Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Một số câu hỏi trắc nghiệm môn luật shtt...

Tài liệu Một số câu hỏi trắc nghiệm môn luật shtt

.DOCX
6
797
56

Mô tả:

MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN LUẬT SHTT Một số câu hỏi trắc nghiệm: K31-kinh tế, quốc tế - HLU Thời gian: 60phút Được sử dụng các văn bản luật 1. Người chuyển thể, biên soạn, cải biên chỉ phải trả thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm gốc khi tác phẩm đã được công bố. 2. Chỉ có cuộc biểu diễn ở Việt Nam mới được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam. 3. Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh chỉ dẫn địa lý sản phẩm. 4. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm kể cả khi hành vi đó đang hoặc đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. 5. Sáng chế được bảo hộ đương nhiên 20 năm kể từ ngày nộp đơn. 6. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn. 7. Tên thương mại được bảo hộ phải bao gồm đầy đủ tên theo đăng ký kinh doanh. Câu 1: Khẳng định sau đúng hay sai? tại sao? 1. Chỉ dẫn địa lí là bản mô tả nguồn gốc địa lý của hàng hóa. 2. Khi áp dụng biện pháp bảo vệ QSHTT bằng hành chính và hình sự thì chủ sở hữu QSHTT vẫn có thể áp dụng biện pháp dân sự. 3. Thư viện có thể sao chép tác phẩm phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không phải xin phép và trả tiền nhuậ bút thù lao. 4. Người nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế có thể thay đổi đơn theo hướng mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi bảo hộ. Một số câu hỏi trắc nghiệm 1. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt nam. 2. Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm 3. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn 4. Chỉ dẫn địa lý có thời hạn bảo hộ không xác định 5. Chương trình máy tính được bảo hộ dưới dạng tác phẩm văn học 6. Quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền là không độc quyền 7. Công chúng có mọi quyền đối với tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình 8. Tòa án có quyền đơn phương áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời 9. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận không phải là người sử dụng nhãn hiệu đó Hỏi: Taị sao các khách hàng ko nộp trực tiếp đơn cho cục sỡ hữu trí tuệ mà lại thông qua các công ty sở hữu trí tuệ làm đại diện ? - Có hai trường hợp: Trường hợp 1: nếu là cá nhân, pháp nhân nước ngoài nộp đơn vào Việt Nam, luật không cho nộp trực tiếp mà bắt buộc phải qua đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam Trường hợp 2: cá nhân, pháp nhân, tổ chức tại Việt Nam có quyền nộp đơn trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ, nhưng để nộp được đơn đăng ký, người nộp đơn phải làm tờ khai đăng ký trong đó chứa đựng những nội dung phức tạp. Do đó, tốt nhất là nhờ đại diện sở hữu trí tuệ họ làm cho. - Có hai hình thức nộp đơn thứ nhất là trực tiếp nộp đơn thứ hai là thông qua đại diện theo ủy quyền những người đại diện theo ủy quyền phải có thẻ đại diện của cục sở hữu trí tuệ cấp việc lựa chọn hình thức đại diện này là do ý chí của người nộp đơn thôi đơn giản là vì có nhiều ưu điểm trong cách thông qua đại diện như: người đại diện với hiểu biết của mình có thể tư vấn xem đăng kí bảo hộ với loại đối tượng nào thì có lợi nhất, phải phân nhóm đối tượng (nếu không phân nhóm chắc chắn bị trả hồ sơ nếu không trả hồ sơ thì phải trả phí cho cục sở hữu trí tuệ phân nhóm), trình tự thủ tục làm, những giấy tờ cần chuẩn bị, thời hạn.... không phải ai cũng nắm được những điều này vì thế cần những đại diện chuyên về sở hữu trí tuệ, mất phí dịch vụ song có thể an tâm là được làm nhanh gọn nhất. 1. có thể gia hạn nhiều làn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 2. quyền đối với chỉ dẫn địa lý không thể là đối tượng của các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. 3. công chúng có các quyền tài sản và quyền nhân thân đối với các tác phẩm hết thời hạn bảo hộ. 4. chủ đơn có thể sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu bằng việc mở rộng hay thu hẹp phạm vi bảo hộ các đối tượng đăng ký. 5. thư viện có quyền sao chép tự do các tác phẩm đã công bố để lưu trữ, phục vụ cho việc nghiên cứu mà không phải trả tiền thù lao. 6. người sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước phải xin phép sử dụng và thanh toán tiền thù lao 7. quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý phát sinh trên cơ sở thực hiện sử dụng chỉ dẫn địa lý 8. các thông tin bí mật không liên quan đến hoạt động kinh doanh sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh 9. chủ sỡ hữu sáng chế có nghĩa vụ sử dụng sáng chế đã được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu của xã hội. 10. các quyền tài sản thuộc quyền tác giả đều có quyền bảo hộ là suốt đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau khi tác giả chết Đề thi sở hữu trí tuệ K32: 1, Người vẽ tranh minh họa cho tác phẩm văn học và tác giả tác phẩm văn học là đồng tác giả. Câu này tớ trả lời SAI. 2, Giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý không cần phải đóng lệ phí duy trì hiệu lực(câu này không nhớ chính xác, nhưng nội dung kiểu thế này). Tớ trả lời SAI. 3, Sử dụng nhãn hiệu vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu. ĐÚNG. 4, Chỉ có những cuộc biểu diễn tại Việt Nam mới được bảo hộ bởi luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. SAI 5, Việc chuyển nhượng, chuyển giao đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực khi 2 bên kí kết hợp đồng. SAI Đề thi sở hữu trí tuệ Đại học Luật TPHCM 2009 khoa quốc tế 1. Người chuyển thể, biên soạn, cải biên chỉ phải trả thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm gốc khi tác phẩm đã được công bố. 2. Chỉ có cuộc biểu diễn ở Việt Nam mới được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam. 3. Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh chỉ dẫn địa lý sản phẩm. 4. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm kể cả khi hành vi đó đang hoặc đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. 5. Sáng chế được bảo hộ đương nhiên 20 năm kể từ ngày nộp đơn. 6. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn. 7. Tên thương mại được bảo hộ phải bao gồm đầy đủ tên theo đăng ký kinh doanh. 8. Chỉ dẫn địa lí là bản mô tả nguồn gốc địa lý của hàng hóa. 9. Khi áp dụng biện pháp bảo vệ QSHTT bằng hành chính và hình sự thì chủ sở hữu QSHTT vẫn có thể áp dụng biện pháp dân sự. 10. Thư viện có thể sao chép tác phẩm phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không phải xin phép và trả tiền nhuậ bút thù lao. 11. Người nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế có thể thay đổi đơn theo hướng mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi bảo hộ. Trả lời mấy câu này nha: 1. Sai, vì theo khoản 1 Điều 6 luật SHTT, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm dc sáng tạo và dc thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định ,ko phụ thuộc vào việc tác phẩm đó đã dc công bố hay chưa.Và việc làm các tác phẩm phái sinh (như chuyển thể, biên soạn...) thì không phải trả tiền thù lao cho tác giả, chỉ cần xin phép tác giả thôi(khoản 7 Điều 28 luật SHTT) 2. Sai vì điểm a, khoản 1 Điều 17 LSHTT quy định cuộc biểu diễn đc bảo hộ trong cả trường hợp do công dân Việt Nam thực hiện tại VN hoặc nc ngoài. 3. Câu hỏi này không rõ ràng lắm nên ko biết trả lời sao cả "chỉ dẫn địa lí là tên địa danh chỉ dẫn địa lí" (trong mọt câu ngắn ngủn mà lấy chỉ dẫn địa lí để nói về chỉ dẫn địa lí,bó tay 4. Đúng, vì biện pháp dân sự đc áp dụng khi có yêu cầu của chủ thể bị vi phạm với các biện pháp khác nhau, thường là bồi thường thiệt hại và khắc phục thiệt hại.Phát sinh khi có thiệt hại xảy ra đối với bên bị vi phạm, không phụ thuộc vào việc hành vi đó đã bị xử phạt hành chinh hay hình sự hay chưa. 5 Sai, vì sáng chế k dc bảo hộ đương nhiên mà chỉ đc bảo hộ kể từ ngày đc cấp bằng bảo hộ (khoản 1 điều 93 L SHTT ) 6. Nhãn hiệu nổi tiếng đc bảo hộ giống như nhãn hiệu bt tức là có hiệu lực kể từ ngày cấp đến 10 năm kể từ ngày nộp đơn (khoản 6 Điều 93). 7. Sai, vì yêu cầu bảo hộ tên thương mại chỉ cần không nhầm lẫn với các chủ thể kinh doanh cùng khu vực, lĩnh vực khác là đc. 8. Sai, vì chỉ dẫn địa lí là dấu hiệu để chỉ sphẩm có nguồn gốc từ khu vực đphương, vùng lãnh thổ hay quốc gia xác định, có liên quan đến thương hiệu và mục đích thương mại, chứ không đơn thuần chỉ là bản mô tả nguồn gốc địa lí của hàng hoá. 9. Đúng, như đã giải thích ở câu 4 10. Sai, vì việc sao chép đó phải không đc làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của tác phẩm, k gây phương hại đến các quyền của tác giả ...(khoản 2 Điều 25 L SHTT) 11. Sai, vì theo điều 97 khoản 3 luật shtt thì chủ văn bằng bảo hộ có quyền thu hẹp phạm vi quyền sở hữu công nghiệp thôi. Đề thi tự luận luật sở hữu trí tuệ 1. anh A, D, và K đều nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hội với cùng 1 giải pháp hữu ích, 1 kiểu dáng công nghiệp và các đơn của các chủ thể trên có điều kiện ưu tiên như nhau. vậy cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết ntn? 2. công ty T có sáng tạo ra 1 giải pháp kỹ thuật. t6/2006, cty có tổ chức buổi hội thảo giới thiệu về giải pháp này. cuộc hội thảo được báo chí đánh giá cao. nay cty muốn đc nộp đơn xin bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế có đc k? 3. cty A cấp kinh phí và phương tiện cho anh A là nhân viên cty để yêu cầu anh A sáng tạo ra 1 kiểu dáng công nghiệp chuẩn bị cho sự ra đời của sản phẩm mới của cty. vậy ai là người đc quyền nộp đơn yêu cầu cấp bằng? anh A hay cty A? 4. doanh nghiệp A sản xuất nước mắm tại Phú Quốc đã đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa là "nước mắm Phú Quốc". dn B cũng sản xuất nước mắm trên ở Phú Quốc. vậy dn B có đc đăng ký tên gọi như vậy k? 5. cty sản xuất nước hoa cao cấp định đưa vào sản xuất chai nước hoa có kiểu dáng độc đáo, được thiết kế để không bị đổ nước hoa ra ngoài. vậy có các dạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nào mà cty này có thể? 6. có đc đăng ký nhãn hiệu không? điều kiện đăng ký (nếu có) a. trùng với tên người nổi tiếng b. trùng với tên thương mại của hàng hóa khác c. trùng với tên 1 địa danh d. trùng với 1 nhãn hiệu nổi tiếng Xin trả lời đề thi trên như sau: 1. anh A, D, và K đều nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hội với cùng 1 giải pháp hữu ích, 1 kiểu dáng công nghiệp và các đơn của các chủ thể trên có điều kiện ưu tiên như nhau. vậy cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết ntn? - Cơ quan có thẩm quyền, ở đây là Cục SHTT, sẽ giải quyết trên cơ sở quy định tại khoản 2 điều 90 Luật SHTT 2005 về nguyên tắc nộp đơn ưu tiên trong đó ghi rõ “Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. » 2. công ty T có sáng tạo ra 1 giải pháp kỹ thuật. t6/2006, cty có tổ chức buổi hội thảo giới thiệu về giải pháp này. cuộc hội thảo được báo chí đánh giá cao. nay cty muốn đc nộp đơn xin bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế có đc k? Việc nộp đơn thì hoàn toàn được, không ai cấm, tuy nhiên sáng chế của Cty T sẽ không có khả năng bảo hộ độc quyền do không đáp ứng yêu cầu về tính mới. Sáng chế đã bị mất tính mới do Cty T đã bộc lộ công khai tại buổi hội thảo và đã không nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bộc lộ công khai đó. Quy định tại Điều 60 Luật SHTT về Tính mới của sáng chế. 3. cty A cấp kinh phí và phương tiện cho anh A là nhân viên cty để yêu cầu anh A sáng tạo ra 1 kiểu dáng công nghiệp chuẩn bị cho sự ra đời của sản phẩm mới của cty. vậy ai là người đc quyền nộp đơn yêu cầu cấp bằng? anh A hay cty A? Công ty A được quyền nộp đơn. Căn cứ Điểm b, khoản 1, điều 86 Luật SHTT2005 về quyền đăng ký sáng chế, KDCN, GPHI trong đó có ghi “Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này (Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.)” 4. Doanh nghiệp A sản xuất nước mắm tại Phú Quốc đã đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa là "nước mắm Phú Quốc". dn B cũng sản xuất nước mắm trên ở Phú Quốc. vậy dn B có đc đăng ký tên gọi như vậy k? Nước mắm Phú Quốc là một chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký. Theo Quy định tại Luật SHTT 2005, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thuộc về cơ quan nhà nước, ở đây là UBND tỉnh. Việc các doanh nghiệp muốn sử dụng chỉ dẫn địa lý Nước mắm phú quốc trên sản phẩm của mình sẽ do UBND tỉnh Kiên Giang quyết định trên cơ sở đánh giá chất lượng nước mắm theo tiêu chuẩn đã định trước. 5. Cty sản xuất nước hoa cao cấp định đưa vào sản xuất chai nước hoa có kiểu dáng độc đáo, được thiết kế để không bị đổ nước hoa ra ngoài. vậy có các dạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nào mà cty này có thể? Ở đây Cty trên có thể bảo hộ sản phẩm của mình dưới các dạng: - Kiểu dáng công nghiệp cho KD độc đáo, mới; - Sáng chế: Sản phẩm chai với ưu điểm là không làm đổ nước hoa ra; 6. Theo thông tư 01/2007 các trường hợp sau đây là dấu hiệu trùng / gây nhầm lẫn không được bảo hộ: -Dấu hiệu là từ ngữ trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng một cách hợp pháp cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ và có khả năng làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu là do người có tên thương mại nói trên sản xuất, thực hiện; => b ko được -Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam và nước ngoài; dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên gọi hoặc hình ảnh nhân vật, hình tượng đặc trưng của tác phẩm đã biết đến một cách rộng rãi, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có khả năng làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu là do chủ sở hữu tác phẩm đó sản xuất, thực hiện; =>nếu nhân vật nổi tiếng thuộc trường hợp trên thì ko được. Ví dụ : Mickey của WAlt Disney. -Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng và hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu tuy không trùng, không tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó, nhưng việc sử dụng dấu hiệu làm nhãn hiệu có thể làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng có tồn tại mối quan hệ giữa hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, có khả năng thực tế làm suy giảm khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc tổn hại đến uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng. => b ko được. -Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên gọi, biểu tượng của một quốc gia, của một vùng lãnh thổ (quốc kỳ, quốc huy, quốc hiệu, tên nước, tên địa phương) hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên gọi, biểu tượng của một quốc gia, một vùng lãnh thổ gây nên sự lầm tưởng rằng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu có nguồn gốc từ nước, vùng đó nhưng thực sự có nguồn gốc từ nước, vùng khác; => c cũng ko được
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan