Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA ...

Tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

.DOCX
66
299
119

Mô tả:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA I. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÉT XỬ LOẠI TỘI NÀY Các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Chương XI - Chương đầu tiên ở phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự 1999 (BLHS), gồm 14 điều, từ Điều 78 đến Điều 91 quy định về 14 tội phạm cụ thể và Điều 92 về hình phạt bổ sung cho tất cả các tội phạm trong chương này. 1. Về cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm an ninh quốc gia a) Do tầm quan trọng của khách thể và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm này gây ra thường rất lớn (nếu xảy ra) và khó xác định, nên về cấu thành tội phạm cơ bản của các tội phạm trong chương này phần lớn chỉ quy định về một dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm, đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, tức là tội phạm đó có cấu thành hình thức. - Các tội có cấu thành hình thức trong chương này gồm: tội Phản bội Tổ quốc, Điều 78; tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Điều 79; tội Gián điệp, Điều 80; tội Xâm phạm an ninh lãnh thổ, Điều 81; tội Bạo loạn, Điều 82; tội Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, Điều 86; tội Phá hoại chính sách đoàn kết, Điều 87; tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Điều 88; tội Phá rối an ninh, Điều 89; tội Chống phá trại giam, Điều 90; tội Trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, Điều 91. - Có 3 tội có cấu thành vật chất, gồm: tội Hoạt động phỉ, Điều 83; tội Khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Điều 84; tội Phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Điều 85; b) Nhiều cấu thành tội phạm không cấu trúc riêng thành cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng, cấu thành giảm nhẹ như ở nhiều cấu thành tội phạm thông thường khác trong BLHS: - Có 8 cấu thành tội phạm không cấu trúc cấu thành tăng nặng thành một cấu thành riêng mà đồng thời vừa là cấu thành cơ bản, vừa là cấu thành tăng nặng, đó là các tội: * Tội Phản bội Tổ quốc, Điều 78: khoản 1 vừa là cấu thành cơ bản, vừa là cấu thành tăng nặng; khoản 2 là cấu thành giảm nhẹ. * Tội Gián điệp, Điều 80: khoản 1 vừa là cấu thành cơ bản, vừa là cấu thành tăng nặng; khoản 2 và khoản 3 là cấu thành giảm nhẹ. * Tội Khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Điều 84: khoản 1 vừa là cấu thành cơ bản, vừa là cấu thành tăng nặng; khoản 2 và khoản 3 là cấu thành giảm nhẹ. * Tội Phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Điều 85: khoản 1 vừa là cấu thành cơ bản, vừa là cấu thành tăng nặng; khoản 2 là cấu thành giảm nhẹ. * Tội Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, Điều 86: khoản 1 vừa là cấu thành cơ bản, vừa là cấu thành tăng nặng; khoản 2 là cấu thành giảm nhẹ. * Tội Phá hoại chính sách đoàn kết, Điều 87: khoản 1 vừa là cấu thành cơ bản, vừa là cấu thành tăng nặng; khoản 2 là cấu thành giảm nhẹ. * Tội Phá rối an ninh, Điều 89: khoản 1 vừa là cấu thành cơ bản, vừa là cấu thành tăng nặng; khoản 2 là cấu thành giảm nhẹ. * Tội Chống phá trại giam, Điều 90: khoản 1 vừa là cấu thành cơ bản, vừa là cấu thành tăng nặng; khoản 2 là cấu thành giảm nhẹ. - Có 2 tội có cấu thành cơ bản đồng thời là cấu thành giảm nhẹ và cấu thành tăng nặng, không cấu trúc cấu thành giảm nhẹ thành một khoản riêng: * Tội Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam, Điều 88: khoản 1 vừa là cấu thành cơ bản, vừa là cấu thành giảm nhẹ; khoản 2 là cấu thành tăng nặng. * Tội Trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, Điều 91: khoản 1 vừa là cấu thành cơ bản, vừa là cấu thành giảm nhẹ; khoản 2 và khoản 3 là cấu thành tăng nặng; - Có 4 tội trong cấu thành cơ bản chỉ quy định về hành vi, không quy định chế tài, đó là các tội: tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, Điều 79; tội Xâm phạm an ninh lãnh thổ, Điều 81; tội Bạo loạn, Điều 82; tội Hoạt động phỉ, Điều 83; c) Về khách thể: - Khách thể chung của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là sự vững mạnh của chính quyền nhân dân; khách thể này có tầm quan trọng đặc biệt, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội khác (xem Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND năm 2004, trang 258). - Trong từng tội phạm cụ thể, khách thể trực tiếp có những đặc tính khác nhau, nhưng vẫn thuộc nội hàm của khách thể chung. d) Về mặt chủ quan: - Trong tất cả các cấu thành của các tội xâm phạm an ninh quốc gia, ý thức của người phạm tội là chống chính quyền nhân dân, mong muốn lật đổ chính quyền hoặc làm suy yếu chính quyền, đây là dấu hiệu bắt buộc. - Động cơ của người phạm tội có thể do vụ lợi, bất mãn chế độ, bất đồng quan điểm chính trị, hận thù giai cấp… Tuy nhiên, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của các tội này. - Lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp, không có lỗi cố ý gián tiếp. 2. Thực tiễn xét xử loại tội phạm này có một số ý kiến khác nhau về việc có áp dụng hay không một số chế định làm giảm nhẹ hoặc tăng nặng hình phạt đối với bị cáo; trong đó có ý kiến cho rằng khi xét xử các tội có cấu thành hình thức, nhất là với các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia thì không áp dụng các chế định “Chuẩn bị phạm tội”, “Phạm tội chưa đạt” hoặc “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội”; Về ý kiến này, tác giả thấy như sau: a) Chế định Chuẩn bị phạm tội: - Điều 17 BLHS quy định: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.” Chế định “Chuẩn bị phạm tội” liên quan đến khái niệm về “Tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng”. Theo quy định tại Điều 8 BLHS về “Khái niệm tội phạm” thì mức hình phạt cao nhất của một khung hình phạt trong một điều luật quy định về một tội phạm sẽ là căn cứ giới hạn để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội: * Nếu người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt có mức hình phạt cao nhất đến ba năm tù thì xác định họ phạm một tội “ít nghiêm trọng”; * Nếu người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt có mức hình phạt cao nhất đến bẩy năm tù thì xác định họ phạm một tội “nghiêm trọng”; * Nếu người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt có mức hình phạt cao nhất đến mười lăm năm tù thì xác định họ phạm một tội “rất nghiêm trọng”; * Nếu người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt có mức hình phạt cao nhất là trên mười lăm năm tù, tù chung thân, tử hình thì xác định họ phạm một tội “đặc biệt nghiêm trọng”; - Tất cả 14 tội xâm phạm an ninh quốc gia đều là những tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng bởi vì cấu thành cơ bản của các tội này đều quy định mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; cấu thành giảm nhẹ của nhiều tội phạm cũng có mức cao nhất của khung hình phạt từ 10, 12 đến 15 năm tù, đều là loại tội rất nghiêm trọng. Do đó, tất cả những hành vi ở giai đoạn Chuẩn bị phạm tội đều phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh tương ứng. - Khi xét xử loại tội xâm phạm an ninh quốc gia, cần nắm chắc cấu thành tội phạm của từng tội phạm cụ thể, chú ý phân tích để xác định hành vi của chủ thể thuộc giai đoạn nào trong quá trình diễn biến của tội phạm, nếu hành vi của chủ thể chỉ dừng lại ở giai đoạn Chuẩn bị phạm tội thì phải áp dụng chế định này với họ để áp dụng mức hình phạt phù hợp. - Cần lưu ý: trong chương này có 4 tội danh có cấu thành tội phạm giảm nhẹ với khung hình phạt có mức hình phạt tù cao nhất đến 7 năm, là loại tội phạm nghiêm trọng, gồm các tội: tội khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, khoản 3 Điều 84; tội Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, khoản 2 Điều 86; tội Phá hoại chính sách đoàn kết, khoản 2 Điều 87; tội Phá rối an ninh: khoản 2 Điều 89. Nếu hành vi của người phạm tội dừng lại ở giai đoạn Chuẩn bị phạm tội thì họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt giảm nhẹ của 1 trong 4 tội này mà họ định phạm. b) Chế định Phạm tội chưa đạt: - Điều 18 BLHS quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.” * Khi đã xác định có đủ yếu tố cấu thành một tội phạm cụ thể thì việc xem xét tội phạm đó qua từng giai đoạn thực hiện phải được tuân theo các quy định của BLHS, trong đó có các quy định về “Chuẩn bị phạm tội”, “Phạm tội chưa đạt”, “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” và các chế định khác. Về lý thuyết và theo các quy định tại Phần chung của BLHS thì không có quy định nào về vấn đề “đối với các tội phạm có cấu thành hình thức thì không áp dụng chế định Chuẩn bị phạm tội, Phạm tội chưa đạt …” Hay nói cách khác, các chế định về Chuẩn bị phạm tội, Phạm tội chưa đạt, Tự ý nửa chừng… không chỉ để áp dụng cho các tội phạm có cấu thành vật chất. * Khi xét xử các loại tội phạm có cấu thành hình thức nói chung và các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói riêng, các Thẩm phán có xu hướng chỉ dừng lại ở nhận thức là đối với các tội này không cần phải có hậu quả xẩy ra, tội phạm cũng đã hoàn thành, xét xử các bị cáo về tội phạm đó là không oan, thế là đạt yêu cầu! Về nguyên tắc thì vẫn phải xem xét tội phạm theo từng giai đoạn thực hiện, từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn tội phạm kết thúc, có như vậy mới định tội được chính xác và lượng hình phạt được phù hợp. Trong trường hợp vụ án có nhiều người tham gia, mỗi người tham gia ở các giai đoạn khác nhau, với ý thức chủ quan khác nhau, nếu không xem xét cụ thể về hành vi khách quan, ý thức chủ quan của những người này khi họ tham gia vào vụ án ở những thời điểm khác nhau thì có thể sẽ mắc sai lầm khi xác định vụ án có đồng phạm hay không, dẫn đến làm oan hoặc bỏ lọt người phạm tội. - Ví dụ: (giả thiết) một người có hành vi liên lạc với cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài với nội dung đề nghị được giúp đỡ để tiến hành các hoạt động nhằm làm suy yếu hoặc lật đổ chính quyền nhân dân ở trong nước; tuy nhiên, lời đề nghị của người này không được phía nước ngoài trả lời hoặc trả lời không chấp nhận. Trong trường hợp này cần xác định chủ thể đã thực hiện hành vi khách quan của tội Phản bội Tổ quốc quy định tại khoản 1 Điều 78 BLHS đó là “Câu kết với nước ngoài”, việc phía nước ngoài không đáp ứng yêu cầu là ngoài sự mong muốn của người này, do đó họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Phản bội Tổ quốc và thuộc trường hợp “Phạm tội chưa đạt” theo quy định tại Điều 18 BLHS; trường hợp người này có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 78 BLHS mà thôi. c) Chế định Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: - Điều 19 BLHS quy định: “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.” - “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” chỉ được xác nhận khi hành vi của chủ thể dừng lại ở giai đoạn Chuẩn bị phạm tội và Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. - Trên thực tế, hành vi Chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội ở giai đoạn Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành đối với các tội phạm có cấu thành hình thức nói chung và các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói riêng thường khó bị phát hiện, ranh giới giữa hai chế định này rất mỏng manh. Do đó, khi một người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng chế định “Chuẩn bị phạm tội”, “Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành” để truy cứu trách nhiệm hình sự với họ nhằm trừng trị, răn đe, xử lý nghiêm khắc người phạm tội hoặc có thể áp dụng chế định “Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội” để miễn trách nhiệm hình sự cho họ nếu trong trường hợp cần thiết phải thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng để kêu gọi, vận động, thuyết phục, giáo dục chung. d) Về tình tiết tăng nặng “Phạm tội nhiều lần”: Không như cấu thành tăng nặng của một số tội phạm khác, tình tiết “Phạm tội nhiều lần” không được sử dụng làm tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với tất cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tại sao lại như vậy, cho đến nay chưa có giải thích nào hoặc kết quả nghiên cứu nào được phổ biến. Hầu hết các tội xâm phạm an ninh quốc gia phải có quá trình chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian, với nhiều hành vi riêng lẻ, hành vi trước là tiền đề cho hành vi sau, mọi hành vi đều bị chi phối bởi ý định xâm phạm an ninh quốc gia. Hành vi khách quan trong cấu thành của nhiều tội xâm phạm an ninh quốc gia thường là những hành vi diễn ra liên tục, trong thời gian dài mới có thể đạt được mục đích phạm tội; thuộc loại “Tội liên tục - Là tội phạm có hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, xâm hại cùng khách thể và đều bị chi phối bởi ý định phạm tội cụ thể thống nhất” (xem Giáo trình trên, trang 79-80); nếu tách những hành vi khách quan của các tội phạm này ra thì có thể có những hành vi chưa cấu thành tội phạm. Khác với “Phạm tội nhiều lần”, mỗi hành vi đều thỏa mãn đầy đủ những dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Do đó, cũng tùy từng trường hợp phạm tội cụ thể để áp dụng hay không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với bị cáo theo điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS. đ) Về tình tiết “Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”; “Phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định trong cấu thành của các tội xâm phạm an ninh quốc gia: - Tình tiết phạm tội “gây hậu quả nghiêm trọng”: tình tiết này được quy định trong cấu thành tăng nặng ở 4 tội danh: tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, khoản 1 Điều 79; tội Xâm phạm an ninh lãnh thổ, khoản 1 Điều 81; tội Bạo loạn, khoản 2 Điều 82; tội Hoạt động phỉ, khoản 1 Điều 83. - Trường hợp phạm tội “Đặc biệt nghiêm trọng”: tình tiết này được quy định trong cấu thành tăng nặng ở 2 tội danh: tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, khoản 2 Điều 88; tội Trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, khoản 3 Điều 91. - Trường hợp “phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng”: tình tiết này được quy định trong cấu thành giảm nhẹ ở 5 tội danh: tội Gián điệp, khoản 2 Điều 80; tội Phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, khoản 2 Điều 85; tội Phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, khoản 2 Điều 86; tội Phá hoại chính sách đoàn kết, khoản 2 Điều 87; tội Chống phá trại giam, khoản 2 Điều 90. Tất cả những khái niệm trên, cho đến nay chưa có giải thích của cơ quan có thẩm quyền, chưa có hướng dẫn của TAND Tối cao và Liên ngành; do đó, khi xét xử, tùy từng trường hợp cụ thể mà đánh giá, xác định cho đúng các tình tiết này. II. VỀ CẤU THÀNH TỘI PHẠM CỦA MỘT SỐ TỘI 1. Tội Phản bội Tổ quốc Điều 76 Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 ghi rõ: “Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.”. Có lẽ theo đó mà tội phạm đầu tiên được quy định trong BLHS là “Tội phản bội Tổ quốc” tại Điều 78: “1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.” Trong số 14 tội xâm phạm an ninh quốc gia, chỉ có tội Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất, thể hiện ở khung hình phạt giảm nhẹ có mức hình phạt thấp nhất là 7 năm tù, cao hơn mức thấp nhất của tất cả các khung hình phạt giảm nhẹ của các tội xâm phạm an ninh quốc gia khác trong chương này. a) Về khách thể: - “Khách thể của tội phản bội tổ quốc là quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (xem Giáo trình trên, trang 260). - Ta thấy phạm vi của khách thể rất rộng, đây cũng chính là khách thể chung của tất cả các cấu thành tội phạm khác trong chương này; lưu ý ở đây là tại sao lại quy định “lực lượng quốc phòng” cũng là khách thể - Điều này dễ hiểu bởi lẽ chức năng của lực lượng quốc phòng là bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc, bảo vệ chế độ chính trị, chế độ kinh tế, bảo vệ Nhà nước. Mọi hành động nhằm làm suy yếu lực lượng quốc phòng cũng là làm suy yếu chế độ, nguy hại tới sự bền vững của quốc gia. b) Mặt khách quan: - Về cấu trúc của tội phạm thì đây là tội phạm có cấu thành hình thức, chỉ cần người phạm tội có hành vi “Câu kết với nước ngoài” nhằm mục đích chống lại Nhà nước là tội phạm đã hoàn thành, không cần phải có hậu quả xẩy ra. - Tội phạm hoàn thành từ kể từ thời điểm chủ thể có hành vi câu kết với nước ngoài. - Theo quy định tại khoản 1 của điều luật thì mặt khách quan của cấu thành tội phạm này là hành vi “Câu kết với nước ngoài”, cần hiểu “Câu kết” là sự “quan hệ qua lại chặt chẽ giữa người phạm tội với người nước ngoài” (theo Giáo trình trên; còn theo Từ điển Tiếng Việt của Nxb KHXH - Trung tâm từ điển, 1994, trang 121 thì Câu kết là “Hợp thành phe cánh để cùng thực hiện âm mưu xấu xa”). Do đó, nếu người phạm tội không có hành vi “Câu kết với nước ngoài” thì không phạm tội này, hay nói cách khác: tội Phản bội Tổ quốc phải có sự liên quan đến yếu tố nước ngoài (“Nước ngoài” ở đây có thể là cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước của nước ngoài). - Các hành vi “Câu kết với nước ngoài” cụ thể là: * Bàn bạc với nước ngoài về mưu đồ chống phá Tổ quốc Việt Nam; * Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài: nhận tiền, vũ khí, phương tiện kỹ thuật… để phục vụ cho các hoạt động nhằm chống lại chính quyền nhân dân; * Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay cho nước ngoài hoạt động chống lại Tổ quốc; Người phạm tội chỉ thực hiện một trong các hành vi nêu trên là tội phạm đã hoàn thành, không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các hành vi này. c) Mặt chủ quan: - Theo quy định tại Điều 9 BLHS về “Cố ý phạm tội” thì: “Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; 2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra”. Theo quy định tại khoản 1 của điều luật trên, đối chiếu với cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, không có lỗi cố ý gián tiếp ở loại tội phạm này. * Mục đích của người phạm tội là nhằm chống lại chính quyền nhân dân, mong muốn làm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế của đất nước. Mục đích là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này (không chỉ với tội Phản bội Tổ quốc mà đối với tất cả các tội thuộc chương này, mục đích là dấu hiệu bắt buộc…) * Động cơ phạm tội có thể là: vụ lợi, bất mãn với chế độ, nguy hiểm hơn nữa có thể là hận thù giai cấp. Động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với cấu thành tội này. d) Về chủ thể: - Chỉ có thể là công dân Việt Nam, tức là người mang quốc tịch Việt Nam (xem Luật Quốc tịch). Người nước ngoài không phải là chủ thể của tội phạm này như đối với một số tội phạm khác trong chương này; nếu có người nước ngoài tham gia thì người nước ngoài sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền với vai trò đồng phạm như tổ chức, xúi giục, giúp sức hoặc bị truy cứu về tội gián điệp. - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam cũng thuộc chủ thể của tội phạm này. - Về độ tuổi: tất cả công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đều có thể là chủ thể của tội này. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với trường hợp người phạm tội là người chưa thành niên, bởi lẽ ở độ tuổi này nhận thức của họ còn non nớt, ý thức chính trị không rõ ràng, khi truy cứu trách nhiệm hình sự với họ về tội phạm này (và các tội phạm khác thuộc chương này) cần phải xem xét kỹ về ý thức chủ quan của họ; thực tế chưa gặp trường hợp nào truy tố, xét xử người ở độ tuổi từ đủ 14 đến 16 tuổi về tội này, kể cả trường hợp từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi cũng rất ít (nếu không nói là chưa…). 2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân Điều 79 BLHS quy định: “Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau: 1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình; 2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm”. Điều luật trên có cấu trúc khá đặc biệt: - Cấu thành cơ bản của tội phạm được quy định ngay đoạn đầu của điều luật, là cấu thành hình thức, tức là chỉ quy định về hành vi khách quan của tội phạm; không quy định chế tài xử phạt. Nhưng cần chú ý hành vi khách quan trên không phải là hành vi trực tiếp tác động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, mà chỉ là những “hoạt động” để thành lập tổ chức phản động hoặc tham gia tổ chức này với mục đích lật đổ chính quyền nhân dân thì người đó đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này; còn tổ chức này sau đó có hoạt động nhằm lật đổ chính quyền hay không, người này hoạt động như thế nào trong tổ chức đó kể từ khi tham gia,… không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này (xem Giáo trình trên, trang 49 về Cấu thành tội phạm cắt xén). - Khoản 1 của điều luật là cấu thành tăng nặng, áp dụng đối với người đứng ra thành lập một đảng phái, một tổ chức phản động nào đó để hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; người xúi giục người khác tham gia tổ chức, đảng phái này hoặc người hoạt động tích cực, đắc lực trong tổ chức, đảng phái này. - Khoản 2 của điều luật là cấu thành giảm nhẹ, áp dụng đối với người đồng phạm, đó là những người bị rủ rê, lôi kéo, xúi giục tham gia tổ chức, đảng phái phản động để hoạt động cho tổ chức, đảng phái đó nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đối với những người này, chỉ cần họ đồng ý gia nhập tổ chức, đảng phái có cương chỉ, mục đích nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, không cần phải có “Quyết định kết nạp” của tổ chức, đảng phái đó đối với họ; bản thân những người này chưa có hoạt động cụ thể gì cho tổ chức, đảng phái đó cũng đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều này. a) Khách thể: - Khách thể bị tội phạm xâm hại là sự tồn tại của chính quyền nhân dân, từ cấp địa phương đến cấp trung ương. Không nhất thiết tội phạm phải tác động cùng một lúc tới tất cả các cấp chính quyền trong phạm vi toàn quốc, chỉ cần các chủ thể của tội phạm có mục đích lật đổ chính quyền ở một cấp, ở một địa phương thì khách thể của tội phạm đã bị xâm hại. - Đối tượng tác động của tội phạm (khách thể trực tiếp) là “Chính quyền nhân dân”. Vậy “Chính quyền nhân dân” ghi trong điều luật này gồm những cơ quan nào? Có ý kiến cho rằng “Chính quyền nhân dân” ở đây chỉ bao gồm Uỷ ban nhân dân các cấp, Hội đồng nhân dân các cấp, Chính phủ, Quốc hội mới là đối tượng tác động của tội phạm này. Vậy các hành vi tấn công vào các cơ quan nhà nước chuyên ngành như Kho bạc nhà nước, Bưu điện, Đài phát thanh, trường học, bệnh viện… và các cơ quan trong hệ thống chính trị như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ… có phải là hành vi khách quan của cấu thành tội phạm này không? Vấn đề này, theo tác giả thì: Theo Từ điển Tiếng Việt (nêu trên, trang 157), danh từ “Chính quyền” được hiểu theo 2 nghĩa: 1) Quyền điều khiển bộ máy nhà nước. 2) Bộ máy điều khiển, quản lý công việc của nhà nước; theo cả hai nghĩa này thì “Chính quyền nhân dân” ở đây cần được hiểu là Bộ máy Nhà nước, bao gồm các cơ quan đảng, các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các cơ quan trong hệ thống chính trị. Do đó, mọi hành vi xâm hại, tấn công vào một trong các cơ quan này với mục đích lật đổ chính quyền nhân dân đều là hành vi khách quan trong cấu thành của tội phạm này. b) Mặt khách quan: - Trong cấu thành cơ bản của tội này quy định một người thực hiện một trong hai hành vi sau đây sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự: * Hành vi “hoạt động thành lập” tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: người “hoạt động thành lập” có thể là người đề xướng ra chủ trương, đường lối hoạt động, tuyên truyền lôi kéo, tập hợp người vào tổ chức chống chính quyền nhân dân. Chủ trương, đường lối hoạt động của tổ chức chống chính quyền nhân dân có thể được cụ thể hóa bằng các tài liệu như chính cương, điều lệ, chương trình hành động, tài liệu huấn luyện, lời kêu gọi… Nhưng cũng có thể chỉ là những lời lẽ tuyên truyền, rủ rê người khác cùng đứng ra thành lập tổ chức hay tham gia tổ chức chống chính quyền nhân dân. “Hoạt động thành lập” tổ chức có thể là chuẩn bị cho việc thành lập tổ chức hoặc là đã thành lập được tổ chức. Được coi là hoạt động thành lập tổ chức chống chính quyền nhân dân và tội phạm hoàn thành từ thời điểm một người đề xướng ra chủ trương, đường lối chống chính quyền nhân dân cho người thứ hai biết, dù người thứ hai có thể đồng ý hoặc không đồng ý. * Hành vi “tham gia” tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: một người, trên cơ sở nhận thức được mục đích của tổ chức là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nhưng vẫn tán thành và tự nguyện đứng vào hàng ngũ của tổ chức để hoạt động cho tổ chức. Được coi là tham gia tổ chức chống chính quyền nhân dân và tội phạm hoàn thành từ thời điểm biểu thị sự đồng tình gia nhập tổ chức, kể cả trường hợp tổ chức đó chưa được thành lập, không nhất thiết phải được tổ chức làm thủ tục kết nạp, công nhận, không đòi hỏi phải có ít nhiều hoạt động thực tế trong tổ chức. c) Mặt chủ quan: (xem mục c.1.II về tội Phản bội Tổ quốc) - Thực tế xét xử có một số trường hợp người tham gia tổ chức chống chính quyền nhân dân để được ra nước ngoài, được học vi tính, học tiếng Anh và đi du lịch không mất tiền… Vấn đề chính quyền có bị lật đổ hay suy yếu, họ không quan tâm. Khi gặp những trường hợp này, một số Hội đồng xét xử thường đánh giá vai trò các bị cáo này hạn chế, phạm tội do cơ hội, động cơ vụ lợi cá nhân, không mang tính chống đối quyết liệt, thù địch gay gắt… tức là đã đánh giá lỗi của bị cáo là lỗi cố ý gián tiếp? Như nói ở phần trên, không có lỗi cố ý gián tiếp trong cấu thành các tội này, vậy có gì là mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tiễn về vấn đề này? Về nội dung này có lẽ cần phải có nhiều nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử mới có thể hoàn thiện được lý luận về cấu thành tội phạm nói chung và mặt chủ quan nói riêng trong cấu thành các tội xâm phạm an ninh quốc gia. - Qua một số vụ án, có tổ chức hoặc một nhóm người hoạt động không nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân mà xuất phát từ chỗ nhằm vào những yếu kém, sai sót, khuyết điểm của cá nhân hoặc tập thể lãnh đạo chính quyền nhân dân, lôi kéo nhiều người tham gia khiếu kiện, biểu tình yêu cầu phải cách chức, kỷ luật, thậm chí tấn công những người này, đập phá trụ sở… nhằm bôi nhọ hoặc làm suy giảm uy tín của cá nhân người lãnh đạo chính quyền nhân dân thì cần xem xét kỹ về ý thức chủ quan để định tội cho chính xác; nếu không đủ căn cứ khẳng định mục đích của họ là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thì có thể truy cứu những người này về tội bạo loạn hoặc tội khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. d) Về chủ thể: (xem mục d.1.II về chủ thể của tội Phản bội Tổ quốc) - Chủ thể của tội phạm này không bị hạn chế với người nước ngoài như ở tội Phản bội Tổ quốc, là bất kì ai có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. - Ở một số vụ án, số bị cáo trong độ tuổi từ 20 đến 35 chiếm tỷ lệ cao; những người này thường là những sinh viên các trường đại học, cao đẳng, nhiều người đã tốt nghiệp 2 - 3 trường đại học, có những người là giám đốc công ty, chủ tịch hội đồng quản trị của doanh nghiệp, nhiều người có học vị cao, hiểu biết nhiều về chính trị, pháp luật… - Có vụ án, tất cả các bị cáo đều theo đạo Thiên chúa giáo, quá trình hoạt động phạm tội của họ thường gắn với sinh hoạt tôn giáo nhà thờ, đằng sau họ có một thủ lĩnh tinh thần là Giám mục, Linh mục, Mục sư nào đó… Nắm chắc đặc điểm, trình độ của bị cáo trước khi xét xử giúp Thẩm phán chủ tọa chủ động chuẩn bị nội dung xét hỏi, đấu lý với bị cáo một cách vững vàng tại phiên tòa công khai là điều rất cần thiết, nhất là những phiên tòa xét xử các tội xâm phạm an ninh quốc gia. 3. Tội gián điệp - Điều 80 BLHS quy định như sau: “1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 3. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự”. - Tội gián điệp là tội có cấu thành hình thức; tội phạm hoàn thành từ thời điểm chủ thể nhận làm gián điệp hoặc từ thời điểm chủ thể xâm nhập biên giới; trong cả hai trường hợp, dù chủ thể chưa thực hiện một trong các hoạt động tình báo, hoạt động phá hoại, hoạt động gây cơ sở, hoạt động thám báo thì tội phạm cũng đã hoàn thành. - So với tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, về chế tài xử phạt thì hai tội như nhau, quy định tại khoản 1 và khoản 2 của mỗi điều; nhưng ở tội Gián điệp thì có khác là nếu người đã nhận lời làm gián điệp nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú thì được miễn trách nhiệm hình sự (khoản 3); còn ở tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền thì chỉ cần đã nhận lời tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền, dù chưa được kết nạp vào tổ chức, chưa hoạt động gì cho tổ chức đó và tự thú thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - So sánh với tội Phản bội Tổ quốc thì tội Gián điệp cũng có dấu hiệu quan hệ với nước ngoài, nhưng khác ở chỗ: trong tội Phản bội Tổ quốc, sự quan hệ đó chặt chẽ hơn, đạt đến mức độ “câu kết”; trong tội Gián điệp, sự quan hệ với nước ngoài không chặt chẽ bằng, chỉ là “sự chỉ đạo của nước ngoài”; tội Phản bội Tổ quốc nhằm mục đích thay đổi chế độ chinh trị, kinh tế - xã hội, lật đổ chính quyền nhân dân; tội Gián điệp chỉ nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân nói chung. Nếu hành vi gián điệp có cấu kết với nước ngoài nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thì hành vi đó cấu thành tội Phản bội Tổ quốc. a) Khách thể:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146