Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX...

Tài liệu Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX

.PDF
87
184
93

Mô tả:

Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX
Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX MỤC LỤC ......@ & ?…… Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ------------------------------------------------ 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài --------------------------------------------------------- 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 2 1.2.1. Mục tiêu chung ----------------------------------------------------------- 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ----------------------------------------------------------- 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 2 1.3.1. Phạm vi không gian ------------------------------------------------------ 2 1.3.2. Phạm vi thời gian--------------------------------------------------------- 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ---------------------------------------------------- 2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU------------------------------------------------------------------------ 3 2.1. Phương pháp luận -------------------------------------------------------------- 3 2.1.1. Khái niệm và vai trò của thị trường------------------------------------ 3 2.1.1.1. Khái niệm thị trường ------------------------------------------------ 3 2.1.1.2. Vai trò của thị trường ----------------------------------------------- 4 2.1.2. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu ------------------------------------ 4 2.1.2.1. Khái niệm xuất khẩu ------------------------------------------------ 4 2.1.2.2. Vai trò của xuất khẩu------------------------------------------------ 5 2.1.3. Tiềm năng xuất khẩu thủy sản------------------------------------------ 6 2.1.3.1. Tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy sản --------------------- 6 2.1.3.2. Tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường thủy sản thế giới ----------------------------------------------------------------------------- 8 GVHD: VÕ THỊ LANG vi SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX 2.1.4. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO ------------------------------------------------------------------------- 9 2.1.5. Các chỉ tiêu về lợi nhuận ---------------------------------------------- 14 2.1.5.1. Tổng mức lợi nhuận ----------------------------------------------- 14 2.1.5.2. Tỷ suất lợi nhuận--------------------------------------------------- 15 2.1.6. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu thủy sản ------------------ 16 2.1.6.1 Tình hình nhập khẩu thủy sản thế giới--------------------------- 16 2.1.6.2 Tình hình chung về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam -------- 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu ---------------------------------------------------- 21 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu----------------------------------------- 21 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu---------------------------------------- 21 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU CASEAMAX -------------------------------------------- 23 3.1. Giới thiệu chung về Công ty ------------------------------------------------ 23 3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty -------------------------- 23 3.3. Vị trí, vai trò của Công ty đối với nền kinh tế và đối với địa phương 26 3.3.1. Vị trí địa lý và kinh tế của Công ty CASEAMAX----------------- 26 3.3.1.1. Vị trí địa lý---------------------------------------------------------- 26 3.3.1.2. Vị trí kinh tế ------------------------------------------------------- 27 3.3.2. Vai trò của Công ty ---------------------------------------------------- 27 3.4. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, quyền hạn của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản CASEAMAX 3.4.1. Chức năng --------------------------------------------------------------- 27 3.4.2. Nhiệm vụ ---------------------------------------------------------------- 28 3.4.3. Mục tiêu ----------------------------------------------------------------- 28 3.4.4. Quyền hạn --------------------------------------------------------------- 28 3.5. Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản CASEAMAX------------------------------------------------------- 29 3.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ----------------------- 29 GVHD: VÕ THỊ LANG HẢI vii SVTH: LÊ VIỆT Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX 3.5.1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty ------------------------------ 29 3.5.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức Công ty -------------------------------------------------------------------------------------- 31 3.5.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty CASEAMAX -------------- 33 3.5.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất ----------------------------- 33 3.5.2.2. Bộ phận sản xuất chính ------------------------------------------- 34 3.5.2.3. Bộ phận sản xuất phụ --------------------------------------------- 34 3.5.2.4. Bộ phận sản xuất phụ --------------------------------------------- 34 3.5.3. Mục đích, nội dung hoạt động của Công ty------------------------- 35 3.5.3.1. Mục đích ------------------------------------------------------------ 35 3.5.3.2. Nội dung hoạt động của Công ty -------------------------------- 35 3.6. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty -------- 35 3.6.1. Thuận lợi ---------------------------------------------------------------- 35 3.6.2. Khó khăn ---------------------------------------------------------------- 36 3.5.3. Phương hướng phát triển của Công ty CASEAMAX ------------- 37 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CASEAMAX----------------------------------------------------------------------------------- 39 4.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu CASEAMAX ----------------------------------------------------- 39 4.1.1. Phân tích về nguồn nhân lực------------------------------------------ 39 4.1.2. Phân tích về tình hình tài chính của Công ty ----------------------- 40 4.1.3. Phân tích về công nghệ sản xuất của Công ty ---------------------- 42 4.1.4. Phân tích về hoạt động chiêu thị và mở rộng thị trường của Công ty CASEAMAX---------------------------------------------------------------------------- 42 4.1.5. Phân tích về hoạt động chiêu thị và mở rộng thị trường của Công ty CASEAMEX --------------------------------------------------------------------------- 44 4.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản CASEAMEX trong giai đoạn 2006 – 2008---------------------------------- 45 GVHD: VÕ THỊ LANG HẢI viii SVTH: LÊ VIỆT Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX 4.2.1. Cơ cấu doanh thu xuất khẩu thủy sản ------------------------------- 45 4.2.2. Phân tích sản lượng thủy sản xuất khẩu của Công ty-------------- 48 4.2.3. Phân tích cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu --------------------- 51 4.2.4. Phân tích tình hình xuất khẩu ở từng thị trường truyền thống của Công ty CASEAMEX --------------------------------------------------------------------- 52 4.3. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn với hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX ---------------------------------------------- 65 4.3.1. Những thuận lợi và thành tựu đạt được ----------------------------- 65 4.3.2. Những khó khăn và hạn chế ------------------------------------------ 66 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CÔNG TY CASEAMEX ------------------------------------------------------------------------- 68 5.1. Phân tích ma trận SWOT kinh doanh xuất khẩu thủy sản -------------- 68 5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX ---------------------------------------------------------------------------- 71 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ -------------------------- 75 6.1. Kết luận------------------------------------------------------------------------ 75 6.2. Kiến nghị ---------------------------------------------------------------------- 76 6.2.1. Đối với Công ty thủy sản CASEAMEX ---------------------------- 76 6.2.2. Đối với cơ quan chưc năng ------------------------------------------- 78 Tài liệu tham khảo----------------------------------------------------------------- 80 GVHD: VÕ THỊ LANG ix SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX DANH MỤC BIỂU BẢNG ……š & ›…… Trang Bảng 1: Chỉ tiêu công nhân viên trong Công ty qua các năm -------------- 40 Bảng 2: Bảng cân đối kế toán (Bảng trích dẫn nguồn vốn) ----------------- 41 Bảng 3: Doanh thu tiêu thụ thủy sản của Công ty CASEAMAX ---------- 47 Bảng 4: Sản lượng xuất khẩu thủy sản của Công ty ------------------------- 50 Bảng 5: Thị trường xuất khẩu chủ yếu Công ty CASEAMAX ------------ 53 Bảng 6: Sản lượng xuất khẩu qua từng thị trường của Công ty ------------ 54 GVHD: VÕ THỊ LANG x SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX DANH MỤC BIỂU BẢNG š&› Trang Biểu đồ 1: Doanh thu tiêu thụ thủy sản của Công ty CASEAMAX --------------- 48 Biểu đồ 2: Sản lượng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMAX ------------ 50 Biểu đồ 3: Cơ cấu các mặt xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMA --------- 52 Biểu đồ 4: Doanh thu xuất khẩu thủy sản qua từng thị trường của Công ty CASEAMAX ------------------------------------------------------------------------------ 53 Biểu đồ 5: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu qua ba năm của Công ty CASEAMAX ------------------------------------------------------------------------------- 54 Biểu đồ 6: Cơ cấu giá trị xuất khẩu qua ba năm của thị trường Châu Âu của Công ty CASEAMAX --------------------------------------------------------------------------- 57 Biểu đồ 7: Cơ cấu giá trị xuất khẩu qua ba năm của thị trường Châu Á của Công ty CASEAMAX --------------------------------------------------------------------------- 60 Biểu đồ 8: Cơ cấu giá trị xuất khẩu qua ba năm của thị trường Châu Mỹ của Công ty CASEAMAX --------------------------------------------------------------------------- 63 GVHD: VÕ THỊ LANG xi SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX GVHD: VÕ THỊ LANG HẢI xii SVTH: LÊ VIỆT Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngày nay trong các loại thực phẩm tiêu dùng hàng ngày thì thủy sản được ưa dùng nhiều hơn, do người tiêu dùng đã nhận thức được những thành phần dinh dưỡng có trong thủy sản. Việt Nam là một trong những nước có lượng xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới, năm 2007 giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt 6,786 tỷ USD và đặc biệt là Đồng Bằng Sông Cửu Long có sông ngòi chằng chịt, một số tỉnh lại có biển nên việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản là rất lớn. Vì vậy trong những năm gần đây giá trị buôn bán các mặt hàng thủy sản chiếm khoảng gần 10% trong tổng giá trị hàng hóa. Năm 2007 Viêt Nam chính thức gia nhập vào WTO trong những sân chơi lớn của thế giới trong việc buôn bán và giao thương với nhau. Nhiều cơ hội cũng được mở ra cho Việt Nam trong việc ngoại thương và chính phủ của Việt Nam cũng ngày càng quan tâm đến việc làm thế nào để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cũng như là quan tâm đến các mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong việc xuất khẩu. Chính vì vậy mà nhiều năm qua xuất khẩu thủy sản tăng cả số lượng lẫn chất lượng đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, trong những năm qua, các sản phẩm thủy sản của chịu sự canh tranh gay gắt bởi các quốc gia nhập khẩu cụ thể là qua các vụ kiện bán phá giá của sản phẩm cá Tra, cá Ba Sa, Tôm… của Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung khi xuất khẩu thủy sản sang các nước nhập khẩu. Song hành với các vụ kiện hàng loạt các nước còn đưa ra các rào cảng thương mại, phi thương mại, hạn ngạch, các quy định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, các công ước lao động quốc tế…. với mục đích là hạn chế lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Do đó để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong xu thế hội nhập quốc tế đặt ra như là nhiệm vụ cấp thiết đối với Công ty nên đã chọn đề tài “Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của GVHD: VÕ THỊ LANG 1 SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản CASEAMEX” để làm đề tài luận văn của mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản CASEAMEX, qua đó tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của Công ty CASEAMEX và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu của Công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản CASEAMEX, Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản qua ba năm 2006-2008, qua một số thị trường truyền thống của Công ty. Qua đó đánh giá chung về những nguyên nhân thuận lợi cũng như là những khó khăn mà Công ty gặp phải trong việc xuất khẩu thủy sản để làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược trong những năm tới. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cho Công ty. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty cổ phần CASEAMEX 1.3.2. Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu dựa trên sự hoạt động của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản CASEAMEX trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu: Phân tích báo cáo kêt quả hoạt động kinh, doanh thu, sản lượng, giá trị xuất khẩu trong ba năm 2006-2008 qua các thị trường truyền thống chủ lực của Công ty CASEAMEX. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian nên đề tài không thể trách khỏi sai sót nên em mong nhận được sự đóng góp tận tình của quý thầy cô. GVHD: VÕ THỊ LANG 2 SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm và vai trò của thị trường 2.1.1.1. Khái niệm thị trường Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng như của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá. Đó là những mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơ cấu cung cầu của từng loại hàng hoá cụ thể. Thị trường là nơi mà người mua và người bán tìm đến với nhau thông qua trao đổi thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết. è Các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề: - Phải sản xuất loại hàng gì? Cho ai? - Số lượng bao nhiêu? - Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào? è Còn người tiêu dùng thì biết được - Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình? - Nhu cầu được thoả mãn như thế nao? - Khả năng thanh toán ra sao? Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác thông qua thị trường. Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị trường để tính toán và kiểm chứng số cung - cầu thì kế hoạch sẽ không có cơ sở khoa học và mất phương hướng, mất cân đối. Ngược lại việc tổ chức và mở rộng thị trường mà thoát ly khỏi sự điều tiết của công cụ kế hoạch hoá thì tất yếu sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong hoạt động kinh doanh. Từ đó ta thấy rằng: sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự GVHD: VÕ THỊ LANG 3 SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX điều tiết thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý chí trong quản lý và chỉ đạo kinh tế đều đồng nghĩa với việc đi ngược lại với các hệ thống của quy luật kinh tế vốn đã có sẵn trong thị trường và hậu quả cuối cùng của nó là sẽ làm cho nền kinh tế rất khó phát triển. Trên thị trường các quyết định của người lao động, người tiêu dùng và củacác doanh nghiệp đều tác động đến quan hệ cung cầu thông qua giá cả. Tuy nhiên hiện nay ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường, tác động đến quan hệ cung cầu theo cơ chế gián tiếp còn có các quyết định của chính phủ từng nước. 2.1.1.2. Vai trò của thị trường Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Qua thị trường có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua hệ thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hoá về tư liệu sản xuất, các nguồn lực về tư liệu sản xuất, sức lao động, … luôn luôn biến động nhằm đảm bảo các nguồn lực giới hạn này được sử dụng để sản xuất đúng hàng hoá, dịch vụ mà xã hội có nhu cầu. Thị trường là khách quan do đó từng doanh nghiệp không có khả năng làm thay đổi thị trường. Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và thế mạnh kinh doanh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của thị trường. 2.1.2. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 2.1.2.1. Khái niệm xuất khẩu Khi nói đến xuất khẩu nghĩa là đem hàng hóa của nước mình bán ra một nước khác. Hầu như bất kỳ quốc gia nào cũng đều có tổ chức hoạt động xuất khẩu. Vì một đất nước muốn phát triển tất yếu phải có sự giao lưu và hợp tác quốc tế, điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các quốc gia nghèo và các quốc gia đang phát triển. Có như thế quốc gia đó mới đuổi kịp các nước trên thế giới về trình độ khoa học công nghệ, cũng như về văn minh văn hoá, và tiến bộ xã hội, …để phát triển đất nước. Một quốc gia được coi là phát triển trước hết phải là một quốc gia có nền kinh tế phát triển về mọi mặt và trên nhiều phương diện. Xuất khẩu không chỉ đem lại nguồn lợi chính cho quốc gia xuất khẩu mà nó GVHD: VÕ THỊ LANG 4 SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX còn mang đến cho người dân các nước hưởng được những lợi ích mà đất nước họ không có, chẳng hạn như một số hàng hóa truyền thống của nước xuất khẩu. Như vậy, có thể nói xuất khẩu là một công cụ hay đúng hơn là một hình thức hoạt động giao lưu thương mại nhằm dung hòa lợi ích của mọi người trên thế giới. Với ý nghĩa đó, xuất khẩu được hiểu trước hết đó là một hình thức trao đổi hàng hoá dịch vụ trên thị trường mà thị trường được nói ở đây là thị trường thế giới nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của một quốc gia không thể tự đáp ứng cho chính mình, đồng thời phát huy hết nội lực kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia xuất khẩu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Như vậy xuất khẩu là một hình thức kinh doanh nhằm thu được doanh lợi từ việc bán hàng hoá dịch vụ ra thị trường nước ngoài. 2.1.2.2. Vai trò của xuất khẩu Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, điều này được thể hiện qua các vai trò sau: - Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. - Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng trong giao thương quốc tế đáp ứng nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất. - Xuất khẩu được xem là công cụ đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành hàng mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển, làm tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả. - Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả nâng cao mức sống của nhân dân vì khi mở rộng xuất khẩu thì tình trạng thất nghiệp sẽ giảm đi, người lao động sẽ có công ăn việc việc làm, có thu nhập ổn định. - Xuất khẩu còn thúc đẩy việc phát minh, sáng tạo, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất. Do đó chúng ta một mặt đổi GVHD: VÕ THỊ LANG 5 SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX mới trang thiết bị công nghệ; mặt khác lao động đòi hỏi phải nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng lao động. - Xuất khẩu tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước. Tóm lại: Đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để đưa đất nước thành một nước công nghiệp mới trong giai đoạn hiện nay. 2.1.3. Tiềm năng xuất khẩu thủy sản 2.1.3.1. Tiềm năng khai thác và nuôi trồng thủy sản Việt Nam có truyền thống lâu đời trong các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Ngành thuỷ sản đóng góp hơn 3% GDP trong hơn mười năm qua và được xem là một trong những ngành có bước trưởng thành nhanh chóng nhất trong thập kỷ vừa rồi. Diện tích đất liền của Việt Nam là gần 330 nghìn km2. Nếu quy diện tích này thành một hòn đảo hình tròn, thì chu vi - hay tổng chiều dài bờ biển của hòn đảo ấy sẽ là khoảng 2.000 km. Chiều dài đó mới bằng chưa đầy hai phần ba chiều dài bờ biển hơn 3.260 km của Việt Nam. Nói cách khác Việt Nam có bờ biển dài gấp rưỡi đường bờ biển của một quốc đảo hình tròn có diện tích tương tự. So sánh với vùng lãnh thổ, trung bình cứ 100,00 km2 diện tích đất liền lại có 1km chiều dài bờ biển - đây là một tỉ lệ bờ biển tuy chưa phải là bậc nhất, nhưng cũng vào loại rất cao trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có biển. Đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đi qua hơn 13 vĩ độ với nhiều vùng sinh thái khác nhau, nhìn ra Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, Thái Bình Dương ở miền Trung và Vịnh Thái Lan ở miền Tây Nam Bộ. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung tây Thái Bình Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng, là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển GVHD: VÕ THỊ LANG 6 SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX trên thế giới. Trong vùng biển có 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi biển và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở trong 2.860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, v.v… đó là nguồn thực phẩm chính hằng ngày của hầu hết ngư dân vùng nông thôn Việt Nam. Bên cạnh những tiềm năng đã biết, Việt Nam còn có những tiềm năng mới được xác định có thể sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sử dụng vật liệu chống thấm để xây dựng công trình nuôi trên các vùng đất cát hoang hoá, chuyển đổi mục đích sử dụng các diện tích trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản…Nuôi biển là một hướng mở mới cho ngành thủy sản, đã có bước khởi động ngoạn mục với các loài tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc,… với các hình thức nuôi lồng, bè. Nuôi nước ngọt đang có bước chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá lớn, điển hình là việc phát triển nuôi cá tra, cá ba sa xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao; Nuôi đặc sản được mở rộng; Sự xuất hiện hàng loạt các trang trại nuôi chuyên canh (hoặc canh tác tổng hợp nhưng lấy nuôi trồng thuỷ sản làm hạt nhân) chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Trong thực tế, từ việc chế biến, sản xuất hàng năm đã khẳng định nguồn nguyên liệu thủy sản là có sẵn vì tiềm năng khai thác thủy sản rất lớn, đặc biệt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (hàng năm khoảng 800.000 tấn tôm, cá các loại). Nếu tận dụng được lợi ích thông qua chế biến xuất khẩu, áp đặt giá thu mua đảm bảo lợi ích thỏa đáng, ổn định cho người nuôi, khai thác, cộng với một số biện pháp GVHD: VÕ THỊ LANG 7 SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX hỗ trợ tích cực về tín dụng, thông tin kĩ thuật, cung ứng giống, vật tư nguồn nguyên liệu sẽ gia tăng nhanh, có điều kiện sản xuất ổn định, mở rộng quy mô lâu dài, đặc biệt là cá Tra, cá Basa với hình thức nuôi ao và nuôi bè ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có tiềm năng về sản lượng rất lớn. 2.1.3.2. Tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường thủy sản thế giới Thực hiện đường lối đối ngoại mở cửa của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong thời gian qua, ngành thủy sản đã triển khai và phát triển nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo hướng củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương, hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ, phát triển xuất khẩu thủy sản, phục vụ cho việc triển khai các chương trình kinh tế - xã hội của ngành, đồng thời tích cực đưa nghề cá Việt Nam hội nhập với nghề cá khu vực và thế giới. Từ đầu những năm 1980, ngành thủy sản đã đi đầu trong cả nước về mởrộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thủy sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến nay mặt hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở gần 150 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là ở các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU, nhiều doanh nghiệp của VN đã chứng tỏ được bản lĩnh trên thương trường quốc tế và vững vàng vượt qua các thử thách. Có được những tiến bộ trên không thể không nói đến sự trợ giúp quan trọng của các thỏa thuận, hợp tác, hỗ trợ vốn và đào tạo thông qua hợp tác quốc tế (HTQT) trong thời gian qua. Nhiều hoạt động hỗ trợ thương mại khác như hợp tác với Pháp trong xây dựng thương hiệu nước mắm Phú Quốc, tổ chức các hội thảo, hội nghị khác về tiếp cận thị trưòng… đã mở đầu cho việc hỗ trợ hàng thủy sản Việt Nam có được các thương hiệu của mình và nâng cao giá trị trên thị trường quốc tế. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thủy sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng GVHD: VÕ THỊ LANG 8 SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX hơn vào khu vực và thế giới. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đang ngày một tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, thủy sản hiện nay còn là một trong những loại sản phẩm xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 3,762 tỷ USD trong năm 2007 là sự đóng góp chủ yếu của các mặt hàng chính như tôm, cá tra, basa, cá biển, cá ngừ, mực và hàng khô. Thị trường xuất khẩu được mở rộng ra nhiều nước và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục, trong đó EU, Nhật Bản và Mỹ là những thị trường dẫn đầu. Thị trường Mỹ và EU có tốc độ phát triển nhanh, liên tục gia tăng trong những năm gần đây góp phần đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước nói chung và của công ty cổ phần CASEAMEX nói riêng. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới đối với một số mặt hàng như: cá Tra, cá Basa và tôm. Nhiều mặt hàng xuất khẩu mới xuất hiện với kim ngạch tăng nhanh. Đặc biệt, để hiểu rõ hơn các luật lệ thương mại của thế giới và đối phó với các rào cản thương mại, đã có nhiều hợp tác nhằm học hỏi, trao đổi về luật lệ, quy định, kiện chống bán phá giá, … đã được triển khai. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và các thách thức ngày càng lớn của thị trường thế giới, các nhà quản lý và các doanh nghiệp của ta còn nhiều non kém về thị trường, luật lệ, khả năng cạnh tranh nên Bộ thủy sản đã có định hướng sẽ tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực của ngành trong thương mại thủy sản. 2.1.4. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO Do nền thương mại thế giới không ngừng phát triển, GATT đã mở rộng phạm vi hoạt động, không những đàm phán với các nước về vấn đề thuế quan, mà còn tập trung xây dựng các hiệp định tạo thành các chuẩn mực có tính chất điều tiết các hàng rào phi thuế quan, về thương mại, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư có liên quan tới thương mại, buôn bán hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết các tranh chấp thương mại. Diện điều tiết của hệ thống GVHD: VÕ THỊ LANG 9 SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX thương mại đa biên ngày càng mở rộng, mà GATT với chức năng chỉ là một sự thoả thuận với nhiều nội dung ký kết mang tính chất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp, do đó ngày 15/4/1994 các bên đã ký kết thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. WTO chính thức đi vào hoạt động từ 1/1995, một tổ chức mang tính chất độc lập với các tổ chức của Liên hợp quốc và có những chức năng chủ yếu sau: - Quản lý các Hiệp định về thương mại quốc tế. - Là diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại. - Nơi giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các nước. - Giám sát các chính sách thương mại của các nước. Tính đến nay, tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã có 151 nước thành viên và có 30 nước là quan sát viên. Ngày 7/11/2006 VN chính thức được kết nạp vào tổ chức WTO. Sự kiện VN trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một ghi nhận ở tầm mức quốc tế về thành công trong sự nghiệp đổi mới kinh tế của VN. Gia nhập WTO đem lại cả cơ hội lẫn thách thức cho tất cả các lĩnh vực nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đòi hỏi Việt Nam phải sớm triển khai những bước chuẩn bị cần thiết để đảm bảo tối ưu hoá những thuận lợi và giảm thiểu những nguy cơ của việc tham gia vào một nền kinh tế thế giới ngày càng được tự do hoá nhiều hơn. è Cơ hội đối với hoạt động xuất nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới, nước ta đứng trước những cơ hội lớn như sau: - Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do đó phải nhập khẩu nhiều thiết bị công nghệ và nguyên liệu đầu vào của một số ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn trong xuất khẩu dệt may, điện tử, đồ gỗ…Đồng thời, Việt Nam lại là nước có nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như gạo, cà GVHD: VÕ THỊ LANG 10 SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX phê, cao su, hồ tiêu, hạt điều và thủy sản. Do đó, việc tham gia WTO sẽ đem lại cho hoạt động xuất nhập khẩu những lợi ích nhất định. - Khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội nhập hàng hóa có chất lượng và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là khối lượng hàng hóa nhập khẩu có thể tăng nhưng giá trị kim ngạch nhập khẩu sẽ tăng hoặc tăng không đáng kể. Và người Việt Nam sẽ có lợi trong việc tiêu dùng của mình. Việc nhập khẩu hàng hóa diễn ra dễ dàng làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN phải nhập khẩu công nghệ và nguyên liệu đầu vào thuận lợi hơn. - Mặt khác, WTO có cơ chế giải quyết tranh chấp tạo điều kiện để các nước nhỏ bảo vệ được lợi ích của mình hoặc có nhiều tiếng nói hơn. Vì vậy, nếu Việt Nam đã là thành viên của WTO thì vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa đã có thể kiện lên WTO để giải quyết; khi đó các phán quyết sẽ công bằng hơn. Và theo đó hoạt động XNK của Việt Nam sẽ thuận lợi hơn. - Việt Nam sẽ có cơ hội thực sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, được hưởng đối xử bình đẳng và các ưu đãi thương mại cho một nước đang phát triển ở trình độ thấp. Đây là điều kiện hết sức cần thiết để Việt Nam mở rộng xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế nhờ những thành quả của đàm phán giảm thuế và mở cửa thị trường của GATT, tăng cường tiếp cận thị trường của thành viên WTO, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng nông sản và dệt may. Cơ hội xuất khẩu bình đẳng sẽ kéo theo những ảnh hưởng tích cực tới các ngành kinh tế trong nước, mở rộng sản xuất và tạo ra nhiều việc làm. - Tham gia WTO sẽ góp phần làm cho hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh yên tâm đầu tư. Qua đó sẽ tăng khả năng thu hút vốn, công nghệ…Như vậy, khi trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ mở ra một thị trường lý tưởng cho thương mại Việt Nam nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Tuy nhiên, sẽ có không ít những thách thức mà cả nền kinh tế và cả lĩnh vực xuất khẩu phải đối mặt khi tham gia tổ chức này. GVHD: VÕ THỊ LANG 11 SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX - Khi tham gia WTO Việt Nam có cơ hội mở rộng XK các mặt hàng mà đất nước có thế mạnh, như nông sản, thủy sản, may mặc, giầy dép, thủ công mỹ nghệ, các hàng hoá sử dụng nhiều lao động. Trong đó đáng kể là mặt hàng dệt may một mặt hàng mà hiện tại Việt Nam đang chịu nhiều thiệt thòi do bị bó buộc bởi hạn ngạch vì chưa là thành viên của WTO. Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, dù chưa tham gia vào WTO, Việt Nam đã thiết lập khá ổn định sự có mặt đáng kể trong thị trường hàng dệt may toàn cầu. Do vậy, có thể nói sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ góp phần đáng kể vào việc gia tăng thị phần xuất khẩu của Việt Nam khi Việt Nam chính thức tham gia WTO với tư cách thành viên của tổ chức này. - Mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu: Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mà mình có tiềm năng, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng nông sản và dệt may. Hàng hóa và dịch vụ Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng trên thị trường của tất cả các thành viên WTO (theo nguyên tắc MFN), tránh được những bất lợi trong các hiệp định thương mại song phương gắn với những điều kiện phi thương mại như tiêu chuẩn lao động, yêu cầu về môi trường… - Hàng hóa và dịch vụ Việt Nam được đối xử bình đẳng - Tham gia WTO, Việt Nam sẽ là một đối tác bình đẳng trên thị trường thế giới, thế giới sẽ thay đổi cách nhìn với Việt Nam và hàng hóa Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện được hưởng mức thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản vào các nước là thành viên WTO, đặc biệt là các nước mà hàng thuỷ sản Việt Nam có khả năng thâm nhập và tiêu thụ với khối lượng lớn như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc… è Thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO Bên cạnh những cơ hội, việc gia nhập WTO cũng đặt ra hàng loạt những thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu: GVHD: VÕ THỊ LANG 12 SVTH: LÊ VIỆT HẢI Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Công ty CASEAMEX - Các thách thức và khó khăn lớn nhất đối với Việt Nam là không những phải cạnh tranh rất quyết liệt ở thị trường ngoài nước rất rộng lớn, mà ngay cả ở thị trường trong nước còn đang trong quá trình xây dựng; phải mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, nhất là đối với những ngành, những lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm của nền kinh tế mà nhiều nước thành viên của WTO có thế mạnh hoặc điều kiện tương tự; phải trực tiếp đối đầu với những rào cản về kỹ thuật, về tiêu chuẩn lao động, về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; phải cắt giảm thuế, giảm dần các hàng rào bảo hộ đối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Nhà nước, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam nguồn vốn hạn chế, quy mô kinh doanh nhỏ, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, thiếu kinh nghiệm thương trường. - Với việc loại bỏ, cắt giảm hàng rào thuế quan theo các cam kết đối với hàng hóa NK theo hạn định của WTO cũng đồng thời làm gia tăng sức cạnh tranh đối với hàng hóa sản xuất trong nước. Đây là một thách thức đối với các DN trong nước khi năng lực cạnh tranh còn hạn chế. - Việc gia nhập WTO một mặt làm tăng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là sang các thị trường đang áp dụng hạn ngạch đối với Việt Nam, nhưng một mặt cũng kèm theo nguy cơ bị các thành viên, đặc biệt là các thành viên lớn như Hoa Kỳ, EU áp dụng biện pháp tự vệ. - Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn, không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường trong nước do thuế nhập khẩu phải cắt giảm. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, DN với DN. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. - Các doanh nghiệp chưa sẵn sàng tận dụng những cơ hội tiếp cận thị trường mới do hạn chế khả năng và kiến thức hiểu biết thị trường bạn. Các nước lại có xu hướng áp đặt nhiều biện pháp bảo hộ thông qua các biện pháp kỹ thuật, chống bán GVHD: VÕ THỊ LANG 13 SVTH: LÊ VIỆT HẢI
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan