Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo trình sự học và sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non...

Tài liệu Giáo trình sự học và sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non

.PDF
45
669
57

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA SP TIỂU HỌC – MẦM NON BÀI GIẢNG (Lưu hành nội bộ) SỰ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON 1 (Dành cho sinh viên CĐ GD Mầm non) Tác giả: Nguyễn Thị Thuỳ Vân 1 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 ........................................................................................................... 5 NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC TRẺ EM .................................................................. 5 1.1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM.......... 5 1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học trẻ em ................................................ 5 1.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học trẻ em ................................................. 5 1.1.3. Ý nghĩa của tâm lý học trẻ em ...................................................................... 6 1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHÁC........................................................................................................... 7 1.2.1. Quan hệ với các ngành tâm lý học ................................................................ 7 1.2.2. Quan hệ với các khoa học khác..................................................................... 8 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ TRẺ EM..................................... 8 1.3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo ................................................................................. 8 1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 9 CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 11 CÁC HỌC THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ VÀ SỰ HỌC.................. 11 CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON .............................................................. 11 2.1. SỰ NẢY SINH VÀ PHÁT TRIỂN BAN ĐẦU CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM11 2.2. CÁC HỌC THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ VÀ SỰ HỌC CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON................................................................................ 11 2.2.1. Học thuyết Phân tâm học ............................................................................ 11 2.2.2. Học thuyết Nhận thức................................................................................. 12 2.2.3. Học thuyết Hoạt động................................................................................. 15 2.3. NHỮNG QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM............................. 16 2.3.1. Mối quan hệ giữa nền văn hoá với sự phát triển của trẻ em ........................ 16 2.3.2. Mối quan hệ giữa hoạt động với sự phát triển của trẻ em............................ 17 2.3.3. Quan hệ giữa điều kiện sinh học và sự phát triển tâm lý của trẻ.................. 19 2.3.4. Mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển ..................................................... 20 2.3.5. Tính không đều trong sự phát triển ............................................................. 21 2.4. PHÂN ĐỊNH CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ ........................... 21 CHƯƠNG 3 ......................................................................................................... 22 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ EM DƯỚI 3 TUỔI .................. 22 3.1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI .............................................................. 22 3.1.1. Mối quan hệ giữa thai nhi và môi trường .................................................... 22 3.1.2. Sự hình thành các giác quan ở thai nhi........................................................ 23 3.1.3. Các giai đoạn phát triển của thai nhi ........................................................... 24 3.2. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA TRẺ SƠ SINH.................................................. 25 3.2.1. Vai trò của các phản xạ không điều kiện..................................................... 25 2 3.2.2 Tình trạng bất phân – cảm giác chưa phân định ........................................... 26 3.2.3. Sự phát triển nhu cầu của trẻ....................................................................... 27 3.3. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ HÀI NHI .......................... 30 3.3.1. Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn là hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi ............................................................................................................................. 30 3.3.2. Sự phát triển vận động, hành động với đồ vật và định hướng vào môi trường xung quanh........................................................................................................... 31 3.3.3. Hình thành những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ .................................... 32 3.4. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ ẤU NHI............................ 32 3.4.1. Sự phát triển hoạt động chủ đạo.................................................................. 32 3.4.2. Sự phát triển vận động và tâm vận động ..................................................... 35 3.4.3. Sự phát triển tâm lý .................................................................................... 37 3.4.4. Xuất hiện tiền đề của sự hình thành nhân cách ........................................... 41 3 LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập học phần: Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non 1, tài liệu biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về những vấn đề chung của tâm lý học trẻ em, các học thuyết về sự phát triển tâm lý và sự học của trẻ em lứa tuổi mầm non, đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em từ lọt lòng đến 3 tuổi; Hình thành, phát triển kỹ năng vận dụng tri thức tâm lý học mầm non vào việc phân tích, giải thích các hiện tượng tâm lý trẻ theo quan điểm tâm lý học hiện đại, kỹ năng vận dụng tri thức tâm lý học vào công tác chăm sóc và giáo dục trẻ giai đoạn 0 - 3 tuổi. Nội dung tài liệu thể hiện trong 3 chương: Chương 1. Nhập môn tâm lý học trẻ em Chương 2. Các hoạt thuyết về sự phát triển tâm lý và sự học của trẻ em lứa tuổi mầm non Chương 3. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em dưới 3 tuổi Trong quá trình biên soạn tài liệu không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong đồng nghiệp và sinh viên góp ý để tài liệu hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả 4 CHƯƠNG 1 NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC TRẺ EM 1.1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM 1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học trẻ em Những đặc điểm và quy luật phát triển tâm lý của trẻ em là đối tượng của tâm lý học trẻ em. Tâm lý học trẻ em nghiên cứu những sự kiện và quy luật phát triển hoạt động, phát triển các quá trình và phẩm chất tâm lý và sự hình thành nhân cách của trẻ trong sự phát triển của nó. Là một ngành của khoa học tâm lý, tâm lý học trẻ em cũng tuân theo những nguyên tắc, cơ sở lý luận của những luận thuyết tạo nên phương pháp luận của tâm lý học đại cương. Nhưng sự phát triển tâm lý của trẻ em còn chịu sự tác động của những quy luật riêng và có những đặc điểm đặc trưng tạo nên nhiệm vụ đặc biệt của tâm lý học trẻ em. Những nghiên cứu của tâm lý học trẻ em hướng vào các đặc điểm, quy luật riêng biệt đó của sự phát triển trẻ em. Tâm lý lứa tuổi mầm non là một bộ phận của tâm lý học trẻ em. Nó nghiên cứu những quy luật, những đặc điểm, những khả năng, những nhân tố chủ đạo của sự phát triển tâm lý…của trẻ em lứa tuổi mầm non từ lọt lòng đến 6 tuổi. Tâm lý học trẻ em là khoa học nghiên cứu những đặc điểm và quy luật phát triển tâm lý của trẻ em, xem sự hoạt động của trẻ, sự phát triển của các quá trình, phẩm chất tâm lý và sự hình thành nhân cách của trẻ theo con đường nào, bằng cơ chế nào. Sự phát triển của trẻ em luôn làm cho người lớn phải sửng sốt và vui mừng, nó diễn ra mỗi ngày mỗi khác. Sự phát triển, tiến bộ không ngừng của đứa trẻ, sự nảy sinh cái mới, sự chuyển biến những từ những phản ứng đơn giản đến những hành động phức tạp, từ những bột phát đến những hành vi hợp lý, việc nắm ngôn ngữ và sự biểu hiện đầu tiên của tính độc lập…Tất cả những cái đó đều là những dấu hiệu đặc trưng cho sự phát triển của đứa trẻ. Đó là những cứ liệu mà tâm lý học trẻ em sử dụng để rút ra những quy luật về sự phát triển của đứa trẻ. 1.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học trẻ em Đối tượng của tâm lý học trẻ em quy định những nhiệm vụ cơ bản của nó. Làm sáng tỏ các quy luật và đặc điểm của sự phát triển, tìm hiểu những nguyên nhân quy định sự phát triển đó làm nhiệm vụ quan trọng của tâm lý học trẻ em. Xuất phát từ quan niệm và phương pháp biện chứng về tâm lý, về sự phát triển các nhà nghiên cứu tâm lý trẻ em nghiên cứu những đặc điểm của hoạt động phản ánh và sự phát triển của nó ở trẻ em trong những giai đoạn khác nhau của đời sống trẻ em, nghiên cứu xem sự phát triển của mỗi quá trình tâm lý, những đặc điểm hoạt động tâm lý và sự hình thành nhân cách của trẻ em diễn ra như thế nào qua các thời kỳ, giai đoạn phát triển nhất định và chịu tác động của những yếu tố nào. Để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi phải phân tích chu đáo tất cả những điều kiện, yếu tố, hoàn cảnh quy định sự phát triển của trẻ trong sự tác động tương hỗ giữa chúng, phân tích những mâu thuẫn xảy ra một cách có quy luật trong quá trình đứa trẻ chuyển từ trình độ phát triển này sang trình độ khác và được giải quyết trong quá trình phát triển của trẻ như thế nào. Con người trở thành Người không bằng cơ chế di truyền sinh học mà bằng cơ chế lĩnh hội văn hoá. Bằng hoạt động, bằng tác động của nền văn hoá xã hội, con người hình thành, phát triển hoàn thiện chính mình. Cơ chế này thực hiện được với vai trò hết sức quan trọng của tính tích cực hoạt động của trẻ và chịu ảnh hưởng thường xuyên của hệ thống giáo dục và dạy học do người lớn tiến hành. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua yếu tố tự nhiên đối với sự phát triển tâm lý học trẻ em. Tâm lý học trẻ em cũng nghiên cứu những đặc điểm 5 của hệ thần kinh cao cấp ở trẻ em ở các giai đoạn phát triển khác nhau nhằm tìm ra cơ sở khoa học tự nhiên của sự phát triển tâm lý, tìm hiểu xem những yếu tố về di truyền có ảnh hưởng không và nếu có ảnh hưởng thì ở mức độ nào với sự phát triển tâm lý trẻ em. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non còn có nhiệm vụ nghiên cứu những đặc điểm mang tính quy luật về sự chuyển đoạn trong tiến trình phát triển của trẻ từ lọt lòng đến 6 tuổi. 1.1.3. ý nghÜa cña t©m lý häc trÎ em Việc giải quyết những nhiệm vụ trên làm cho tâm lý trẻ em có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn. V.I Lê-nin đã chỉ ra rằng: lịch sử phát triển trí tuệ của trẻ em là một trong những lĩnh vực tri thức từ đó hình thành nên lý luận chung về nhận thức và phép biện chứng. Có thể nói những thành tựu của tâm lý học trẻ em là một bộ phận cấu thành của nhận thức luận và phép biện chứng trong triết học duy vật biện chứng. Qua sự phát triển của trẻ em có thể rút ra quy luật phát triển của sự vật nói chung và đồng thời sự phát triển của trẻ em bộc lộ rõ ràng những quy luật đó. Sự phát triển tâm lý của trẻ em có nguồn gốc, động lực bên trong là việc nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn. ở lứa tuổi mầm non mâu thuẫn giữa trong mong muốn và khả năng, giữa cái biết và chưa biết, cái làm được và cái không làm được…quá trình tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh là những mâu thuẫn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển tâm lý trẻ em. Sự phát triển tâm lý cũng là một dạng vận động và động lực của nó là các mâu thuẫn. Những bước nhảy vọt trong phát triển tâm lý là kết quả của sự tích luỹ về kinh nghiệm, hiểu biết trên cơ sở hoạt động và giao tiếp. Những tri thức, kinh nghiệm đó không được tổ chức theo cách riêng, theo cơ cấu riêng, trẻ sẽ không có những biến đổi về chất trong phát triển. Sự chuyển sang một chất lượng mới chỉ có được do sự kế thừa những trình độ phát triển đã có. Nghiên cứu kỹ càng, tỷ mỉ quá trình nhận thức thế giới xung quanh của trẻ em giúp chúng ta hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn bản chất chung của nhận thức con người. Tìm hiểu những điều kiện và những quy luật của sự phát triển tâm lý trẻ em làm sáng tỏ luận thuyết về sự hình thành và phát triển tâm lý theo quan điểm biện chứng đồng thời cũng vạch ra được vai trò của những mối quan hệ muôn màu muôn vẻ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với chính mình. Những yếu tố, điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển toàn bộ nhân cách trẻ em cũng như từng chức năng của nó cũng được làm sáng tỏ bằng cách nghiên cứu sự phát sinh những quá trình tâm lý. Sự hiểu biết những đặc điểm và quy luật của sự phát triển tâm lý trẻ em giúp nhà giáo có phương pháp giáo dục hiệu quả cho từng lứa tuổi nhất định và hơn nữa cho từng trẻ em trên cơ sở vận dụng những hiểu biết này vào việc theo dõi, giáo dục các em. Những phương pháp giáo dục trên cơ sở những thành tựu của tâm lý học trẻ em không những nhằm đảm bảo cho sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ đạt hiệu quả cao mà còn nhằm phát hiện những tiềm năng về trí tuệ cũng như những chức năng tâm lý cao cấp khác ở mỗi lứa tuổi. Với tâm lý học trẻ em, nhà giáo có thể biến những dự kiến về tương lai của trẻ em thành hiện thực, tạo những điều kiện cần thiết cho sự phát triển về mọi mặt của các em. Hiểu tâm lý học trẻ em còn làm cho bản thân nhà giáo dục trở nên hoàn thiện hơn. Người có kiến thức tâm lý học sẽ là người biết quan sát tinh tế, hiểu trẻ, có cơ sở để khắc phục những thiếu sót và phát triển những khả năng của bản thân để hình thành và phát triển những phẩm chất năng lực tốt đẹp cho trẻ. Trong công tác giáo dục trẻ mầm non, từ việc tổ chức đời sống cho trẻ đến việc giáo dục trẻ trong các hình thức hoạt động ở mọi lúc mọi nơi đều phải dựa vào những đặc điểm phát triển của trẻ trong suốt thời kì tuổi mầm non. Tâm lý học giúp các nhà giáo dục nắm vững những đặc điểm phát triển, từ đó xây dựng một nhãn quan khoa học để thực hiện tốt 6 công tác giáo dục mầm non. Bởi vậy, tâm lý học được coi là bộ môn khoa học cơ bản giữ vị trí trung tâm trong các khoa học giáo dục mầm non. Đối với giáo viên mầm non, để có nghiệp vụ sư phạm tốt cần nắm vững khoa học tâm lý nhằm làm chủ quá trình học tập và rèn luyện để có tay nghề vững vàng. Do vậy, tâm lý học phải được coi là một môn nghiệp vụ. Tóm lại, trong hệ thống khoa học giáo dục mầm non, tâm lý học trẻ em vừa là khoa học cơ bản, vừa là khoa học cơ sở lại vừa là khoa học nghiệp vụ. “ Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì trước hết phải hiểu con người về mọi mặt” (K.Đ Usinxki). Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện chuẩn bị cho trẻ bước vào cuộc sống nhà giáo dục phải nắm vững những quy luật chung, ảnh hưởng của những điều kiện, phương tiện, phương pháp giáo dục đối với sự phát triển của trẻ. Nếu không có những hiểu biết này việc tổ chức các hoạt động giáo dục sẽ kém hiệu quả và mất nhiều thời gian… 1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM VỚI CÁC NGÀNH KHOA HỌC KHÁC 1.2.1. Quan hệ với các ngành tâm lý học * Với tâm lý học đại cương Tâm lý học đại cương nghiên cứu những quy luật cơ bản các hiện tượng tâm lý người bình thường trong các mối quan hệ với học tập, lao động, vui chơi. Nghiên cứu các quá trình, trạng thái và thuộc tính tâm lý cá nhân, nghiên cứu sự hình thành nhân cách. Tâm lý học trẻ em dựa vào thành tựu nghiên cứu của tâm lý học đại cương, để nghiên cứu sự hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý người. Tâm lý học trẻ em là một bộ phận của tâm lý học đại cương nó nghiên cứu giai đoạn đầu phát triển cá nhân, đồng thời nó cũng là cơ sở của tâm lý học đại cương xây dựng những quy luật sinh thành, phát triển các hiện tượng tâm lý người. * Với tâm lý gia đình - Tâm lý học trẻ em không thể tách khỏi sự nghiên cứu về đời sống tâm lý gia đình, cái xã hội đâu tiên của trẻ em. - Những diễn biến tâm lý phức tạp trong đời sống gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên, nếp sống, truyền thống của gia đình và thói quen của từng người là nền tảng cho sự hình thành và phát triển tâm lý trẻ em. - Nhiều nguồn gốc của các phẩm chất tâm lý các nhân như: tình cảm, ý chí, trí tuệ, tài năng đặc biệt của trẻ đều được gia đình tạo dựng chăm sóc và kích thích sự phát triển. - Hướng phát triển nhân cách được gia đình định hướng cho trẻ thông qua nếp sống, truyền thống và sự gương mẫu bằng hành vi ứng xử của các thành viên trong gia đình. * Với tâm lý học lứa tuổi - Tâm lý lứa tuổi nghiên cứu các quy luật hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý theo các lứa tuổi khác nhau. Tâm lý học trẻ em là một bộ phận của tâm lý học lứa tuổi sử dụng các thành tựu nghiên cứu tâm lý trẻ em. - Tâm lý trẻ em góp phần quan trọng cung cấp những kết quả nghiên cứu của mình cho tâm lý học lứa tuổi đặc biệt trong các quy luật tâm lý được hình thành trong vui chơi và học tập. * Với dạy học và tâm lý học giáo dục - Tâm lý học trẻ em không thể tách rời với tâm lý học dạy học, vì đời sống tâm lý trẻ (những chức năng tâm lý bậc cao như: ngôn ngữ, tư duy, sự phát triển trí tuệ…) không thể thiếu các phương pháp dạy hoc hợp lý, phù hợp với lứa tuổi với sự chăm sóc cá biệt. Tâm lý trẻ sẽ đi đúng phương pháp theo yêu cầu đòi hỏi của xã hội khi xác định rõ mục tiêu, nội dung chương trình và kế hoạch dạy trẻ. 7 - Nhiều tri thức khoa học vốn sống kinh nghiệm của trẻ, giúp con người trưởng thành sau này trở thành người lao động giỏi, chỉ có thể nhận được qua nhà trường các cấp. - Với tâm lý học giáo dục, thì tâm lý học trẻ em có mối quan hệ gắn bó hữu cơ. Từ lọt lòng mẹ đứa trẻ đã được mẹ cho bú theo bữa, theo giờ…Nhiều phản xạ có điều kiện được người mẹ xây dựng, huấn luyện. Các thói quen, nếp sống ổn định của trẻ được gia đình và thầy cô giáo dục. Những phẩm chất nhân cách cần thiệt cho con người như trung thực, thật thà, sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng, tiết kiệm kính trên, nhường dưới…trẻ em nhận được từ giáo dục. - Tâm lý giáo dục học xây dựng cơ sở lý luận, tìm ra những biện pháp giáo dục hợp lý, góp phần hướng dẫn các bậc cha mẹ, thầy cô giáo xây dựng nhiều phẩm chất nhân cách tốt cho trẻ. 1.2.2. Quan hệ với các khoa học khác * Với triết học: Tâm lý học trẻ em lấy các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở lý luận nghiên cứu các quy trình hình thành và phát triển tâm lý trẻ em. * Với Y học: - Y học nghiên cứu và xây dựng phương pháp bảo vệ, chữa chạy cho người bệnh. Bệnh tật không dừng lại ở cơ thể mà còn có cả tâm bệnh. - Y học góp phần cho việc nghiên cứu lâm sàng đối với trẻ rối nhiễu tâm lý, thành tựu y học góp phần tích cực nghiên cứu tâm lý người nói chung và trẻ em nói riêng. - Tâm lý học trẻ em cũng góp phần cho y học phát hiện những triệu chứng bệnh lý ở trẻ em. * Với xã hội học: - Sinh ra lớn lên đứa trẻ bao giờ cũng sống trong những nhóm xã hội nhất định như gia đình, làng xóm, nhà trường và các nhóm xã hội không chính thức…Trẻ lĩnh hội các giá trị vật chất tinh thần, nền văn hoá dân tộc cộng đồng thông qua các quan hệ chính thức và không chính thức. Những kiến thức xã hội học rất cần để nghiên cứu các quy luật hình thành và phát triển tâm lý trẻ em. - Các sinh hoạt xã hội, các nội dung cơ bản truyền thống, tập quán, trò chơi dân gian, các pháp chế xã hội đều phản ánh hoạt động vui chơi, học tập, sinh hoạt của trẻ. Quá trình này được gọi là quá trình xã hội hoá để trẻ có tri thức vốn sống, kinh nghiệm của người trưởng thành. “Xã hội trẻ em” phản ánh một phần xã hội đương thời và trong tương lai, những thành tựu nghiên cứu của tâm học trẻ em cần tạo việc nghiên cứu của xã hội học. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ TRẺ EM 1.3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo - Phải coi hoạt động là nguồn gốc của toàn bộ nền văn hoá loài người, của thế giới tinh thần của con người. Hoạt động là nơi tinh thần, tâm lý thực hiện chức năng của chúng đối với cuộc sống thực của con người. Hoạt động cũng chính là động lực phát triển tâm lý, không thể nghiên cứu tâm lý trẻ em ngoài chính hoạt động của bản thân trẻ. - Phải tính đến tính chất tổng thể, hoàn chỉnh, trọn vẹn của đối tượng nghiên cứu. Khi nghiên cứu một hiện tượng tâm lý nào đó không được tách nó ra khỏi toàn bộ đời sống tâm lý của con người, cũng như khi nghiên cứu một đặc điểm nào đó của một loài hiện tượng tâm lý cũng không được tách khỏi các đặc điểm khác. Hơn nữa phải đặt đối tượng nghiên cứu vào trong mối quan hệ với các hiện tượng khác. V.I Lê-nin viết: Toàn bộ tất cả các mặt của hiện tượng, hiện thực và các quan hệ của các mặt ấy là cái hợp thành chân lý” - Muốn thấy được tính chất tổng thể, hoàn chỉnh, trọn vẹn của đối tượng: nghiên cứu phải xếp hiện tượng nghiên cứu vào hệ tống đó. Cuộc sống con người có nhiều hoạt động, mỗi hoạt động tương ứng với một động cơ vì vậy con người có nhiều động cơ. Do đó cần phải tìm ra hệ thống động cơ và xét động cơ nào trong một thời điểm nhất định là động cơ chính. Tương tự như vậy, phải tìm ra hệ thống mục đích và xem xét cái nào là chính. 8 - Cần nghiên cứu xem xét các hiện tượng tâm lý trong sự nảy sinh, biến đổi và phát triển của nó, các hiện tượng tâm lý không bất biến, nghiên cứu một hiện tượng tâm lý phải thấy được quá khứ, hiện tại và tượng lai của nó. Đồng thời cũng phải thấy được tính ổn định của nó trong một thời điểm nhất định, trong những điều kiện nhất định. 1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu Các sự kiện tâm lý có những đặc điểm cơ bản riêng biệt. Tâm lý con người là hiện tượng tinh thần, nó được biểu hiện trong các quá trình tâm lý và trạng thái tâm lý. Chỉ có thể nghiên cứu tâm lý con người thông qua các sự kiện tâm lý. Các sự kiện tâm lý tạo nên cái bên trong của những biểu hiện bên ngoài của con người. Do các sự kiện tâm lý cực kì phong phú về nội dung, hình thức, phức tạp về cấu trúc nên việc thu thập các sự kiện phải được xuất phát từ nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu. Hành vi của trẻ bộc lộ nhiều mặt của đời sống tâm lý của các em. Nếu các nhà nghiên cứu muốn nghiên cứu sự phát triển hoạt động của trẻ thì sẽ quan tâm đến hành vi có liên quan đến mặt này. Những phương pháp nghiên cứu cơ bản của tâm lý học trẻ em là quan sát và thực nghiệm, ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác. 1.3.2.1. Phương pháp quan sát Quan sát là một phương pháp nghiên cứu dùng để theo dõi và ghi chép một cách có mục đích, có kế hoạch những biểu hiện đa dạng của hoạt động tâm lý của trẻ em mà họ nghiên cùng những điều kiện diễn biến của nó trong đời sống tự nhiên hàng ngày. Việc xác định mục đích quan sát rất quan trọng. Kết quả quan sát tuy thuộc vào mục đích của quan sát được để ra rõ ràng đến mức độ nào. Nếu mục đích quan sát không rõ ràng thì người quan sát không đề ra những nhiệm vụ quan sát cụ thể mà mình phải tiến hành thì kết quả quan sát sẽ mơ hồ, không chính xác. ưu điểm của phương pháp quan sát là nhà nghiên cứu thu thập những sự kiện về hành vi tự nhiên, những sự kiện diễn ra trong cuộc sống bình thường hàng ngày của trẻ. Chính vì vậy, quan sát phải làm thế nào để trẻ không biết là mình bị quan sát, nó sẽ mất tự nhiên, không thoải mái, toàn bộ hành vi của trẻ sẽ thay đổi. Phải làm thế nào để trẻ hành động một cách tự do, tự nhiên, có như thế người nghiên cứu mới thu được những tài liệu đúng sự thật. Để đảm bảo tính trung thực khách quan trong những sự kiện quan sát, việc quan sát cần được thực hiện với những người quen thuộc với trẻ, sự có mặt của họ là hoàn toàn bình thường và trẻ có thể hành động tự do và tự nhiên. Quan sát trẻ trong hoạt động tự nhiên của chúng nhà nghiên cứu nhìn nhận đứa trẻ như một chỉnh thể thống nhất trong mối quan hệ giữa hành động của nó, phát hiện mối quan hệ giữa nó với các thành viên khác trong tập thể và với nhà giáo dục. Nhược điểm của phương pháp quan sát là người nghiên cứu chỉ quan sát theo dõi hành vi của trẻ mà không thể tác động, can thiệp vào đối tượng mình nghiên cứu. Vì vậy, người nghiên cứu chỉ thụ động chờ đợi những hiện tượng tâm lý diễn ra. Quan sát là phương pháp không thể thay thế được trong nghiên cứu trẻ em. Ngày này một số công cụ, máy móc (máy ảnh, quay phim, ghi âm…) thường được sử dụng trong phương pháp quan sát. 1.3.2.2. Phương pháp thực nghiệm Là phương pháp giữa vai trò quan trọng trong nghiên cứu tâm lý, càng ngày thực nghiệm càng chiếm một vị trí đáng kể trong hệ thống các phương pháp nghiên cứu tâm lý trẻ em. Tích cực hơn quan sát, thực nghiệm là phương pháp mà mọi người nghiên cứu chủ động làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý mà mình cần nghiên cứu sau khi đã tạo ra những điều kiện nhất định. Như vậy, người nghiên cứu không phải chờ đợi các hiện tượng tâm lý bộc lộ mà có thể tự xây dựng những điều kiện gây ra hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu, tạo ra những tình huống trong đó trẻ phải giải quyết các “bài toán” nhất định. 9 Trong phương pháp thực nghiệm, người nghiên cứu có thể lập lại nhiều lần thực nghiệm của mình, các hiện tượng tâm lý được kiểm tra những chỉ số và xử lý cũng đơn giản hơn, kết quả có sức thuyết phục và đáng tin cậy hơn so với phương pháp quan sát. Có hai loại thực nghiệm: Thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Thực nghiệm tự nhiên ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong việc nghiên cứu tâm lý trẻ em. Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong điều kiện bình thường của quá trình dạy học – giáo dục. Hình thức đặc biệt của thực nghiệm tự nhiên được sử dụng rộng rãi là thực nghiệm hình thành. Điểm đặc trưng của thực nghiệm này là để nghiên cứu, tìm hiểu sự phát triển các quá trình và phẩm chất nào đó, người ta dạy trẻ nhằm hình thành hay hoàn thiện các quá trình và phẩm chất tâm lý đó. Để xác định rõ trẻ em đạt được những tiến bộ gì qua quá trình thực nghiệm hình thành, người ta tiến hành như sau: Trước khi thực nghiệm hình thành người nghiên cứu cho trẻ làm một thực nghiệm khác có tính đo nghiệm để xem đối tượng nghiên cứu đang ở mức độ phát triển nào. Tiếp theo, thực nghiệm hình thành nhằm tạo ở trẻ một trình độ phát triển mới như giả thuyết đã nêu. Cuối cùng lại cho trẻ làm thực nghiệm giống như ban đầu. Quá trình thực nghiệm tác động đem lại kết quả tốt nếu như kết quả thu được của lần đo cuối cao hơn do nghiệm đầu và ngược lại. Nếu kết qủa như nhau có nghĩa là những tác động hình thành của người nghiên cứu không co hiệu quả. Lần đo nghiệm đầu được coi là thực nghiệm kiểm tra. 1.3.2.3. Phương pháp trắc nghiệm Cùng với quan sát và thực nghiệm, trắc nghiệm (test) là phương pháp không kém phần quan trọng trong hệ thống các phương pháp nghiên cứu tâm lý trẻ em. Hiểu một cách đơn giản thì trắc nghiệm là phép thử tâm lý gồm những bài toán, những câu hỏi được chuẩn hoá dưới hình thức lời nói, hình ảnh, việc làm. Thông qua việc trả lời những bài toán, câu hỏi đó nhà nghiên cứu xét đoán trình độ phát triển trí tuệ, nhân cách của trẻ em. Trắc nghiệm có những dấu hiệu cơ bản là: tính tiêu chuẩn hoá của việc trình bày và xử lý các kết quả. Tính không phụ thuộc của kết quả vào ảnh hưởng của tình huống thực nghiệm và nhân cách nhà tâm lý học. Trắc nghiệm cũng như nhiều phương pháp khác, có những mặt mạnh và mặt yếu. Việc tuyệt đối hoá cũng như phủ nhận vai trò của nó đều không thoả đáng. Tuy nhiên phải nhận thấy rằng dù còn có những yếu cần phải khắc phục và bổ sung bằng những phương pháp khác, trắc nghiệm vẫn là phương pháp khoa học, khách quan để nghiên cứu tâm lý người. 1.3.2.4. Phương pháp đàm thoại Phương pháp đàm thoại dùng để nghiên cứu một vài hiện tượng tâm lý bằng cách phân tích những phản ứng bằng lời của trẻ đối với những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn mục đích nghiên cứu. Việc đặt câu hỏi trong đàm thoại với trẻ là một nghệ thuật. Câu hỏi phải dễ hiểu và lý thú đối với trẻ nhưng lại không được mang tính chất gợi lý. Những câu hỏi chí phải thuần tuý trả lời “có” hoặc “không” thường dễ làm cho trẻ trả lời sai đi. Để đàm thoại với trẻ, người nghiên cứu có thể soạn trước một hệ thống câu hỏi với trình tự cố định và nêu ra cho tất cả trẻ trả lời. Việc tiến hành hỏi đáp với trẻ phải chuẩn bị chu đáo. Kết quả quá trình này phụ thuộc không chỉ vào nội dung câu hỏi cũng như cách hỏi mà còn phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa người hỏi và đứa trẻ. Kết quả sẽ tốt hơn nếu người nghiên cứu tạo ra được quan hệ tốt với trẻ bằng tài khéo léo, cởi mở ân cần và nhạy cảm đối với những đặc điểm riêng trong nhân cách trẻ. Những câu trả lời phải được ghi chép lại nguyên văn. Sau đó nhà nghiên cứu kết hợp với kết quả nghiên cứu của các phương pháp khác để có kết luận cuối cùng có giá trị thuyết phục hơn. 1.3.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Sản phẩm hoạt động của trẻ em đó là tranh vẽ, nặn, xé dán, “công trình” xây dựng…Sản phẩm hoạt động của trẻ chứa đựng thế giới tâm lý, chính vì vậy nó có ý nghĩa đối với nhà nghiên cứu. Tuy nhiên không phải tất cả các sản phẩm của trẻ đều có ý nghĩa. 10 Những sản phẩm mà người lớn hướng dẫn trẻ thực hiện không có giá trị bằng những sản phẩm là kết quả hoạt động độc lập của trẻ. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động chỉ cho ta những tài liệu tin cậy khi được kết hợp với các phương pháp khác. 1.3.2.6. Phương pháp đo lường xã hội Đây là phương pháp dùng để nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa trẻ em và vị trí của trẻ trong nhóm bạn. Đối với trẻ người ta thường tìm hiểu mối quan hệ giữa các em thông qua hành động có lựa chọn của các em. Câu hỏi ôn tập và thảo luận 1. Trình bày đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của tâm lý hoạc trẻ em. 2. Phân tích mối quan hệ giữa tâm lý học trẻ em với các khoa học khác. 3. Trình bày các phương pháp nghiên cứu trẻ em. CHƯƠNG 2 CÁC HỌC THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ VÀ SỰ HỌC CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON 2.1. SỰ NẢY SINH VÀ PHÁT TRIỂN BAN ĐẦU CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM Những tư tưởng đầu tiên về sự cần thiết phải tìm hiểu đặc điểm tâm hồn trẻ bắt đầu từ thế kỷ 17 với nhà giáo dục Tiệp Khắc lỗi lạc I.A.Cômenxki. Trong tác phẩm “Lý luận dạy học vĩ đại” và “Thế giới trông thấy trên các bức tranh” ông đã nói đến sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống dạy học phù hợp với những đặc điểm tâm hồn của trẻ. Tư tưởng về sự dạy học phù hợp với tự nhiên do ông khởi đầu về sau đã được nhiều nhà sư phạm trên thế giới để cập và giải thích. Thế kỷ 18, J.J. Rutxô, nhà triết học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Pháp đã nhận xét tinh tế những đặc điểm tâm lý của trẻ thơ. ông khẳng định: trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ và người lớn không phải lúc nào cũng hiểu được trí tuệ và tình cảm độc đáo của trẻ. Ông đề cao khả năng phát triển tự nhiên của trẻ và cho rằng mọi sự can thiệp của người lớn vào con đường phát triển tự nhiên của đứa trẻ đều có hại. ở nước Nga, cùng thời kỳ này tư tưởng về vai trò mạnh mẽ của giáo dục trong sự phát triển nhân cách của trẻ em được các nhà giáo dục tiên tiến bảo vệ như: V.H Tatisev, N.I. Nôvicov, A.N. Rađisev Vào thế kỷ 19, tâm lý học trẻ em thực sự ra đời vào nửa sau của thế kỷ, gắn liền với sự xâm nhập của các tư tưởng tiến hoá và di truyền học vào khoa học tâm lý. Những công trình của J. Lamac, S. Darwin có ý nghĩa rất lớn, nó làm cho người ta chú ý tới vấn đề phát triển tâm lý, thúc đẩy các nhà tâm lý quan sát những thay đổi trong đời sống tâm lý của trẻ em ở các thời kỳ khác nhau trong sự phát triển khoa học về tâm lý trẻ em. 2.2. CÁC HỌC THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ VÀ SỰ HỌC CỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON 2.2.1. Học thuyết Phân tâm học Sigmund Freud (1856 - 1939) là nhà tâm học người áo, ông là một trong những người sáng lập ra học thuyết Phân tâm. Đối với Phân tâm học cái “tâm” của trẻ em là trí khôn, tính tình nhân cách, được hình thành qua một quá trình phát triển nhiều năm với nhiều giai đoạn, quá trình ấy không đơn giản như người ta thường nghĩ mà rất phức tạp, đầy mâu thuẫn. Cuộc sống của trẻ em không êm ả vui tươi, chỉ biết ăn chơi như người ta thường nghĩ mà đầy rẩy những tấm kịch trăn trở, dằn vặt. Chỉ có một điều trẻ em khác với người lớn, không nói lên được những mối tâm 11 tư của mình, người lớn phải biết thông qua một vài biểu hiện, suy đoán những điều thắc mắc trăn trở ấy. Theo Sigmund Freud tâm lý của con người gồm có ba ngôi: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi. “Cái ấy” gồm tất cả những xung lực bản năng thôi thúc đứa trẻ đòi hỏi được thoả mãn để tìm khoái cảm, hoạt động của cái ấy hoàn toàn vô thức, chạy theo khoái cảm, không cần biết đến thực tế vật chất hay xã hội. Mới sinh ra, em bé được bố mẹ đáp ứng mọi nhu cầu, nhưng dần dần bố mẹ buộc em bé tuân theo một số ràng buộc. Mâu thuẫn giữa em bé về thực tế dần dần tạo ra cái tôi, em bé cảm nhận về bản thân của mình đối lập với các đồ vật và những người khác, tức cảm nhận được thực tế. Đó là nguồn gốc của cái tôi, sau này chính là phần ý thức của con người, biết suy nghĩ và hành động theo đỏi hỏi của thực tế, chứ không theo dục vọng của bản thân. Những cấm đoán, mệnh lệnh, khuyên bảo của người lớn dần dần được nhập tâm, cũng biến thành vô thức chi phối hành vi của đứa bé đó, là cái siêu tôi: lúc này không còn là mệnh lệnh của bố mẹ nữa mà những quy tắc trừu tượng ẩn náu trong vô thức, như là xuất phát từ đáy lòng của đứa trẻ. Không lạ gì, thường xảy ra xung đột mâu thuẩn giữa ba ngôi này: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi. Một quan điểm phân tâm học nêu ra đã gây ra nhiều tranh luận gay gắt là dục vọng, nhục dục của trẻ em ngay từ đầu đã mang màu sắc tình dục. 2.2.2. Học thuyết Nhận thức a) Nội dung học thuyết của Jean Piaget Jean Piaget (1896 - 1996) là một trong những người đưa ra học thuyết nhận thức. Theo Jean Piaget, mọi sinh vật đều cố gắng để đạt được tình trạng thăng bằng. tình trạng thăng bằng là một sự cân bằng của các kết cấu tổ chức, dù cho đó là vận động, cảm giác hay nhận thức. Khi có các kết cấu thăng bằng, nó cung cấp những cách thức, hiệu quả để tương tác với môi trường xung quanh. Dù những thay đổi trong sinh vật hay trong môi trường cũng đều đòi hỏi phải xem lại sự cần bằng của các kết cấu cơ bản, nếu không chúng sẽ rơi vào tình trạng mất thăng bằng. Jean Piaget tập trung cả vào trạng thái cần bằng với môi trường, điều này có được thông qua việc tạo nên các sơ đồ và các thao tác để tạo nên các kết cấu có tính hệ thống và logíc để có thể hiểu và phân tích trải nghiệm ở vào trạng thái cân bằng bên trong bản thân các sơ đồ và hành động. Trạng thái thăng bằng đạt được thông qua sự thích nghi, tức là một quá trình thay đổi dần dần các sơ đồ và hoạt động sẵn sàng có nhằm lưu tâm đến những thay đổi và sự không phù hợp với những điều đã biết và những điều đang trải nghiệm. Thích nghi là một quá trình gồm hai phần trong đó việc duy trì các sơ đồ có sẵn và khả năng thay đổi những sơ đồ đó có tác động qua lại với nhau. Một phần của thích nghi là đồng hoá. Sự đồng hoá góp phần vào việc duy trì cái đã biết. Phần thứ hai của thích nghi là điều tiết, là xu hướng thay đổi những sơ đồ quen thuộc để phù hợp với nhưng hướng mới của sự vật hay sự kiện vừa được bộc lộ ra nhờ trải nghiệm mới. Jean Piaget giả thuyết rằng, phát triển nhận thức diễn ra theo bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi một khả năng tổ chức và diễn ra thông tin độc nhất. Tại mỗi giai đoạn mới, những năng lực của các giai đoạn trước không mất đi nhưng được hoà nhập vào một phương pháp suy nghĩ và hiểu biết mới về chất. Những đặc điểm quan trọng của các giai đoạn được trình bày như sau: * Theo Jean Piaget, trẻ tích cực tìm kiếm thông tin và làm cho thông tin phù hợp với sự hiểu biết về thực tế từ những kinh nghiệm của bản thân mình. Trẻ tổ chức sự hiểu biết của chúng thành những cấu trúc ngày càng phức tạp gọi là các sơ đồ. * Trẻ có nhiều sơ đồ khác nhau và các sơ đồ này thay đổi khi trẻ phát triển. ở trẻ sơ sinh, những sơ đồ này có hình dạng là các phản xạ bẩm sinh và các dạng phản ứng như mút vú. Khi trẻ lớn lên và có được kinh nghiệm thì những sơ đồ chuyển từ các hoạt động vận động sang các hoạt động tinh thần. Các hoạt động này ngày càng phức tạp khi tuổi tăng lên. 12 * Jean Piaget cho rằng các sơ đồ được thay đổi theo những nguyên lý tổ chức và thích nghi. Những nguyên lý này tiếp tục hoạt động trong suốt cuộc đời. Tổ chức chỉ thêm về phối hợp các cấu trúc thuộc thân thể hoặc tâm lý thành các hệ thống phức tạp hơn. Thích nghi bao hàm hai quá trình bổ sung là đồng hoá hoặc làm cho các kinh nghiệm mới phù hợp với các sơ đồ nhận biết hiện tại và quá trình điều tiết hoặc điều chỉnh các sơ đồ hiện tại cho phù hợp với kinh nghiệm mới. * Jean Piaget đã chia phát triển trí tuệ thành bốn thời kì hoặc giai đoạn duy nhất. Chúng thể hiện những thay đổi trong cấu trúc nhận biết ở trẻ. Những gì đã đạt được trong các giai đoạn đầu là rất thiết yếu cho những gì đạt được trong các thời kì phát triển sau. Tất cả trẻ đều qua các giai đoạn theo cùng một trật tự mặc dù không nhất thiết vào cùng một tuổi. - Trong hai năm đầu cuộc sống là thời kì giác quan vận động, trẻ chuyển tiếp từ dựa vào các phản xạ đến sử dụng các hình ảnh bên trong, vốn là nền tảng của tư duy trừu tượng. Piaget đã chia thời kỳ này thành 6 đoạn nhỏ, trong đó trẻ em thăm dò môi trường một cách tự nhiên để phát triển khả năng như bắt chước bằng sự hình dung của trí tuệ các đối tượng không có mặt. - Mốc phát triển quan trọng trong thời kỳ tiền thao tác là sự phát triển các chức năng biểu tượng, hoặc là khả năng sử dụng các biểu tượng như từ ngữ, hình ảnh và động tác để thể hiện các vật và sự kiện. Điều này có thể thấy trong sự phát triển nhanh chóng của ngôn ngữ, trong trò chơi tưởng tượng và trong sự tăng cường của việc bắt chước. Piaget đã chia giai đoạn này thành thời kì trước nhận biết (2 – 4 tuổi và thời kỳ trựcgiác (4 – 7 tuổi). Trong thời kỳ trước nhận biết, tư duy của trẻ bị hạn chế với tư duy theo thuyết duy linh, tức là việc không có khả năng nhìn nhận các sự việc từ quan điểm của bất cứ người nào khác. các nhà nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc tách ra khỏi tình trạng cho mình là trung tâm có liên quan đến việc phát triển các khả năng đảm nhận vai trò của trẻ. Trong thời kỳ trực giác, trẻ có khả năng sử dụng một vài hoạt động trí tuệ, nhưng dường như chúng không biết về những nguyên lý được sử dụng bởi vì chúng không thể giải thích được các nguyên lý đó. Có thể hiểu được các hạn chế trong tư duy của trẻ qua vấn đề liên quan đến sự sắp xếp theo thứ tự liên tiếp, các liên quan của từng phần với toàn bộ và bảo toàn. - Trong thời kỳ thao tác cụ thể (7 – 11 tuổi), trẻ có khả năng sử dụng được hầu hết các thao tác trên các vật thể hoặc sử dụng các kinh nghiệm trong thế giới trước mắt chúng. Điều này cho phép chúng làm phần lớn các nhiệm vụ mà chúng không có khả năng làm việc trong giai đoạn trước đó, bao gồm phân loại và sắp xếp theo trình tự liên tiếp. b) Quan điểm của Vưgôtxki về sự phát triển nhận thức của trẻ em * Thuyết vùng phát triển gần kề Đối với Vưgôtxki, mọi kiến thức từ quan trọng nhất đến nhỏ nhất đều được tạo dựng nên về mặt xã hội. Ví dụ: một người lớn đọc một câu chuyện nào đó cho trẻ nghe hoặc chỉ cách làm bài tập về nhà. Đứa trẻ tiếp thu những đặc điểm cơ bản của những lời nói đó. Dần dần đứa trẻ có thể thực hiện độc lập những hoạt động mà trước đó phải có sự kèm cặp của người lớn. Về vấn đề phát triển nhận thức thì giữa Vưgôtxki và Piaget có những điểm khác nhau. Trọng tâm phát triển nhận thức của Piaget đã nhấn mạnh đến một quá trình mà qua đó con người nghiên cứu, khám phá, phát hiện và phát hiện lại ý nghĩa trong thế giới của mình. Mặc dù Piaget thừa nhận tầm quan trọng của cả yếu tố xã hội, đặc biệt là của ba mẹ và bạn bè trong quá trình nhận thức nhưng lý thuyết của ông vẫn tập trung vào các cá nhân trong mối quan hệ tượng tác với môi trường xung quanh. Ngược lại, Vưgôtxki thường được gọi là người theo chủ nghĩa bối cảnh lại lập luận rằng, sự phát triển chỉ có thể được hiểu trong cái khung xã hội. Vưgôtxki cho rằng nghiên cứu phát triển nhận thức phải được hiểu như một đơn vị phân tích con người trong hành động và trong bối cách. Con người và nền văn hoá 13 đan xen vào nhau rất phức tạp thông qua quá trình tương tác xã hội. Các mức độ hiểu biết mới bắt đầu từ mức độ quan hệ giữa các cá nhân với nhau, Cuối cùng sự cộng tác được tiếp thu để tạo thành cái khung trí tuệ bên trong cho trẻ. Thông qua việc người lớn và những trẻ lớn hơn, đứa trẻ sẽ xem xét lại và thúc đẩy mức độ hiểu của mình. “Hiểu biết mới đạt được thông qua cộng tác là một sản phẩm của sự hiểu biết ban đầu của trẻ, sự hiểu biết khác của người cộng tác, những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ của trẻ và cách những khó khăn đó được bộc lộ trong khi tượng tác, phản ứng của người cộng tác với những khó khăn đó… Quá trình này phát triển liên tục và phản ứng của mỗi người đều dựa trên những điều người khác vừa làm hay vừa nói, nên kết quả không thể khẳng định là do bên này hay bên kia, đơn vị phân tích mở rộng ra vượt quá một mức cá nhân” Ba trong số những khái niệm quan trọng nhất của Vưgôtxki được giới thiệu ở đây là văn hoá với tư cách là trung gian của việc kết cấu nhận thức chuyển động từ sự phối hợp giữa các hệ thần kinh tới qúa trình liên thông thần kinh và khu vực phát triển gần kề. Tất cả chúng ta đều đã trải qua một tình huống mà trong đó, chúng ta chỉ có thể giải quyết vấn đề khi được một người nào đó giúp đỡ hoặc tư vấn. Những nỗ lực điển hình của ba mẹ để giúp đỡ con mình thực hiện thành công trò chơi xếp hình bằng cách gợi ý các chiến lược (ví dụ như chọn tất cả những miếng có cạnh thẳng để tạo thành đường viền, hay chọn tất cả những miếng có màu tương tự nhau) là một ví dụ của việc học diễn ra trong vùng này. Vưgôtxki cho rằng mức độ hoạt động của con người có thế đạt được khi tận dụng chỉ dẫn của người khác phản ánh những hoạt động đang trong quá trình phát triển nếu so sánh với những hoạt động đang phát triển. Học tập trong quản điểm vùng phát triển gần kề của Vưgôtxki là bắt đầu tổ chức lại và tiếp thu vào năng lực phát triển sẵn có, do vậy được tổng hợp thành một mức độ liên thông thần kinh mới cao hơn. Vì vậy Vưgôtxki cho rằng, các lớp học không chỉ được nhóm lại dựa trên cơ sở thành tích hoạt động học tập của học sinh mà còn phải xem xét đến vùng phát triển gần nhất của trẻ nữa. Theo Vưgôtxki, trẻ em có những vùng phát triển gần hẹp phải học khác lớp với những trẻ có vùng phát triển rộng. Vưgôtxki đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng các hoạt động có hệ thống phải được áp dụng với những trẻ có vùng phát triển gần kề rộng nhất. * Các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ em Căn cứ vào cấu trúc tâm lý mới được hình thành và các giai đoạn chuyển tiếp. Vưgôtxki đã phân chia các giai đoạn lứa tuổi như sau: - Khủng hoảng sơ sinh – Trẻ ẵm ngửa (2 tháng – 1 tuổi) - Khủng hoảng 1 tuổi – Tuổi ấu thơ (1 – 3 tuổi) - Khủng hoảng 3 tuổi – Trước tuổi học (3 – 7 tuổi) - Khủng hoảng 7 tuổi – Trước học sinh (8 – 12 tuổi) - Khủng hoảng tuổi 17 – Tuổi trưởng thành TT Giai ®o¹n 1 S¬ sinh 0 - 1 tuæi 2 V­ên trÎ 1 - 3tuæi 3 MÉu gi¸o 3 - 6 tuæi Ho¹t ®éng chñ ®¹o §Æc tr­ng t©m lý Ho¹t ®éng giao tiÕp xóc c¶m - T­¬ng t¸c bét ph¸t trùc tiÕp víi mÑ vµ ng­êi lín - Nhu cÇu tiÕp nhËn Ên t­îng bªn ngoµi - Nhu cÇu giao tiÕp - VËn ®éng cña bµn tay Ho¹t ®éng víi ®å vËt - Ho¹t ®éng víi c¸c c«ng cô do con ng­êi lµm ra hoÆc ®­îc m« h×nh ho¸ - T­ duy b»ng tay - ý niÖm vÒ con ng­êi vµ sinh ho¹t ®· ®­îc h×nh thµnh Ho¹t ®éng trß ch¬i §VTC§ - NhËn thøc, ý thøc vÒ b¶n ng· - NhËn thøc - NhËn thøc mèi quan hÖ ng­êi - ng­êi 14 - LÜnh héi ph­¬ng ph¸p nhËn thøc - Häc t­ duy lý luËn 4 Nhi ®ång Ho¹t ®éng häc tËp 6 - 12 tuæi 5 ThiÕu Ho¹t ®éng giao tiÕp c¸ nh©n - Quan hÖ t©m t×nh - bÌ b¹n - X¸c ®Þnh l¹i c¸c quan hÖ x· héi niªn - th©n t×nh - C¶i tæ l¹i nh©n c¸ch 11-15 tuæi - Tù tu d­ìng vµ tù ý thøc Thanh Ho¹t ®éng häc tËp h­íng - Yªu ®­¬ng - Nh©n c¸ch b¾t ®Çu ®Þnh h×nh vµ cã b¶n s¾c niªn nghiÖp - §Þnh h­íng gi¸ trÞ nghÒ nghiÖp, høng thó nghÒ nghiÖp 6 2.2.3. Học thuyết Hoạt động A.N. Leonchiev (1903 - 1979) là một nhà tâm lý học người Nga ông đã nghiên cứu và đưa ra cấu trúc hoạt động tâm lý của con người nói chung và trẻ em nói riêng theo sơ đồ như sau: Ho¹t ®éng §éng c¬ Hµnh ®éng Môc ®Ých Thao t¸c Ph­¬ng tiÖn MÆt chñ quan cña chñ thÓ MÆt ®èi t­îng cña ho¹t ®éng * Sự phát triển của tâm lý trẻ em Phát triển các luận điểm của L.X Vưgôtxki, A.N. Leonchev đã cố gắng làm sáng tỏ phương thức hình thành và phát triển tâm lý trẻ em. Trong hệ thống lý luận của ông nổi lên những điểm sau: Thứ nhất: Quy luật duy nhất quyết định sự phát triển của con người là những quy luật xã hội lịch sử Theo A.N. Leonchev, quá trình chuyển từ động vật lên con người về đại thể có 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Chuẩn bị về mặt sinh vật của con người. Đây là những động vật đã biết sử dụng những công cụ thô sơ chưa qua chế tạo và đã có phương tiện giao tiếp đơn giản. Trong giai đoạn này quy luật sinh vật chiếm độc tôn. - Giai đoạn 2: Chuyển sang người, kéo dài từ vượn người đến người. Đặc trưng của giai đoạn này là con người đã sản xuất ra công cụ lao động, tạo ta lao động và xã hội. Trong giai đoạn này các quy luật sinh học vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, đã xuất hiện những nhân tố mới: các quy luật xã hội lịch sử do lao động sản xuất tạo ta. - Giai đoạn 3: Con người hiện đại. Trong giai đoạn này sự thay đổi căn bản tổ chức cơ thể của con người đã được hoàn thành và đã có tất cả những thuộc tính sinh vật cần thiết cho sự phát triển xã hội – lịch sử: Quy luật duy nhất quyết định sự phát triển của con người là những quy luật xã hội – lịch sử. Thứ hai: Những thành tựu phát triển được tích luỹ lại và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới dạng các hiện tượng của nền văn hoá vật chất và tinh thần. Dạng lưu giữ này chỉ có trong xã hội loài người. Thức ba: Làm thế nào để đứa trẻ có được kinh nghiệm lịch sử – xã hội mà vốn dĩ ở bên ngoài nó. ở đây xuất hiện cơ chế xã hội. 15 Khi sinh ra, xung quanh trẻ là thế giới đồ vật do con người tạo ra và thế giới qua hệ của người lớn. Đứa trẻ phát triển trong đó, nhưng không phải là cơ chế thích nghi với chúng mà là lĩnh hội chúng. Quá trình thích nghi và lĩnh hội khác nhau ở chỗ, thích nghi sinh vật là quá trình thay đổi các thuộc tính loài, năng lực và hành vi bẩm sinh của cá thể do đòi hỏi của môi trường xung quanh. Quá trình lĩnh hội là quá trình tái tại lại cho bản thân những thuộc tính, năng lực và các phương thức hành vi do con người đã hình thành trong lịch sử. Vì vậy bao giờ nó cũng là quá trình tích cực. Bởi đó là quá trình hoạt động với đồ vật, tiếp thu nó, nắm vững và sử dụng nó, qua đó tạo nên cho chủ thể (đứa trẻ) những năng lực mới, những chức năng tâm lý mới. Thứ 4: Sự lĩnh hội của trẻ em là tái tạo lại các hoạt động của người lớn bằng hoạt động của mình. Đây là hai hoạt động tương ứng nhưng ngược nhau, hoạt động của người lớn chuyển vào trong vật phẩm – sản phẩm, còn hoạt động lĩnh hội của trẻ em là tách hoạt động đó của người lớn ra khỏi vật phẩm đối tượng, chuyển nó thành bản thân. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là đứa trẻ có trực tiếp tự lĩnh hội được không. Nói cách khác là trẻ có thể tự mình làm việc với thế giới đồ vật hay không. Câu trả lời của A.N. Leonchev là không. Những thành tựu phát triển của con người được kết tinh trong các vật phẩm hoá không đơn thuần là cái cho sẵn đối với sự phát triển của trẻ em mà mới chỉ đặt ra trước trẻ. Muốn chiếm lĩnh được nó, trẻ em phải thông qua người lớn. Cả Vưgôtxki và A.N. Leonchev đều khẳng định quan hệ của trẻ em với thế giới bao giờ cũng thông qua quan hệ của người với người khác. Hoạt động của trẻ em bao giờ cũng nằm trong giao tiếp. Giao tiếp với hình thức ban đầu là hoạt động hoặc là giao lưu bằng ngôn ngữ hay bằng ý nghĩ đều là điều kiện tất yếu và chuyên biệt của sự phát triển con người trong xã hội. ở đây cần phải phân biệt hai gốc độ: mức độ quan hệ giữa trẻ với người lớn thông qua đó xác định mức độ học của trẻ em, với sự tất yếu tồn tại quan hệ người lớn với trẻ em trong hoạt động. Về mức độ học của trẻ, lúc đầu là bắt chước, sau đó là học tập có chủ đích của nhà trường, cuối cùng là hình thức tự học. Dù ở bất kì mức độ nào, bao giờ cũng hiện diện sự hợp tác người lớn với trẻ em. Thứ năm: Toàn bộ sự phân tích trên cho thấy sự phát triển của trẻ em chính là sự thay đổi vị trí của nó trong hệ thống các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, sự thay đổi này chỉ là biểu hiện của sự phát triển tại một thời điểm nhất định. Cái trực tiếp quy định sự phát triển tâm lý của trẻ em là chính bản thân cuộc sống của nó. Nói cách khác, đó là sự phát triển của hoạt động của đứa trẻ theo nghĩa này. Mặt khác, cần luôn nhớ rằng: sự phát triển của hoạt động, thường xuyên phụ thuộc vào những điều kiện sống của trẻ. Toàn bộ các vấn đề nêu trên dẫn đến việc nghiên cứu sự phát triển tâm lý trẻ em tất yếu phải xuất phát từ phân tích hoạt động của nó. Mặt khác, cuộc sống không phải là sự tiếp diễn máy móc của các hoạt động riêng biệt, có những dạng hoạt động trong giai đoan này đóng vai trò chủ yếu đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, còn các hoạt động khác còn phù thuộc. Vì thế sự học và phát triển tâm lý trẻ em không phụ thuộc vào hoạt động nói chung mà vào hoạt động chủ đạo. 2.3. NHỮNG QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM 2.3.1. Mối quan hệ giữa nền văn hoá với sự phát triển của trẻ em * Sự phát triển như là quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm loài người trong nền văn hoá Tâm lý người và động vật luôn biến đổi. Tuy nhiên tính chất và nội dung của quá trình biến đổi trong thế giới động vật và ở con người khác nhau về chất. Cơ chế chủ yếu của tâm lý động vật là sự truyền kinh nghiệm bằng con đường di truyền sinh học. Sự thích nghi của cá thể đối với môi trường bên ngoài được triển khai trên cơ sở kinh nghiệm đó. Đặc điểm của chức năng tâm lý người là chúng được phát triển trong quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm xã hội – lịch sử được loài người ghi giữ lại trong nền văn hoá. 16 * Vai trò của văn hoá xã hội đối với sự phát triển tâm lý trẻ em Mối quan hệ giữa con người và văn hoá hay vai trò của nền văn hoá xã hội đối với sự phát triển tâm lý người là một vấn đề quan trọng trong lý luận văn hoá. Trẻ em sinh ra và sự phát triển tâm lý của nó bị khống chế bởi nền văn hoá mà nó tiếp xúc. Nền văn hoá xã hội, những kinh nghiệm lịch sử xã hội là nguồn gốc và nội dung của sự phát triển tâm lý. Văn hoá lạc hậu, chậm phát triển sản sinh ra những con người lạc hâu, văn hoá hiện đại sẽ sản sinh ra những con người văn minh. Chúng ta khẳng định ảnh hưởng của môi trường xã hội đến mức độ phát triển tâm lý của trẻ em, tức là đứa trẻ sinh ra không phải là đã thông minh hay ngu đần, hiền hay dữ, mà nó trở nên như vậy dưới ảnh hưởng của môi trường sống của nó, hay tác động của môi trường mà nó sống trong đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng không tuyệt đối hoá chúng, coi đứa trẻ như “tờ giấy trắng” và không tính đến tính tích cực của bản thân trẻ. Như vậy do điều kiện, hoàn cảnh kinh tế và tiến bộ xã hội khác biệt có thể tạo nên trình độ phát triển khác nhau của trẻ em các dân tộc sống ở các miền khác nhau trên thế giới và giữa các vùng trong cùng một đất nước. ở một chừng mực nào đó môi trường tự nhiên cũng được phản ánh trong nền văn hoá xã hội. Và môi trường tự nhiên chỉ tác động đến trẻ thông qua môi trường xã hội, qua hoạt động lao động, hoạt động xã hội của con người, trong các tác phẩm văn hoá, nghệ thuật, phong tục tập quán mang bản sắc dân tộc, tạo ra nền văn hoá của từng vùng miền. * Đối với trẻ lứa tuổi mầm non thì văn hoá gia đình có một vai trò đặc biệt Lúc mới sinh ra tất cả trẻ em đều được ba mẹ nuôi dưỡng trong tổ ấm, đến một độ tuổi nào đó mới ra đời, mới hoà nhập vào cộng đồng xã hội. Tổ ấm của trẻ em là gia đình, là môi trường văn hoá được dựng lên bởi nền tảng tình yêu thương, đùm bọc của những người thân trong gia đình – gọi là văn hoá gia đình. Có thể nói văn hóa gia đình là môi trường an toàn và phong phú, trong đó trẻ được nuôi dưỡng và dạy dỗ theo một phương thức đặc biệt – phương thức gia đình khác với phương thức nhà trường. Phương thức tác động gia đình có những đặc điểm sau: - Gia đình chăm sóc trẻ em bằng tình yêu thương ruột thịt. Trên cơ sở tình yêu thương ruột thịt mà nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ em, nghĩa là nuôi dạy bằng tình thương. Người lớn trong gia đình hết lòng yêu thương trẻ, nhất là mẹ với hai tính đặc trưng là nhạy cảm và sẵn sàng đối với sự phát triển của trẻ. - Người lớn trong gia đình dạy trẻ bằng giao lưu trực tiếp thường xuyên với nó. - Gia đình không tiến hành tác động đồng loạt đối với trẻ trong nhóm hay trong tập thể mà chăm sóc dạy dỗ từng cháu một, do đó đứa trẻ có điều kiện được chăm sóc chu đáo tỉ mỉ từ lúc ngủ tới bữa ăn, được bảo ban cặn kẻ từ miếng ăn tiếng nói, từ cách đi, đứng đến những cách ứng xử thông thường trong cuộc sống, đáp ứng kịp thời các nhu cầu phù hợp với thể trạng, về nét tâm lý riêng của từng trẻ. - Tác động gia đình thường bằng nhiều hình thức mang tính chất tổng hợp và đượm màu nghệ thuật. Trước hết đó là việc nuôi dạy được kết hợp một cách tự nhiên, khéo léo. Tóm lại, người lớn mà đặc biệt là người mẹ đã đưa con vào thế giới của những giá trị văn hoá mà gia đình đã thừa nhận và thực hiện hàng ngày. Đặc biệt là qua lời ru, mẹ đã dạy cho con nghệ thuật âm nhạc và thơ ca dân tộc để con biết yêu thương con người, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, từ đó mà trẻ thêm giàu lòng nhân ái. 2.3.2. Mối quan hệ giữa hoạt động với sự phát triển của trẻ em * Hoạt động là gì ? Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và bắp thịt của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thoả mãn những nhu cầu nảy sinh trong cuộc sống của họ. * Cấu trúc hoạt động Hoạt động của cá thể bao giờ cũng được thể hiện ở những mối quan hệ ràng buộc giữa các yếu tố cơ bản như: Hoạt động, động cơ, hành động, mục đích – thao tác, phương tiên. Theo Leonchev hoạt động của cá thể được vẽ thành sơ đồ như sau: 17 Ho¹t ®éng §éng c¬ Hµnh ®éng Môc ®Ých Thao t¸c Ph­¬ng tiÖn * Hoạt động bên ngoài – hoạt động bên trong: động cơ; đối tượng; tính gián tiếp, chủ thể Hoạt động bao giờ cũng nhằm vào một đối tượng nhất định. Không thể có hoạt động không nhằm vào cái gì hết. Đối tượng có thể là sự vật hiện tượng, quan hệ… Hoạt động của con người nói chúng phải nói đến phương tiện. Phương tiện có thể là công cụ, máy móc, dụng cụ… có thể là ngôn ngữ, kí hiệu, luật lệ…ở người lớn; đồ chơi, luật chơi, vai chơi…ở trẻ em. Tất cả các phương tiện này đóng vai trò trung gian giữa chủ thể và đối tượng hoạt động, làm cho hoạt động có tính chất gián tiếp là tính chất đặc trưng của mọi hoạt động ở con người. Phương tiện cũng có ảnh hướng đến động cơ, mục đích và do đó chi phối cả tính chất của hoạt động và hành động. Nhưng nó đặc biệt quy định các thao tác cấu tạo nên hành động. Hoạt động phải có chủ thể. Đó chính là con người đang hoạt động với các quan hệ xã hội và với tổ hợp những thuộc tính tâm lý đã hoặc đang hình thành của nó. * Hai quan hệ của hoạt động: hoạt động đối tượng và hoạt động giao lưu Hoạt động của con người bao giờ cũng diễn ra trong xã hội, vì thế bao giờ cũng có hai quan hệ, hai mặt gắn liền với nhau, tạo điều kiện cho nhau và nhiều khi chuyển hoá lẫn nhau. Đó là hai mặt: - Quan hệ với sự vật hiện tượng… trong tự nhiên hoặc trong xã hội, sản phẩm của loại người nhưng không phải là những nhân cách. - Quan hệ với những con người trong xã hội, những nhân cách. Hai mặt này của bất cứ một hoạt động cụ thể nào của con người đều chứa đựng, vận hành những quan hệ xã hội nhất định. Hoạt động hai mặt là hoạt động đối tượng và hoạt động giao lưu – là nhân tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách vì các đối tượng, phương tiện và động cơ hoạt động cũng như những quan hệ xã hội chứa đựng trong đó, dùng là những con người, những nhân cách sống động hoặc là những sản phẩm vật chất hay tinh thần của loài người đều là những “vật mang tính tâm lý con người” nên qua hoạt động mà thấm vào đứa trẻ hình thành nên bộ mặt tâm lý của nó. * Cơ chế nhập tâm (sự chuyển hoá từ hoạt động bên ngoài vào hoạt động bên trong), tạo nên sự phát triển tâm lý của trẻ Hoạt động tâm lý của mỗi người, được xây dựng theo mẫu của hoạt động bên ngoài. Hoạt động bên ngoài này được tiến hành bởi công cụ, là năng lực thực tiễn mà loại người đã sáng tạo ra, kết tinh lại, được vật thể hoá, nhờ đó chúng tồn tại một cách khách quan đối với mỗi cá thể. Trong khi đó hoạt động bên ngoài của động vật được tiến hành theo phương thức có sẵn từ là lúc mới sinh theo một cơ chế bản năng, trực tiếp, vì hoạt động của động vật không có công cụ. Đồng thời hoạt động bên trong của người được thực hiện nhờ phương tiện trung gian là ngôn ngữ, dùng hệ thống tín hiệu và dấu hiệu. Thông qua hoạt động, các chức năng tâm lý được hình thành và phát triển trong quá trình sống. Chính quá trình hoạt động này mới là dòng phát triển tâm lý nói chung mà kết quả có được ấy bắt nguồn từ những hoạt động bên ngoài và bị quá trình hoạt động bên ngoài quy định. 18 Nhà tâm lý học Vưgốtxki đã khẳng định bằng các thực nghiệm của mình. ở đây sự kiện chủ yếu là thấy được năng lực dùng “dấu hiệu” làm “công cụ tâm lý” để tổ chức hoạt động lâm lý bên trong. Xuất phát từ những hình thức hoạt, khách quan cùng với người lớn, trên những đối tượng vật chất. Về sau chỉ cần có sự chuyển hoá về hình thức, biến hình thức bên ngoài thành hình thức bên trong “chủ quan”. Từ đó phát hiện ra sự phụ thuộc đa dạng của tâm lý vào các hình thức hoạt động trên đối tượng bên ngoài theo cơ chế nhập tâm. Cơ chế nhập tâm là con đường cơ bản để thế hệ sau tiếp thu kinh nghiệm của thể hệ trước để lại. Sự nhập tâm ấy được thực hiện bắt đầu từ hoạt động đối tượng bên ngoài hoặc sự giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân. Chỉ sau đó kết quả ấy (tâm lý) được hình thành trong cá thể (trẻ em). Do đó khi nói về tâm lý thì trước hết phải nghiên cứu các hoạt động có đối tượng bên ngoài và tiếp đó bằng sự chuyển hoá mà có hoạt động tâm lý. * Tính chất hoạt động quy định tính chất của sự phát triển tâm lý Nhân cách được tạo bởi hoàn cảnh khách quan thông qua hoạt động của cá nhân để thực hiện các quan hệ của nó với thế giới. Những đặc điểm của hoạt động này cũng tạo thành các quy định kiểu loại của nhân cách, vì con người tác động đến thế giới khách quan không như nhau. Trong một hoàn cảnh nhất định có vô số sự vật, hiện tượng, quan hệ xã hội… thì chỉ có sự vật đối tượng hiện tượng và quan hệ nào mà con người tác động tới thì nó mới tác động lại con người và hình thành những đặc điểm tâm lý, đặc điểm nhân cách của người đó. “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy. Chính vì vậy, càng tích cực tác động tới thế giới khách quan bao nhiêu hay càng tích cực hoạt động hoạt động bao nhiêu thì thế giới khách quan tác động trở lại càng tích cực bấy nhiêu, tức là tâm lý càng phát triển phong phú, đa dạng. Hoạt động của con người càng đi sâu tìm hiểu bản chất của sự vật hiện tượng quan hệ xung quanh mình thì con người càng hiểu sâu sắc thế giới ấy, sự phát triẻn tâm lý càng bền vững. Kết quả hoạt động của con người còn phụ thuộc vào động cơ của hoạt động nữa. Những động cơ đích thực sẽ giúp trẻ biết hoạt động đến cùng và không nản chí. Hệ thống thứ bậc động cơ sẽ tạo ra xu thế của hoạt động, xu thế của sự phát triển nhân cách. Chính hệ thống thứ bậc động cơ tạo ra khuynh hướng của hoạt động âm nhạc, hội hoạ…Và những hoạt động này cũng tạo ra những nét tâm lý đặc trưng cho nhân cách của trẻ. * Hoạt động chủ đạo Sự phát triển tâm lý của trẻ em không phải phụ thuộc hoạt động nói chung mà phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo. ở mỗi lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo nhất định, đó là hoạt động có những đặc điểm sau: - Là hoạt động có đối tượng mới mẻ, chưa hề có trước đó. Chính đối tượng mới này tạo ra những cái mới trong tâm lý, tức là tạo ra sự phát triển. - Là hoạt động có khả năng chí phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ. Những quá trình tâm lý của trẻ được cải tổ, được tổ chức lại bằng hoạt động này. - Là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác cùng diễn ra đồng thời và tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lý của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển. Tóm lại, “hoạt động chủ đạo đó là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý và trong các đặc điểm tâm lý của nhân cách đứa trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định của nó”. 2.3.3. Quan hệ giữa điều kiện sinh học và sự phát triển tâm lý của trẻ * Những điều kiện sinh hoc Điều kiện sinh học là cơ sở vật chất, cơ sở di truyền mà trẻ nhận được từ ba mẹ mình. Nói cách khác di truyền được hiểu là việc ba mẹ truyền lại cho con cái những phẩm chất và đặc điểm nhất định nằm trong chương trình di truyền. Ngoài những yếu tố di truyền sinh học còn bao gồm những yếu tố bẩm sinh. Đặc điểm bẩm sinh thường hình thành trong quá trình phát triển của bào thai. Cách sống của ba mẹ, 19 cách ăn uống, chế độ nghỉ ngơi, lao động, bệnh tật, những cơn xúc động thần kinh, ảnh hưởng của tia phóng xạ, chất độc hoá học từ ba hoặc mẹ... Như vậy, khi sinh ra đứa trẻ có những đặc điểm di truyền từ ba mẹ, tổ tiên của mình và có những đặc điểm bẩm sinh hình thành trong quá trình phát triển của bào thai. Đó là điều kiện sinh học của sự phát triển tâm lý. * Vai trò của điều kiện sinh học đối với sự phát triển tâm lý của trẻ Điều kiện sinh học là tiền đề vật chất, là phương tiện để nảy sinh và phát triển tâm lý nhưng nó ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ em ở mức độ nào là điều vẫn còn được tranh cãi nhiều, điều đáng chú ý về phương diện lý luận là vấn đề di truyền các mầm mống và năng lực đối với lĩnh vực hoạt động nhất định, tức là những mầm mống của các năng lực dự tính khả năng hoạt động thành công trong những hoạt động riêng biệt. Tuy nhiên việc thực hiện hoá các sức sống ấy phụ thuộc nhiều vào điều kiện sống và giáo dục. 2.3.4. Mối quan hệ giữa giáo dục và phát triển * Giáo dục là gì ? Giáo dục – dưới dạng chúng nhất – là sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào đời sống xã hội. Trong quá trình giáo dục các thế hệ đang lớn phải lĩnh hội những gì xã hội đã tích luỹ được nghĩa là tiếp thu các tri thức ở mức độ phát triển đạt tới của chúng, nắm vững những kỹ năng lao động, tiếp thu các tiêu chuẩn và kinh nghiệm ứng xử trong xã hội và xây dựng được một hệ thống quan điểm nhất định về cuộc sống. Trong quá trình giáo dục cũng phải hình thành được những phẩm chất cần thiết để giải quyết các nhiệm vụ mới chưa hề đặt ra trước thế hệ cha ông. Muốn vậy phải rèn luyện kỹ năng thu lượm các kiến thức cần thiết, kỹ năng thích nghi với các điều kiện luôn thay đổi của cuộc sống và lao động, kỹ năng hoạt động sáng tạo. * Vai trò của giáo dục đến sự phát triển tâm lý trẻ em Để lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử xã hội, lúc đầu có thể trẻ em hoàn toàn hành động dưới sự chỉ đạo và giúp đỡ của người lớn, sau đó thì hoàn thành một mình. Tuy nhiên, theo Vưgôtxki giáo dục trẻ cần phải hướng đến sự phát triển gần kề của trẻ. Việc tính đến trình độ phát triển mà trẻ em đạt được như vậy và đồng thời sự định hướng phát triển vào vùng gần nhất của những khả năng là đặc biệt quan trọng, vì chúng không chỉ vạch ra mối quan hệ qua lại đúng đắn của giáo dục và phát triển mà còn xác nhận vai trò chủ đạo của sự tác động của người lớn, của giáo dục. Giáo dục còn tác động qua lại rất mật thiết với tất cả những ảnh hưởng xuất phát từ môi trường, nó nắm vai trò chủ đạo trong việc sử dụng các điều kiện xã hội thuận lợi, cũng như trong việc loại trừ hoặc làm suy yếu những ảnh hưởng và tác động bất lợi bắt nguồn tự một số trường hợp từ môi trường mà trẻ sống. Nhà giáo dục có thể tạo ra những điều kiện tốt giúp trẻ phát triển thuận lợi. Chúng ta đánh giá cao vai trò của giáo dục song chúng ta không cho rằng “Giáo dục là vạn năng”. Bởi mọi sự tác động từ bên ngoài đều phải qua cái bên trong, thông qua điều kiện vật chất, tiền đề làm nảy sinh và phát triển tâm lý. Giáo dục luôn tính đến đặc điểm tâm lý, sinh lý của trẻ ở từng giai đoạn, vào đặc điểm cá biết của từng trẻ. Giáo dục có thể hình thành và thay đổi những phẩm chất tâm lý cần thiết khi biết xuất phát từ những quan điểm nhất định về bản chất của trẻ, về những quy luật hình thành và phát triển tâm lý, về đặc điểm bẩm sinh. ý nghĩa của giáo dục còn ở chỗ nó có thể thay đổi điều kiện bẩm sinh của trẻ, thay đổi yếu tố di truyền không có lợi cho sự phát triển như các dị tật bằng phương pháp tập luyện đặc biệt và phát triển những mầm mống năng khiếu đặc biệt của trẻ. Điều này rất có ý nghĩa trong việc giáo dục trẻ tất nguyền và phát triển năng khiếu ở trẻ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146