Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Đầu tư chứng khoán Tìm hiểu về chứng khoán phái sinh _ phan i...

Tài liệu Tìm hiểu về chứng khoán phái sinh _ phan i

.PDF
16
564
57

Mô tả:

Tìm hiểu về Chứng khoán Phái sinh 1 CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH (CKPS) LÀ GÌ? Hàng hóa: Công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá trị của một hay nhiều tài sản cơ sở  Thực phẩm/nông sản ( ngũ cốc, thịt, cà phê, hồ tiêu v.v..)  Kim loại (vàng, bạc, kẽm, v.v…)  Năng lượng (khí đốt, dầu, v.v…)  Khác (thời tiết, kết quả bầu cử, v.v…) Có dạng hợp đồng tài chính với đặc điểm:  Quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán hoặc/và chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai. CÁC LOẠI TÀI SẢN CƠ SỞ (TSCS) Công cụ tài chính: Hàng hóa/công cụ tài chính có giá trị quyết định giá trị của Chứng khoán Phái sinh Chia làm hai (02) dạng chính: VÍ DỤ: Hợp đồng Quyền chọn trên Cổ phiếu Microsoft NASDAQ (MSFT):  Giá trị HĐQC dựa trên giá trị Cổ phiếu Microsoft trên Sở GDCK NASDAQ (Mỹ)  Người mua hợp đồng có quyền mua hoặc bán Cổ phiếu Microsoft trong tương lai với giá thỏa thuận trước  Để tham gia hợp đồng chỉ phải trả phí hợp đồng, không phải trả ngay toàn bộ giá trị của cổ phiếu Microsoft. 1  Cổ phiếu (Chỉ số cổ phiếu, cổ phiếu đơn lẻ)  Trái phiếu (trái phiếu CP, Trái phiếu chính quyền địa phương, Trái phiếu Doanh nghiệp)  Lãi suất (lãi suất ngân hàng, lãi suất ngoại tệ)  Tiền tệ (USD, Yên Nhật, Euro, v.v..)  Chứng khoán Phái sinh CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Được chia thành 4 loại chính: Hợp đồng Kỳ Hạn: là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước tại ngày giao dịch. Hợp đồng Tương Lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung (Sở giao dịch chứng khoán). Hợp đồng Quyền chọn: là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã xác định trước trong hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai. Hợp đồng Hoán đổi: là thỏa thuận pháp lý trong đó hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định. 2 HỢP ĐỒNG KỲ HẠN Hợp đồng trong đó hai bên hợp đồng chủ động thỏa thuận các điều khoản và điều kiện về: tài sản cơ sở, giá, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán,v.v. Ưu điểm:  Có thể đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư Nhược điểm:  Khó bán lại cho bên thứ ba  Thường thì không có cơ quan và cơ chế quy định việc đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ Rủi ro đối tác không thực hiện đúng hợp đồng 3 HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI Ra đời với mục đích khắc phục các nhược điểm của HĐKH HĐTL được một cơ quan đứng ra xây dựng và niêm yết (SGDCK) và một cơ quan quản lý nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư (Trung tâm Thanh toán Bù trừ) đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho tất cả các nhà đầu tư Nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ (với giá trị bằng một phần giá trị HĐTL) trước khi tham gia giao dịch Nhà đầu tư có thể giao dịch HĐTL trên thị trường tập trung theo hình thức khớp lệnh Nhà đầu tư có thể thoát khỏi HĐTL trước khi HĐTL hết hiệu lực (đáo hạn) bằng cách đặt lệnh đối ứng với vị thế đang có (ví dụ: đặt mua để đóng vị thế bán đang nắm giữ) 4 HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN Quy định quyền mua/bán của một bên và nghĩa vụ bán/mua của bên kia đối với một tài sản cơ sở cụ thể tại giá và thời điểm (hoặc khoảng thời gian) được xác định trước HĐQC có thể thực hiện theo 2 kiểu:  Hợp đồng kiểu Mỹ (American style): người mua HĐQC có quyền thực hiện HĐ vào bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn  Hợp đồng kiểu Châu Âu (European style): người mua HĐQC chỉ được thực hiện HĐ vào thời điểm HĐ hết hạn Quyền chọn Mua Quyền chọn Bán Người mua Có quyền mua tài sản cơ sở Có quyền bán tài sản cơ sở Người bán Có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở Có nghĩa vụ mua tài sản cơ sở  Ví dụ: Nhà đầu tư (bên Mua) mua 10 HĐQC kiểu Mỹ Bán 100 Cổ phiếu Microsoft (MSFT) từ một định chế tài chính (bên Bán) với thời gian đáo hạn là 3 tháng và giá là $48/CP  Bên Mua phải trả cho bên bán một khoản phí (premium)  Trong vòng 3 tháng, bên Mua có quyền thực hiện việc mua cổ phiếu MSFT với giá $48  Nếu bên Mua thực hiện Hợp đồng, bên Bán phải bán cho bên Mua cổ phiếu MSFT với giá $48/CP 5 HĐQC: Người mua HĐ có quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản cơ sở nhất định tại mức giá thực hiện (strike) vào ngày được thỏa thuận. Bên bán HĐ có nghĩa vụ bán/mua tài sản cơ sở cho bên mua nếu bên mua quyết định thực hiện hợp đồng. Người mua HĐQC sẽ phải trả cho người bán HĐQC một khoản phí (premium). HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI Hợp đồng quy định hai bên sẽ hoán đổi dòng tiền giữa các công cụ tài chính của hai bên trong một khoảng thời gian nhất định. HĐHĐ giao dịch trên thị trường OTC đa dạng về chủng loại HĐHĐ phổ biến nhất là Hợp đồng Hoán Đổi Lãi suất Vanilla Đơn giản (Plain-Vanilla) Ví dụ: Công ty Microsoft có Trái phiếu trả định kỳ lãi suất Coupon là: lãi suất LIBOR (lãi suất liên ngân hàng London). Vào ngày 01/03/2015, Công ty Microsoft ký kết HĐKH lãi suất Trái phiếu với Citibank trong đó quy định: Citibank sẽ trả lãi suất thả nổi (floating rate) của Trái phiếu cho Microsoft, và Microsoft trả lãi suất cố định: 5% cho Citibank. Giá trị tài sản là 100 triệu USD. Ngày Lãi suất Libor 01/03/2015 4,2% 01/03/2016 5,3% 01/03/2017 4,8% Khoản tiền Microsoft phải trả Khoản tiền Microsoft được nhận từ Citibank 5% x 100= 5 triệu USD 5% x 100= 5 triệu USD 4,2% x 100= 4,2 triệu USD 5,3% x 100= 5,3 triệu USD 6 Lãi/Lỗ của Microsoft - 0,8 triệu USD + 0,3 triệu USD THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH THỊ TRƯỜNG TẬP TRUNG (SGDCK): THỊ TRƯỜNG PHI TẬP TRUNG (OTC):  Hợp đồng Tương lai  Hợp đồng Quyền chọn  Hợp đồng Kỳ hạn  Hợp đồng Quyền chọn  Hợp đồng Hoán đổi  Điều khoản hợp đồng xây dựng dựa trên thỏa thuận hai bên  Khó mua đi/bán lại hợp đồng hơn  Điều khoản hợp đồng được SGDCK và Trung tâm Thanh toán Bù trừ xây dựng  Mua đi/bán lại diễn ra liên tục trên thị trường 7 CHỦ THỂ, THÀNH PHẦN THAM GIA TTCKPS Các thành phần tham gia trên thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm 03 nhóm chính như sau: Cơ quan, tổ chức quản lý, điều hành và giám sát thị trường:  Bộ Tài chính;  Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;  Sở Giao dịch Chứng khoán; Tổ chức bù trừ, lưu ký; Nhà phát hành/ cung cấp sản phẩm/ dịch vụ:  Sở Giao dịch Chứng khoán;  Tổ chức bù trừ, lưu ký;  Tổ chức kinh doanh như: - Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại; Thành viên giao dịch, thành viên bù trừ và thành viên tạo lập thị trường; Nhà đầu tư:  Các nhà đầu tư cá nhân;  Các nhà đầu tư có tổ chức: - Công ty tài chính; Quỹ đầu tư; 8 Chức năng chính của các thành phần tham gia trên thị trường chứng khoán phái sinh cụ thể như sau: Cơ quan quản lý: Bộ tài chính và UBCKNN chịu trách xây dựng một hành lang pháp lý hoàn chỉnh nhằm quản lý, giám sát thị trường chứng khoán phái sinh một cách bao quát và hiệu quả. Thông qua việc ban hành các văn bản pháp quy về chứng khoán phái sinh, cơ quan quản lý đảm bảo việc giao dịch được diễn ra công khai, minh bạch và công bằng. Từ đó, đảm bảo phát triển thị trường chứng khoán phái sinh một cách bền vững và đồng thời bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư trên thị trường. Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK): Với vai trò là cơ quan vận hành thị trường, SGDCK phái sinh xây dựng các quy chế có liên quan, các hệ thống và tổ chức giao dịch và giám sát các chứng khoán phái sinh niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán. Có thể nói, SGDCK chịu trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động liên quan tới giao dịch. Tổ chức bù trừ chứng khoán phái sinh (CCP): Việc hình thành CCP nhằm đảm bảo quy trình bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh diễn ra thuận lợi, đảm bảo an toàn và công bằng cho các bên tham gia. CCP có thể coi như một pháp nhân độc lập như trường hợp thị trường phái sinh tại Nhật Bản và Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia hoặc là một bộ phận trực thuộc Sở Giao dịch chịu sự chi phối và quản lý của Sở như trường hợp Đài Loan, Hàn Quốc. Ngân hàng thanh toán (NHTT): thực hiện hoạch toán và chuyển khoản cho các tài khoản giao dịch sản phẩm phái sinh theo kết quả về việc hoạch toán nhận được từ tổ chức bù trừ. Thông thường, ngâng hàng thanh toán và tổ chức bù trừ liên kết với nhau để đảm bảo việc giám sát giá trị tài khoản thực của khách hàng đạt hiệu quả tối ưu. 9 Thành viên giao dịch phái sinh: bao gồm các công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, quỹ đầu tư đáp ứng được các quy định về nghiệp vụ môi giới, tự doanh cho giao dịch sản phẩm phái sinh do cơ quan quản lý yêu cầu và được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động. Khi trở thành các thành viên giao dịch phái sinh, các tổ chức này phải thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên giao dịch thuộc SGDCK phái sinh. Có 02 loại thành viên giao dịch: là thành viên giao dịch có chức năng bù trừ (gọi tắt là thành viên giao dịch) và thành viên giao dịch không có chức năng bù trừ (gọi là thành viên không bù trừ). Thành viên bù trừ: Các tổ chức tài chính được cấp phép thực hiện nhiệp vụ bù trừ cho giao dịch sản phẩm phái sinh. Sau khi đăng ký và được chấp nhận tư cách thành viên bù trừ, các tổ chức này được phép thực hiện dịch vụ bù trừ chứng khoán phái sinh cho khách hàng và cho các giao dịch tự doanh của chính mình. Thành viên tạo lập thị trường: Vai trò chính của nhà tạo lập thị trường là để tạo ra tính thanh khoản cho các sản phẩm phái sinh mới và giúp tăng cường tính thanh khoản đối với các sản phẩm đang thiếu tính thanh khoản hoặc thanh khoản thấp thông qua việc tác động lên tổng khối lượng giao dịch trên thị trường. Các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư là các thành phần tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán phái sinh, bao gồm nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc các nhà đầu tư có tổ chức. 10 Chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể tham gia Bộ tài chính, UBCKNN • Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; • Cấp phép hoạt động của các tổ chức kinh doanh, cung cấp dịch vụ; • Chấp thuận niêm yết các sản phẩm phái sinh (phê chuẩn hợp đồng); • Thực hiện chức năng quản lý nhà nước; Sở Giao dịch Chứng khoán • Xây dựng các quy chế; • Xây dựng các hệ thống; • Xây dựng các chỉ số làm tài sản cơ sở; • Tổ chức vận hành thị trường, giám sát thị trường; Tổ chức bù trừ chứng khoán phái sinh (CCP) • Xây dựng các quy chế có liên quan; • Xây dựng các hệ thống phục vụ bù trừ, đảm bảo cơ chế CCP cho các giao dịch phái sinh; • Thực hiện chức năng quản trị rủi ro; 11 Các CTCK, NHTM, tổ chức kinh doanh đủ điều kiện • Dịch vụ môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành, tự doanh chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ • Tham gia giao dịch • Tạo lập thị trường Tổ chức lưu ký • Cung cấp các dịch vụ chuyển giao chứng khoán • Đối với sản phẩm HĐTL TPCP: dịch vụ chuyển giao vật chất NHTM, NHTW • Dịch vụ thanh toán tiền • Quản lý quỹ 12 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CK CƠ SỞ VÀ CK PHÁI SINH Chứng khoán cơ sở Thị trường giao dịch Số lượng phát hành/niêm yết Bán khống chứng khoán Số tiền cần để giao dịch Thời điểm thanh toán/chuyển giao chứng khoán Thị trường giao ngay (spot market) Chứng khoán Phái sinh Thị trường Phái sinh Có giới hạn (phụ thuộc vào tổ chức phát hành) Không giới hạn Bị cấm hoặc hạn chế tại một số thị trường Tham gia vị thế bán mà không cần có tài sản cơ sở Bằng tổng giá trị CK muốn mua Một phần giá trị CKPS Ngay sau khi giao dịch Một thời điểm nhất định trong tương lai 13 TẦM QUAN TRỌNG CỦA CKPS  Giúp giá của tài sản cơ sở được xác định hợp lý hơn: cơ chế tác động giá giữa thị trường phái sinh và thị trường cơ sở giúp giá tài sản cơ sở trên thị trường phản ánh được nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư trong tương lai  Quản lý rủi ro: Nhà đầu tư có thể sử dụng CKPS là công cụ phòng hộ rủi ro phát sinh từ biến động giá của tài sản cơ sở MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CKPS Các cá nhân/tổ chức có nhu cầu giao dịch thực sự tài sản cơ sở và sử dụng CKPS để phòng hộ rủi ro liên quan đến biến động giá của tài sản. PHÒNG HỘ RỦI RO Các cá nhân/tổ chức không có ý định giao dịch tài sản cơ sở mà muốn lợi dụng sự biến động về giá của tài sản cơ sở để thu về lợi nhuận ngắn hạn. Các cá nhân/tổ chức tham gia mua và bán đồng thời một/nhiều loại CKPS. Mục đích của nhà đầu tư hạn chế chênh lệch giá là tận dụng sự chênh lệnh giá giữa các CKPS để thu về lợi nhuận phi rủi ro. ĐẦU TƯ HẠN CHẾ CHÊNH LỆCH GIÁ ĐẦU CƠ 14 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan