh khối 9. Lứa tuổi mà các em đang có sự chuyển biến mạnh về đời sống tâm sinh lý. Việc rèn luyện cho các em kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực là rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho học sinh lớp 9A trường THCS Nguyên Lý - Lý Nhân - Hà Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng chuyên đề rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực của học sinh lớp 9A trường THCS Nguyên Lý - Lý Nhân - Hà Nam nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực của học sinh lớp 9A trường THCS Nguyên Lý - Lý Nhân - Hà Nam. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục cho học sinh lớp 9 trường THCS Nguyên Lý - Lý Nhân - Hà Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu: 4.1. Về thời gian nghiên cứu; Từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 05 năm 2013. 4.2.Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại trường THCS Nguyên Lý - Lý Nhân - Hà Nam. 4.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn với bạn bè khi bị nói không đúng về bản thân và khi có bất đồng quan điểm. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực, từ đó làm cơ sở lý luận cần thiết cho việc thực hiện đề tài. - Tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn và thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn cho HS lớp 9A trường THCS Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam. - Xây dựng chuyên đề rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho HS lớp 9A trường THCS Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sưu tầm các tài liệu, sách báo, thông tin và vấn đề liên quan đến kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, đặc biệt là kỹ năng giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho HS THCS. Tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát, xây dựng thành cơ sở lí luận của đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Tiến hành xây dựng phiếu hỏi dành cho HS nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu và kiểm chứng độ tin cậy của chuyên đề tác động. 6.3.Phương pháp quan sát Quan sát tổng thể về lối sống, học tập, lao động trong phạm vi trường của HS lớp 9A trường THCS Nguyên Lý – Lý Nhân – Hà Nam. Quan sát một số cá nhân cụ thể, về lối sống, công việc học tập, mối quan hệ… có liên quan tới nội dung kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nhằm thu thập thông tin cần thiết để đánh giá thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho HS lớp 9A. 6.4.Phương pháp phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn sâu một số HS lớp 9A về thực trạng sử dụng kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hiện nay nhằm thu thập những thông tin cần thiết tới vấn đề nghiên cứu 6.5. Phương pháp thực nghiệm Tổ chức thực nghiệm một chuyên đề cụ thể đối với học sinh lớp 9A nhằm kiểm chứng hiệu quả của chuyên đề đã xây dựng. 6.6.Phương pháp thống kê toán học Xử lý số liệu thu được trong quá trình khảo sát để phân tích đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. 6.7.Phương pháp xin ý kiến chuyên gia Xin ý kiến chuyên gia về vấn đề xây dựng đề cương, xây dựng bảng hỏi… trong toàn bộ tiến trình nghiên cứu
PHẦN A – MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mâu thuẫn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Ai cũng từng gặp phải tình huống mâu thuẫn, có thể là với người thân, với bạn bè, vói mọi người xung quanh và có thể là với cả bản thân của mỗi chúng ta. Nhưng có phải ai cũng biết cách giải quyết mâu thuẫn của mình không? Không phải ai cũng có khả năng giải quyết mâu thuẫn của bản thân – đặc biệt là giải quyết theo hướng tích cực. Chính vì vậy mà chúng ta đã được nghe đến những vụ đánh nhau, chém giết, tự sát,... do cá nhân thiếu kỹ năng để có thể tự giải quyết mâu thuẫn của mình theo hướng tích cực. Mâu thuẫn tồn tại ở tất cả mọi người: người già, người trưởng thành, thanh thiếu niên... Ở lứa tuổi HS, chúng ta thường được biết đến những mâu thuẫn như: mâu thuẫn với cha mẹ, với bạn bè, với thầy cô, . . . Nếu những mâu thuẫn này không được tự các em học sinh giải quyết theo hướng tích cực sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống học tập cũng như tâm sinh lý của các em. Tại trường THCS Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam cũng như vậy, đã không ít trường hợp HS có mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau, đặc biệt là học sinh khối 9. Lứa tuổi mà các em đang có sự chuyển biến mạnh về đời sống tâm sinh lý. Việc rèn luyện cho các em kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực là rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho học sinh lớp 9A trường THCS Nguyên Lý - Lý Nhân - Hà Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu: 1 Xây dựng chuyên đề rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực của học sinh lớp 9A trường THCS Nguyên Lý - Lý Nhân Hà Nam nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực của học sinh lớp 9A trường THCS Nguyên Lý - Lý Nhân - Hà Nam. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục cho học sinh lớp 9 trường THCS Nguyên Lý - Lý Nhân - Hà Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu: 4.1. Về thời gian nghiên cứu; Từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 05 năm 2013. 4.2.Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại trường THCS Nguyên Lý - Lý Nhân - Hà Nam. 4.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn với bạn bè khi bị nói không đúng về bản thân và khi có bất đồng quan điểm. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực, từ đó làm cơ sở lý luận cần thiết cho việc thực hiện đề tài. - Tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn và thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn cho HS lớp 9A trường THCS Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam. 2 - Xây dựng chuyên đề rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho HS lớp 9A trường THCS Nguyên Lý, Lý Nhân, Hà Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sưu tầm các tài liệu, sách báo, thông tin và vấn đề liên quan đến kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, rèn luyện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, đă ̣c biê ̣t là kỹ năng giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho HS THCS. Tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát, xây dựng thành cơ sở lí luận của đề tài. 6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Tiến hành xây dựng phiếu hỏi dành cho HS nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu và kiểm chứng độ tin cậy của chuyên đề tác động. 6.3.Phương pháp quan sát Quan sát tổng thể về lối sống, học tập, lao động trong phạm vi trường của HS lớp 9A trường THCS Nguyên Lý – Lý Nhân – Hà Nam. Quan sát mô ̣t số cá nhân cụ thể, về lối sống, công viê ̣c học tâ ̣p, mối quan hê ̣… có liên quan tới nô ̣i dung kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nhằm thu thập thông tin cần thiết để đánh giá thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho HS lớp 9A. 6.4.Phương pháp phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn sâu một số HS lớp 9A về thực trạng sư dụng kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hiện nay nhằm thu thập những thông tin cần thiết tới vấn đề nghiên cứu 6.5. Phương pháp thực nghiệm 3 Tổ chức thực nghiệm một chuyên đề cụ thể đối với học sinh lớp 9A nhằm kiểm chứng hiệu quả của chuyên đề đã xây dựng. 6.6.Phương pháp thống kê toán học Xư lý số liệu thu được trong quá trình khảo sát để phân tích đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. 6.7.Phương pháp xin ý kiến chuyên gia Xin ý kiến chuyên gia về vấn đề xây dựng đề cương, xây dựng bảng hỏi… trong toàn bộ tiến trình nghiên cứu 4 PHẦN B – NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC 1.1 Mô ̣t số khái niêm ̣ cơ bản 1.1.1 Khái niêm ̣ k̃ năng - Quan niệm triết học về kỹ năng Theo quan điểm triết học, kỹ năng có cả ở người và động vật. Cơ chế tâm lý của sự hình thành kỹ năng ở người và động vật là hoàn toàn tương tự như nhau. Tuy nhiên kỹ năng của con người là có ý thức còn kỹ năng của động vật là không có ý thức. Về bản chất, quan điểm Triết học xem xét kỹ năng nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động. Đó là những động tác máy móc, do được lặp đi lặp lại nhiều lần mà thành. Đồng thời họ cũng khẳng định kỹ năng chính là kết quả của hành động và có liên quan chặt chẽ với năng lực, là điều kiện của hoạt động sáng tạo của con người. [4] - Quan niệm TLH về kỹ năng Ở góc độ TLH, có rất nhiều các tác giả có nhiều cách diễn tả khái niệm kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên, có thể quy về hai quan niệm chính như sau: Quan niệm thứ nhất: “Kỹ năng được coi là phương thức thực hiện hành động, phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động mà con người đã nắm vững. Người có kỹ năng hoạt động nào đó là người nắm vững các tri thức về hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu của nó mà không tính đến kết quả của hành động”. Quan niệm thức hai: “Quan niệm thứ hai xem xét kỹ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà còn là sự biểu hiện năng lực của con người, đồng thời có tính đến kết quả của hành động”. 5 - Các nhà biên soạn từ điển Giáo dục học đã phân biệt rõ kỹ năng bậc 1 và kỹ năng bậc 2: Kỹ năng bậc 1 là: “Khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy, cho dù hành động đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ.” Kỹ năng bậc 2 là: “Khả năng thực hiện hành động một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với những mục tiêu trong các điều kiện khác nhau.” [9] Dù theo quan niệm nào thì khi nói đến kỹ năng đều phải quán triệt một số điểm sau: + Mọi kỹ năng đều phải dựa trên cơ sở là tri thức. Muốn hành động hay thao tác được trước hết phải có kiến thức về nó. + Nói tới kỹ năng của con người là nói tới hành động có mục đích, tức là khi hành động con người luôn hình dung tới kết quả cần phải đạt được. + Để có kỹ năng con người cũng phải biết cách thức hành động trong những điều kiện cụ thể và hành động theo quy trình với sự luyện tập nhất định. + Kỹ năng liên quan mật thiết đến năng lực của con người. Nó là biểu hiện cụ thể của năng lực. Với cách nhìn nhận như trên, có thể đi đến một cách hiểu chung, khái quát về kỹ năng như sau: Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức,kinh nghiệm đã có để thực hiện hành động phù hợp với những điều kiện nhất định. Kỹ năng không chỉ đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện về năng lực của chủ thể hành động. [6] 1.1.2 Khái niệm mâu thuẫn 6 Theo quan niệm triết học về mâu thuẫn: + Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. + Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. + Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển. + Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú. Vì vậy, cần phải biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp. Trong tâm lý học xã hội cũng đề cập đến xung đột với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Mary Packer Follet cho rằng xung đột cần phải được hiểu như sự khác biệt – khác biệt về quan điểm và lợi ích. Theo các tác giả Severy, Brigham và Schlenker, xung đột là hoàn cảnh mà ở đó mục đích của hai hoặc nhiều người không thống nhất với nhau ở một số mức độ. Nhà TLH Mỹ J.P Chaplin lại cho rằng, “ xung đột là hai hoặc nhiều xung lực hay động cơ có tính đối kháng lẫn nhau xảy ra một cách đồng thời” [1] Trong tâm lý học lãnh đạo quản lý thì: “ Mâu thuẫn và xung đột là hai mức độ khác nhau của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong một sự vật, hiện tượng một thực thể cá nhân hay một nhóm xã hội. Không phải mâu thuẫn nào cũng dẫn đến xung đột. Trong các mối quan hệ xã hội nói chung, mâu thuẫn là tất yếu. Có quan hệ là có mâu thuẫn. Mâu thuẫn là những mặt khác biệt nảy sinh và bộc lộ trong mối quan hệ tác động qua lại 7 của con người với nhau, nhờ đó mà tạo ra những động lực cần thiết cho sự vận động và phát triển”. [5] Với cách nhìn nhận như trên, có thể đi đến một cách hiểu chung, khái quát về mâu thuẫn như sau: Mâu thuẫn là những bất đồng, tranh chấp xảy ra giữa cá nhân – cá nhân, giữa cá nhân – nhóm, giữa nhóm – nhóm,…khi có sự bất bình đẳng về quyền lợi, cơ hội hay các thông tin không chính xác, thiếu chung thực. 1.1.3 Khái niêm ̣ giải êuyếtt mâu thuẫn. Trong hoạt động thực tiễn, mâu thuẫn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, việc phân tích mâu thuẫn có ý nghĩa rất quan trọng. Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn; phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Chỉ có như thế mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn. Hiện nay chưa có tài liệu nào đề cập tới khái niệm “ giải quyết mâu thuẫn” một cách cụ thể và chi tiết, qua quá trình nghiên cứu và tổng hợp chúng tôi có thể đưa ra khái niệm về giải quyết mâu thuẫn như sau: Giải quyết mâu thuẫn là quá trình xác định, phân tích nguyên nhân, lựa chọn giải pháp, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện nhằm loại bỏ mâu thuẫn đang tồn tại và thiết lập nên mối quan hệ mới giữa các sự vật hiện tượng. 1.1.4 Khái niệm k̃ năng tự giải êuyếtt mâu thuẫn 8 Khi gặp mâu thuẫn, mỗi người sẽ tìm cho mình một cách giải quyết mâu thuẫn khác nhau. Một trong những cách giải quyết đấy là tự bản thân tìm ra hướng giải quyết mâu thuẫn đó. Đấy là quá trình mà cá nhân tự mình tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết cho mâu thuẫn của bản thân. Đồng thời tự mình tổ chức thực hiện giải pháp giải quyết mâu thuẫn đó. Có thể trong quá trình giải quyết mâu thuẫn họ có tìm đến sự trợ giúp của những người xung quanh, nhưng bản thân họ vẫn chiếm vị trí then chốt, chủ đạo trong việc giải quyết mâu thuẫn của mình. Kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn là các bên tìm được tiếng nói chung, ngăn cản sự đụng độ và giảm thiểu sự thiệt hại của các bên. Vậy kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn được hiểu là quá trình tự vận dụng những hành động, thao tác, lời nói cụ thể hợp lý vào giải quyết mâu thuẫn để giải tỏa được những căng thẳng giữa các bên. 1.1.5 Khái niệm k̃ năng tự giải êuyếtt mâu thuẫn theo hướng tíchcực. Mâu thuẫn được giải quyết có thể đem đến kết quả tích cực hoặc tiêu cực. Thực trạng cho thấy có rất nhiều HS đã giải quyết mâu thuẫn của bản thân mình theo hướng tiêu cực, mang lại hậu quả xấu cho bản thân và những người có liên quan. Chúng ta thường nhận thấy hai cách giải quyết thường gặp ở lứa tuổi HS hiện nay đó là: cãi nhau, sau đó giận nhau không chào hỏi nhau; đánh nhau, sau đó không nhìn mặt nhau. Nếu xung đột không được giải quyết một cách có khoa học và hiệu quả, chúng có thể gây nên những hậu quả khôn lường. Xung đột có thể nhanh chóng dẫn đến sự thù hằn cá nhân. Mối quan hệ bị phá vỡ, con người dễ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực và những điều này rất không có lợi cho bản thân HS cũng như tập thể lớp. 9 Nhưng nếu tìm được cho mình hướng giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và những người xung quanh. Cụ thể: Tăng cường hiểu biết: Thảo luận là một phương pháp nhanh nhất giải quyết xung đột, hãy để họ nói về những suy nghĩ của mình, nếu bạn là người cầm trịch thì hãy cố gắng hiểu họ một cách thật khách quan, hơn nữa hãy thể hiện để họ biết rằng bạn là một người biết nhận thức đúng – sai, phải trái, biết lắng nghe ý kiến của người khác. Tăng cường sự liên kết: Một khi xung đột được giải quyết hiệu quả, họ sẽ thấu hiểu nhau hơn về tình cảm, sở thích, hoàn cảnh…, điều này tạo cho họ niềm tin vào khả năng làm việc nhóm cũng như cùng hướng đến mục tiêu của tập thể. Nâng cao kiến thức bản thân: Xung đột đẩy những cá nhân phải nỗ lực hơn để nhanh chóng vượt qua “đối thủ” của họ, giúp họ hiểu những vấn đề thật sự quan trọng nhất đối với họ, và hướng họ đến thành công nhanh hơn. Hiện nay chưa có tài liệu nào đề cập tới khái niệm “kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực” một cách cụ thể và chi tiết, qua quá trình nghiên cứu và tổng hợp chúng tôi có thể đưa ra khái niệm về kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực như sau: “ Kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực là khả năng của chủ thể trong mâu thuẫn tự vận dụng những hành động thao tác cụ thể vào quá trình giải quyết mâu thuẫn nhằm chuyển mối quan hệ tiêu cực sang tích cực, và đem lại kết quả tốt đẹp cho cả hai bên.” 1.1.6 Khái niệm rèn luyện Khi tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã tổng hợp được một số nội dung cơ bản của rèn luyện: 10 + Để rèn luyện được thành công bản thân mỗi chủ thể phải thỏa mãn được những điều kiện cụ thể sau: phải thông qua những trải nghiệm khó khăn trong cuộc sống, biết nỗ lực và vươn lên để đạt được thành quả cao, vượt qua được những khó khăn trước mọi hoàn cảnh. + Quá trình luyện tập diễn ra từ dễ tới khó, từ đơn giản tới phức tạp, thể hiện được sự bền bỉ và tập trung vào những vấn đề cốt lõi để đạt được những phẩm chất hay trình độ ở một mức nào đó. Từ cách nhìn nhận cụ thể như ở trên có thể đi tới khái niệm về rèn luyện như sau: Rèn luyện là quá trình thực hiện một hành động lặp đi lặp lại nhiều lần một cách thường xuyên và liên tục nhằm vượt qua những khó khăn, thử thách để đạt tới một phẩm chất hay một kỹ năng nhất định. 1.1.7 Khái niêm ̣ rèn luyêṇ k̃ năng tự giải êuyếtt mâu thuẫn theo hướng tích cực. Để một hành động trở thành kỹ năng chúng ta cần phải trải qua quá trình rèn luyện. Đấy là quá trình thực hiện lặp lại nhiều lần một hệ thống các thao tác của hành động để hành động đó trở nên thành thục. Rèn luyện kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực là quá trình tổ chức thực hiện một hệ thống các thao tác cần thiết khi giải quyết mâu thuẫn nhằm hình thành cho bản thân khả năng kiểm soát cơn giận, suy nghĩ tích cực và khả năng thương lượng, . . . khi rơi vào tình huống mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn một cách thiện chí, mang tính xây dựng. Để hình thành được kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực thì chúng ta cần phải rèn luyện theo những bước cơ bản sau: - Nhận thức mâu thuẫn và các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn 11 - Khả năng kiềm chế cảm xúc – sư dụng các kỹ năng thư giãn - Biết lắng nghe và nhìn nhận vấn đề một cách thiện chí - Khả năng thương lượng. 1.2. Vài nét về đặc điểm tâm sinh lý của HS 1.2.1. Một số đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 9 [4] HS lớp 9 là HS trong độ tuổi 15,16 – và được xếp vào lứa tuổi thiếu niên. Là độ tuổi nằm trong quãng thời gian diễn ra những biến cố đặc biệt: không hoàn toàn còn là trẻ con và cũng chưa phải là người lớn – là giai đoạn đặc trưng với các dấu hiệu của tuổi dậy thì. 1.2.1.1. Về đặc điểm sinh lý - Sự phát triển của cơ thể thể hiện rõ nét nhất ở sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục. Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của các cơ bắp diễn ra mạnh nhất trong độ tuổi cuối của thời kì thiếu niên ( tuổi 15) khiến các em khỏe ra rõ rệt. Tuy nhiên, sự phát triển của các em trai khác biệt nhất báo hiệu sự hình thành ở các em những nét khác biệt về cơ thể: con trai cao lên, vai rộng ra, mọc râu, lông vùng kín, giọng nói ồ ồ khó nghe ( vỡ giọng); còn con gái hình thành những đường tròn trặn dần dần, nổi mụn, ngực phát triển, lông vùng kín xuất hiện, xương chậu rộng ra,…. - Trong độ tuổi 15 này, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dần dẫn đến thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh. Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh,… - Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển của cơ thể cuối thời kì thiếu niên. Biểu hiện bên ngoài chủ yếu của sự chín muồi các cơ quan sinh dục ở các bạn trai là sự xuất tinh, còn ở các bạn gái là sự hoàn thiện hơn các bộ phận sinh dục. Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể có ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh 12 những cấu tạo tâm lý mới: cảm giác về tính người lớn thực sự của bản thân; có những cảm xúc và cảm giác về tình cảm giới tính mới lạ, quan tâm hơn đến người khác giới. Dưới góc độ sinh học, tuổi dậy thì là thời kỳ trưởng thành sinh dục, nghĩa là bắt đầu có khả năng thụ thai, mang thai và sinh con. Vào tuổi này, ở bạn trai và bạn gái bắt đầu có sự trưởng thành của hóc môn sinh dục cũng như hệ cơ quan sinh dục và bắt đầu có khả năng thụ thai nếu như có quan hệ tình dục. Những câu hỏi về giới tính thường được các em đặt ra: sự sinh đẻ, kinh nguyệt, mộng tinh là gì?....Tại sao lại có em bé?...Thủ dâm?....Chú ý người khác phái….Yêu là gì?.... Khi nói đến tuổi dậy thì, các bạn trẻ cần quan tâm đến sự thay đổi về tâm sinh lý. Với những thay đổi này, các em cần phải có những hiểu biết đầy đủ để tránh những sai lầm không đáng có làm ảnh hưởng đến việc phát triển về tinh thần, thể chất và bệnh tật có thể xảy đến. 1.2.1.2. Về đặc điểm tâm lý HS tuổi thiếu niên – nhất là ở cuối thời kì thiếu niên là giai đoạn phát triển tự nhiên quan trọng nhất trong đời người. Không qua giai đoạn này, con người không thể bước vào giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, đây được coi là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. a. Tư tưởng Có tính chủ quan: chỉ đón nhận chân lý nếu thấy nó liên quan đến mình. Mơ ước lý tưởng cao đẹp, dễ xa thực tế: điều mơ ước quan trọng hơn thực tế. Lứa tuổi này coi sự thật là cái lý tưởng đòi hỏi chứ không phải là cái đã xảy ra thật. Các em thường hướng về tương lai, ít chú trọng đến thực tế phũ phàng của đời sống. Tư tưởng pha lẫn đam mê: dễ cảm phục những gì cao đẹp. 13 Tư tưởng đượm tình cảm, quá tuyệt đối và hay thay đổi: điều gì hợp thì khen, điều không ưa thì chê. Có khi đang khen bỗng quay ra chê, đang phấn khởi đột nhiên thất vọng. Hay phê bình, chống đối: những phê phán của lứa tuổi này thường bị tình cảm chi phối. b. Tình cảm Các em ở lứa tuổi dậy thì nên hay đa cảm, mộng mơ. Lo âu, khép kín, thắc mắc nhiều về sinh lý nhưng không dám hỏi bố mẹ và người lớn vì sợ bị la rầy và chế giễu, còn hỏi bạn bè cùng tuổi thì bế tắc. Các em cũng lo âu vì những khuyết tật trên cơ thể nên dễ buồn chán, tự cắt đứt thân mật với gia đình, còn gia đình lại nói các em vô ơn. Tính tình hay thay đổi đột ngột, rất nhạy bén với những lời nói vô tình của người lớn. một lời nói khó chịu có thể đưa đến những rối loạn tình cảm ghê gớm. trai lại, chỉ có một cái nhìn cũng đủ cho các em lứa tuổi này tìm được khích lệ, an ủi. c. Nhân cách Các em đang ở độ tuổi giao thời: từ trẻ em trở thành người lớn, hay gọi là “một nưa trẻ con, một nưa người lớn”, nên rất dễ bất phục tùng và rất khó dạy. Ngưỡng mộ gương anh hùng, thích thần tượng hóa những ai các em thích như cầu thủ bóng đá, ca sĩ, diễn viên điện ảnh, người mẫu,… Khao khát tự do, quảng đại, hy sinh, chân thành, bản lĩnh. Các em bắt đầu nhận ra khả năng của trí tuệ có thể chi phối đến mọi thứ. 14 d. Xã hội hóa Thích độc lập, tự nguyện. Thích được theo nhóm bạn, lập nhóm, lập băng. Muốn nổi loạn, muốn gây sự chú ý, chơi nổi, chơi trội, chơi hàng độc. Thích đánh giá người lớn, so sánh giữa những lời nói và hành động cụ thể của người lớn. Không thích sống loanh quanh trong khung cảnh gia đình, bóng dáng cha mẹ đâm ra quá quen thuộc và sẽ nhàm chán nếu cha mẹ quá khó chịu, các em muốn mở rộng tương giao với mọi người. e. Hành động Muốn làm người lớn qua việc bắt chước người lớn. Không thích làm những việc quen thuộc và bình thường do người lớn giao cho. Ngược lại, trước một công việc thật sự mới lạ, hứa hẹn nhiều khó khăn và đòi hỏi trách nhiệm cao thì các em lại thích thú và sẵn sàng đảm nhận. Các em nam thường thích biểu dương sức mạnh; các em nữ hướng về nội tâm, nếu có hướng ngoại thì cũng là hướng ngoại trong tâm tưởng qua việc viết nhật kí, thích viết lưu bút, làm dáng… Hoạt động theo nhóm, hăng say với công việc hợp sở thích. 1.3. Một số vấn đề về rèn luyện k̃ năng tự giải êuyếtt mâu thuẫn. 1.3.1. Nguyên nhân gây ra mâu thuẫn thường gặp ở HS. Trong cuộc sống nhiều khi chúng ta không thể tránh khỏi những va chạm, bất đồng mâu thuẫn với mọi người xung quanh. Nhất là đối với HS lớp 15 9 – độ tuổi cuối của tuổi thiếu niên, với sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm lý, những mâu thuẫn mà có thể khiến các em xảy ra xung đột là rất nhiều. Sự mâu thuẫn diễn ra bởi một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Do khác nhau về suy nghĩ, quan niệm - Sự khác nhau về mong muốn, nhu cầu, lợi ích - Sự hạn chế do cách nhìn nhận vấn đề - Chỉ xuất phát từ ý muốn, suy nghĩ của mình mà không biết thừa nhận, tôn trọng suy nghĩ, ý kiến, quan điểm của người khác. - Do thích gây hấn, hiếu chiến, thích người khác phải phục tùng, phụ thuộc vào mình. - Do muốn bản thân hơn người khác. - Sự bảo thủ, cố chấp. - Do nói hoặc nghĩ không đúng về nhau. Từ những nguyên nhân này đã dẫn đến nhiều HS có những hành vi, thái độ sai lệch trong cách giải quyết, ứng xư đối với người khác như: về thái độ ( ấm ức, nuôi hận trả thù,..), về hành vi ( đánh nhau – lăng mạ, xúc phạm nhau, chưi nhau,…) , tạo ra những thói quen hành vi xấu ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách về sau này của các em HS. 1.3.2. Nội dung rèn luyện k̃ năng tự giải êuyếtt mâu thuẫn theo hướng tích cực Để vận dụng thành thạo kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn chúng ta cần phải trải qua quá trình rèn luyện các kỹ năng như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giao tiếp, lắng nghe, . . . Trong đó chúng ta cần đặc biệt chú ý đến các nội dung cần rèn luyện trong kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn là: 16 - Nâng cao nhận thức về k̃ năng tự giải êuyếtt mâu thuẫn theo hướng tích cực: Giúp cho HS có những kiến thức về lý luận và thực tiễn của kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực, như: tầm quan trọng của kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn, và trả lời được các câu hỏi: tại sao chúng ta phải tự giải quyết mâu thuẫn? ý nghĩa của việc giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực? Nguyên nhân gây ra mâu thuẫn? Các bước giải quyết mâu thuẫn? - Nhận diện vấn đề gây mâu thuẫn Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều tình huống cần sư dụng kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực như: mâu thuẫn với bạn bè, với người thân, với mọi người xung quanh và có thể với chính bản thân chúng ta. Người có kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực là người có khả năng nhận diện tốt các tình huống cần phải giải quyết mâu thuẫn. - Cách kiểm soát cơn giận dữ: khi rơi vào tình huống gây mâu thuẫn con người sẽ dễ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực. Trạng thái tâm lý này sẽ dễ dàng đẩy con người đi đến những cách giải quyết mâu thuẫn theo hướng tiêu cực. Chính vì vậy, một trong những yêu cầu cần thiết để giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực đó là khả năng kiềm chế cơn giận dữ. Biểu hiện của người biết kiềm chế cơn giận dữ khi rơi vào tình huống mâu thuẫn cũng như khi giải quyết mâu thuẫn là: + Là người luôn làm chủ được cảm xúc, không nóng vội, không bực tức, nổi giận trước các tình huống mâu thuẫn. + Luôn bình tĩnh, dứt khoát khi người đối diện nổi giận. + Luôn giữ được nụ cười và giọng nói từ tồn khi thương lượng với người đối diện. 17 Không chỉ vậy, khi có tình huống mâu thuẫn xảy ra, chúng ta sẽ dễ có những phát ngôn tiêu cực, khiến cho việc giải quyết vấn đề trở nên khó khăn hơn và có thể không hòa giải được. Vì vậy, biểu hiện của người biết kiểm soát cơn giận dữ còn là phải biết lắng nghe tích cực. + Bình tĩnh nghe hết ý kiến của đối phương. + Luôn chú ý lắng nghe những ý kiến của người nói. + Giành thời gian để suy nghĩ, phân tích và đưa ra nhận định trước khi phản hồi lại ý kiến của người đối diện. + Không tỏ thái độ khó chịu đối với đối phương. - K̃ năng thương lượng: + Khi đàm phán cần phải nói rõ ràng, đủ nghe, ngắn gọn và nên nói chậm hơn lúc bình thường. + Nhìn vào mắt đối phương thể hiện sự tự tin, kiên định và sự thiện chí của mình đối với đối phương. + Trình bày được ý kiến và quan điểm của mình một cách khéo léo cho người khác hiểu. + Đưa ra các câu hỏi để tăng thêm sự hiểu biết của bản thân về các vấn đề xung quanh mâu thuẫn. - Tìm ra giải pháp + Hai bên cùng nhau tranh luận, lắng nghe ý kiến của nhau. + Thống nhất quan điểm: Trên cơ sở những tranh luận, hai bên đều biết được quan điểm của nhau, biết được những mặt đúng, mặt sai trong ý kiến của mỗi người. Từ đó, hình thành nên những cách nhìn nhận mới về vấn đề đang tranh luận và chấm dứt được mâu thuẫn giữa hai bên. 18 1.4. Ý nghĩa của việc rèn luyện k̃ năng tự giải êuyếtt mâu thuẫn theo hướng tích cực Cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn, thư thách để con người vượt qua. Vì vậy, mỗi con người cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Trong thời đại mới, ngoài kiến thức, mỗi chúng ta rất cần trang bị cho mình những kỹ năng để ngày càng hoàn thiện bản thân và phát triển cùng với sự phát triển của XH. Do đó, muốn trở thành người nổi bật và vượt trội hơn so với bạn bè cùng trang lứa thì ngoài việc cần có kiến thức học đường thì còn phải được trang bị thêm những kiến thức về kỹ năng sống mà cụ thể là kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực để có thể ứng xư với bạn bè một cách thẳng thắn trên tinh thần hợp lý và thoải mái nhất. Là một nhà giáo dục tương lai, một con người của xã hội, chúng ta cần phải thấy rõ vai trò của việc trang bị KNS cho HS. HS THCS (12-16 tuổi) là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn. Sự thay đổi này kéo theo những suy nghĩ và hành đô ̣ng khác với những giai đoạn phát triển trước đó. Giai đoạn này cũng đang dần điều chỉnh những ảnh hưởng của gia đình để tự lâ ̣p hơn trong những quyết định liên quan trực tiếp đến bản thân như chơi với ai, các mối quan hệ với bạn bè, gia đình, các mối quan hệ xã hội, quan hệ với nhiều người ngoài, …Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội với ý thức “các em vẫn còn là trẻ con” trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, thầy cô. Chính những nguyên nhân trên mà ở lứa tuổi này dễ nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn với gia đình, bạn bè và những người xung quanh mà các em chưa được trang bị kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết. 19 Trên thực tế, không phải vấn đề nào cũng có thể dễ dàng giải quyết và không phải cá nhân nào cũng có đủ khả năng và bản lĩnh để có thể xư lý các tình huống xảy ra, thâ ̣m chí là đương đầu với những tình huống khó khăn của cuô ̣c sống. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm pháp ở thanh thiếu niên, đặc biệt ở độ tuổi THCS, ngày càng gia tăng đến mức độ đáng báo động trong xã hội. Vấn đề đă ̣t ra là với mô ̣t giai đoạn phát triển có nhiều thư thách như vâ ̣y, bằng cách nào các em HS có thể tạo dựng được cho mình bản lĩnh vững vàng để có thể chủ đô ̣ng tiếp câ ̣n với những cơ hô ̣i phát triển cho bản thân, đồng thời dám đương đầu và vượt qua những khó khăn thư thách của cuô ̣c sống ? Kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực chính là chìa khoá để giải đáp những vấn đề trên. Sư dụng kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho mỗi cá nhân là phần quan trọng của cá nhân đó đóng góp vào sự thành công hơn trong cuộc sống. Kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực cho chúng ta thấy được tại sao cần giải quyết mâu thuẫn, tại sao cần phải giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực, giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực bằng cách nào, trong các tình huống cụ thể được biểu hiện như thế nào và việc rèn luyện ra sao. Từ đó giúp các bạn hình thành được năng lực cần thiết, nhận thức về việc sư dụng kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực trong cuộc sống để mỗi ngày ta tự tìm thầy niềm vui cho chính mình. Ngoài ra còn được rèn luyện các kỹ năng cơ bản trong hệ thống các kỹ năng như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lắng nghe, giải quyết tình huống… Sư dụng kỹ năng tự giải quyết mâu thuẫn theo hướng tích cực sẽ giúp chúng ta thấy thoải mái hơn trong suy nghĩ, sẽ cảm thấy trong người nhẹ nhõm hơn. Thông qua các lời nói quyết đoán, các cách giải quyết hợp lý, sẽ giúp đối tượng có mâu thuẫn với mình nhận ra được vấn đề, và có suy nghĩ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan