Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Phan tich va dinh gia co phieu vtc

.PDF
24
381
54

Mô tả:

Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------- BÁO CÁO Đề tài: Phân tích và đánh giá cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC Nhóm 15 Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 1 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng Phần I: Tổng quan về doanh nghiệp và ngành kinh doanh. ...................................................... 3 1.1 Phân tích khái quát về ngành kinh doanh: ..................................................................... 5 1.2 Phân tích SWOT về doanh nghiệp: ................................................................................ 6 a. Khái quát về tập đoàn VTC ........................................................................................ 6 b. Các đối thủ cạnh tranh ................................................................................................. 7 c. Ma trận SWOT .............................................................................................................. 7 d. Tiềm năng tăng trưởng ................................................................................................. 8 Phần II: Phân tích và định giá cổ phiếu: ................................................................................... 9 2.1 Phân tich tổng quan về doanh nghiệp: ............................................................................ 9 2.2 Phân tích và đánh giá các chỉ số tài chính. ................................................................... 15 2.3 Định giá cổ phiếu VTC ................................................................................................. 17 2.3.1 Phương pháp so sánh ............................................................................................. 17 2.3.2 Phương pháp chiết khấu dòng tiền ......................................................................... 19 Phần III: Phân tích kỹ thuật .................................................................................................... 19 Phần IV: Kết luận.................................................................................................................... 22 Phụ lục: ................................................................................................................................... 22 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: ............................................................................. 22 Bảng cân đối kế toán: ......................................................................................................... 23 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:................................................................................................. 24 Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 2 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng Phân tích và đánh giá cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC Phần I: Tổng quan về doanh nghiệp và ngành kinh doanh. Công ty cổ phần viễn thông VTC được thành lập từ việc cổ phần hoá trung tâm nghiên cứu sản xuất và bảo dưỡng thiết bị thông tin VTC1 theo quyết định 618/1999/QD-tccb ngày 8/9/1999 của tổng cục trưởng tổng cục bưu điện với mức vốn điều lệ 15 tỷ đồng Việt Nam. Trong đó cổ đông sáng lập là Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam nắm giữ 45% vốn cổ phần. Ngày 30/12/1999, Công ty cổ phần viễn thông VTC chính thức đi vào hoạt động với hình thức công ty cổ phần. Ngày 12/8/2002, VTC được sở kế hoạch và đầu tư TPHCM cấp giấy chứng nhận kinh doanh bổ sung xác nhận vốn điều lệ là 18 tỷ đồng VN. Ngày 8/1/2003, Chủ tịch uỷ ban nhà nước đã cấp giấy phép phát hành số 25/GPPH cho phép công ty cổ phần VTC đăng ký lại cổ phiếu để niêm yết với số lượng là 1.797.740 cổ phiếu, tương ứng với giá trị niêm yết là 17.977.400.000 đồng. Nơi niêm yết: Trung tâm GDCK TPHCM (HSTC). Mã CK: VTC. Ngày niêm yết: 12/2/2003 Loại CK: Cổ phiếu phổ thông. Mệnh giá: 10.000 đồng. Niêm yết phiên: 475; Giá giao dịch phiên đầu: 21.000 đồng. Các Sự Kiện: Loai Sự Kiện 1/ Cổ phiếu Ngày GDKHQ Ngày Thực Hiện Tỉ lệ 05/07/2010 10/08/2010 100/12 Ghi Chú Chia tách / Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 3 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng thưởng 2/ thưởng: 484,611 Cổ phiếu thưởng 02/07/2008 19/09/2008 100/12 Chia tách / thưởng: 312,982 Phát hành hiện hữu 02/07/2008 19/09/2008 2/1(giá: 10,000) Phát hành: 998,785 Phát hành nội bộ 02/07/2008 19/09/2008 Phát hành: 130,131 Tổng cổ phiếu phát hành: 1,441,898 3/ Cổ phiếu thưởng 24/05/2007 05/07/2007 100/8 Chia tách / thưởng: 193,187 4/ Cổ phiếu thưởng 29/05/2006 10/07/2006 3/1 Chia tách / thưởng: 599,247 Phát hành nội bộ 29/05/2006 10/07/2006 Phát hành: 18,013 Tổng cổ phiếu phát hành: 617,260 5/ Cổ tức bằng tiền 22/03/2006 06/04/2006 6.50% 650 đồng/cổ phiếu 6/ Cổ tức bằng tiền 20/03/2006 06/04/2006 6.50% 650 đồng/cổ phiếu 7/ Cổ tức bằng tiền 14/12/2005 19/01/2006 7% 700 đồng/cổ phiếu Ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của Công ty: +Nghiên cứu, sản xuất, lắp ráp các thiết bị bưu chính, viễn thông, điện, điện tử và tin học, +Lắp đặt, bảo dưỡng, hỗ trợ vận hành các công trình viễn thông, điện tử và tin học. + Xây lắp các công trình viễn thông, điện, điện tử và tin học. + Chuyển giao kỹ thuật công nghệ ngành viễn thông, điện, điện tử và tin học, in nhiệt trên thẻ; viết phần mềm phục vụ ngành bưu chính viễn thông và sản xuất thẻ thông minh. Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 4 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng 1.1 Phân tích khái quát về ngành kinh doanh: Viễn thông (VT) và Công nghệ thông tin (CNTT) là hạ tầng cơ sở của thông tin và truyền thông, tạo mối quan hệ giữa con người với cong người trên toàn thế giới và tạo ra môi trường và cơ hội để phát triển kinh tế. Thật vậy, VT và CNTT vừa là những ngành kinh tế - kỹ thuật ngày càng có đóng góp lớn cho nền kinh tế, đồng thời vừa là hạ tầng quan trọng thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực khác như giao thông vận tải, y tế, giáo dục và môi trường. VT và CNTT là công cụ để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực, của mỗi cá nhân và của cả nền kinh tế. VT và CNTT còn là một trong những nền tảng hết sức quan trọng và là môi trường phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Nhìn theo góc độ vĩ mô, nền kinh tế xã hội phát triển dần theo sự phát triển khoa học công nghệ, trong đó vai trò quan trọng của VT và CNTT ngày càng được khẳng định. VT và CNTT phát triển, tạo điều kiện cho công nghiệp hóa, giao lưu phát triển thương mại, nghiên cứu phát triển nguồn lực thêm sức mạnh mới, tiến tới hiện đại hóa đất nước và con người. Lịch sử phát triển loài người từ mấy ngàn năm trở lại đây đã minh chứng điều đó: càng tiến gần đến hiện tại, kinh tế càng phát triển nhờ động lực của VT và CNTT, đặc biệt trong những thập kỷ gần đây. Đối với các công ty, doanh nghiệp, sự phát triển và triển khai ứng dụng VT và CNTT thành công có thể làm tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh doanhs. Công nghệ thông tin phát triển tạo điều kiện đổi mới qui trình sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động trong khi tiết kiệm tài nguyên khan hiếm, để sử dụng cho các mục đíchngày càng tốt hơn. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi điện toán đám mây đã nổi lên như một trong những nền tảng chính cho các dịch vụ VT và CNTT, làm giảm đáng kể sự trở ngại về ứng dụng công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp, qua đó cho phép doanh nghiệp có điều kiện mở rộng và sáng tạo các mô hình kinh doanh nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đối với Việt Nam, nhận thấy vai trò của VT và CNTT, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36/BCT, ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 5 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Chính phủ đưa ra các Chương trình hành động với mục tiêu tổng quát là CNTT được ứng dụng rộng rãi và trở thành một ngành kinh tế có tác động lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Bộ Thông tin và Truyền thông đóng vai trò chủ đạo trong việc tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức về vị trí, vai trò của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT của từng ngành, từng lĩnh vực, trong tiến trình phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và chất lượng cuộc sống. Là một Thành viên của LHQ và của ITU, Việt Nam đã và đang từng bước đóng góp xây dựng mạng xã hội thông tin toàn cầu bằng hạ tầng băng thông rộng, tạo thuận lợi về truy cập Internet rộng rãi trên toàn quốc, nối mạng các trường học, các bệnh viện và trung tâm y tế để tạo thuận lợi trong việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, chăm sóc y tế và kinh doanh buôn bán. 1.2 Phân tích SWOT về doanh nghiệp: a. Khái quát về tập đoàn VTC Tập đoàn truyền thông đa phương tiện Việt Nam (Viet Nam Multimedia Corporation hay Viet Nam Television Corporation- VTC) là doanh nghiệp nhà nước, hoạch toán độc lập trực thuộc Bộ thông tin và truyền thông Việt Nam. Tập đoàn truyền thông đa phương tiện là công ty nhà nước, được hình thành trên cơ sở tổ chức tại Công ty Đầu tư và phát triển công nghệ truyền hình Việt Nam thuộc Bộ bưu chính viễn thông nay là bộ Thông tin và truyền thông, có mô hình tổ chức quản lí do Bộ thông tin và truyền thông quyết định theo qui định của pháp luật. Tập đoàn hoạt động theo mô hình mẹ con, công ty mẹ có chức năng trực tiếp sản xuất, có cơ cấu quản lí thep qui định pháp luật của Việt Nam. Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 6 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng b. Các đối thủ cạnh tranh Đến nay Việt Nam có 8 nhà khai thác có hạ tầng mạng như: VNPT, SPT, Viettel, EVN Telecom, Hà Nội Telecom, Vishipel, FPT Telecom và VDC… cung cấp mọi loại dịch vụ bưu chính , viễn thông và công nghệ thông tin, ngoài ra có hàng tram doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông không có cơ sở hạ tầng mạng làm cho cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt và quyết liệt. Tuy nhiên Tập đoàn FPT và công ty dữ liệu điện toán VDC là hai đối thủ trực tiếp của Tập đoàn VTC, cũng là hai đối thủ khá mạnh trong ngành kinh doanh. Họ cung cấp các dịch vụ cũng như các sản phẩm thay thế hoặc tương đương với mức giá cả cạnh tranh với VTC. c. Ma trận SWOT Cơ hội (O) Đe dọa (T) - Ngành công nghệ - Đối thủ cạnh tranh thông tin và truyền mạnh. thông đang phát - Yêu cầu của khách triển rất mạnh. hàng ngày càng cao. - Thị trường trong và - Cạnh tranh trở nên ngoài nước có gay gắt hơn sau các nhiều tiềm năng do hiệp định thương quá trình quốc tế mại và sau hội nhập hóa và quá trình hội AFTA. nhập. - Thị trường nước - Kinh tế xã hội phát ngoài sẽ khó khăn triển, thu nhập tăng, hơn do hầu hết sản sức mua tăng. phẩm không phải - Cuộc sống trong trong nước phát nước ngày một hiện triển. đại. - Lạm phát và tỉ giá không ổn định. Mặt mạnh (S) Phối hợp SO Phối hợp ST - Ứng dụng khoa học - Tận dụng tối đa các - Nâng cao hiệu quả kĩ thuật cho các lĩnh thành tựu khoa học quản lí, tiết kiệm vực truyền thông đã kĩ thuật mới vào chi phí giảm giá đạt được hiệu quả. sản phẩm. thành sản phẩm để - Nghiên cứu thành - Xây dựng các dự án cạnh tranh với các công một số phần về công nghệ mới, doanh nghiệp trong mềm và công nghệ về máy móc thiết ngành. thay thế nhập khẩu. bị, … thu hút vốn - Thay đổi cơ cấu sản - Nguồn lao động dồi đầu tư. phẩm tìm ra nhiều Ma trận SWOT Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 7 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng dào. - Đẩy mạnh xuất sản phẩm mới. - Khả năng vay vốn khẩu giành giật thị - Thúc đẩy hoạt động cao. trường lân cận. Marketing nghiên - Sản phẩm ngày - Nâng cao chất cứu thị trường. càng có uy tín và lượng sản phẩm, cải được các tổ chức tiến các chức năng quốc tế thừa nhận. để cạnh tranh trong - Các đơn vị thành nước. viên phân bố dàn trải và liên tục phát triển. - Các chỉ tiêu của VTC luôn đạt mức cao. Mặt yếu (W) Phối hợp WO Phối hợp WT - Công nghệ thiết bị - Đầu tư cơ sở hạ - Nghiên cứu, ứng đa phần ở mức tầng máy móc dụng thành tựu trung bình khu vực. nhằm nâng cao chất khoa học kĩ thuật - Giá cả cao khả năng lượng sản phẩm. mới thay thế nhập cạnh tranh của sản - Lựa chọn những dự khẩu. phẩm thấp. án đầu tư có hiệu - Chiến lược hạ giá - Chưa có nhiều sản quả. thành sản phẩm đối phẩm mới so với thị với các mặt hàng trường nước ngoài. tiêu dùng thông - Tay nghề, trình độ dụng trong nước. người lao động còn thấp so với khu vực. - Rào cản pháp lí. d. Tiềm năng tăng trưởng Trong khi nền kinh tế thế giới luôn phải đối mặt với những khủng hoảng, biến động lớn về chính trị như nạn khủng bố dẫn đến bất ổn trong chính trị, điều đó là nguyên nhân trực tiếp tác động đến nề kinh tế của quốc gia đó nói riêng và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung. Việt Nam được coi là một quốc gia ổn định về chính trị các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ thuận lợi tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Các chỉ số về tỉ lệ tài chính, tỉ lệ tăng trưởng, thu nhập của VTC cho thấy sự khả quan cũng như tiềm năng phát triển của tập đoàn. Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 8 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng Phần II: Phân tích và định giá cổ phiếu: 2.1 Phân tich tổng quan về doanh nghiệp: Ngày 01/07/1999, Công ty Cổ phần Viễn thông VTC (trước là Công ty Liên doanh sản xuất thiết bị Viễn thông Việt Nam, Vietnam Telecommunications Company, sau là Trung tâm Nghiên cứu sản xuất và bảo dưỡng thiết bị thông tin 1 thuộc Công ty VITECO- Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 618/1999/QĐ-TCCB của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Vốn điều lệ ban đầu của Công ty là 15 tỷ đồng Việt Nam, trong đó cổ đông sáng lập là Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam nắm giữ 45% cổ phần. Ngày 30/12/1999, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 056681 công nhận hoạt động kinh doanh của Công ty dưới hình thức công ty cổ phần. Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 9 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng Ngày 12/02/2003, Công ty Cổ phần Viễn thông VTC chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) với mã chứng khoán VTC. Năm 2003: Công ty thực hiện tăng VĐL từ 15 tỷ đồng lên 18 tỷ đồng; Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 24,15 tỷ đồng thông qua Chiac cổ phiếu thưởng cho cổ đông và cán bộ chủ chốt từ nguồn lợi nhuận tích lũy của Công ty. Năm 2007 Tăng vốn điều lệ lên 26,08187 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức năm 2006 bằng cổ phiếu; Năm 2008: Tăng vốn điều lệ lên 40,50085 tỷ đồng Thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2007; Năm 2009: Tăng vốn điều lệ lên 45,34696 tỷ đồng thông qua trả cổ tức năm 2009 bằng cổ phiếu. Báo cáo tài chính đến quý 2 năm 2015 Công ty Cổ phần Viễn thông VTC nội dung cụ thể nhƣ sau: Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 1 0 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng Quý2/14 8.620 -7.090 1.530 88 -78 -77 -1.688 -2.423 -2.572 159 -8 -2.421 8 -26 -2.439 -77 -2.362 661 225 -2.344 Doanh thu Thuần Giá vốn hàng bán Lãi gộp Thu nhập tài chính Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí tiền lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lãi/(Lỗ từ hoạt động kinh doanh) Lãi lỗ trong công ty liên doanh, liên kết Thu nhập/(Chi phí khác) Lãi/(Lỗ ròng trước thuế) Thuế TNDN - Hiện thời Thuế TNDN - Hoãn lại Lãi/(Lỗ ròng sau thuế) Lợi ích của cổ đông thiểu số Lãi/(Lỗ thuần của cổ đông công ty mẹ) Chi phí khấu hao TSCĐ EBITDA(Lợi nhuận trước Lãi vay, Thuế, KH) EBIT(Lợi nhuận trước Lãi vay, Thuế) Quý3/14 13.102 -9.030 4.072 14 -120 -120 -2.494 -1.989 -517 43 133 -341 -84 -13 -438 55 -493 889 1.230 -221 Quý4/14 65.744 -50.206 15.538 55 -384 -337 -3.888 -2.467 8.854 336 1.334 10.524 -1.070 9.455 3.240 6.214 680 1.895 10.862 Quý1/15 8.418 -6.076 2.342 86 -319 -293 -3.160 -2.148 -3.253 Quý2/15 21.194 -14.597 6.597 954 -316 -313 -3.736 -2.697 821 - -1 -3.254 -119 -69 752 -668 -11 72 852 -779 663 1.625 1.065 -3.373 91 -3.464 663 637 -2.961 Doanh thu của doanh nghiệp này trong năm 2014 đạt 3200 tỷ đồng còn lợi nhuận cũng tăng trưởng 25% so với năm 2013, đạt 76 tỷ đồng. Đối với năm 2015, Tổng công ty đặt mục tiêu doanh thu 3410 tỷ đồng và lợi nhuận 100 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 33% so với năm 2014. Trong Quý 1/2015, tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC ghi nhận mức doanh thu 1079 tỷ đồng, đạt 29% kế hoạch. Lợi nhuận đạt 52,19 tỷ đồng, hoàn thành 33% kế hoạch năm. DOANH THU 2012 2013 2014 2015 Quý 1 12,62 tỷ 7,90 tỷ 20,37 tỷ 8,42 tỷ Quý 2 22,34 tỷ 29,60 tỷ 8,62 tỷ 21,19 tỷ Quý 3 17,17 tỷ 28,75 tỷ 13,10 tỷ --- Quý 4 24,48 tỷ 22,71 tỷ 65,74 tỷ --- Tổng 76,60 tỷ 88,97 tỷ 107,84 tỷ 29,61 tỷ Theo Quý: Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 1 1 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng Theo Năm: LỢI NHUẬN 2012 2013 2014 2015 Quý 1 -3,47 tỷ -2,31 tỷ -623,66 triệu -3,37 tỷ Quý 2 -617,03 triệu 424,73 triệu -2,44 tỷ 72,45 triệu Quý 3 -1,32 tỷ 710,88 triệu -437,69 triệu --- Quý 4 3,31 tỷ 3,93 tỷ 9,45 tỷ --- Tổng -2,10 tỷ 2,75 tỷ 5,95 tỷ -3,30 tỷ Theo Quý: Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 1 2 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng Theo Năm: TĂNG TRƢỞNG (DỮ LIỆU TÍNH TỚI QUÝ 2/2015) Quý gần nhất Quý gần nhì 4 quý gần nhất 1 Năm 3 Năm Doanh thu 145,87% -58,68% 34,80% 22,10% 20,73% Lợi nhuận -102,97% 440,88% 262,50% 251,28% -0,37% EPS cơ bản -67,00% 192,37% 170,45% 27019,93% 8954,30% EPS pha loãng -67,00% 192,37% 170,45% 27019,93% 8954,30% Tổng tài sản 28,82% 14,09% 23,83% 58,21% Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 16,82% 1 3 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 1 4 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng 2.2 Phân tích và đánh giá các chỉ số tài chính. Cổ phiếu Giá Số lượng cổ phiếu đang lưu hành Vốn hóa Cổ tức Định giá EPS (VND) P/E (x) BVS P/B (x) Khả năng sinh lợi Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế (%) Tỷ suất lợi nhuận ròng (%) EBIT EBITDA ROE (%) ROA (%) Hiệu quả hoạt động Vòng quay hàng tồn kho (ngày) Vòng quay khoản phải thu (ngày) Vòng quay khoản phải trả (ngày) Vòng quay tổng tài sản (lần) Khả năng trả lãi vay (lần) Khả năng tài chính Nợ/Tổng tài sản (lần) Nợ/Vốn chủ sở hữu (lần) Vay dài hạn/Tổng tài sản (lần) Vay dài hạn/Vốn chủ sở hữu (lần) Vay ngắn hạn/Tổng tài sản (lần) Vay ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu (lần) Tăng trƣởng Tăng trưởng doanh thu (%) Tăng trưởng lợi nhuận ròng (%) Thanh toán Tỷ số thanh toán hiện hành (lần) 2012 2013 2014 2.7 4.534.696 28,1 - 2.709 4.534.696 28,1 - 5 4.534.696 28,1 - 0 0 10.546,0 0,6 4 1.675,4 10.671,1 0,6 1,004 6,2 11.616,3 0,5 20,7% 1,6% -3,0% 1,2 4,1 - 22,1% 3,8% 2,1% 3,4 5,6 0,0% 0,0% 24,2% 6,9% 6,2% 7,5 10,4 9,0% 4,1% 4,4 3,0 5,3 4,8 6,6 2,6 0,0 0,9 1,7 0,0 1,0 10,0 0,0 1,0 11,8 0,2 0,4 0,0 0,0 0,2 0,4 0,0 0,0 0,5 1,3 0,0 0,0 0,2 0,4 0,2 0,4 0,5 1,2 23,3% - 16,7% - 22,1% 251,3% 2,4 2,4 1,5 Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 1 5 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng Tỷ số thanh toán nhanh (lần) Tỷ số thanh toán tiền mặt (lần) Trong đó: 1,4 0,1 1,4 0,5 1,2 0,2 Phân tích chỉ số thanh toán của VTC - Chỉ số thanh toán hiện hành: Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Như vậy trong 2 năm 2012 và 2013, chỉ số này của VTC nằm trong ngưỡng tốt, tuy nhiên đến năm 2014 chỉ số này lại tương đối thấp, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của công ty trong việc huy động vốn. - Chỉ số thanh toán nhanh: Đo lường mức thanh khoản cao bằng việc đưa các tài sản có tính thanh khoản cao vào để tính toán như: tiền mặt, chứng khoán khả mại, các khoản phải thu. Nhìn chung chỉ số này lớn hơn 0.5 là chấp nhận được và ở mức tốt nhất là 1, như vây chỉ số này của VTC là tương đối ổn và có xu hướng tiến về 1. - Tỷ số tiền mặt: Cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền để đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn. So với 2 chỉ số trên, chỉ số tiền mặt thể hiện tính thanh khoản cao nhất của doanh nghiệp. Phân tích chỉ số hoạt động - Chỉ số vòng quay hàng tồn kho: chỉ số có xu hướng tăng dần và đều đặn qua các năm và ở mức chấp nhận được. Ở mức này cty luôn có sản phẩm để cung ứng và đảm bào được mức chi phí hợp lý cho hàng tồn kho. - Chỉ số vòng quay khoản phải thu: Đây là chỉ số phản ánh 2 mặt của doanh nghiệp. Một là, có thể doanh nghiệp có chính sách tín dụng trả chậm tương đối khắt khe cho khách hàng, nó ảnh hưởng tới các đối tác mà công ty sẽ hợp tác tong tương lai. Hai là, đối tác của công ty có khả năng chi trả ổn định, tài chính vững; Khả năng thu hồi nợ của công ty tốt. Cụ thể với VTC, chỉ số này thay đổi tăng rồi lại giảm mạnh trong 3 năm nghiên cứu. Cũng trong 3 năm này, tốc độ tăng trưởng về doạnh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng khá nhanh. - Chỉ số vòng quay khoản phải trả: Đối lập với vòng quay phải thu và hàng tồn kho có xu hướng càng tăng càng tốt thì đối với các doanh nghiệp càng được chậm trả nợ càng tốt nên họ rất muốn kéo dài thời gian hoàn trả nợ dẫn đến vòng quay phải trả thấp. Vòng quay phải trả thấp, số ngày hoàn trả nợ kéo dài có thể là dấu hiệu cho thấy công ty rất có uy tín và là khách hàng tốt của nhà cung cấp nên được cho chậm trả, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy khách hàng đang khó trả các khoản nợ đến hạn. Để khẳng định được khả năng thanh toán nợ của khách hàng cần phân tích chi tiết các khoản phải trả, các khách hàng cho nợ, doanh số phát sinh nợ có và tuổi nợ các khoản phải trả, đối chiếu với hợp đồng mua hàng, xem xét tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, khả năng thu hổi công nợ …. để có kết luận về việc vòng quay phải trả thấp là do khách hàng được cho chậm trả hay do khách hàng kinh doanh yếu Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 1 6 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng kém mất khả năng thanh toán các khoản nợ. Cụ thế với VTC, vòng quay này luôn bằng 0 thể hiện được uy tín của doanh nghiệp trong vấn đề chi trả nợ. Phân tích đòn bẩy tài chính và cơ cấu nợ doanh nghiệp - Hệ số nợ hay nợ phải trả/vốn CSH: hệ số này của VTC nằm ở ngưỡng tương đối thấp, điều này thể hiện khả năng tài chính của công ty là tương đối vững chắc. Tuy nhiên cần để ý rằng chỉ số này tăng tương đối nhanh từ năm 2013 sang 2014. Đây không hoàn toàn là tiêu cực bởi khi muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, Công ty cần có lượng vốn vay nhiều hơn việc bổ sung vốn chủ, điều này còn cho thấy tình hình tài chính đang rất tốt của công ty. - Hệ số vay ngắn hạn của VTC tương đối thấp, nằm trong ngưỡng an toàn và có xu hướng tăng tương đối nhanh từ năm 2013-2014. So sánh với sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận năm 2013-2014, việc tăng chỉ số này là hiệu quả. 2.3 Định giá cổ phiếu VTC 2.3.1 Phƣơng pháp so sánh Bảng so sánh giữa VTC với các công ty cùng ngành SO SÁNH VTC VỚI NGÀNH VÀ CỔ PHIẾU TƢƠNG ĐỒNG: Chỉ số so sánh P/E cơ bản P/B ROE (%) ROA (%) Lãi gộp/Doanh thu (%) Lãi ròng/Doanh thu (%) VTC 16,54 0,36 2,55% 1,45% SAM 26,28 0,63 2,41% 1,80% CSG 0,00 0,00 2,01% 1,67% TLC 0,00 0,00 -36,58% -29,21% Ngành 10,03 1,59 17,70% 7,11% 26,32% 10,11% 2,42% -5,22% 13,53% 5,27% 3,20% 3,71% -60,21% 4,16% Chỉ số P/E: Chỉ số P/E là chỉ số định giá được dùng phổ biến phản ánh mối tương quan giữa giá cổ phiếu của một công ty so với lợi nhuận tạo ra cho cổ đông. Theo cách đơn giản nhất, P/E phản ánh số tiền mà nhà đầu tư phải bỏ ra để có được một đồng lợi nhuận. Theo cách hiểu khác, P/E còn là chỉ số phản ánh số năm mà nhà đầu tư sẽ thu hồi vốn nếu như công ty trả 100% cổ tức từ lợi nhuận tạo ra hàng năm. Cổ phiếu VTC có hệ số P/E ở mức 16,54 lần dựa trên mức giá đóng cửa 0 VND ngày 24/09/2015 và EPS ở mức 326 VND. Cổ phiếu VTC được thị trường định giá cao so với bình quân của ngành Công nghệ Thông tin (P/E = 10,03 lần). Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 1 7 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng Chỉ số P/B: Chỉ số P/B hay Giá cổ phiếu/Giá trị Sổ sách là chỉ số phản ánh mối tương quan giữa giá cổ phiếu và giá trị sổ sách theo báo cáo tài chính của Công ty. Giá trị sổ sách được tính bằng cách lấy Vốn Chủ sở hữu chia cho số cổ phiếu đang lưu hành. Cổ phiếu VTC có hệ số P/B ở mức 0,36 lần dựa trên giá đóng cửa 0 VND ngày 24/09/2015 và giá trị sổ sách là 14.836 VND/cổ phiếu vào cuối quý 2/2015. Đây là mức rất thấp so với bình quân ngành Công nghệ Thông tin (1,59 lần) và bình quân của cả thị trường là 2,22 lần. Tỷ suất Cổ tức: Chỉ số này cho biết tỷ lệ cổ tức nhà đầu tư sẽ nhận được so với số tiền phải trả để mua cổ phiếu. Tỷ suất cổ tức được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa cổ tức kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp và thị giá cổ phiếu. Thông thường, các nhà đầu tư dài hạn thường so sánh tỷ suất cổ tức này với mức lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng để đánh giá mức độ hấp dẫn của khoản đầu tư. Đương nhiên, họ kỳ vọng tỷ suất cổ tức phải cao hơn lãi tiền gửi ngân hàng do khoản đầu tư vào cổ phiếu có độ rủi ro cao hơn khoản tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng. VTC có tỷ suất cổ tức ở mức Infinity% dựa trên có kế hoạch trả cổ tức năm 2015 ở mức 500 VND/CP và mức giá đóng cửa 0 VND ngày 24/09/2015. Chỉ số EV/EBITDA: Chỉ số này được tính bằng Lợi nhuận trước Lãi vay, Thuế và Khấu hao (EBITDA) chia cho Giá trị Doanh nghiệp. Giá trị Doanh nghiệp được tính bằng giá trị Vốn chủ sở hữu + Vốn vay ngắn và dài hạn – Tiền mặt. Có thể hiểu chỉ số này cũng giống như chỉ số PE. Tuy nhiên EV/EBITDA cho phép phản ánh đầy đủ và tổng thể hơn hơn chỉ số PE do chỉ số này không quan tâm đến sự ảnh hưởng của cơ cấu vốn, của chính sách khấu hao, của các ưu đãi về thuế cũng như các khoản thu nhập bất thường hay thu nhập khác. Viễn thông VTC có chỉ số EV/EBITDA là 2,18 lần. Đây là mức rất thấp so với bình quân bình quân của cả thị trường là 8,20 lần. Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 1 8 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng 2.3.2 Phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền - Nguyên tắc cơ bản Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu không khác biệt nhiều so với mô hình chiết khấu cổ tức truyền thống. Có thể mô tả khái quát trong mô hình FCFE chúng ta chiết khấu cổ tức tiềm năng thay vì chiết khấu cổ tức thực tế. Bước 1: Xác định FCFE FCFE = thu nhập ròng – (chi phí TSCĐ – khấu hao) – thay đổi vốn lưu động (không tiền mặt) + (nợ mới phát hành – nợ được trả) FCFE = thu nhập ròng – (chi phí TSCĐ – khấu hao)*(1 – tỷ lệ nợ) – thay đổi vốn lưu động*(1 – tỷ lệ nợ). Phần III: Phân tích kỹ thuật Trong tuần từ 14/09/2015 đến 18/09/2015 Giá hiện tại: 6.20 điểm Đồ thị tuần: Chỉ số của VTC đang có xu hướng giảm chậm và có dấu hiệu chững lại. Quan sát trên đồ thị tuần, chỉ số VTC tiếp tục phát đi những tín hiệu không mấy khá tích cực khi có sự bất ổn chỉ số trên biểu đồ chứng khoán. Kèm theo đó các chỉ báo kỹ thuật đang xác nhận xu hướng: - RSI tiếp tục xu hướng giảm dưới đường 50. - Khoảng cách giữa +DI và -DI đang thu hẹp. - Khối lượng giao dịch tăng 14% so với tuần trước (nhưng khối lượng giao dịch vẫn rất nhỏ). Do đó, theo chúng tôi dự báo, trong tuần tới chỉ số ít có khả năng thay đổi. Khuyến nghị các nhà đầu tư nên hạn chế tích lũy cổ phiếu này. Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 1 9 Khoa tài chính - Học Viện Ngân Hàng Đồ thị ngày: Đồ thị ngày cho thấy trong tuần sự phục hồi của chỉ số khó xảy ra khi giao dịch chững lại ở 6.2-6.3 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho tín hiệu không mấy khả quan về sự phục hồi khi : - Khối lượng giao dịch không được ổn định nhưng gia tăng vào những phiên cuối tuần. - RSI có xu hướng giảm. - MACD đang có xu hướng giảm về đường không. Do đó, chỉ số nhiều khả năng sẽ giữ nguyên hoặc giảm nhẹ, khuyến nghị nhà đầu tư giảm tỷ trọng cổ phiếu hiện tại trong danh mục . Đồ thị ngày Phân tích lựa chọn cổ phiếu công ty cổ phần viễn thông VTC 2 0
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan