Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con....

Tài liệu Những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con.

.PDF
98
55
135

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Mỹ Duyên NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÍ CỦA MẸ ĐƠN THÂN TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Thị Mỹ Duyên NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÍ CỦA MẸ ĐƠN THÂN TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON Chuyên ngành : Tâm lí học Mã số : 8310401 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TỨ Thành phố Hồ Chí Minh - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. TP.HCM, ngày 29 tháng 9 năm 2018 Tác giả Lê Thị Mỹ Duyên LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô giảng dạy lớp Cao học Tâm lí học khóa 27 và quý thầy cô Phòng Sau đại học đã truyền đạt kiến thức nền tảng và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tham gia học tập và hoàn thành luận văn. Xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các Admin của "Hội những bà mẹ đơn thân" đã tạo điều kiện cho cho tác giả được tham gia giao lưu, lắng nghe chia sẻ tâm tư của những người mẹ đơn thân; nhóm khách thể nghiên cứu đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin nghiên cứu. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Thị Tứ đã truyền cảm hứng nghiên cứu khoa học, đã dành thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn Cao học lớp Tâm lí học K26 đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ kiến thức; gia đình, bạn bè, đã luôn bên cạnh động viên, khuyến khích, ủng hộ và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. TP.HCM, ngày 29 tháng 9 năm 2018 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÍ CỦA MẸ ĐƠN THÂN TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON .............. 6 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con ........................................................................................ 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về mẹ đơn thân ở nước ngoài ........................... 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu mẹ đơn thân trong nước .................................. 10 1.2. Cơ sở lí luận về những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con ............................................................................................................. 13 1.2.1. Khó khăn tâm lí .......................................................................................... 13 1.2.2. Mẹ đơn thân ............................................................................................... 16 1.2.3. Hoạt động giáo dục con của mẹ đơn thân .................................................. 19 1.2.4. Khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con........................ 22 1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con........................................................................................ 26 Tiểu kết chương 1.................................................................................................... 32 Chương 2. THỰC TRẠNG NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÍ CỦA MẸ ĐƠN THÂN TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON ................................ 33 2.1. Thể thức nghiên cứu .......................................................................................... 33 2.1.1. Mẫu khách thể ............................................................................................ 33 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng........................................................... 33 2.2. Thực trạng những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con ..................................................................................................... 36 2.2.1. Kết quả chung về những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con ............................................................................................... 36 2.2.2. Những khó khăn tâm lí về mặt nhận thức của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con ............................................................................................... 39 2.2.3. Những khó khăn tâm lí về mặt thái độ của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con ............................................................................................... 41 2.2.4. Những khó khăn tâm lí về mặt hành vi của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con ............................................................................................... 43 2.2.5. So sánh sự khác biệt những vấn đề khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân theo lí do trở thành mẹ đơn thân ................................................................ 45 2.2.6. Cách thức đối mặt và giải quyết những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con ...................................................................... 47 2.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành những khó khăn tâm lí mẹ đơn thân trong việc giáo dục con ............................................................... 49 2.2.8. Mô tả chân dung tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con ............ 51 2.3. Một số biện pháp giúp mẹ đơn thân giảm bớt những khó khăn tâm lí trong việc giáo dục con .................................................................................... 60 2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................. 60 2.3.2. Các nhóm biện pháp hỗ trợ, giảm bớt những khó khăn tâm lí trong việc giáo dục con của mẹ đơn thân. .......................................................... 63 2.3.3. Đánh giá tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ................................. 66 Tiểu kết chương 2.................................................................................................... 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 75 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn MĐKK Mức độ khó khăn TCT Tính cần thiết TKT Tính khả thi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu ..................................... 33 Bảng 2.2. Bảng quy đổi điểm ................................................................................ 34 Bảng 2.3. ĐTB và thứ hạng tổng quát những mặt khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con .......................................................... 37 Bảng 2.4. Kết quả cụ thể những khó khăn tâm lí về mặt nhận thức của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con .......................................................... 39 Bảng 2.5. Kết quả khó khăn tâm lí về mặt thái độ của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con ................................................................................... 41 Bảng 2.6. Kết quả khó khăn tâm lí về mặt hành vi của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con ................................................................................... 43 Bảng 2.7. Sự khác biệt những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân theo lí do trở thành mẹ đơn thân ................................................................................. 45 Bảng 2.8. Cách thức giải quyết những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân ............. 47 Bảng 2.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân .................................................................................... 49 Bảng 2.10. Bảng điểm trung bình về tính cần thiết của các biện pháp ................... 66 Bảng 2.11. Bảng điểm trung bình về tính khả thi của các biện pháp ...................... 68 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Điểm trung bình mức độ khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân theo lý do làm mẹ đơn thân ............................................................................... 46 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Làm mẹ là thiên chức cao cả của người phụ nữ nên bất cứ người con gái nào cũng có ước muốn kết hôn và sinh con. Nhưng trong xã hội ngày nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, sự du nhập văn hóa của Phương Tây đã làm ảnh hưởng và thay đổi nhiều đến các giá trị sống của người phụ nữ. Họ không còn đặt nặng vấn đề kết hôn rồi mới sinh con. Trên một bài báo khoa học tác giả Nguyễn Thị Tứ đã dẫn lại số liệu thống kế xã hội năm 2007, có tới hơn 2 triệu phụ nữ chọn lối sống độc thân, tỉ lệ độc thân chiếm khoảng 2,5% dân số Việt Nam trong đó chủ yếu là nữ giới với tỷ lệ 87,6% tổng số người độc thân. Ngày nay xu hướng làm mẹ đơn thân đang trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Tại Mỹ vào năm 1960 tỉ lệ bố mẹ đơn thân chỉ chiếm 9% nhưng đến năm 2000 con số này đã tăng lên 28%. Còn ở Úc năm 2003, tỉ lệ bố mẹ đơn thân là 14% nhưng có tới 31% những trẻ sơ sinh ra đời ở nước này là từ những bà mẹ chưa kết hôn. Tại Anh số gia đình đơn thân chiếm 21% số gia đình ở nước này. Tuy nhiên, việc trở thành mẹ đơn thân và nuôi dạy một đứa trẻ nên người là điều không dễ dàng. Bởi vì, mẹ đơn thân phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn về mặt vật chất lẫn tinh thần và đặc biệt là trong việc giáo dục con. Bởi vì người mẹ lúc này phải đóng cả hai vai trò vừa làm cha vừa làm mẹ. Càng khó khăn hơn khi đứa trẻ ngày một lớn lên sự thay đổi về tâm sinh lí theo từng giai đoạn lứa tuổi là thách thức đối với những người mẹ đơn thân khi họ không có đầy đủ kiến thức về nuôi dạy con, đặc biệt là với đứa con khác giới tính với mình. Bên cạnh đó, dư luận xã hội, các áp lực từ gia đình sự dè biểu, thành kiến, dị nghị của mọi người lên trên người phụ nữ “không chồng mà có con” càng tạo ra nhiều áp lực cho người mẹ gây ra sự khó khăn trong việc giáo dục con của mẹ đơn thân. Có thể thấy, người mẹ đơn thân gặp rất nhiều những khó khăn tâm lí trong cuộc sống, đặc biệt là việc giáo dục con. Họ rất cần được sự quan tâm, chia sẽ giúp đỡ từ người thân, bạn bè, xã hội. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu về tâm lí mẹ đơn thân và chưa một công trình nghiên cứu nào về những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc nuôi dạy con. Việc 2 tìm hiểu cụ thể, chi tiết những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con là một điều rất cần thiết để có thể giúp người mẹ đơn thân giảm bớt những khó khăn tâm lí để việc giáo dục con có hiệu quả hơn. Vì các lí do kể trên mà đề tài “Những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con 3. Đối tuợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tuợng nghiên cứu Những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục cho con. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu bao gồm 30 mẹ đơn thân, có con trong độ tuổi đi học (từ 3 tuổi đến 25 tuổi), trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4.1. Về đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con được thể hiện qua ba mặt: Nhận thức, thái độ và hành vi. 4.2. Về khách thể nghiên cứu Mẹ đơn thân đang tham gia trực tiếp vào việc giáo dục con là những người mẹ có trình độ, có sự hiểu biết và tiếp cận với các phương tiện truyền thông hiện đại (internet, mạng xã hội...). 5. Giả thuyết khoa học - Mẹ đơn thân có gặp khó khăn tâm lí trong việc giáo dục con và khó khăn tâm lí được thể hiện trên cả ba mặt: Nhận thức, thái độ và hành vi. Trong đó khó khăn tâm lí về mặt thái độ là cao nhất. - Có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con là yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con. 3 6.2. Khảo sát những khó khăn tâm lí tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con. 6.3. Đề xuất một số biện pháp giúp giảm thiểu những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận trong nghiên cứu Đề tài tiến hành dựa trên cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo hướng tiếp cận hệ thống - cấu trúc, hướng tiếp cận hoạt động - thực tiễn . * Hướng tiếp cận hệ thống - cấu trúc Dựa trên hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lí luận về khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con và phân tích một cách hệ thống dưới nhiều góc độ. Bên cạnh đó, những khó khăn tâm lí này cũng được xem xét và phân tích đánh giá trong các mối quan hệ với các thành phần khác trong cấu trúc nhân cách của con người, đặc biệt là mối quan hệ với những phẩm chất và năng lực của bản thân. * Hướng tiếp cận thực tiễn Việc nghiên cứu trong đề tài sẽ dựa vào những hoạt động thực tiễn của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con để tìm hiểu những khó khăn tâm lí thường gặp trong việc giáo dục của họ. Thông qua cách trả lời các câu hỏi và các hành vi, hoạt động cụ thể trong việc giáo dục con của mẹ đơn thân mà người nghiên cứu có thể tìm hiểu và phân tích đánh giá mức độ những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc dạy con. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận 7.2.1.1. Mục đích Dựa trên sự tổng hợp tài liệu và các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề khó khăn tâm lí nói chung và khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con. Từ đó khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lí luận cơ bản về khó khăn tâm lí trong việc giáo dục con của mẹ đơn thân để định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu để khảo sát thực trạng khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con. 4 7.2.1.2. Cách thực hiện Nghiên cứu các tài liệu bao gồm: luận án, luận văn, các bài viết đăng tải trên tạp chí khoa học chuyên ngành và các kênh wedsite chính thống, các ấn phẩm được xuất bản như sách, tạp chí. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, các phương pháp nghiên cứu còn lại gồm phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu trường hợp là các phương pháp bổ trợ. 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi A. Mục đích Để đánh giá mức độ khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác tới khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân. B. Cách thực hiện Bảng hỏi tự thiết kế được căn cứ trên cơ sở lí luận của đề tài và các phương pháp luận để đảm bảo phù hợp với mục đích nghiên cứu. Bảng hỏi được thử nghiệm trước khi đưa vào điều tra chính thức trên khách thể. 7.2.2.2. Phương pháp quan sát A. Mục đích Phương pháp này được thực hiện nhằm ghi nhận những biểu hiện hành vi khó khăn tâm lí ở mẹ đơn thân trong việc dạy con tại nhà, nơi công cộng, cũng như biểu hiện về nhận thức của mẹ đơn thân về khó khăn tâm lí trong buổi phỏng vấn. B. Cách thực hiện Quan sát, ghi nhớ và ghi chép hệ thống lại những biểu hiện khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con 7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn A. Mục đích Nhằm tìm hiểu sâu một số trường hợp tiêu biểu và thu thập thông tin một cách trực tiếp. Ngoài ra còn được dùng để đánh giá độ trung thực trong việc trả lời bảng hỏi. 5 B. Cách thực hiện Tiến hành phỏng vấn một số mẹ đơn thân, từ những câu trả lời của họ sẽ khai thác sâu hơn về cảm xúc, nguyên nhân, cách giải quyết của mẹ đơn thân trong những tình huống ấy. 7.2.2.4. Phương pháp mô tả chân dung tâm lí A. Mục đích Việc sử dụng phương pháp này nhằm miêu tả chân dung thực trạng khó khăn tâm lí ở một số mẹ đơn thân cụ thể trong việc giáo dục con. Kết quả nghiên cứu từ phương pháp mô tả chân dung tâm lí bổ sung thêm cho những kết quả nghiên cứu thu được từ các phương pháp khác. B. Cách thực hiện Tìm hiểu hoàn cảnh thực tại trong gia đình và mối quan hệ của mẹ đơn thân với con của họ. Những khó khăn tâm lí trong việc giáo dục con. Chân dung tâm lí mẹ đơn thân được xây dựng trên những biểu hiện khó khăn tâm lí ở các mặt nhận thức, thái độ và hành vi. 7.2.3. Phương pháp xử lí thông tin A. Mục đích Dùng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lí các số liệu thu được từ bảng hỏi nhằm định lượng và định tính các kết quả nghiên cứu của đề tài. B. Cách thực hiện Các phép tính thống kê và các công thức thống kê được sử dụng để tính hệ số tin cậy, tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC), kiểm nghiệm Anova để phân tích và xử lí số liệu điều tra. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN TÂM LÍ CỦA MẸ ĐƠN THÂN TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về mẹ đơn thân ở nước ngoài Mẹ đơn thân là đề tài được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau trên thế giới quan tâm nghiên cứu như: Xã hội học, Nhân học, Y học, Tâm lí học, Gia đình học và Giáo dục học ... Nhưng các công trình nghiên cứu về đề tài này nổi bật hơn hẳn ở hai lĩnh vực Xã Hội học và Tâm lí học. Dưới góc độ Xã hội học có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả sau đây McLoyd, Jayaratne, Ceballo và Borquez, J. (1994) "Thất nghiệp và gián đoạn công việc của các bà mẹ đơn thân Mỹ gốc Phi: Ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cái và chức năng xã hội vị thành niên." Bock J. (2000) "Làm việc đó là đúng ? Các bà mẹ đơn thân do chọn lựa và đấu tranh cho tính hợp pháp". Lansford J. E., Cebello R., Abbey và Stewart A. J. (2001) "Cấu trúc gia đình có quan trọng không? So sánh các hộ gia đình, cha mẹ ruột, mẹ đơn thân, cha dượng và mẹ kế" Graham S. (2012) "Chọn làm mẹ đơn thân, phụ nữ độc thân làm chủ gia đình hạt nhân", "Câu chuyện về “người cha” vắng mặt: Phụ nữ đơn thân tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nguồn tài trợ" . Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có liên quan đến mẹ đơn thân của Việt Nam như: Belanger (1996) "Sự suy giảm hôn nhân ở Châu Á tình trạng phụ nữ độc thân trong bối cảnh Việt Nam", Phinney (1998) "Vấn đề con cái của phụ nữ độc thân ở Bắc Việt Nam". Phinney đi sâu tìm hiểu về phụ nữ đơn thân sau chiến tranh ở Việt Nam và quyết định làm mẹ đơn thân của nhóm phụ nữ này. Nhìn chung các công trình nghiên cứu về mẹ đơn thân của các tác giả nước ngoài dưới góc độ Xã hội học nhằm miêu tả hiện tượng, thực trạng và biểu hiện khó khăn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của mẹ đơn thân. Mẹ đơn thân gặp rất 7 nhiều khó khăn trong đời sống vật chất bởi vì trình độ thấp, sức khỏe không tốt nên họ không thể kiếm được nhiều tiền, cuộc sống của mẹ con luôn bấp bênh, nghèo khó. Các đề tài nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ, cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng đời sống kinh tế cho nhóm đối tượng còn yếu thế này trong xã hội. Dưới góc độ Tâm lí học Xã hội học đã đi sâu nghiên cứu về những khó khăn vật chất của mẹ đơn thân thì khi nghiên cứu về đối tượng mẹ đơn thân Tâm lí học lại đi sâu vào những khó khăn tinh thần của mẹ đơn thân. Tâm lí con người thì đa dạng nên các đề tài nghiên cứu cũng rất phong phú. Tuy nhiên, điểm qua các công trình nghiên cứu về tâm lí mẹ đơn thân phần lớn các công trình nghiên cứu thường tập trung vào ba nhóm: Xu hướng lựa chọn trở thành mẹ đơn thân; Sức khỏe tinh thần mẹ đơn thân; Sự phát triển tâm lí của đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi mẹ đơn thân. Thứ nhất: Xu hướng lựa chọn trở thành mẹ đơn thân Có thể kể đến các công trình nghiên cứu của nhóm các tác giả sau đây Hertz R. (2006) "Cơ hội một mình, làm mẹ do lựa chọn: Cách phụ nữ lựa chọn làm cha mẹ mà không có hôn nhân và tạo ra một gia đình người Mỹ mới", Dales (2014) có bài viết "Ohitorisama - việc sống đơn thân và năng lực (phụ nữ) ở Nhật Bản", Mannis (2015) "mẹ đơn thân do lựa chọn", Susan Golombok và cộng sự (2016) “mẹ đơn thân do lựa chọn: Mối quan hệ giữa mẹ và con và điều chỉnh tâm lí của trẻ em”. Theo kết quả nhận được từ các công trình nghiên cứu về xu hướng trở thành mẹ đơn thân từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 21, xu hướng làm mẹ đơn thân ngày càng tăng lên. Giải thích về hiện tượng gia tăng xu hướng lựa chọn làm mẹ đơn thân các tác giả cho rằng do có sự thay đổi trong nhận thức của người phụ nữ, họ làm điều họ muốn bằng sự tự tin và bản lĩnh của họ. Bên cạnh đó ngày nay tình hình chính trị, văn hóa, xã hội đã thay đổi. Sự bình đẳng giới, tôn trọng tự do cá nhân, xu thế nữ quyền nên người phụ nữ đã mạnh dạng li hôn, giành quyền nuôi con, sẵn sàng trở thành mẹ đơn thân khi họ cảm thấy không thể sống chung với người chồng của mình nữa. Yếu tố tự chủ kinh tế đã góp phần làm cho xu hướng làm mẹ đơn thân được dự đoán sẽ gia tăng trong quá trình phát triển. Thêm vào đó 8 mẹ đơn thân còn nhận được sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè và xã hội nên sẽ làm cho những người người phụ nữ muốn làm mẹ đơn thân trở nên mạnh dạn hơn với những sự lựa chọn của mình. Thứ hai: Sức khỏe tinh thần mẹ đơn thân Ở các nước phát triển từ lâu chính phủ đã rất quan tâm đến đời sống vất chất và sức khỏe tinh thần của người dân nói chung và đối tượng MDT nói riêng. Ở những quốc gia này, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho mẹ đơn thân được quan tâm sâu sắc. Vì thế nên có rất nhiều công trình nghiên cứu về đời sống tinh thần mẹ đơn thân, tìm hiểu những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Năm 1997 đến 2002, một cuộc khảo sát cộng đồng rộng rãi ở Canada cho thấy khoảng 11,2% bà mẹ đơn thân có triệu chứng trầm cảm, chán nản, thất vọng ê chề, nhiều hơn gấp hai lần so với tỉ lệ ở các bà mẹ bình thường. Bella DePaulo Ph.D, năm 2004 Đã phát hành cuốn sách "Single Out" nội dung của quyển sách là những giải pháp giúp cho những người mẹ đơn thân bị kì thị và chối bỏ vẫn có thể sống cuộc đời hạnh phúc, an yên bên cạnh con của mình. Tạp chí khoa học Anh (The British Medical Journal), năm 2015 có bài viết "mẹ đơn thân ở Anh: Dễ bệnh hơn vì không được gia đình ủng hộ". Theo kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phát hiện các bà mẹ đơn thân ở Anh có sức khỏe kém hơn sức khỏe những mẹ đơn thân ở các nước châu Âu khác. Nguyên nhà được xác định cho tình trạng này là do những người mẹ đơn thân ở Anh thường bị gia đình bỏ rơi, kì thị, chối bỏ không chấp nhận việc họ làm mẹ đơn thân. Qua các công trình nghiên cứu kể trên có thể thấy yếu tố tinh thần của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của họ. Tuy nhiên, khi trở thành mẹ đơn thân thì hầu như các mẹ đơn thân ít nhiều điều gặp khó khăn về mặt tâm lí. Do đó, nghiên cứu và hỗ trợ tinh thần mẹ đơn thân là điều đáng được quan tâm. Thứ ba: Sự phát triển tâm lí của đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi mẹ đơn thân Một số tác giả có công trình nghiên cứu về vấn đề này như: McLanahan & Sandefur (1994) "Lớn lên với một phụ huynh đơn thân: Điều gì làm tổn thương, 9 điều gì giúp ích", Amato P. R (2001) "Trẻ em trong ly hôn những năm 1990", Aurora P. Jackson, Kathleen SJ Preston and Todd M. Franke (2010) "Cha mẹ đơn thân và các vấn đề về hành vi của trẻ mẫu giáo". Kết quả của nghiên cứu này cho thấy những căng thẳng, áp lực về việc phải một mình giáo dục con cái của các bà mẹ đơn thân có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho hạnh phúc của trẻ em nghèo và cận nghèo. Issar Daryanai, Jessica, Hamilton, Abramson và Lauren B.Alloy "Cha mẹ đơn thân và Tâm lí vị thành niên". Kết quả của công trình nghiên cứu này cho thấy trẻ em lớn lên trong các gia đình mẹ đơn thân có nguy cơ mắc các bệnh tâm thần cao hơn trẻ em được nuôi dưỡng trong các gia đình có đầy đủ cha mẹ. Nguyên nhân của nguy cơ này là do quá trình giáo dục con của mẹ đơn thân. Các tác giả cũng cho rằng khó khăn tâm lí của người mẹ đơn thân trong quá trình nuôi dạy con sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục con và điều đó đồng nghĩa với việc khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong quá trình giáo dục con ảnh hưởng gián tiếp đến nguy cơ mắc bệnh tâm thần ở trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, trong đề tài này nhóm nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh tâm thần của trẻ vị thành niên trong gia đình mẹ đơn thân với gia đình mẹ nuôi con cùng chồng, thông qua mức độ kiểm soát, sự quan tâm và tính chất kỷ luật con của mẹ đơn thân nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu khó khăn tâm lí của người mẹ trong quá trình giáo dục con. Các nghiên cứu trên đã khẳng định tâm lí của những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi các bà mẹ đơn thân ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực so với những đứa trẻ sống chung với ba mẹ khác. Điều này được tạo nên bởi ảnh hưởng trực tiếp từ việc giáo dục của mẹ đối với con và khó khăn tâm lí của người mẹ lại ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của người mẹ. Do đó, việc hỗ trợ người mẹ đơn thân giảm bớt khó khăn tâm lí trong quá trình nuôi dạy con là rất cần thiết. Như vậy, thông qua những công trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, các nhà khoa học trên thế giới đã minh chứng rằng mẹ đơn thân gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống khó khăn về mặt vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, ngày nay khi xã hội đã phát triển, xu hướng làm mẹ đơn thân ngày càng gia tăng, những người phụ 10 nữ hiện đại chủ động trở thành mẹ đơn thân đã có thể độc lập tài chính, đảm bảo ổn định đời sống vật chất cho chính mình và con của họ. Xã hội đã có cái nhìn thoáng hơn với những người phụ nữ sinh con nhưng chưa từng kết hôn đã giảm tải cho họ phần nào gánh nặng dư luận xã hội. Nhưng cho dù làm mẹ đơn thân chủ động hay bị động, có hay không có khó khăn về vật chất đi chăng nữa thì một khi đã làm mẹ đơn thân, một mình nuôi con nên người thì ít nhiều họ cũng sẽ gặp khó khăn tâm lí. Mà theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã trình bày ở trên, có thể thấy được khó khăn tâm lí nó ảnh hưởng trực tiếp đến không chỉ chất lượng đời sống tinh thần, sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả người con của họ. Đặc biệt là những khó khăn tâm lí của mẹ đơn thân trong việc giáo dục con cái. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu mẹ đơn thân trong nước Ở Việt Nam, đối tượng mẹ đơn thân cũng được các nhà khoa học chú ý và bắt đầu nghiên cứu rộng rãi khoảng 20 năm trở lại đây. Tuy nhiên, những nghiên cứu về mẹ đơn thân chưa có nhiều. Đa số các công trình nghiên cứu là bước đầu tìm hiểu về cuộc sống của những người mẹ đơn thân, những khía cạnh tâm lí và những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình nuôi dạy con, chân dung và vị thế của mẹ đơn thân trong xã hội. Thuật ngữ mẹ đơn thân chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Ngày xưa trong dân gian không có thuật ngữ này. Ông bà xưa gọi những người phụ nữ có chồng mất là "Góa phụ". Còn những người con gái chưa chồng mà có thai bị xã hội biệt thị và đối xử vô cùng tàn bạo. Nhân gian gọi những người phụ nữ này là "chữa hoang", "gái hư" và trừng phạt họ bằng những luật lệ hà khắc đó là cạo đầu bôi vôi, trói chân tay bằng dây thừng rồi bỏ vào lồng heo thả trôi trên sông cho đến chết. Thời xưa, khi người con gái chưa kết hôn mà lại mang trong mình một bào thai và để cho gia đình, làng xã biết tức là họ đã mang trong mình tội chết. Khi chế độ phong kiến được xóa bỏ, chế độ trọng nam khinh nữ không còn quá bành trướng, quyền làm mẹ của người phụ nữ được bảo vệ. Những luật lệ vô nhân tính bị bỏ đi, người phụ nữ mới có vai trò và tiếng nói riêng của mình. Từ đó sự cực khổ, nỗi vất vả khi phải mang nặng đẻ đau và nuôi con một mình mới được nhiều 11 người quan tâm và các nhà xã hội học mới vào cuộc tìm hiểu và có các chính sách hỗ trợ cho mẹ đơn thân về các mặt của đời sống. Một trong những nhà khoa học đầu tiên có công trình nghiên cứu về mẹ đơn thân sớm nhất là tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết năm 1991 "Một mình mẹ đẻ con". Bài viết được thực hiện trong chuyến đi công tác thực tế tại Thái Bình, tác giả đã tiếp xúc trao đổi nghiên cứu một số trường hợp mẹ đơn thân tại xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, Lê Thị Nhâm Tuyết đã miêu tả, phân tích lại tâm trạng của những người mẹ đơn thân đa phần là những người phụ nữ "quá lứa lỡ thì" khi họ đi "xin con", "kiếm con" để nuôi, dưới cái nhìn đầy sự kì thị của mọi người xung quanh. Tác giả Nguyễn Thị Khoa năm 1997 đã cho ra mắt ấn phẩm "Phụ nữ không chồng có con những khía cạnh tâm lí". Tác giả đã miêu tả đời sống tâm lí phức tạp của những người phụ nữ có mối quan hệ ngoài luồng với những người đàn ông đã có vợ và có con riêng với những người đàn ông ấy. Do đó, trong tâm trí họ luôn tồn tại một nỗi sợ đối với người vợ chính thức của người đàn ông họ đang qua lại. Do đó họ rất mong muốn được sự che chở, bảo vệ, quan tâm, chia sẻ của cha đứa bé. Tác giả Nguyễn Thị Khoa cũng nhấn mạnh phụ nữ không có chồng mà có con phải gánh vác một mình mọi công việc trong gia đình. Họ thiếu tình yêu vợ chồng, thiếu đời sống chăn gối. Thêm nữa, tuy xã hội hiện nay đã có những quan tâm và giảm bớt định kiến đối với phụ nữ không chồng mà có con, nhưng thực tế nhiều khó khăn khác nhau đang từng ngày đè nặng trên cuộc sống của họ (Nguyễn Thị Thu Vân, 2016). Cái tên tiếp theo có thể kể đến là Tác giả Lê Thi người có rất nhiều công trình nghiên cứu về mẹ đơn thân. Năm 1998, Lê Thi đã phát hành cuốn sách "Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng". Bức tranh toàn diện đầu tiên về gia đình mẹ đơn thân ở Việt Nam, tác giả đã liệt kê tất cả mọi lí do mà người chồng không có mặt ở gia đình. Bốn năm sau đó, năm 2002 Lê Thi lại tiếp tục phát hành ấn phẩm "Cuộc sống của những người phụ nữ đơn thân ở Việt Nam" đã đi sâu vào nghiên cứu đời sống vật chất và tinh thần, tâm tư, tình cảm của người mẹ đơn thân với ba chương: Chương 1. Những nguyên nhân xã hội ảnh hưởng đến tình trạng phụ nữ đơn thân ở nước ta, lịch sử và hiện tại. Chương 2. Thực trạng đời sống phụ nữ đơn thân: hoàn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan