Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự...

Tài liệu Kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự

.PDF
406
178
81

Mô tả:

k ., HỌC ViỆN t ư PHÁP ■ ■ Bỉrc KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN Sự TH Ư V IẼN ỌC'\ IỆN T ư PHÁP IM>/ NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP KỸ NĂNG GlẰl QUYẾT CẤC VỤ ẤN DÂN Sự Mã số: TPD - 04 - 30 HỌC VIỆN Tư PHÁP Chủ biên TS. PHAN HỮU THƯ ThS. LÊ THU HÀ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ẤN DÂN Sự _ ^ _____________ “ì i /u >/9.902- NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP HÀ NÔI 2004 CHỦ BIÊN TS. Phan Hữu Thư ThS. Lê Thu Hà Tham gia chỉnh lý; TS. Phan Hữu Thư TS. Nguyễn Thành Trì ThS. Nguyễn Công Bình ThS. Lê Thu Hà ThS. Trần Thị Nghĩa Thẩm phán Nguyễn Xuân Thanh TẬP THỂ TÁC GIẢ 1. TS. Phan Hữu Thư - Học viện Tư pháp; Chương 4,10,11,12. 2. ThS. Nguyễn Công Bình - Trường Đại học Luật Hà Nội; Chương 2, 8, 9. 3. ThS. Lê Thu Hà - Học viện Tư pháp; Chương 5, 6, 7, 13, 14, 15, 16,19,21,22. 4. ThS. Lê Thị Bích Lan - Toà án nhân dân thành phố Hà Nội: Chương 9, 20. 5. ThS. Kiều Thị Thanh - Trường Đại học Luật Hà Nội: Chương 17. 6. ThS. Nguyễn Minh Tuấn - Trường Đại học Luật Hà Nội: Chương 1, 18. 7. GV. Hoàng Thị Việt Anh - Học viện Tư pháp: Chương 3. 8. Thẩm phán Nguyễn Xuân Thanh - Toà án nhân dân thành phố Hà Nội: Chương 8. 9. Thẩm phán, ThS. Trần Thị Nghĩa - Toà án nhân dân thành phố Hà Nội: Chương 6, 7. 12, 15. 10. Thẩm phán Đàm Văn Đạo - Toà án nhân dân quận Đống Đa: Chương 10, 11. 11. ThS. Nguyễn Tuý Hoa - Toà án nhân dân thành phố Hà Nội: Chương 12, 14. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TT Từ Thay bằng 1 BLDS Bộ luật dân sự 2 GV Giáng viên 3 HĐXX Hội đồng xét xử 4 PLTTGQCTCLĐ 5 PLTTGQCVADS Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 6 PLTTGQCVAHC Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 7 PLTTGQCVAKT 8 TAND Tòa án nhân dân 9 TANDTC Tòa án nhân dân tổl cao 10 ThS Thạc sỹ 11 TS Tiến sỹ 12 UBND ủy ban nhân dân 13 VKS Viện Kiểm sát 14 VKSND Viện Kiểm sát nhân dân 15 VKSNDTC Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế LỜI NÓI ĐẨU Kỹ năng g iải quyết các vụ án dân sự là môn học đưỢc g iản g dạy cho các lớp đào tạo nguồn Thẩm p h á n của Học viện Tư pháp. L ần tái bản này, cuốn g iáo trinh “Kỹ n ă n g g iả i quyết các vụ án d à n sự ” đ ã chỉnh lý một s ố nội dung cho phù hỢp với quy định p h á p luật mới được ban hành. Giáo trinh '‘Kỹ n ă n g g iả i quyết các vu án d â n s ự ' bao gồm 3 Phần. Phần thứ nhất: “N hững vẩn đ ề chu n ể', đưa ra những kiến thức cơ bản mang tính nguyên tắc về các c h ế định của pháp luật dân sự và tô' tụng dân sự. Với ý nghĩa hổ trỢ, Phần này có tính chất mở đường, giúp cho người đọc d ễ dàng đi sâu tim hiểu nội dung cơ bản của giáo trình. Phần thứ h a i: 'Kỹ n ă n g xét x ử cá c vu án d â n s ự ’, đây là p h ần chính của g iáo trình. Phần này trinh bày những kỹ năng, thao tác nghề nghiệp căn bản và cần thiết cho Thẩm p h án trong toàn bộ hoạt động g iải quyết vụ án dân sự. Phần thứ ba: ''Kỹ n ă n g g iả i quyết một s ố loại án d â n s ứ ’, cụ thê gốm kỹ năng g iái quyết các vụ án về nhà ở, quyền sử dụng đất, thừa k ế tài sản... trên cơ sở những nguyên tắc chung và kỹ năng xét xử các vụ án dân sự được giới thiệu ở các p h ầ n trên. Mặc dù đã rất cô'gắng nhưng cuốn giáo trinh “Kỹ n ă n g giả i qu y ết c á c vụ á n d â n s ự ’ không tránh khỏi những thiếu sót. Học viện Tư ph áp xin cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu từ bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. H ọc viện T ư pháp 7 PHAN THlf NHAT NHUTNG VAN BE CHUNG Chương I NHỮNG NỘI DUNG cơ BẢN CỦA B ộ LUẬT DÂN sự VIỆT NAM I. NGUYÊN TẮC Cơ BẢN CỦA BỘ• LUẬT • DÂN s ự■ VIỆT ■ NAM Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự Việt Nam được quy định từ Điều 2 đến Điều 14 BLDS. Những nguyên tắc này đưỢc hỢp thành các nhóm nguyên tắc cơ bản: - N hóm nguyên tắc m ang tính p h á p c h ế xã hội chủ nghĩa (các điều 2, 3, 5, 6, 8, 10, 12). Đây là những nguyên tắc có tính chất chỉ đạo xuyên suôt quá trình xây dựng BLD S cũng như ban hành các văn bản hưống dẫn áp dụng BLDS. Khi giái quyết các tranh chấp dân sự, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải tuyệt đối thực hiện đúng các nguyên tắc đó để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và các bên tranh chấp. Mặt khác, mọi tổ chức, cá nhân thực hiện quyền dân sự của mình không được vi phạm các nguyên tắc này. - N hóm nguyên tắc m ang tính truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc (Điều 4, 14). Cá nhân, tổ chức khi xác lập, thực hiện quyền dân sự của mình cần phải tôn trọng phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân, giữ 11 gìn bản sắc dân tộc, đoàn kết, giúp đõ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn. N hóm nguyên tắc m ang bản chất của quan hệ d ân sự (Điểu 7, 9,11). Khi tham gia vào các quan hệ dân sự, các chủ thể hoàn toàn tự nguyện, không được ép buộc, lừa dốì lẫn nhau để trục lợi cho mình. Các chủ thể được phép tự do thoả thuận trong việc xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự. Trong quan hệ pháp luật dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực, hỢp tác với nhau để thực hiện tốt nghĩa vụ dân sự. Trường hỢp có tranh chấp xảy ra, các bên thoả thuận với nhau vể phương thức giải quyết tranh chấp đạt hiệu quả tôt nhất. II. CHỦ THỂ CỦA CÁC QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN sự 1. Cá nhân (tr.l2) 2. P háp nhăn, tổ hỢp tác, hộ g ia đinh (tr.l4) 1. Cá nhân 1.1. N ă n g lực p h á p luật Cá nhân là công dân Việt Nam không phân biệt tuổi tác, tình trạng sức khỏe, địa vị xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo... đều có các quyền và nghĩa vụ dân sự giống nhau, bao gồm: - Quyền sở hữu tài sản; - Quyền thừa kế; - Quyền tham gia các quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ đó; - Quyền nhân thân (gắn liền với tài sản và không gắn liền tài sản). Để thực hiện các quyền và nghĩa vụ trên pháp luật quy định các mức độ năng lực hành vi như sau: - Năng lực hành.vi đầy đủ là những ngưòi từ đủ 18 tuổi, không 12 mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không nhận thức được hành vi của mình, thì được tham gia vào các quan hệ dân sự và tự họ phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. - N ăng lực h àn h vi một phần : + Ngưòi dưới 18 tuổi mà không có tài sản, khi tham gia vào các quan hệ dân sự phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; + Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu có tài sản thì đưỢc phép tham gia vào các quan hệ dân sự trong phạm vi tài sản của mình, trừ những quan hệ mà pháp luật quy định phải từ đủ 18 tuổi; - Không có năng lực hành vi: gồm những ngưòi dưới 7 tuổi, ngưòi mắc bệnh tâm thần... Họ không đưỢc tham gia vào các quan hệ dân sự. 1.2. Giám hô - Để bảo đảm quyền lợi cho những ngưòi chưa thành niên mà không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có khả năng đại diện cho con, pháp luật quy định những ngưòi sau đây là giám hộ đương nhiên của ngưòi chưa thành niên: + Anh, chị em ruột. + Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại (nếu không có anh, chị, em ruột...). Đốì với người mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ đương nhiên là: + Vợ hoặc chồng (nẻu chồng hoặc vỢ mất năng lực hành vi). + Con thứ nhất đã thành niên (nếu vỢ bị tâm thần không còn chồng hoặc chồng không có đủ điều kiện giám hộ và ngược lại). - Quyền và nghĩa vụ của ngưòi giám hộ: + Quản lý, sử dụng tài sản của ngưòi được giám hộ để phục vụ cho nhu cầu của người được giám hộ; + Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, bảo vệ lợi ích hỢp pháp của ngưòi được giám hộ. 13 2. Pháp nhân, tổ hỢp tá c, hộ gia đình 2.1. P h áp n h â n Pháp nhân là một tổ chức được thành lập tuân theo các quy định của pháp luật. Tổ chức này được hưởng các quyền dân sự và tham gia các quan hệ dân sự vối tư çàch là một chủ thể độc lập. Mọi tổ chức có đủ các điều kiện sau đây sẽ là pháp nhân: - Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận. + Đổi với cơ quan, tổ chức của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ra quyết định thành lập để thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt ra. + ĐỐì với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các quỹ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập. + Đối với các pháp nhân kinh tế, sau khi đã thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước về điều kiện, thủ tục thành !ập, các pháp nhân này sẽ đưỢc cơ quan có thẩm quyền của Nhà nưốc công nhận là một tổ chức hợp pháp và có đủ tư cách pháp nhâri. + Các tổ hỢp tác có đủ vốn và trình độ sản xuất kinh doanh thì có thê đăng ký tư cách pháp nhân của mình tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Có cơ cấu tổ chức chặt « chẽ. Một tổ chức do nhiều cá nhân thành lập hoặc có nhiều cá nhân cùng sinh hoạt, lao động sản xuất... vì vậy cần phải có cơ cấu tổ c.iức chặt chẽ để lãnh đạo tổ chức này thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. + ĐỐI với các cd quan, tổ chức của Nhà nước: ngưòi được bổ nhiệm đứng đầu cơ quan, tổ chức đó là ngưòi đại diện cho tổ chức. Tuy nhiên, các cơ quan, tổ chức của Nhà nưốc được thành lập t;ên nguyên tắc tập trung, dân chủ, ngưòi đứng đầu cơ quan, tổ ckức phải chịu trách nhiệm trực tiếp với cấp trên. Ngoài cơ quan điíng đầu pháp nhân còn các cơ quan khác như (chi nhánh, văn phong đại diện...) thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân. Mỗi cơ quan (bộ phận) này sẽ có ngươi phụ trách và chịu trách nhệm 14 trực tiếp đỐì với thủ trưởng của cơ quan Nhà nưóc đó. + Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp: cờ quan cao nhất của tổ chức này là đại diện toàn thể thành viên hoặc đại hội đại biểu. Đại hội này sẽ bầu ra cd quan lãnh đạo như Ban chủ nhiệm, Ban chấp hành... cơ quan lãnh đạo các tổ chức này sẽ hoạt động theo Điều lệ của pháp nhân, pháp luật của Nhà nước và theo Nghị quyết của Đại hội. - Có tài sản độc lập vối cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Thành viên của pháp nhân gồm nhiều cá nhân, tài sản của mỗi cá nhân đã đóng góp vào để thành lập pháp nhân hoặc cổ phần của mỗi cá nhân tạo thành tài sản của pháp nhân. Pháp nhân dùng tài sản này để sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm dân sự trong phạm vi tài sản của pháp nhân. Đôi với pháp nhân chịu sự quản lý của cơ quan cấp trên, thì tài sản của pháp nhân hoàn toàn độc lập với tài sản của cơ quan quản lý cấp trên. - Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Pháp nhân được thành lập hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, những pháp nhân này có cơ quan chủ quản cấp trên khi tham gia vào các quan hệ dân sự, không đưỢc nhân danh cơ quan chủ quản cấp trên hoặc nhân danh cơ quan cấp dưới mình quản lý mà phải nhân danh chính mình. Đối với các pháp nhân khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận... cơ quan Nhà nước thực hiện chức náng quản lý Nhà nưốc đổi với các hoạt động của pháp nhân, vì vậy giữa cơ quan Nhà nưỏc với pháp nhân không có mổi quan hệ trực thuộc. Pháp nhân không được nhân danh các cơ quan này khi tham gia vào quan hệ dân sự. 2,2, T ổ hợp tác TỔ hợp tác được hình thành trên cơ sở hỢp đồng hợp tác có chứng thực của UBND phường, xã, thị trấn... Tổ hỢp tác không có tư cách pháp nhân mà giữa các thành viên liên kết với nhau để cùng sản xuất kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật của tổ 15 hỢp tác là tổ trưởng. Tổ hỢp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tà i sản chung của các tổ viên đóng góp. Nếu tài sản chung không đủ thì các thành viên của hỢp tác phải chịu trách nhiệm liên đói theo phần tương ứng vói phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình. 2.3. Hộ g ia đ ìn h Những ngưòi có quan hệ hôn nhân, huyết thốhg có chung hộ khẩu trong một gia đình thì chủ hộ là ngưòi đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Trong các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các thành viên trong hộ gia đình cùng lao động, sản xuất, kinh doanh, cùng chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ gia đình. Trường hợp tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo phần bằng tài sản riêng của mình. III. GIAO DỊCH DÂN s ự 1. G iao dịch dân sự bao gồm các hỢp đồng d ân sự và h àn h vi p h á p lý đơn phương (tr.l6) 2. Các điều kiện có hiệu lực của g iao dịch d ân sự (tr.l6) 1. Giao dịch dân sự bao gồm c á c hỢp đồng dân sự và hành vi pháp lý đơn phương Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi của chủ thể nhằm làm phát sinh, chấm dứt thay đổi quyền dân sự (hứa thưởng, lập di chúc...)* 2. Các điều kiện có hiệu lực củ a giao dịch dân sự - Người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự, phụ thuộc vào các mức độ năng lực hành vi mà cá nhân được phép tham gia các giao dịch dân sự phù hợp với độ tuổi. Trường hỢp vượt quá giới hạn về năng lực hành vi thì giao dịch có thể bị vô hiệu. - Mục đích và nội dung của giao dịch hỢp pháp. Mục đích của giao dịch là những lợi ích hỢp pháp mà các bên 16 mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Nội dung của giao dịch bao gồm các điểu khoản của giao dịch. Những điều khoản này không được trái với pháp luật, phong tục tập quán của nhân dân. - Ngưòi tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Các chủ thể tự mình quyết định việc tham gia hoặc không tham gia vào giao dịch dân sự. Những giao dịch dân sự bị ép buộc lừa dôi, nhầm lẫn thì có thể bị vô hiệu. Hiệu lực của những giao dịch này phụ thuộc vào ý chí của ngưòi bị thiệt hại trong giao dịch đó. Nếu họ yêu cầu huỷ bỏ giao dịch thì giao dịch vô hiệu. - Hình thức của giao dịch phù hỢp với quy định của pháp luật. Hình thức của giao dịch có thể bằng miệng, văn bản, văn bản có chứng thực, chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu giao dịch mà pháp luật quy định phải có giấy chứng nhận, chứng thực, thì bắt buộc các chủ thể phải tuân theo (mua bán nhà ở...). IV. THỜI HẠN, THỜI Hiệu 1. Thời hạn (tr.l7) 2. Thời hiệu (tr.l7) 1. Thời hạn Là một khoảng thời gian (íượr xác định từ thời điểm này đến thòi điểm khác. Xác định thòi hạn có ý nghĩa xác định trách nhiệm dân sự của các bên khi vi phạm thời hạn. Ngoài ra thòi hạn còn là cơ sở để tính thời hiệu. Thòi hạn được xác định bằng giò, ngày, tháng, năm phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên hoặc do pháp luật quy định. 2. Thòi hiệu Thời hiệu là thòi hạn do pháp luật quy định khi kết thúc thòi 17 hạn đó các bên đưỢc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ hoặc mất quyền khởi kiện. Thòi hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chứng cứ đế bảo vệ quyền lợi của các bên. M ặt khác có ý nghĩa trong việc ổn định các quan hệ dân sự có liên quan với nhau về thòi gian... V. QUYỀN Sỏ HỮU 1. K h ái qu át chung về quyền sở hữu (tr.l8) 2. Nội dung của quyền sở hữu (tr.l8) 3. Các hình thức sở hữu (tr.19) 1. Khái quát chung về quyền sở hữu Quyền sở hữu là tổng hỢp các quy phạm pháp luật xác định phạm vi quyền hạn của chủ sỏ hữu đôi với tài sản của mình và quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền của chủ sở hữu khi có hành vi vi phạm. 2. Nội dung củ a quyền sở hữu 2.1. Quyền chiếm h ữ u Quyền chiếm hữu là quyền kiểm soát chi phối vật của chủ sở hữu. Chủ sở hữu có thể chuyển cho ngưòi khác quyền chiếm hữu của mình. Quyền chiếm hữu được chia thành chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có cán cứ pháp luật. • Chiếm hữu có căn cứ là việc chiếm hữu dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định (Điều 190 BLDS). - Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật được chia thành hai loại: ngay tình hoặc không ngay tình. + Chiếm hữu ngay tình là người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật (mua tài sản bị trộm cắp mà không biết...)18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
147