Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kĩ năng giao tiếp trên facebook của sinh viên trường đại học an ninh nhân dân....

Tài liệu Kĩ năng giao tiếp trên facebook của sinh viên trường đại học an ninh nhân dân.

.PDF
102
26
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Nữ Bích Tuyền KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRÊN FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN Chuyên ngành: Tâm lí học Mã số : 8310401 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN VĂN BÁU Thành phố Hồ Chí Minh – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Thông tin sử dụng trong luận văn là hoàn toàn chính xác, phù hợp với tình hình thực tế tại Trường Đại học An ninh nhân dân. Số liệu thống kê được tác giả thu thập một cách khách quan, đáng tin cậy thông qua việc tiến hành khảo sát trên 367 sinh viên hệ chính quy tại Trường Đại học An ninh nhân dân. Người cam đoan Nguyễn Nữ Bích Tuyền LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho học viên cao học khoá 28. Tác giả cũng xin được gửi lời cám ơn đến quý Thầy, Cô Khoa Tâm lí học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, giúp đỡ lớp học viên cao học chuyên ngành Tâm lí học khoá 28 trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đối với Tiến sĩ Đoàn Văn Báu - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, quý Thầy, Cô Bộ môn Tâm lý, Trường Đại học An ninh nhân dân đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành tới các bạn sinh viên tại Trường Đại học An ninh nhân dân đã tích cực, nhiệt tình tham gia và hỗ trợ cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Nguyễn Nữ Bích Tuyền MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRÊN FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN.................................................................... 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................. 6 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp ................ 6 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trên Facebook .............................................................................. 12 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ........................................... 15 1.2.1. Kỹ năng giao tiếp .................................................................. 15 1.2.2. Mạng xã hội Facebook .......................................................... 29 1.2.3. Giao tiếp trên Facebook ........................................................ 31 1.2.4. Kỹ năng giao tiếp trên Facebook .......................................... 33 1.2.5. Kỹ năng giao tiếp trên Facebook của sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân .......................................................... 36 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 45 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRÊN FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN ..................................................... 47 2.1. Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ........................ 47 2.1.1. Khách thể nghiên cứu ........................................................... 47 2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................. 48 2.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp trên Facebook của sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân............................................... 51 2.2.1. Thực trạng giao tiếp trên Facebook của sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân ................................................... 51 2.2.2. Kỹ năng giao tiếp trên Facebook của sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân .......................................................... 57 2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân ........................ 80 2.2.4. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp trên Facebook của sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân ........................................................................................ 82 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 85 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................... 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANĐT : An ninh Điều tra ANNB : Trinh sát bảo vệ An ninh nội bộ ANXH : Trinh sát bảo vệ An ninh xã hội ĐHANND : Đại học An ninh nhân dân ĐLC : Độ lệch chuẩn ĐTB : Điểm trung bình FB : Facebook PG : Trinh sát Phản gián DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Khách thể nghiên cứu ..................................................................... 47 Bảng 2.2. Nhận thức về mạng xã hội Facebook ............................................. 52 Bảng 2.3. Mục đích sử dụng Facebook ........................................................... 53 Bảng 2.4. Nội dung chia sẻ trên Facebook ..................................................... 54 Bảng 2.5. Phương tiện giao tiếp trên Facebook .............................................. 56 Bảng 2.6. Nhận thức về kỹ năng giao tiếp trên Facebook .............................. 57 Bảng 2.7. Nhận thức về kỹ năng định vị trong giao tiếp trên Facebook ........ 59 Bảng 2.8. Biểu hiện kỹ năng định vị trong giao tiếp trên Facebook .............. 60 Bảng 2.9. Biểu hiện kỹ năng định vị trong giao tiếp trên Facebook theo nhóm khách thể ............................................................................. 62 Bảng 2.10. Thực trạng kỹ năng định vị trong giao tiếp trên Facebook khi xử lý tình huống ............................................................................... 63 Bảng 2.11. Thực trạng kỹ năng định vị trong giao tiếp trên Facebook khi xử lý tình huống theo nhóm khách thể............................................. 65 Bảng 2.12. Nhận thức về kỹ năng định hướng trong giao tiếp trên Facebook ..................................................................................................... 66 Bảng 2.13. Biểu hiện kỹ năng định hướng trong giao tiếp trên Facebook ..... 68 Bảng 2.14. Biểu hiện kỹ năng định hướng trong giao tiếp trên Facebook theo nhóm khách thể ................................................................... 69 Bảng 2.15. Thực trạng kỹ năng định hướng trong giao tiếp trên Facebook khi xử lý tình huống .................................................................... 70 Bảng 2.16. Thực trạng kỹ năng định hướng trong giao tiếp trên Facebook khi xử lý tình huống theo nhóm khách thể ................................. 72 Bảng 2.17. Nhận thức về kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên Facebook .............................................................................. 73 Bảng 2.18. Biểu hiện về kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên Facebook ..................................................................................... 74 Bảng 2.19. Biểu hiện kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên Facebook theo nhóm khách thể .................................................. 76 Bảng 2.20. Thực trạng kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên Facebook khi xử lý tình huống ................................................... 77 Bảng 2.21. Thực trạng kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong giao tiếp trên Facebook khi xử lý tình huống theo nhóm khách thể................. 79 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giao tiếp là một hoạt động đặc biệt, là nhu cầu không thể thiếu của con người. Giao tiếp gắn liền với cuộc đời của mỗi cá nhân, là phương tiện để con người thiết lập và vận hành các mối quan hệ xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Thông qua giao tiếp, con người tiếp thu kinh nghiệm xã hội - lịch sử, những giá trị văn hóa để hình thành và phát triển nhân cách của bản thân. Với sự phát triển của xã hội, phương tiện và hình thức giao tiếp ngày càng đa dạng, thuận lợi. Có thể nói, cách mạng 4.0 đã mở rộng một không gian mới về giao tiếp thông qua các trang mạng xã hội. Con người dễ dàng thể hiện quan điểm về các vấn đề trong cuộc sống, chia sẻ với những người khác thông qua trang cá nhân của bản thân. Giao tiếp trên mạng xã hội tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, không gian cho cá nhân được giao lưu, trao đổi bất cứ khi nào mình muốn. Do đó, mạng xã hội dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi người, đặc biệt là giới trẻ. Theo thống kê của Hootsuite và We Are Social vào tháng 4/2018, lượng người dùng mạng xã hội nói chung trên toàn thế giới đã chạm ngưỡng xấp xỉ 3,3 tỷ. Trong đó, FB vẫn đang dẫn đầu với 2,23 tỷ người dùng, YouTube và WhatsApp đồng hạng ở vị trí thứ 2 với 1,5 tỷ người dùng. Cũng trong thống kê này, Việt Nam xếp thứ 7 với 58 triệu người dùng FB. (Nguyễn Nguyễn, 2018). Tuy nhiên, cũng vì tính chất mở của mạng xã hội, con người thoải mái hơn trong lời nói, ngôn từ dẫn đến việc đôi khi không ý thức được hình ảnh bản thân, mức độ ảnh hưởng và hậu quả từ những gì mình chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Những thông tin trên mạng xã hội thường được lưu lại trong các máy chủ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số đối tượng giới trẻ cũng tham gia mạng xã hội như một hình thức giải trí cá nhân, nhưng lại có đặc thù nghề nghiệp cần tính bảo mật cao như lực lượng vũ trang. 2 Ngày 22/8/2018, Bộ Công an ban hành Thông tư số 27/2017/TT-BCA về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân. Trong đó, ở khoản 2 điều 13 quy định “Khi sử dụng các phương tiện điện tử khác, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ các thông tin, tài liệu, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục; trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành Công an; không giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị công an lên các trang mạng xã hội.” (Bộ Công an, 2017). Như vậy, có thể thấy, bên cạnh việc phải chú ý trong giao tiếp cá nhân trên các phương tiện điện tử, một trong những vấn đề quan trọng cần quán triệt của các sỹ quan An ninh là là tính bảo mật thông tin về bản thân, đơn vị, công tác chuyên môn nghiệp vụ. Trường ĐHANND là một cơ sở đào tạo đội ngũ sỹ quan An ninh nhân dân nằm trong hệ thống các trường Công an nhân dân và là đơn vị thường trực chiến đấu của Bộ Công an, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Ngoài mục tiêu đào tạo sinh viên trở thành những sỹ quan An ninh có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ, sinh viên trường ĐHANND cần đáp ứng các yêu cầu bảo vệ An ninh quốc gia cho công an các tỉnh và thành phố phía Nam. Bên cạnh việc học tập, rèn luyện để đáp ứng các yêu cầu nghề nghiệp cần có, sinh viên An ninh cũng có những hình thức giải trí khác của lứa tuổi thanh niên. Hầu hết sinh viên trường ĐHANND đều sử dụng mạng xã hội để giao tiếp, tìm kiếm thông tin, thể hiện quan điểm cá nhân về các vấn đề xã hội, chính trị. Thực tế cho thấy, khi quan sát các trang mạng cá nhân của sinh viên trường ĐHANND, vẫn còn thấy xuất hiện hình ảnh sinh viên mặc quân phục, hoặc để những phiên hiệu của đơn vị công an lên trang cá nhân. Điều này gây ảnh hưởng đến tính bảo mật mà Ngành quy định. Để đảm bảo các quy định của Ngành khi tham gia mạng xã hội, đồng thời thỏa mãn nhu cầu giao tiếp, giải trí cá nhân, sinh viên 3 trường ĐHANND cần có những hành vi, cách thức giao tiếp trên mạng xã hội phù hợp. Có thể nói, trên thế giới và ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của đối tượng là học viên, chiến sĩ công an nhân dân cũng như nghiên cứu về hành vi giao tiếp trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đề tài về kỹ năng giao tiếp trên FB của đối tượng sĩ quan công an nhân dân, cụ thể là sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả xác lập đề tài nghiên cứu “Kỹ năng giao tiếp trên Facebook của sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân”. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp trên FB nói riêng và mạng xã hội nói chung của sinh viên trường ĐHANND. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu một số lý luận có liên quan đến đề tài như kỹ năng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp trên FB, kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND. 3.2. Khảo sát thực trạng kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp trên mạng xã hội của sinh viên trường ĐHANND. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND. 4.2. Khách thể nghiên cứu: 367 sinh viên hệ chính quy của trường ĐHANND. 4 5. Giả thuyết nghiên cứu - Kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND ở mức trung bình. - Kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND dân có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm: Niên khóa; Giới tính; Chuyên khoa. - Kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như như môi trường sinh hoạt, đặc thù ngành nghề và chủ quan từ phía sinh viên. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường ĐHANND trên FB dưới góc độ năng lực vận dụng tri thức đã có về FB, về kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống của khách thể nghiên cứu khi tham gia vào mạng xã hội FB. 6.2. Giới hạn về không gian - Không gian mạng xã hội FB. - Trường ĐHANND. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: báo, sách, tạp chí, các đề tài khoa học... 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Khảo sát hiểu biết của sinh viên về mạng xã hội FB, về kỹ năng giao tiếp trên FB, biểu hiện mức độ các kỹ năng giao tiếp trên FB và cách giải quyết tình huống khi tham gia FB của khách thể nghiên cứu để tìm hiểu, đánh giá về thực trạng kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND. 5 7.2.2. Phương pháp quan sát Thông qua quan sát 15 trang cá nhân FB trong khoảng thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019 của một số sinh viên để có những đánh giá về thực trạng kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn Thông qua trò chuyện, phỏng vấn 04 sinh viên để thu thập thêm dữ liệu về thực trạng kỹ năng giao tiếp trên FB của sinh viên trường ĐHANND. 7.2.5. Phương pháp thống kê toán học Số liệu thu về được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 để đưa ra những kết luận phù hợp trên bình diện thống kê. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRÊN FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cùng với hoạt động, giao tiếp là một trong những phương thức tồn tại và phát triển của con người. Năng lực giao tiếp tốt giúp cá nhân thiết lập và vận hành tốt các mối quan hệ xã hội, từ đó đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống. Do vậy, kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp trên FB – một mạng xã hội giúp kết nối mọi người nhanh chóng và dễ dàng, là vấn đề luôn được quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước như sau: 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp 1.1.1.1. Ở nước ngoài Khái niệm về giao tiếp đã xuất hiện từ rất sớm, trong những quan điểm của các nhà Triết học thời cổ đại như Socrate, Platon. Trong đó, giao tiếp là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người (Nguyễn Văn Đồng, 2009). Trong xã hội hiện đại, khái niệm giao tiếp là một phạm trù được các nhà Tâm lý học nghiên cứu một cách khoa học, hệ thống. Nhà phân tâm học S.Freud đã chỉ ra rằng giao tiếp có mối liên hệ với giấc mơ. Trong đó, cơ chế đồng nhất hóa đóng vai trò quan trọng. Cơ chế này đảm bảo mối liên hệ qua lại giữa các chủ thể trong nhóm xã hội, tạo ra sự đồng nhất cảm xúc, thấu cảm, tiếp thu tình cảm của người khác (Hoàng Thị Phương, 2003). Các nhà tâm lý học Gestalt phân tích giao tiếp thành các yếu tố và đặt chúng trong hệ thống với các quan hệ xã hội. Có thể kể đến nghiên cứu của nhà tâm lý học Pháp Bateson. Theo ông, mọi giao đều biểu hiện ra ở một trong hai hệ thống là đối xứng và bổ sung. Tính hệ thống được thể hiện khi 7 con người thiết lập được sự bình đẳng, sự tương hỗ, còn tính bổ sung khi thể hiện sự khác nhau thông qua giao tiếp (Hoàng Thị Phương, 2003). Ngành Tâm lý học của Liên Xô (cũ) với các nhà tâm lý học như .A.Leonchiev, K.Platonov, B.P.Lomov đã nghiên cứu vấn đề giao tiếp theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Các hướng nghiên cứu này được tác giả Huỳnh Văn Sơn tóm tắt trong cuốn “Giáo trình tâm lí học giao tiếp” như sau (Huỳnh Văn Sơn, 2011). Hướng thứ 1: Nghiên cứu lý luận chung về giao tiếp như bản chất, cấu trúc, cơ chế giao tiếp, phương pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động.... Hướng nghiên cứu này thể hiện hai luồng quan điểm: luồng quan điểm thứ nhất cho rằng giao tiếp có thể là một dạng hoạt động hoặc có thể là một phương thức, điều kiện của hoạt động; luồng quan điểm thứ hai nhấn mạnh hoạt động và giao tiếp là hai phạm trù tương đối độc lập trong quá trình thống nhất của đời sống con người, nếu phạm trù “hoạt động” phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể thì phạm trù “giao tiếp” phản ánh mối quan hệ chủ thể và chủ thể. Hướng thứ 2: Nghiên cứu các dạng giao tiếp nghề nghiệp. Trong đó, giao tiếp sư phạm giữa giáo viên và học sinh là một loại giao tiếp nghề nghiệp được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu. Đối với hệ thống lý luận về kỹ năng giao tiếp, một số nhà Tâm lý học trên thế giới cũng đã tập trung nghiên cứu như A.A.Leonchiev đã nghiên cứu và liệt kê một số kỹ năng giao tiếp sư phạm như kỹ năng điều khiển hành vi bản thân, kỹ năng quan sát, kỹ năng nhạy cảm xã hội, biết phán đoán nét mặt người khác, kỹ năng đọc, hiểu, biết mô hình hóa nhân cách học sinh, kỹ năng làm gương cho học sinh, kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, kỹ năng kiến tạo sự tiếp xúc, kỹ năng nhận thức (Ngô Công Hoàn, 2007). IP.Dakharov nghiên cứu đề ra trắc nghiệm 10 kỹ năng giao tiếp gồm kỹ năng tiếp xúc, thiết lập quan hệ, kỹ năng biết cân bằng nhu cầu bản thân và 8 đối tượng trong quá trình giao tiếp, kỹ năng nghe đối tượng, kỹ năng tự kiềm chế, kiểm tra người khác, kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi, kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, cụ thể, kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng nhạy cảm trong giao tiếp (Ngô Công Hoàn, 2007). Năm 1988, Allan Pease, một nhà Tâm lý học Mỹ - đã xuất bản cuốn “Body language” (1988) với bản tiếng Việt là “Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể” do Lê Huy Lâm dịch vào năm 2008 đã phân tích kỹ năng phát hiện các trạng thái tâm lý thông qua cử chỉ, điệu bộ… của con người (Allan Pease, 2008). Năm 1944, Derak Torrington xuất bản tác phẩm “Tiếp xúc mặt đối mặt trong quản lý” phân tích các hình thức giao tiếp thường gặp giữa người quản lý với người bị quản lý. Từ đó, rút ra những kỹ năng giao tiếp cần có của người quản lý (D. Torrington, 1994). Một quyển sách nổi tiếng của tác giả Dale Carnegie là “Đắc nhân tâm” (2002) đã đưa kỹ năng giao tiếp thành nghệ thuật, hệ thống những bí quyết để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp (Dale Carnegie, 2002). Năm 2003, tác giả Paul Ekman với tác phẩm “Emotion Revealed” đã rút ra được kỹ năng nhận diện nét mặt và các cảm xúc đi kèm trong quá trình giao tiếp thông qua các cảm xúc biểu hiện giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp (Paul Ekman, 2003). 1.1.1.2. Ở Việt Nam Tại Việt Nam, ngành Tâm lý học nói chung và phân nhánh Tâm lý học giao tiếp nói riêng vẫn còn là ngành khoa học non trẻ. Tuy vậy, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn. Có thể chia thành nhiều hướng nghiên cứu như sau: Cũng như trên thế giới, hướng đầu tiên nghiên cứu hệ thống lý luận của khái niệm giao tiếp với các vấn đề như bản chất, vai trò, vị trí của giao tiếp 9 trong sự hình thành nhân cách. Trong đó, có thể kể đến “Các Mác và phạm trù giao tiếp” (1963) của Đỗ Long, tác giả Bùi Văn Huệ với “Bàn về phạm trù giao tiếp” (1981); “Giao tiếp, tâm lý, nhân cách” (1981) và “Giao tiếp và sự phát triển nhân cách của trẻ” (1981), “Giao tiếp và sự hình thành nhân cách thiếu niên” (1999) của tác giả Đào Thị Oanh, nhóm tác giả Nguyễn Sinh Huy, Trần trọng Thủy với “Nhập môn khoa học giao tiếp” (2006). Hướng thứ hai nghiên cứu giao tiếp dưới góc độ giao tiếp sư phạm với hệ thống lý luận về khái niệm giao tiếp và các nguyên tắc, quy trình ứng xử trong giao tiếp sư phạm. Có thể kể đến một số giáo trình, sách tham khảo như “Đặc điểm giao tiếp sư phạm” (1985) của tác giả Trần Trọng Thủy, “Giao tiếp và ứng xử sư phạm” (1992) của tác giả Ngô Công Hoàn, “Giao tiếp sư phạm” (1997) của tác giả Hoàng Anh. Hướng cuối cùng tập trung vào nghiên cứu kỹ năng giao tiếp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây cũng là hướng mà tác giả tập trung nghiên cứu trong đề tài. Trong hướng nghiên cứu này, có thể kể đến một số tác giả và sản phẩm như: Nguyễn Văn Đính nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của hướng dẫn viên du lịch trong “Giáo trình tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch” (1997) như kỹ năng định hướng, kỹ năng định vị, kỹ năng điều khiển giao tiếp (Hoàng Thị Chiến, 2012); tác giả Trần Trọng Thủy đề cập đến một số kỹ năng giao tiếp như kỹ năng chỉnh sửa các ấn tượng ban đầu của mình về người khác khi mới quen họ, kỹ năng bước vào giao tiếp với người khác một cách không có định kiến trong bài “Tình người, giao tiếp và văn hóa giao tiếp” (Nguyễn Huy Toàn, 2011). Tác giả Nguyễn Đình Xuân đã nghiên cứu GT trong quản lý với các vấn đề như khái niệm, ý nghĩa, chức năng, cấu trúc, loại hình và phong cách GT trong quản lý. Qua đó, tác giả đã đề cập đến một số KNGT như KN lựa chọn 10 địa điểm, thời gian tiếp khách, KN làm chủ cảm xúc của mình trong tiếp xúc, KN nghe và dẫn dắt người nói để thu thập thông tin, KN nói gọn gàng… (Nguyễn Đình Xuân và Vũ Đức Đán, 1994). Nhóm tác giả Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Ngọc Uyển trong tác phẩm “Tâm lý học quản lý” (1998) đã đề cập đến cấu trúc của giao tiếp. Theo đó, giao tiếp sư phạm bao gồm các thành phần như biết định hướng, hiểu được các dấu hiệu bề ngoài và ngôn ngữ trong giao tiếp, biết điều khiển quá trình giao tiếp (Nguyễn Huy Toàn, 2011). Ngoài ra, còn có một số luận án, luận văn nghiên cứu thực tiễn như: Luận án Tiến sĩ của Võ Sĩ Lục về “Kỹ năng giao tiếp nghiệp vụ của trinh sát an ninh và phương pháp đánh giá chúng” (2002) nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trong hoạt động nghiệp vụ của trinh sát an ninh dưới góc độ chia thành các nhóm: kỹ năng định vị, kỹ năng định hướng và kỹ năng điều khiển trong giao tiếp (Võ Sỹ Lục, 2002). Luận án Tiến sĩ “Một số đặc điểm giao tiếp ngoài giảng đường của sinh viên” (2007) của Nguyễn Văn Đồng đã đề cập đến thực trạng giao tiếp của sinh viên trong hoạt động ngoài giảng đường. Từ đó, đề xuất một số biện pháp để tác động nhằm tăng cường các yếu tố tích cực và khắc phục những yếu tố tiêu cực trong giao tiếp của khách thể nghiên cứu (Phạm Văn Đồng, 2007). Luận văn thạc sĩ của tác giả Đới Thị Thu Thủy (2003) nghiên cứu về “Một số khó khăn tâm lý trong giao tiếp với giáo viên của sinh viên người dân tộc trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai” đã tìm hiểu những khó khăn tâm lý nảy sinh trong quá trình giao tiếp với giáo viên của sinh viên người dân tộc trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai, từ đó thực nghiệm một số biện pháp khắc phục những khó khăn tâm lý đó (Nguyễn Huy Toàn, 2011). Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Huy Toàn (2011) với đề tài “Kỹ năng giao tiếp của học viên Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân II” nghiên 11 cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của học viên trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân II về một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng điều khiển trong giao tiếp và tiến hành một số biện pháp thực nghiệm đối chứng (Nguyễn Huy Toàn, 2011). Tác giả Bùi Thị Nguyên Hảo (2013) với luận văn thạc sĩ về “Thực trạng kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ ở thị xã Dĩ An” đã đánh giá về kỹ năng giao tiếp, phát hiện những khó khăn trong quá trình giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non tại Bình Dương và từ đó đề xuất một số biện pháp để cải thiện và phát triển ( Bùi Thị Nguyên Hảo, 2013). Bên cạnh đó, có thể kể đến một số bài báo khoa học như “Một số đặc điểm giao tiếp của học viên tham gia các lớp đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự cấp phân đội” (tạp chí Tâm lý học số 12/2006) của tác giả Trương Quang Học (Học viện Chính trị quân sự) nghiên cứu các đặc điểm GT sư phạm, qua đó cung cấp hệ thống lý luận về những đặc điểm đặc trưng trong giao tiếp của học viên tham gia các lớp đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự cấp phân đội tại Học viện Chính trị quân sự (Trương Quang Học, 2006). Năm 2006, bài viết “Thực trạng kỹ năng giao tiếp của cán bộ chính trị trong hoạt động tuyên truyền ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay” (tạp chí Tâm lý học số 12-2006) của tác giả Nguyễn Hoàng Lân (Học viện Chính trị quân sự) đã đánh giá một số kỹ năng của cán bộ chính trị trong công tác tuyên truyền trong giao tiếp như kỹ năng tiếp xúc, thiết lập quan hệ, kỹ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp (Nguyễn Hoàng Lân, 2006). Năm 2010, tác giả Phan Thị Mai Hương (Viện Tâm lý học) và bài báo “Giao tiếp giữa lãnh đạo và công nhân trong các doanh nghiệp hiện nay” đăng trên Tạp chí Tâm lý học số 8/2010 đã đưa ra kết quả nghiên cứu về mức độ, 12 phạm vi, nội dung GT và đối tượng GT trong mối quan hệ GT giữa người lãnh đạo doanh nghiệp và công nhân (Phan Thị Mai Hương, 2010). 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trên Facebook Với sự bùng nổ về khoa học công nghệ hiện nay, mạng xã hội mà đặc biệt là FB đã chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Do đó, những nghiên cứu về mạng xã hội, FB hay là những vấn đề trong cách sử dụng, giao tiếp trên FB cũng bắt đầu được chú trọng. 1.1.2.1. Ở nước ngoài Năm 2004, Dennis Mazalin và Susan Moore, đã phân tích hành vi sử dụng Internet của lứa tuổi thanh niên có liên quan với sự thu hẹp lại vòng tròn giao tiếp trong gia đình và gia tăng trầm cảm, cô đơn xã hội của cá nhân (Dennis Mazalin, Susan Moore, 2004). Năm 2009, trong một nghiên cứu, nhóm tác giả Madge, Meek, Wellens, Hooley đã chỉ ra mục đích sinh viên sử dụng FB để giao tiếp với bạn bè, thể hiện cái tôi trên các mối quan hệ trên mạng xã hội (Madge, Meek, Wellens, Hooley, 2009). Năm 2012, tác phẩm “Thái độ của sinh viên Đại học đối với việc sử dụng MXH” của Prof. Dr. BahireEfe ở Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy phần lớn sinh viên cảm thấy vui khi sử dụng MXH với các hoạt động giải trí, giao, tiếp, học tập (BahireEfe ÖZAD, 2012). Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Chen, B., Bryer, T. vào năm 2012 tại ĐH Central Florida (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng, FB giúp SV dễ dàng tạo ra các mối liên kết ảo giữa các cá nhân, xây dựng và bộc lộ cho mình một danh tính, tạo ra các mối liên kết ảo với nhau và thông qua đó, học hỏi, trao đổi, lĩnh hội kiến thức và kinh nghiệm xã hội (Chen, B., Bryer, T., 2012). Năm 2016, trong công bố khoa học “On the FB dependence and it’s negative effects on university students’ work: A multi-group analysis” nhóm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan