Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu tôm...

Tài liệu Luận văn phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu tôm

.DOC
29
278
98

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH QUANG THỊ HOÀNG MAI PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG - STAPIMEX LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 52340101 8- 2015 i ii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm qua, nền kinh tế nước đã có những bước phát triển vượt bậc thành công lớn nhất thuộc về lĩnh vực xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu thủy sản. Năm 2014, xuất khẩu thủy sản tuy đứng thứ 5 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu nhưng lại có mặt ở thị trường lớn và khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2014 tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,84 tỷ USD, tăng hơn 17% so với năm 2013. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 4.1 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013, chiếm 51,9% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thủy sản. Vì vậy, tôm được xem là mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam. Thành công này là do các công ty thủy sản Việt Nam kịp thời nắm bắt một số cơ hội thuận lợi như diên tích và sản lượng tôm tăng, ngảnh tôm ở Thái Lan và Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh EMS. Tuy nhiên, gần đây theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tôm Việt Nam chỉ đạt gần 1,3 tỷ USD, giảm 28% so với cũng kỳ năm 2014 và kim ngạch xuất khẩu được dự báo sẽ giảm so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự bất ổn ở các thị trường chính như khủng hoảng nợ công Hy Lạp sản lượng tôm thế giới tăng trong khi đó nhu cầu và giá tôm của các nước khác lại giảm, đồng USD tăng giá nên “ép giá” tôm Việt Nam, các hàng rào kỹ thuật. Sóc Trăng có đường bờ biển dài 72km với 2 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 2 con sông lớn Trần Đề và Định An) và sông Mỹ Thanh nên có nguồn hải sản đáng kể, có điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp và thủy hải sản. Trong năm 2014 vừa qua, Sóc Trăng nằm trong các 6 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng nuôi tôm lớn nhất, đóng góp đáng kể vào sản lượng xuất khẩu tôm của cả nước, với diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnh trên 50.000 ha, sản lượng đạt hơn 140.000 tấn (Báo cáo số: 227/BC-UBND của UBND tỉnh Sóc Trăng, 05/12/2014) là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công ty chế biến xuất khẩu. Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng-Stapimex là một trong những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu tỉnh Sóc Trăng, xếp vị trí thứ 3 trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy trong quý 1 năm 2015. Song song đó, bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty cũng gặp không ít những khó khăn như: trong đợt xem xét hành chính POR8 năm 2014 công ty đã phải chịu mức thuế đến 9,75% gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Ngoài ra, giá nguyên liệu tăng cùng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm khắc khe hơn, mới đây Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ, kinh tế Nhật Bản suy giảm, cuộc chiến cấm vận của Nga và các nước phương Tây vẫn còn tiếp diễn cũng là nguyên nhân làm cho hoạt động xuất khẩu tôm của công ty trong những năm qua chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, đề tài “Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu tôm của Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng-Stapimex” thực hiện nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh; tận dụng những cơ hội do thị trường đem lại, hướng tới nâng cao vị thế cạnh tranh với các công ty trong và ngoài nước. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu tôm của Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng-Stapimex; từ đó đề xuất các giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm của công ty trong những năm tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể -Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu tôm của Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng-Stapimex -Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tôm của Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng-Stapimex. -Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm của công ty trong thời gian tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc TrăngStapimex. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu -Số liệu sử dụng phân tích được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến tháng 6/2015. -Đề tài được tiến hành thực hiện từ ngày 10/8/2015 đến ngày 16/11/2015. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thủy sản của Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng-Stapimex. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Trần Thị Ngọc Hân (2010) Phân tích tinh hình xuất khẩu tôm của Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – Stapimex dã sử dụng phương pháp so sánh kết hợp với phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty trong giai đoạn từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2010 dựa trên các chỉ tiêu về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu theo từng thị trường, từ đó tìm ra thị trường xuất khẩu chính cho công ty. Bên cạnh đó đề tài cũng sử dụng ma trận IFE và EFE để phân tích tác động các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến hoạt động xuất khẩu của công ty, nhằm giúp tìm ra giải pháp khắc phục những yếu tố trên. Tác giả Võ Châu Nhật Duy (2012) Tình hình xuất khẩu tôm của Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng - Stapimex sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối thông qua sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm trong giai đoạn từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2013, qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu tôm của công ty. Ngoài ra, đề tài cũng sừ dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm của công ty. Phan Thị Cẩm Hường (2013) Phân tích hoạt động xuất khẩu tôm của công ty cổ phần thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu Huỳnh Hương giai đoạn 2010 – 2012, tác giả sử dụng phương pháp so sánh dựa trên các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu tôm của công ty trong giai đoạn 2010 - 2012, phân tích kim ngạch xuất khẩu theo thị trường và cơ cấu sản phẩm. Từ đó nhận ra đặc điểm của từng thị trường để tìm ra sản phẩm và thị trường chủ lực cho công ty. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu lợi bằng cách bán sản phầm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia (Dương Hữu Hạnh, 2014, trang 11). 2.1.2 Các loại hình xuất khẩu 2.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là loại hình xuất khẩu trong đó người bán người mua liên hệ trực tiếp với nhau để bàn bạc, thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác (Quan Minh Nhựt và Lê Trần Thiên Ý, 2013, trang 32). Cách thức tiến hành xuất nhập khẩu trực tiếp: -Nghiên cứu thị trường và thương nhân. -Đánh giá hiệu quả thương vụ kinh doanh thông qua việc xác định tỷ suất huy động hàng hóa xuất khẩu và tỷ suất huy động hàng hóa nhập khẩu. -Tiến hành đàm phán trực tiếp hoặc qua thư thương mại để bàn bạc, thỏa thuận các vấn đề về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao nhận,… -Ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa. -Tổ chức hợp đồng xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa đã ký kết. 2.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu trong đó người mua và người bán giao dịch với nhau thông qua trung gian (Quan Minh Nhựt và Lê Trần Thiên Ý, 2011, trang 26). Đây là hình thức được đa phần các công ty xuất khẩu của Việt Nam sử dụng vì phù hợp với trinh độ tài chính của công ty mình, giảm thiểu rủi ro trong quá trình buôn bán với đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức này làm giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp Việt Nam vì phải tốn một khoản tiền (phí) nhất định giành cho trung gian, hơn thế nữa người bán không nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm này khiến người xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào uy tín kinh doanh của trung gian. Xuất khẩu gián tiếp có các hình thức: - Môi giới: Là loại trung gian đơn thuần giữa bên mua và bên bán. - Ủy thác mua bán hàng hóa: Đây là hình thức trong đó người ủy thác giao cho người nhận ủy thác mua hoặc bán một loại hàng hóa nào đó nhân danh người ủy thác. - Đại lý mua bán hàng hóa: Là người hoạt động nhân danh mình với chi phí của người ủy thác để ký kết và thực hiện hợp đồng. Nói cách khác đại lý là tư nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự ủy thác của người ủy thác (Principal). Quan hệ giữa người ủy thác với đại lý là quan hệ hợp đồng đại lý. 2.1.2.3 Gia công thương mại Gia công là hành vi thươnng mại, theo đó bên gia công nhận gia công thực hiện việc gia công hàng hóa theo yêu cầu, bằng nguyên liệu vật liệu của bên đặt gia công để hưởng tiền gia công, bên đặt gia công nhận hàng hóa đã gia công để kinh doanh thương mại và phải trả tiền gia công cho bên nhận gia công. Bên nhận gia công là bên nhận thực hiện việc gia công hàng hóa để hưởng tiền gia công. 2.1.2.4 Bao tiêu Bao tiêu là một trong những phương thức quen dùng trong buôn bán quốc tế, là cạh thức buôn bán trong đó qua thỏa thuận, người xuất khẩu đơn độc trao cho khách hàng hoặc công ty nào độc quyền kinh doanh một loại hàng hóa ở một khu vực và trong một thời gian nào đó. 2.1.2.5 Chuyển giao công nghệ Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo…kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. 2.1.2.6 Hội chợ, triển lãm thương mại Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và địa điểm nhất định, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được trưng bày hàng hóa của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng kinh doanh. Triễn lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hóa, tài liệu về hàng hóa để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa. 2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của xuất khẩu Xuất khẩu có vai trò đặc biệt trong việc phát triển tình hình kinh tế của đất nước cụ thể ở các vai trò như sau; - Hoạt độg xuất khẩu mang về nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và đóng góp một phần lớn vào tăng trưởng kinh tế quốc gia. - Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhà nhập khẩu, nước sản xuất bắt buộc phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm của nước xuất khẩu. - Đẩy mạnh xuất khẩu giúp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng của thế giới và khu vực. - Các họa động sản xuất và đặc biệt là gia công hàng xuất khẩu là một trong những hoạt động góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm, giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho nước xuất khẩu. - Việc xuất khẩu hàng hóa, giao thương với các nước trong khu vực và thế giới là động lực thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. - Xuất khẩu mang về một lượng ngoại tệ cho đất nước, từ đó tạo một nguồn vốn nhất định cho hoạt động nhập khẩu. 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 2.1.4.1 Các yếu tố bên trong Nguồn lực Nguồn lực là tập hợp tất cả những gì công ty phải có để có thể duy trì hoạt động sản xuất. Bao gồm nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Nguồn lực hữu hình gồm có: -Tài chính: -Nguồn nhân lực -Cơ sở vật chất -Tổ chức Nguồn lực vô hình gồm có: -Năng lực đột phá về công nghệ -Năng lực đổi mới -Danh tiếng. 2.1.4.2 Các yếu tố bên ngoài Môi trường vĩ mô Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu, hơn nữa các yếu tố này rất rộng nên các doanh nghiệp có thể lựa chọn và phân tích các yếu tố thiết thực nhất để đưa ra các biện pháp tác động cụ thể như: - Thuế quan Thuế quan là một khoản tiền mà người chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của thuế quan làm tăng chi phí của việc đưa hàng hóa đến một nước. - Trợ cấp xuất khẩu Trợ cấp xuất khẩu là khoản tiền Chính phủ trả cho một công ty hay một cá nhân đưa hàng ra bán ở nước ngoài. - Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm môi trường… Vận dụng Thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barriers to Trade – TBT) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO, các nước còn đưa ra những tiêu chuẩn mà có thể, hàng hóa sản xuất nội địa dễ dàng đáp ứng hàng hóa nhập khẩu, như quy định về công nghệ, quy trình sản xuất, về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. - Chính sách thương mại quốc tế Chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực thương mại quốc tế của một nước trong thời kỳ nhất định. Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận của chính sách kinh tế của một nước, nó góp phần thúc đẩy mục tiêu kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Ngoài ra chính sách thương mại quốc tế mang tính lịch sử rõ rệt, không có chính sách áp dụng cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế. Ngoài ra còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến xuất khẩu như: -Hạn chế xuất khẩu tự nguyện. -Trợ cấp tín dụng xuất khẩu. -Sự mua sắm của quốc gia. -Tỷ giá hối đoái. -Nguyên tắc tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation) -Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (Generalized System of Prference). Yếu tố chính trị và pháp luật: Yếu tố chính trị là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế quá trình quốc tế hóa hoạt động kinh doanh. Chính sách của chính phủ có thể làm tăng sự liên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu bằng việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi không ổn định chính trị sẽ cản trợ sự phát triển kinh tế của đất nước và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà kinh doanh. Các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu. Các công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định mà chính phủ tham gia vào các tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới cũng các thông lệ quốc tế. Yếu tố văn hóa – xã hội Hoạt động của con người luôn luôn tồn tại trong một điều kiện xã hội nhất định. Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người. Các yếu tố xã hội là tương đối rộng, do vậy, để làm sáng tỏ ảnh hưởng của yếu tố này có thể nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, đặc biệt trong ký kết hợp đồng Nền văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định cách thức tiêu dung, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thỏa mãn và cách thỏa mãn của con người sống trong đó. Chính vì vậy văn hóa là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất khẩu luôn luôn phải quan tâm tìm hiểu yếu tố văn hóa ở các thị trường mà mình tiến hành hoạt động xuất khẩu Yếu tố kỹ thuật và công nghệ - Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy, ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hang, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu… - Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị trường tiêu thụ ví dụ: Việc mua bán hàng hoá với các nước có cảng biển có chi phí thấp hơn so với các nước không có cảng biển. - Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tai như bão, động đất… - Sự phát triển của khoa hóc công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, điều khiển hàng hoá xuất khẩu, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Đồng thời yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, các lĩnh vực khác có liên quan như vận tải, ngân hàng… Môi trường vi mô Môi trường vi mô bao gồm những yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp Nguồn: Lê Nguyễn Đoan Khôi và cộng sự (2013, trang 19) Hình 2.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 2.1.5 Các tiêu chí đánh giá xuất khẩu 2.1.5.1 Doanh thu Doanh thu bán hàng của công ty xuất nhập khẩu là toàn bộ giá trị hàng hóa và dịch vụ đã bán, đã thu tiền và chưa thu tiền (do phương thức thanh toán) trong một chu kỳ nào đó. Doanh thu bán hàng được xác định bằng công thức: DT=P*Q (2.1) Trong đó: DT: Là doanh thu bán hàng P: Là giá bán Q: Là sản lượng hàng bán 2.1.5.2 Lợi nhuận Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí trong quá trình kinh doanh. Lợi nhuận được tính bằng công thức: LN=DTBHXK-GVHXK-CPLT-T (2.2) Trong đó: LN: Là lợi nhuận kinh doanh DTBHXK: Là doanh thu bán hàng trong hoạt động xuất khẩu GVHXK: Là giá vốn của hàng xuất khẩu CPLT: Là chi phí lưu thông trong quá trình xuất khẩu T: Là các loại thuế trong quá trình hoạt động 2.1.5.3 Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Hay có thể hiểu một cách đơn giản hiệu quả là lợi ích tối đa trên chi phí tối thiểu hay hiệu quả kinh doanh là kết quả đầu ra trên chi phí đầu vào tối thiểu (Phan Thị Ngọc Khuyên và Phan Anh Tú, 2004, trang 136) Hiệu quả được tính bằng công thức sau: Hiệu quả kinh doanh=Kết quả đầu ra/Chi phí đầu vào (2.3) Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận… Chi phí đầu vào: tiền lương, chi phí kinh doanh, chi phí nguyên vật liệu, vốn kinh doanh… 2.1.5.4 Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định (Quan Minh Nhựt và Trương Chí Tiến, 2004, trang 8). Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu. Sự phù hợp này phải được thể hiện trên cả 3 phương diện, mà ta có thể gọi tóm tắt là 3P, đó là : (1)Performance hay Perfectibility: hiệu năng, khả năng hoàn thiện. (2)Price: giá thỏa mãn nhu cầu. (3)Punctuallity: đúng thời điểm. 2.1.6 Phương thức thanh toán Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác (ngân hàng ở nước xuất khẩu) chi trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của người hưởng lợi với điều kiện người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản đã ghi trong thư tín dụng. Phương thức tín dụng chứng từ bao gồm các bên như sau: - Người xin mở thư tín dụng (buyer, importer): Là người mua, nhập khẩu. - Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing Bank): Là ngân hàng đại diện của nhà nhập khẩu, sẵn sàng cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. - Người hưởng lợi (exporter): Là người bán, nhà xuất khẩu hay một người bất kỳ nào đó do người hưởng lợi chỉ dịnh. - Ngân hàng thông báo tín dụng (Advising Bank): Là ngân hàng có nhiệm vụ thông báo thư tín dụng cho nhà xuất khẩu thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người hưởng lợi. Ngoài ra còn có thể có các ngân hàng khác tham gia trong phương thức thanh toán này như sau: - Ngân hàng xác nhận. - Ngân hàng thanh toán. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu của công ty. Đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty do các phòng ban cung cấp. Ngoài ra, số liệu còn thu thập từ sách báo, tạp chí, website của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP); Website của Tổng cục thủy sản và Tổng cục hải quan và các thông tin về ngành thủy sản trên Internet 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Đối với mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của công ty từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2015. Các số liệu trong giai đoạn này phân tích bằng cách so sánh số tương đối, số tuyệt đối của phương pháp thống kê mô tả, nhằm nêu lên mức độ tăng (giảm) của số liệu so với năm trước. Qua việc đó có thể đưa ra kết luận và nguyên nhân của sự tăng (giảm). Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương pháp so sánh gồm 2 phương pháp: phương pháp so sánh số tuyệt đối và phương pháp so sánh tương đối - Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế. Công thức: Y = Y1 – Y0 (2.4) Trong đó: Y0: chỉ tiêu kỳ gốc Y1: chỉ tiêu kỳ phân tích Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế - Phương pháp so sánh tương đối: Phân tích dựa trên tỷ lệ % giữa chỉ tiêu cần phân tích và chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Công thức: (2.4) Trong đó: Y0: chỉ tiêu kỳ gốc Y1: chỉ tiêu kỳ phân tích Y: biểu thị tốc độ tăng trưởng của các kỳ kinh tế - Đối với mục tiêu 2: Sử dụng ma trận EFE để tóm tắt và đánh giá các yếu tố của môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ phản ứng của tổ chức với những cơ hội và nguy cơ bên ngoài, đưa ra những nhận định về môi trường bên ngoài tạo thuận lợi hay khó khăn cho tổ chức. Đồng thời, sử dụng ma trận IFE để phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp, tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp. Việc phân tích IFE sẽ giúp doanh nghiệp nhận thấy được lợi thế cạnh tranh cần khai thác và điểm yếu cơ bản mà doanh nghiệp cần cải thiện. - Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cho doanh nghiệp. Ma trận SWOT: Là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược: Chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO); Chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO); Chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST); Chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT) Chiến lược SO: là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoàic. Chiến lược WO: là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài Chiến lược ST: là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên ngoài. Chiến lược WT: là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ bên ngoài. Những điểm mạnh Liệt kê những điểm mạnh Những điểm yếu Liệt kê những điểm yếu Những cơ hội Những đe doạ Liệt kê những cơ hội Liệt kê những đe doạ Các chiến lược SO Các chiến lược ST Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Vượt qua những bất trắc bằng tận dụng những điểm mạnh Các chiến lược WO Các chiến lược WT Hạn chế các điểm yếu để lợi dụng các cơ hội Tối thiểu hoá các điểm yếu và tránh khỏi các đe doạ Nguồn : Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến (2011, trang 166) Hình 2.2 Ma trận SWOT CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG - STAPIMEX 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG STAPIMEX Từ năm 1977 theo quyết định của UBND tỉnh Hậu Giang, công ty đã quyết thành lập xí nghiệp đông lạnh Hậu Giang đóng tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng và chính thức đưa vào hoạt động vào năm 1978. Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – Stapimex được thành lập năm 1978, hoạt động dưới hình thức là nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản và luôn là một trong những doanh nghiệp thủy sản hàng đầu của Việt Nam về chế biến và xuất khẩu tôm sú. Đến năm 1993, Công ty đổi tên thành Công ty Thủy sản xuất nhập khẩu Tổng hợp Sóc Trăng. Vào ngày 01/06/2006 Công ty chính thức cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần lấy tên là Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – Stapimex. Sản phẩm của công ty được khách hàng đánh giá cao và luôn là sự lựa chọn hàng đầu nhờ vào chất lượng tốt, an toàn và ổn định. Từ năm 2003, công ty đã áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguyên liệu đến tận ao nuôi. Với thành tựu đạt được như vậy, STAPIMEX đã đi tiên phong trong việc quản lý được nguồn nguyên liệu tươi sạch và an toàn. Tên giao dịch quốc tế “SOCTRANG JOINT STOCK COMPANY, (tên viết tắt là Stapimex). Văn phòng công ty tọa lạc tại 220 Quốc Lộ 1A, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Điện thoại: (079) 3822.164 Fax: (079) – 3821.801 Email: [email protected] Website:www.stapimex.com.vn Đầu năm 2007, với mục tiêu tăng sản lượng chế biến và phát triển đa dạng các mặt hàng mới như các mặt hàng giá trị gia tăng, Công ty xây dựng nhà máy sản xuất mới tọa lạc tại Khu Công nghiệp An Nghiệp, tỉnh Sóc Trăng với các thiết bị chế biến được nhập từ các nước tiên tiến ở Nhật Bản và Châu Âu cùng với việc nghiên cứ, học hỏi những công nghệ chế biến tiên tiến Các xí nghiệp trực thuộc Công ty: - Xí nghiệp đông lạnh Tân Long – 220 Quốc Lộ 1A, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. - Xí nghiệp đông lạnh An Phú – Khu công nghiệp An Hiệp, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. 3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 3.2.1 Chức năng Chức năng của công ty là tổ chức thu mua, chế biến các mặt hàng thủy hải sản, chủ yếu là tôm đông lạnh. Thông qua hoạt động trên, công ty sẽ đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu trực tiếp nhằm đáp ứng ngày càng cao và nhiều về chủng loại, số lượng cũng như chất lượng hàng hóa phù hợp với thị trường quốc tế, góp phần tăng ngoại tệ cho Nhà nước và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao mức sống cho nhiều lao động. Đồng thời, thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp có thể nhập khẩu một số phương tiện, máy móc phục vụ tiếp cho hoạt động sản xuất của mình và cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 3.2.2 Nhiệm vụ Công ty chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm taoh thu nhập, tích lũy nguồn vốn kinh doanh cho công ty, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo mọi chi phí đầu tư, mở rộng sản xuất , làm tòn nghĩa vụ đối với Nhà nước và thực hiện chỉ tiêu sản xuất ngảy càng cao, tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, thực hiện các cam kết trong hoạt động nghiên cứu, khai thác nguồn hàng để tạo thuận lợi hơn về giá cả và chất lượng, để cung ứng hàng hóa thông qua hợp đồng được ký kết nhiều hơn, dễ hơn. 3.3 SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức TỔNG GIÁM ĐỐC P. T. GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT Ban Giám Đốc XN TL-PĐ P. Kỹ thuật CTY Kiểm nghiệm XD CT QLCL – Làm hàng mẫu P. KT XN TLPĐ P. T. GIÁM ĐỐC KINH DOANH P. KT XN AN PHÚ Ban điều hành SX Ban Giám Đốc XN AN PHÚ Ban điều hành SX P. Kinh Doanh Mua nguyên liệu, vật tư Xuất, Nhập khẩu P. T. GIÁM ĐỐC ĐẦU TƯ NUÔI THỦY SẢN P. Tổ Chức Tuyển dụng, đào tạo P. Kế Toán P. Đầu Tư Nuôi Thủy Sản Thanh toán thu chi và bảo vệ tài sản công ty Lập kế hoạch đầu tư nuôi thủy sản và thu hồi vốn Thực hiện các chính sách đối với người lao động Tiếp nhận Sơ chế Phân cỡ Chế biến hàng cao cấp (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – Stapimex) Xử lý Cấp đông, bao gói Xuất hàng Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng - Stapimex 3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Ban Tổng Giám đốc: Là người địa diện cho công nhân quản lý côngPHÓ ty TỔNG theo luật doanh nghiệp, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của GIÁM ĐỐC công ty theo đúng kế hoạch và phù hợp với pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện tại, Ban Tổng Giám đốc gồm có 4 người: - Tổng Giám đốc (TGĐ): phụ trách chung mọi hoạt động của công ty. - 3 Phó Tổng Giám đốc (PTGĐ) được phân nhiệm vụ như sau: Một PTGĐ phụ trách hoạt động sản xuất: chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất sản phẩm, tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động sản xuất Một PTGĐ phụ trách hoạt động kinh doanh: chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động kinh doanh Một PTGĐ phụ trách đầu tư, thu mua: chịu trách nhiệm về công tác đầu tư và thu mua nguyên liệu từ các hộ nuôi, tham mưu cho Tổng Giám đốc về các hoạt động đầu tư và thu mua. 3.2.1.1 Phòng Đầu tư nuôi trồng thủy sản Chức năng của phòng Đầu tư nuôi trồng thủy sản là khảo sát mô hình nuôi và đầu tư cho các hộ nuôi thủy sản, bao tiêu sản phẩm, mua thức ăn, hóa chất… 3.2.1.2 Phòng Kỹ thuật Phòng Kỹ thuật có chức năng quản lý tất cả các quy trình sản xuất; kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình thoe tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của toàn công ty, theo dõi các công đoạn chế biến theo tiêu chuẩn HACCP, SSOP…; thực hiện việc kiểm nghiệm vi sinh cho các lô hàng xuất khẩu. 3.2.1.3 Phòng Kinh doanh Các chức năng của Phòng kinh doanh bao gồm: trao đổi thông tin, tiếp xúc và làm việc với khách hàng trong và ngoài nước; ký kết hợp đồng mua bán, lập chứng từ mua bán nội ngoại thương; tham gia các kỳ Hội chợ mà công ty tham gia nhằm giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác mới, mở rông thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, phòng Kinh doanh còn chịu trách nhiệm lập các biểu kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện việc mua nguyên liệu để đáp ứng cho nhu cầu chế biến của xưởng đông lạnh. 3.2.1.4 Phòng Kế toán tài vụ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan