Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của giáo viên mầm non...

Tài liệu Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của giáo viên mầm non.

.PDF
157
34
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hoàng Yến KỸ NĂNG ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC ÂM TÍNH TRONG GIAO TIẾP VỚI TRẺ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Hoàng Yến KỸ NĂNG ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC ÂM TÍNH TRONG GIAO TIẾP VỚI TRẺ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Chuyên ngành: Tâm lí học Mã số: 8310401 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN THỊ TỐ OANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là công trình của riêng tôi với sự hướng dẫn của PGS. TS Phan Thị Tố Oanh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình của tác giả nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hoàng Yến LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ rất tận tình. Với tấm lòng chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các thầy, cô giáo Khoa Tâm lí học và Phòng Sau đại học đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và hoàn thành luận văn. Các cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Tân Phú, ban Giám hiệu và tập thể giáo viên các trường mầm non Rạng Đông, Nhiêu Lộc, Hoa Lan, Vàng Anh, Hoa Mai Lan, Thiên Ân, Hòa Bình, mẫu giáo Ánh Sáng, mẫu giáo Tuổi Hồng và mẫu giáo Nguyễn Thị Tú (Quận Tân Phú) đã nhiệt tình cung cấp các tư liệu và sẵn sàng cộng tác với tôi trong quá trình thu thập dữ liệu khảo sát thực trạng. Tỉnh Dòng, cộng đoàn, gia đình, người thân và các bạn bè đã luôn bên cạnh tôi, cầu nguyện cho tôi, động viên, khích lệ tôi vượt qua những khó khăn và sẵn sàng san sẻ công việc để tôi có thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phan Thị Tố Oanh – người hướng dẫn khoa học – đã trực tiếp hướng dẫn và ân cần chỉ bảo, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cám ơn! MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC ÂM TÍNH TRONG GIAO TIẾP VỚI TRẺ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON ............................................................................................ 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính ở nước ngoài ............................................................................................ 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính ở trong nước .......................................................................................... 10 1.2. Lý luận về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN .................................................................................................... 13 1.2.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................. 13 1.2.2. Cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN ............................ 23 1.2.3. Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN................................................................................................... 35 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN ........................................................ 41 Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 46 Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC ÂM TÍNH TRONG GIAO TIẾP VỚI TRẺ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON .......................................................................................... 47 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 47 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ...................................................................... 48 2.2.1. Mục đích và nội dung nghiên cứu.......................................................... 48 2.2.2. Mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 48 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 49 2.2.4. Yêu cầu cần đạt được của các kỹ năng thành phần ............................... 52 2.3. Thực trạng kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN .................................................................................................... 55 2.3.1. Thực trạng mức độ trải nghiệm cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN ....................................................................................... 55 2.3.2. Thực trạng kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN ....................................................................................... 61 2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN ........................................... 84 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 92 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC ÂM TÍNH TRONG GIAO TIẾP VỚI TRẺ DÀNH CHO GIÁO VIÊN MẦM NON.......................................................... 93 3.1. Tổ chức nghiên cứu biện pháp ....................................................................... 93 3.1.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 93 3.1.2. Thể thức nghiên cứu .............................................................................. 93 3.2. Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ dành cho GVMN ................................................................. 93 3.2.1. Biện pháp 1: Trang bị tri thức cho GVMN về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ ................................................ 93 3.2.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn GVMN rèn luyện kỹ năng nhận ra các cảm xúc âm tính không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại ...................... 94 3.2.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn GVMN rèn luyện kỹ năng thay đổi các cảm xúc âm tính .................................................................................... 97 3.2.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn GVMN đánh giá và hiệu chỉnh kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ ............................ 105 3.3. Sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................................. 106 3.3.1. Sự cần thiết của các biện pháp đề xuất ................................................ 106 3.3.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất ................................................ 117 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................. 122 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 129 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐLC : Độ lệch chuẩn ĐTB : Điểm trung bình GVMN : Giáo viên mầm non DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu với khách thể là giáo viên ............................. 49 Bảng 2.2. Quy ước xử lí số liệu câu 2 ..................................................................... 51 Bảng 2.3. Các yêu cầu về mức độ của kỹ năng nhận ra các cảm xúc âm tính không phù hợp với tình huống hiện tại ................................................... 52 Bảng 2.4. Các yêu cầu về mức độ của kỹ năng thay đổi các cảm xúc âm tính ....... 54 Bảng 2.5. Tần suất trải nghiệm cảm xúc âm tính của GVMN trong các tình huống....................................................................................................... 55 Bảng 2.6. Mức độ xảy ra các cảm xúc âm tính của GVMN.................................... 59 Bảng 2.7. Tần suất nhận ra chính xác các biểu hiện của cảm xúc âm tính ............. 64 Bảng 2.8. Sự khác biệt về khả năng đánh giá mức độ cảm xúc giữa các nhóm khách thể ................................................................................................. 68 Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng các cách điều chỉnh cảm xúc âm tính của GVMN ................................................................................................... 71 Bảng 2.10. Sự khác biệt trong việc sử dụng các cách điều chỉnh cảm xúc âm tính giữa các nhóm khách thể............................................................... 79 Bảng 2.11. So sánh trung bình mức độ sử dụng các cách điều hướng cảm xúc âm tính thành cảm xúc dương tính ....................................................... 82 Bảng 2.12. Sự yêu thích và phù hợp nghề ............................................................... 88 Bảng 3.1. Mẫu quan sát cảm xúc người khác .......................................................... 95 Bảng 3.2. Mẫu nhật ký cảm xúc .............................................................................. 96 Bảng 3.3. Quy ước xử lí số liệu về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp ............................................................................................... 106 Bảng 3.4. Sự cần thiết của các biện pháp đề xuất ................................................. 107 Bảng 3.5. Các cách trang bị tri thức về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ cho GVMN ........................................................ 109 Bảng 3.6. Mức độ khả thi của các biện pháp theo đánh giá của các GVMN ........ 117 Bảng 3.7. Mức độ khả thi của các biện pháp nhằm trang bị tri thức cho GVMN về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính ................................. 118 Bảng 3.8. Tần suất các lựa chọn trong các biện pháp nhằm trang bị tri thức cho GVMN về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính ........................... 119 Bảng 3.9. Tần suất lựa chọn mức độ khả thi của các biện pháp rèn luyện kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính ......................................................... 120 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Trung bình mức độ trải nghiệm cảm xúc âm tính............................... 60 Biểu đồ 2.2. Thời điểm giáo viên nhận ra cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ mầm non ....................................................................................... 62 Biểu đồ 2.3. Khả năng gọi tên cảm xúc âm tính của GVMN .................................. 63 Biểu đồ 2.4. Khả năng đánh giá mức độ cảm xúc âm tính ...................................... 67 Biểu đồ 2.5. Tần suất đánh giá mức độ phù hợp của cảm xúc âm tính ................... 69 Biểu đồ 2.6. Tần suất các mức độ giáo viên không điều chỉnh cảm xúc âm tính ... 73 Biểu đồ 2.7. Trung bình các cách điều chỉnh cảm xúc âm tính GVMN sử dụng.... 78 Biểu đồ 2.8. Tần suất sử dụng các cách điều hướng cảm xúc âm tính thành cảm xúc dương tính ........................................................................... 81 Biểu đồ 2.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính ....... 85 Biểu đồ 2.10. Tần suất lựa chọn các mức độ ảnh hưởng của yếu tố sinh lý ........... 86 Biểu đồ 2.11. Tần suất lựa chọn các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan ................................................................................................ 89 Biểu đồ 3.1. So sánh đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất giữa GVMN và cán bộ quản lí .................................................................. 108 Biểu đồ 3.2. Tần suất các lựa chọn cho biện pháp xây dựng cẩm nang và bài tập thực hành ..................................................................................... 111 Biểu đồ 3.3. Tần suất lựa chọn biện pháp cung cấp tài liệu cho giáo viên tự học ................................................................................................... 112 Biểu đồ 3.4. Tần suất lựa chọn mức độ cần thiết của biện pháp 2 ........................ 113 Biểu đồ 3.5. Tần suất lựa chọn mức độ cần thiết của biện pháp 3 ........................ 115 Biểu đồ 3.6. Tần suất lựa chọn mức độ cần thiết của biện pháp 4 ........................ 116 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cảm xúc là những quá trình tâm lý gắn liền với đời sống của mỗi người chúng ta. Thông thường, cảm xúc xảy ra khá nhanh chóng và có những tác động rất lớn đến sinh lý cũng như nhận thức và hành vi của con người. Đây là một trong những động lực quan trọng kích thích con người hoạt động. Trong những tình huống cảm xúc được đẩy lên cao, đôi khi có những kỳ tích xảy ra. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp chúng ta bị chi phối bởi cảm xúc mà trở nên nhận thức kém hiệu quả hơn cũng như có những hành vi không mong muốn, thậm chí có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là khi đối diện với các cảm xúc âm tính. Chính vì vậy, để thành công trong công việc cũng như các mối quan hệ, việc có kỹ năng điều chỉnh cảm xúc trở nên một yếu tố cực kỳ cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người. Sự hình thành và phát triển nhân cách con người là quá trình lâu dài và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Trường mầm non với mục tiêu “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” (Điều 22 Luật Giáo dục năm 2005) là một trong những nền tảng căn bản ban đầu để xây dựng nên những con người phát triển toàn diện. Để thực hiện được mục tiêu này, người GVMN trước hết phải có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, việc rèn luyện các phẩm chất đạo đạo đức cũng như các kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ cũng vô cùng cần thiết. Ngoài ra, việc thực hành kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính của bản thân người GVMN cũng rất quan trọng do phạm vi ảnh hưởng của cảm xúc đến cuộc sống con người cũng như do đặc thù nghề nghiệp của GVMN. Nghề GVMN là một nghề không mấy dễ dàng. Chúng ta biết rằng, giáo dục mầm non có vai trò đặc biệt quan trọng vì đó là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân và cũng là cơ sở đầu tiên cho việc xây dựng nhân cách con người. Ngày nay, trong bối cảnh xã hội phát triển không ngừng, các yêu cầu về chất lượng giáo dục lứa tuổi mầm non mỗi ngày thêm tăng. Áp lực đè lên đôi vai người GVMN 2 vì thế cũng tăng thêm từng ngày do chất lượng giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc trực tiếp vào năng lực và phẩm chất của người GVMN. Để có thể chu toàn tốt công việc chăm sóc giáo dục trẻ, người GVMN phải không ngừng phấn đấu hoàn thiện bản thân và nâng cao tay nghề. Công việc của người GVMN rất thường gặp các tình huống khó khăn vì nhiều lí do. Một mặt, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi này còn rất non nớt và nhạy cảm, đòi hỏi các giáo viên khi tiếp xúc và dạy dỗ các em cũng phải vô cùng tế nhị và khéo léo. Các em vốn đã quá quen với vòng tay cưng chiều của cha mẹ, việc rời mái ấm gia đình để đến với trường mầm non là một bước ngoặt khó khăn trong cuộc đời các em. Các em lại có xuất phát điểm rất khác nhau về năng lực và môi trường giáo dục gia đình nên việc giúp các em hòa nhập với nhau và với môi trường giáo dục nhà trường cũng là một vấn đề đòi hỏi nhiều công lao vất vả của giáo viên. Đồng thời, công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần theo đúng mục tiêu giáo dục mầm non, đảm bảo an toàn cho trẻ trong thời gian ở trường, giải quyết các tình huống sư phạm phức tạp… cũng đặt giáo viên trước rất nhiều thách thức. Mặt khác, GVMN còn có tương quan với đồng nghiệp, với các cấp quản lý - lãnh đạo, với phụ huynh học sinh, gia đình và các tương quan xã hội. Họ phải nỗ lực vừa chu toàn bổn phận ở trường vốn chiếm rất nhiều thời gian (khoảng 10 giờ/ngày, có khi còn phải làm dụng cụ dạy học ở nhà) vừa phải lo chăm sóc gia đình. Với một môi trường làm việc đầy khó khăn như vậy, thật dễ hiểu khi các cảm xúc âm tính như lo lắng, bực bội, tức giận, chán nản… xuất hiện và chi phối các hành động trong cuộc sống của họ. Trong khi đó, quá trình đào tạo GVMN cũng như các hoạt động bồi dưỡng dành cho giáo viên lại chú trọng chủ yếu đến các kỹ năng liên quan đến công tác giảng dạy và chăm sóc trẻ, ít chú ý đến việc bồi dưỡng kỹ năng làm chủ và điều chỉnh cảm xúc của bản thân người giáo viên, dù cho các cảm xúc đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác của họ. Trong môi trường làm việc của GVMN, giao tiếp của giáo viên với trẻ đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách nghề nghiệp của bản thân giáo viên cũng như sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Hoạt động nghề nghiệp của giáo viên tại trường mầm non chủ yếu thông qua quá trình 3 giao tiếp. Chính trong quá trình này mà cảm xúc của người giáo viên bộc lộ ra bên ngoài, tạo nên bầu không khí tâm lý của lớp học, làm cho trẻ cảm nhận rõ ràng mình có được an toàn, được yêu thương và hạnh phúc trong trường mầm non hay không. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, đặc biệt là thái độ yêu thích tới trường của trẻ. Khi trẻ yêu thích trường mầm non, tác động giáo dục sẽ được tăng lên rất nhiều. Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài: “Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của giáo viên mầm non” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN và đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính cho các GVMN. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu lý luận về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN.  Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN.  Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính cho GVMN. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của luận văn gồm 254 giáo viên đang giảng dạy tại các trường mầm non công lập và tư thục. 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1. Về nội dung nghiên cứu 4 Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính (giận dữ, lo lắng, buồn, sợ hãi và chán nản) trong giao tiếp với trẻ của GVMN. 5.2. Về địa bàn nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên giáo viên tại 10 trường mầm non trong quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm cả các trường công lập và tư thục. 6. Giả thuyết nghiên cứu  Đa số các GVMN được khảo sát thường xuyên có cảm xúc âm tính.  Đa số các GVMN được khảo sát có kỹ năng nhận diện cảm xúc âm tính nhưng kỹ năng điều chỉnh các cảm xúc này chưa cao. Có sự khác biệt về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trên lĩnh vực thâm niên công tác của giáo viên.  Có thể đề xuất một số biện pháp tác động vào nhận thức của GVMN, giúp họ cải thiện kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong hoạt động nghề nghiệp. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận sau: - Phương pháp tiếp cận hoạt động – nhân cách: nghiên cứu kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính của GVMN gắn liền với hoạt động nghề nghiệp của giáo viên tại các trường mầm non, cụ thể là trong giao tiếp với trẻ, và gắn với các đặc điểm nhân cách của người giáo viên. - Nguyên tắc hệ thống: nghiên cứu kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN trong mối quan hiện tác động qua lại với các yếu tố cá nhân và xã hội. - Nguyên tắc phát triển: đề tài nhìn nhận kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính của GVMN không ở trong trạng thái tĩnh mà luôn có thể thay đổi dưới tác động của nhiều yếu tố. Đặc biệt, khi có các biện pháp thích hợp, GVMN hoàn toàn có thể cải thiện kỹ năng này. 5 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích: hệ thống hóa và làm rõ các nội dung lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. Cách thực hiện: Nghiên cứu các văn bản, tài liệu khoa học, sách báo, giáo trình… liên quan đến đề tài để làm rõ các nội dung sau: - Phân tích, tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong và ngoài nước. - Xây dựng và hệ thống hóa cơ sở lý luận về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN. - Xác định nội dung và tiêu chí nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN. - Xác định một số biện pháp rèn luyện kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ mà GVMN có thể áp dụng. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đây là phương pháp chính của đề tài. Mục đích: thu thập thông tin và đánh giá được thực trạng mức độ trải nghiệm cảm xúc âm tính của GVMN, thực trạng kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính của GVMN tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh; tìm ra biện pháp hình thành và rèn luyện kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ dành cho GVMN mang tính cần thiết và tính khả thi cao. Cách thực hiện: Từ việc nghiên cứu lý luận và hỏi ý kiến các chuyên gia, người nghiên cứu xây dựng phiếu thăm dò ý kiến, phiếu khảo sát thực trạng, phiếu quan sát và bảng câu hỏi phỏng vấn. Tiến hành điều tra thử và phân tích độ tin cậy của thang đo. Thu số liệu chính thức, xử lý số liệu, tiến hành quan sát, phỏng vấn và bình luận kết quả. Việc điều tra bằng bảng hỏi được tiến hành qua 3 giai đoạn: 6 Giai đoạn 1: Soạn thảo phiếu thăm dò ý kiến để tìm hiểu sơ bộ một số vấn đề liên quan đến các cảm xúc âm tính của GVMN. Chọn 1 trường mầm non để phát phiếu thăm dò ý kiến. Từ phiếu thăm dò này sẽ xây dựng phiếu khảo sát thử. Giai đoạn 2: Xây dựng bảng hỏi lần 1 và tiến hành khảo sát thử để kiểm tra độ tin cậy. Giai đoạn 3: Hoàn thiện bảng hỏi chính thức và tiến hành khảo sát trên mẫu đã chọn. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Mục đích: Tìm hiểu sâu hơn các vấn đề liên quan đến thực trạng mà các dữ liệu định lượng đã chỉ ra. Cách thực hiện: chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp 10 GVMN và 3 cán bộ quản lí trường mầm non. Buổi phỏng vấn được nói rõ mục đích và xin phép thu âm. Nội dung phỏng vấn sau đó được ghi lại trong phiếu phỏng vấn. Các thông tin thu được sẽ dùng minh họa hoặc làm rõ cho các kết quả nghiên cứu định lượng. 7.2.2.3. Phương pháp quan sát Mục đích: Thu thập thông tin về các biểu hiện của kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN trong quá trình họ làm việc. Cách thực hiện: người nghiên cứu đến dự một số buổi làm việc tại trường mầm non và quan sát các biểu hiện kỹ năng quản lý cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN, ghi chép vào phiếu quan sát và đánh giá dựa vào biểu hiện của các kỹ năng thành phần. Kết quả quan sát sẽ được phân tích, so sánh và dùng làm rõ hơn các kết quả thu được từ phương pháp định lượng. 7.2.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu Đề tài sử dụng phần mềm thống kê SPSS 23.0 để xử lý các dữ liệu thu được từ phiếu khảo sát thực trạng trong nghiên cứu. Đối với các dữ liệu thu được qua quan sát và phỏng vấn, đề tài sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu nội dung dữ liệu. 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC ÂM TÍNH TRONG GIAO TIẾP VỚI TRẺ CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính ở nước ngoài Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính là một lĩnh vực còn khá mới mẻ, chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Hầu hết các công trình liên quan đến lĩnh vực này đều nằm trong các nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, cụ thể là quản lý cảm xúc và điều chỉnh cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc là một lĩnh vực nghiên cứu đã được các nhà Tâm lý học quan tâm tìm hiểu trong vài thập niên gần đây và đã gặt hái được không ít thành tựu. Từ cuối những năm 1930, nhà tâm lý học E.L. Thorndike đã đề cập đến loại hình trí tuệ cảm xúc với tên gọi “trí tuệ xã hội” nhưng xem loại trí tuệ này như là một phần của IQ. Đến những năm 1960, một số tác giả cũng đã quan tâm nghiên cứu về cảm xúc như Richard Alpert với đề tài về cảm xúc lo sợ trong các kỳ thi của học sinh, Walter Mischel với trắc nghiệm đo lường năng lực chế ngự cảm xúc của trẻ em… Các nghiên cứu khác liên quan đến trí tuệ cảm xúc có thể kể đến là dự án Spectrum của Howard Gardner trong nỗ lực tìm hiểu các dạng của trí tuệ. Ngoài 5 dạng trí tuệ cổ điển là trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ lôgic – toán, trí tuệ thị giác không gian và trí tuệ vận động, ông còn bổ sung thêm hai loại trí tuệ có liên quan đến cảm xúc là trí tuệ liên cá nhân và trí tuệ nội tâm (Phan Trọng Ngọ (chủ biên), 2001, tr.70). Việc điều chỉnh các cảm xúc âm tính có thể xếp trong loại trí thông minh nội tâm mà Howard Gardner đã miêu tả. Tiếp theo các nghiên cứu của Howard Gardner, năm 1990, hai nhà Tâm lý học Peter Salovey, John D. Mayer đã đưa ra mô hình trí tuệ cảm xúc lần đầu tiên. Đồng thời, các ông cũng đưa ra định nghĩa trí tuệ cảm xúc một cách chi tiết, trong đó nhắm đến năm lĩnh vực chính: 1) Hiểu biết về các cảm xúc, 2) Làm chủ các cảm xúc, 3) Tự thúc đẩy, 4) Nhận biết các cảm xúc của người khác, 5) Sự làm chủ những liên hệ con người (Goleman, 2014, tr.64-65). Như vậy, việc điều chỉnh cảm xúc âm tính có thể xếp trong ba lĩnh vực đầu tiên theo định nghĩa này. 8 Năm 1995, cuốn sách đầu tiên về trí tuệ cảm xúc – Emotional Intellegence: Why It Can matter More Than IQ - ra đời bởi nhà Tâm lý học Daniel Goleman. Cuốn sách đề cập đến bản chất của trí tuệ cảm xúc, các ứng dụng của loại trí tuệ này cũng như cách thức giáo dục cảm xúc (Goleman, 2014, tr.7 -8). Công trình nghiên cứu của hai tác giả Petricdes và Furnham trong phân tích về cấu trúc trí tuệ cảm xúc đã trình bày trí tuệ cảm xúc bao gồm 4 nhân tố: 1) Tính hòa đồng, 2) Tính nhạy cảm, 3) Tự kiểm soát, 4) Hạnh phúc. Trong đó, khía cạnh điều chỉnh cảm xúc nằm trong nhân tố tự kiểm soát của cấu trúc trí tuệ cảm xúc (Dương Thị Hoàng Yến, 2010, tr.39). Một số nhà Tâm lý học khác đã nỗ lực đo lường trí tuệ cảm xúc và đã gặt hái được một số thành quả như thang đo sơ đồ chỉ số cảm xúc EQ MAP của Cooper (1996 -1997), bảng kiểm tra Bar-On EQ-I (emotional quotiet inventory) (1997), thang đo nhận thức cảm xúc LEAS (Level of Emotional Awareness), bảng kiểm tra năng lực cảm xúc ECI (Emotional Competency Inventory)(1999), thang đo trí tuệ cảm xúc đa nhân tố MEIS (Mutilfactor Emotional Intelligence Scale) của các tác giả Majer, Salovey và Caruso (2000) và phiên bản mới của thang đo này là MSCEIT được hiệu đính năm 2002… (Lê Thị Ngọc Thương, 2011, tr.8-9). Các nghiên cứu về điều chỉnh cảm xúc thường được phân chia xem xét trên hai khía cạnh là điều chỉnh tự động và điều chỉnh có ý thức. Việc điều chỉnh cảm xúc tự động thường là kết quả của cơ chế tự vệ và dồn nén các cảm xúc âm tính. Đứng đầu trong các nghiên cứu này phải kể đến S. Freud với lý thuyết phân tâm. Nhiều tác giả khác cũng đã tham gia nghiên cứu về việc điều chỉnh cảm xúc tự động trên phương diện cơ chế cũng như nguyên nhân và cách thức diễn ra việc điều chỉnh cảm xúc tự động. Có thể kể đến một số tác giả của xu hướng này như Vaillant, Koole, Coenen, Jostmann, Fockenberg… Xu hướng nghiên cứu điều chỉnh cảm xúc gần đây lại tập trung nhiều hơn đến khía cạnh điều chỉnh có ý thức. Các tác giả theo xu hướng này thường hướng tới việc tìm kiếm các cách thức để thay thế các cảm xúc âm tính bằng các cảm xúc dương tính. Một vài tên tuổi đáng chú ý của xu hướng này là Joseph J. Campos, Carl B. Frankel & Linda Camras, Diamond, Hochschild, Lazarus, Kramer… (Võ Thị Tường Vy, 2013, tr.8 - 15). 9 Một số công trình nghiên cứu về điều chỉnh cảm xúc gần đây: Công trình của Jame Gross về điều chỉnh cảm xúc đã nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà Tâm lý học. Năm 1998, ông đã đưa ra một số chỉ dẫn về cách thức điều chỉnh cảm xúc được cho là có giá trị ứng dụng cao trong công việc và đời sống (Lewis, Haviland, & Barrett, 2008, tr.500). Nghiên cứu về kỹ năng điều chỉnh cảm xúc trong mối tương quan với trị liệu tâm lý, tác giả Berking (2007) đã đề xuất kết hợp chương trình đào tạo kỹ năng điều chỉnh cảm xúc với chương trình trị liệu theo trường phái nhận thức – hành vi dành cho các bệnh nhân có các rối nhiễu tâm thần và so sánh với nhóm đối chứng đang tiến hành trị liệu không tham gia chương trình đào tạo này. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tích hợp các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc với quá trình trị liệu nhận thức – hành vi đã cho những phản hồi rất tích cực, làm tăng đáng kể hiệu quả điều trị sức khỏe tâm thần của bệnh nhân (Berking et al., 2008, tr. 1230). Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra mô hình điều chỉnh cảm xúc bao gồm 9 kỹ năng cụ thể: 1) Nhận thức được cảm xúc; 2) Xác định và gọi được tên cảm xúc; 3) Diễn giải chính xác các cảm giác cơ thể liên quan đến cảm xúc; 4) Hiểu các dấu hiệu ban đầu bên ngoài và trong nội tâm về cảm xúc (hiểu các gợi ý về cảm xúc); 5) Tự củng cố bản thân trong các tình huống cảm xúc căng thẳng; 6) Hành động sửa đổi cảm xúc tiêu cực để cảm thấy tốt hơn; 7) Chấp nhận các cảm xúc không thể sửa đổi; 8) Có khả năng phục hồi/chịu đựng các cảm xúc tiêu cực và 9) Có khả năng đối mặt với các tình huống cảm xúc căng thẳng để đạt các mục tiêu quan trọng (Berking et al., 2008, tr. 1231). Trong một nghiên cứu khác, tác giả Berking và các cộng sự cũng tìm hiểu mối liên hệ giữa các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc khác nhau được trình bày ở trên với việc sửa đổi các cảm xúc âm tính. Kết quả cho thấy hầu hết các kỹ năng được nghiên cứu đều phát huy tác dụng trong việc sửa đổi cảm xúc âm tính, trừ kỹ năng chấp nhận và chịu đựng các cảm xúc này. Tuy nhiên, các tác giả vẫn khẳng định 2 kỹ năng trên có tác dụng tốt cho sức khỏe tâm thần (Berking et al., 2012, tr. 931). Nhóm tác giả Amelia Aldao, Susan Molen Hoeksema và Susanne Schweizer đã thực hiện một đánh giá tổng hợp các chiến lược điều chỉnh cảm xúc trong tâm lý
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan