Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giáo trình mac lenin

.PDF
143
34
90

Mô tả:

371(V) 511/67 - 98 GD-98 Mã số: PKK 04B8 MỞ ĐẦU Khi xem xét con người, chủ nghĩa Mác đã khẳng định là trong mọi hình thái kinh tế, mọi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, con người luôn luôn là nhân tổ quyết đỉnh. Với ý nghĩa đó, đã từ lâu, con người đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học : sinh học, y học, kinh tế, nghệ thuật, triết học... Khoa học giáo dục nghiên cứu con người dưới gốc độ nhận thức những quy luật hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt là đối với lớp trẻ thanh thiếu niên. Sự hình thành và phát triển nhân cách này luôn được đặt trong mối quan hệ mật thiết với các hình thái kinh tế xã hội, nhằm chuẩn bị cho xã hội một lực lượng lao động trẻ tương ứng với trình độ phát triển của xã hội đó. Mỗi cá nhân hình thành và phát triển không chỉ tuân theo những bàn trạng di truyền sẵn có mà chủ yếu theo sự phát triển của văn hóa, của tiến bộ lịch sử - xã hội. Nhận cách con người hình thành trong hoạt động có ý thức vã cố tình sáng tạo theo nhu cầu của minh. Nội dung của thế giới nội tâm và chỉ thể cuộc sống từng con người không thể chỉ là từ những gì tự nhiên trực tiếp đưa lại mà chủ yếu là từ kỹ thuật đến kinh tế ; từ kinh nghiệm, lòng tin đến khoa học ; từ văn hoá dân tộc đến giao lưu nhân loại. Nhân cách con người chỉ được hình thành trong các mối quan hệ xã hội, trong hoạt động lao động (trí óc, chân tay). Các Mác viết : "Con người được phân biệt với súc vật ngay từ khi người ta bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình" (1, tr. 286). Trong hoạt động thực tiễn, con người chuyển hóa sức mạnh tự nhiên thành sức mạnh của chính mình trắc lượng sản xuất và các quan hệ giữa người với người). Những quan hệ này không chỉ biểu hiện ở phương thức hoạt động bên ngoài mà còn bao hàm cả thế giới nội tâm của con người. Xã hội càng văn minh, sản xuất xã hội càng phát triển thì thế giới nội tâm của con người càng phong phú, bởi vì tiêu chuẩn khách quan, phổ biến và cao nhất của tiến bộ xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất, trong đó ban gồm sự phát triển của bàn thân con người. Trước hết là sự phát triển phong phú của bản tính con người với tư cách là mục đích tự thân (1, tr. 158). Như vây, tiến bộ xã hội gắn liền với việc giải phóng con người, tạo ra những điều kiện hữu hiệu để phát triển toàn diện và hài hòa cá nhân, tạo cho con người được làm chủ quá trình lịch sử của chính mình. Đó không chỉ là mục đích cần đạt tới của chủ nghĩa nhân đạo Mácxít chân chính mà còn là mục đích mang tính chiến lược lâu dài của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân . Nhà trường các cấp của chúng ta hiện nay có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách cho thanh thiếu niên thông qua các nội dung giáo dục hết sức đa dạng và phong phú. Đó là giáo dục đức dục, trí dục, thể dục, thẩm mỹ, lao động sàn xuất và hướng nghiệp bằng nhiều con đường như dạy học trong nhà trường, tham gia thực tiễn ngoài xã hội, giáo dục trong gia định và các đoàn thể, các cộng đồng xã hội giáo dục bằng các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện kỹ thuật... Nhà trường phổ thông được coi là bộ phận cực kỳ quan trọng của hệ thống giao dục quốc dân, tác động một cách có tổ chức, khoa học đến quá trình hình thành nhân cách của thanh thiếu niên. Với mục đích giáo dục tương ứng với từng lứa tuổi, từng trình độ nhận thức, giáo dục phổ thông sẽ tạo ra .tiền đề cần thiết về mặt trí tuệ và thể chất cho những giai đoạn phát triển tiếp theo của mỗi con người. Nếu như mục đích của việc hình thành nhân cách cho thanh thiếu niên trong chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta là tạo cho họ khả năng tham gia tích cực, sáng tạo vào lao động xã hội, thì hướng nghiệp, phần nội dung gắn bó hữu cơ trong giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông, sẽ thực hiện nhiệm vụ phát triển nhận thức của tuổi trề đối với hoạt động tương lai của họ, sao cho phù hợp với những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của đất nước trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Công tác hướng nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng là một phạm trù còn rất mới mẻ cả về mặt lý thuyết và hoạt động thực tiễn. Thời gian trước đây, những vấn đề có liên quan tới công tác hướng nghiệp, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của tường giai đoạn lịch sử, đã được nhiều tác giả đã đề cập tới ở góc độ này hay góc độ khác. Vào những năm 80 phải kể tới sự đóng góp của các tác giả như : Phạm Hoàng Gia, Lê Sơn, Phạm Tất Dong đã nêu ra một số cơ sở tâm lý, nội dung của công tác hướng nghiệp (3 ; 7 ; 8) . Đặc biệt bằng luận văn phó tiến sĩ của mình, tác giả Phạm Tất Dong là người đầu tiên đặt nền móng cho việc thiết lập những cơ sở lý thuyết về hướng nghiệp vào những năm 80, nhất là những năm cuối của thập kỷ này. Cùng với chiến thắng của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, công cuộc xây dựng CNXH đặt ra cho sự nghiệp giáo dục những nhiệm vụ mới, trong đó nổi lên vấn đề hướng nghiệp cho tuổi trề. Nhiều văn bản chỉ thị của Nhà nước, của ngành giáo dục và nhiều bài viết của không ít tác giả đã đưa ra chương trình, nội dung, cách thức tổ chức công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông (6 ; 11). Trên thực tế, trong khoảng thời gian 10 năm từ 1980-1990, công tác hướng nghiệt đã được triển khai đối với hệ thống giáo dục phổ thông theo kế hoạch, chương trình và nội dung của Bộ GD và ĐT hoạch định (4) nhằm làm tốt việc phân hướng học sinh tốt nghiệp các cấp PTCS và PTTH sau khi tốt nghiệp ra trường. Mặc dù mới chỉ là những bước đi đấu tiên của nhà trường phổ thông vào lĩnh vực hướng nghiệp, nhiều khó khăn xuất hiện (hệ thống nội dung, chương trình hướng nghiệp, hình thức tổ chức hướng nghiệp, hệ thống tư vấn. nghệ cho học sinh, cơ sở vật chất phục vụ chợ . côn gtác này, đội. ngũ cán bộ chuyên môn về hướng nghiệp... côn quá thiếu thốn và non yếu), song ớ một mức độ nào đô, thông qua kết quả việc triển khai các chỉ thị của Nhà nước và của ngành về hướng nghiệp, chúng ta cũng thấy được sự cố gắng của hệ thống giáo dục khi triển khai công tác mới mè này. Bên cạnh việc hình thành được một nội dung công việc hoàn toàn không có trước 'đây trong công tác giáo dục toàn diện của nhà trường, tăng cường vai trò xã hội của mỗi trường khi thực hiện mục đích giáo dục, xây dựng được một số tài liệu làm cơ sở chỉ đạo cho việc thực hiện chương trình, nội dung hướng nghiệp ; chúng ta đã thiết lập được một số mạng lưới các trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp (KTTH) và hướng nghiệp ở các tỉnh và một số thành phố, đô thị lớn của cả nước. Cho dù hiện nay tên gọi của các trung tâm này có thể đã thay đổi, nội dung các phần việc của nó mang tính "kinh te hơn, nhưng xét về chức năng cơ bản, đây vẫn là những cơ sở trụ cột của công tác hướng nghiệp ở các địa phương. Mặc dù những mầm mống, những yếu tố của hướng nghiệp đã tổn tại trong hoạt động giáo dục của nhà trường như là những nội dung chính khóa, nhưng lý giải nó như một hệ thống tất yếu, khoa học để tác động vào sự hình thành nhân cách người học sinh như thế nào thì chúng ta vẫn đang ở những bước khởi đầu. Hơn 10 năm đã qua, kể từ ngày Chính phủ ban hành quyết định 126/CP (10-031981) về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường và Thông tư 31/TT của Bộ Giáo dục hướng dẫn việc thực hiện quyết định cho các cơ quan quản lý giáo dục, trường phổ thông các cấp và các cơ quan liên ngành, cùng với sự biến đối lớn lao của xã hội, giáo dục phổ thông và những vấn đề có liên quan tới vấn đề hướng nghiệp cũng có những thay đổi cần được nhận thức sâu sắc và thực tiễn hơn. Trước hết phải thấy rằng, mấy năm trở lại đây, một số định hướng về giá trị nghề nghiệp đối với thanh thiếu niên bi đảo lộn. Trước đây, chúng ta thường lấy sức mạnh tư tưởng để động viên thanh niên đi vào những lĩnh vực có nhiều gian khổ như nông nghiệp, dạy học ở những vùng núi cao, vùng xa xôi hẻo lánh, lâm nghiệp, giao thông, duy tu đường bộ đường sắt, nghề mỏ, cơ khí... kèm theo đó là phân luồng học sinh theo chỉ tiêu Nhà nước mà không tính tới năng lực, nhu cầu, sở thích của mỗi cá nhân. Ai được đào tạo ra cũng có việc làm và như người ta nói - trở thành cái đinh vít trong một cơ chế đã được định vị sản của nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp. Thời xưa đi học và làm quan là con đường và mục đích phấn đấu của mỗi . sĩ tử thì thời bao cấp, đi học và làm cán bộ là những khái 'niệm dẫn xuất tất yếu của mỗi học sinh. Sống dưới lý tưởng và sự "bao dung" của cơ chế kinh tế cũ, hầu như mọi giá trị nghề nghiệp được sắp sẵn mà không cần có sự phán xét, cân nhắc của cá nhân. Năm học 1988-1989, điều tra trên 308 sinh viên năm thứ 4 các khoa toán, lý, văn, sinh, địa Trường Đại học sư phạm Việt Bắc với câu hồi : "Vào thời điểm hiện nay nếu cho chuyển đổi nghề thì anh (chị) có suy nghỉ gì ?". Trên các phần kín, với 3 cách trả lời định sản : ở lại nghề dạy học ( 1 ) ; đi sang nghề khác (2) ; và còn lưỡng lự (3) chúng tôi đã được kết quả sau : Toán (106 SV) Lý (52 SV) Văn (84 SV) Sinh (36 SV) Địa (30 SV) (l) 48 27 21 13 2 Câu trả lời (2) 41 18 43 21 26 (3) 17 7 20 3 2 Từ kết quả điều tra cho ta thấy, mặc dù đã qua 4 năm học tập số sinh viên không muốn theo nghề được đào tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn : 48,3%. Tỷ lệ này tăng lên đối với sinh viên ở các khoa có chiều hướng khó kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp : văn 51%, sinh 58%, địa 86%. Số sinh viên có nguyện vọng chuyển nghề này tuy thế, vẫn sẽ phải làm việc suốt đời trong nghề dạy học, đó là mâu thuẫn tất yếu nảy sinh trong việc phân lượng học sinh theo kiểu kế hoạch, bao cấp trước đây. Tình hình biến đổi hiện nay trong công tác tuyển sinh đã cho phép học sinh phổ thông sự lựa chọn nghề theo năng lực của bản thân, nhưng đó mới chỉ là điều kiện khách quan, vấn đề là phải tạo cho người học sinh có năng lực tận dụng điều kiện khách quan này. Đây quả thực là một quá trình hết sức phức tạp, do nền kinh tế thị trường hiện nay tạo ra cách nhìn cho môi người trong xã hội đối với việc làm của họ theo quy luật lợi ích nhiều hơn là lý tưởng. Nói cách khác, khi tìm một việc làm, mỗi cá nhân sẽ xác định trước tiên những công việc đem lại cho họ lợi ích kinh tế lớn hơn. Nghề nào đem lại tiền lương cao, nghề đó thu hút nguyện vọng của nhiều người trong xã hội. Việc xóa bao cấp trong các doanh nghiệp Nhà nước và sự xuất hiện doanh nghiệp tư nhân làm cho việc tuyển chọn cán bộ vào làm việc tại các cơ sở trở nên kỹ càng và thận trọng hơn. Những doanh nghiệp trả lương cho cán bộ công nhân ở mức cao là những xí nghiệp có quá trình công nghệ tiến tiến, bộ máy quản lý năng động, hợp lý và tại những doanh nghiệp này công tác tuyển chọn người càng khắt khe hơn. Người học sinh nhiều khi không thấy tất cả những yếu tố đó trong việc tuyển chọn cán bộ của nền kinh tế thị trường mà chỉ thấy nổi bật lên yếu tố đồng tiền để đua chen nhau trong các kỳ thi tuyển vàn một số trường, đệ đơn vào các doanh nghiệp một cách tự phát... Để lập lại trật tự để có sự định hướng đúng cho tuổi trề, mà phải chăng do lỗi tại chúng ta đã để tình trạng giáo dục xuống cấp trong bước đi ban đầu vào kinh tế thị trường, đã quá coi nhẹ mảng công tác hướng nghiệp (nếu không nói là lãng quên) trong giáo dục toàn diện hiện nay của các trường phổ thông ; chúng ta cần tính tới việc xây dựng lại từ đầu cái hào khí làm hướng nghiệp cách đây mười mấy năm và đưa vào cho nó một sinh lực mới, một cách nhìn mới phù hợp với cuộc sống hiện nay. Xuất phát từ những lý giải trên, chúng tôi thấy để có bước đi ban đấu vào công tác hướng nghiệp một cách khoa học, cần thiết phải xây dựng một hệ thống lý thuyết về hướng nghiệp có cơ sở khoa học phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay của đất nước, đó cũng chính là mục đích cơ bản của cuốn sách nay. Do điều kiện thời gian và không gian, trong quá trình nghiên cứu và đề xuất hệ thống hướng nghiệp nay, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc khảo sát trên địa bàn thực ' tế của một số tỉnh miền núi phía Bắc. Nội dung cuốn sách nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau : 1. Xây dựng một số khái niệm cơ bản về hướng nghiệp. 2. Hình thành hệ thống hướng nghiệp theo quan điểm hệ thống. 3. Thiết lập một số hình thức tổ chức hướng nghiệp theo chương trình do Bộ GD và ĐT ban hành. Toàn bộ nội dung cuốn sách được chia làm 4 phần chính : - Mở đầu. - Phần thứ nhất : Những cơ sở lý luận chung của công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông. - Phấn thứ hai : Tổ chức thực hiện công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông. - Phần thứ ba : Sự tham gia của các tổ chức và lực lượng xã hội vào công tác hướng nghiệp. PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP TRONG TRƯỜNG PHổ THÔNG . I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU VỀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP 1. Hướng nghiệp là gì ? Trong cuộc sống của mỗi người, tuổi thanh niên là thời điểm có nhiều xáo trộn, khi ở họ cần thiết phải suy nghĩ đến cuộc sống tương lai của họ. Không ít các câu hỏi đại loại như : mình xe làm gì ?", "Mình chọn nghề gì .", "Nghề nào hay nhất ?"... Đối với một số học Binh cuối cấp phổ thông, việc tim ra câu trả lời cho những đắn đo trên là không khó khăn lắm (tất nhiên số này rất hiếm). Đa số còn lại, những câu hỏi đặt ra cho các em nhiều suy nghĩ, buộc các em phải tìm kiếm lâu dài, bởi có biết bao nghề đáng yêu, đăng gửi gắm "số phận" của mình, có biết bao con đường để đạt tới mục đích: của cuộc sống riêng. Song, việc xác định cho mình một hướng đi, một nghề nghiệp chỉ cố thể có được ờ những cá nhân cố khả năng nhận thức và nhận thức một cách tự do các đối tượng bền ngoài, có khả năng xem xét, so sánh, đánh giá những dạng khác nhau của hoạt động lao động để đi tới một quyết định cho bản thân. Tất nhiên, sự tự lựa chọn này không bao giờ được coi là tuyệt đối, bởi vì nó còn bị giới hạn bởi nhiều điều kiện : kinh tế, chính trị, xã hội, năng lực bản thân . . . Như vậy, lựa chọn nghề là một quá trình biểu hiện tính năng động của chủ thể, nó không chỉ liên quan tới nội dung hay hình thức của đối tượng lựa chọn mà còn chịu sự chi phối của chính tính năng động ấy. Điều chỉnh, hướng dẫn và phát triển tính năng động này cho mỗi cá nhân là trọng trách của công tác hướng nghiệp, nó tham gia vào hệ thống khách quan điều chỉnh các .điều kiện chủ quan, giúp các cá nhân đi tới nghề nghiệp một cách khoa học và đúng đắn. Vậy có thể hiểu như thế nào về khái niệm "Hướng nghiệp" ? Tháng 10/1980, Hội nghị lần thứ 9 những người đứng đầu cơ quan giáo dục nghề nghiệp các nước XHCN họp tại La Habana thủ đô Cuba đã thống nhất về khái niệm hướng nghiệp như sau : "Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, y học và nhiều khoa học khác để giúp đỡ học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thỏa mãn tối đa nguyện vọng thích hợp với những năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân, nhằm mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nhất lực lượng dự trữ có sẵn của đất nước". Khái niệm nêu trên Về hướng nghiệp là sự kết hợp tương đối hài hòa nhu cầu của mỗi cá nhân và nhu cầu xã hội. Khái niệm đặt nhiệm vụ đào tạo con người cho xã hội làm nhiệm vụ trung tâm, trước tiên, đồng thời luôn đảm bảo tính cá thể trong sự phát triển tự do của mỗi nhân cách. Khái niệm trên cũng đê cập có tới tính chất phức tạp của công tác hướng nghiệp, đòi hỏi phải có sự tham gia đồng bộ của nhiều bộ phận xã hội nhằm giải quyết hợp lý lực lượng lao động dự trữ có Bản của đất nước: Khái niệm trên đây là đầy đủ vì nó bao gồm trong đó nội dung, cấu trúc, đặc trưng cơ bản, phương pháp tiến hành và mục đích hướng nghiệp. Nói một cách ngắn gọn, dưới góc độ giáo dục phổ thông, hướng nghiệp là sự tác động của một tổ hợp các lực lượng xã hội vào thế hệ trê, lấy sự chỉ đạo của một hệ thống sư phạm làm trung tâm giúp cho các em quen biết với một số ngành nghề phổ biến để khi tốt nghiệp ra trường có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệp tương lai. Hiện nay, việc thống kê nghề và chuyên môn là vô cùng khó khăn do tính chất phức tạp của bản thân mỗi nghề (chẳng hạn chỉ riêng những nghề có liên quan tới kỹ thuật điện đã có thể tới trẽn 500 nghề như : điện lạnh, điện nguội, điện lắp ráp, điện máy nổ, điện chiếu sáng, điện dân dụng...) cũng như sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, công nghệ. Theo các sách báo, trên thế giới có khoảng 6500 nghề và trong mỗi nghề tại gồm nhiều chuyên môn và trong mỗi chuyên môn lại phân nhánh thành những phạm vi hẹp hơn nữa (ví dụ nghề dạy học có thầy dạy toán, có thầy dạy lý, dạy văn... Trong dạy toán lại có thầy chuyên dạy toán cao cấp, toán sơ cấp, toán ứng dụng. ..). Ở nước ta, theo danh mục nghề do Viện Khoa học dạy nghề thiết lập có khoảng 400 nghề đang được đào lạo tại các trường lớp dạy nghề, còn những.nghề mang tính truyền thống và phổ thông (nghề làm nón, xe hương, làm nước chấm, đánh giầy, bán báo rong...) thì chưa có số liệu nào thống kê cho hết. Tất nhiên để đi tới việc phân loại nghề một cách tương đối đầy đủ và khoa học, chúng ta có thể xem xét một số khái niệm công cụ mở đầu như : nghề nghiệp và việc làm. 2. Nghề nghiệp Nghề nghiệp theo chữ La tinh Professio có nghĩa là công việc chuyên môn được hình thành một cách chính thống, là dạng lao động đòi hỏi một trình độ học vấn nào đó, là cơ sở hoạt động cơ bản giúp con người tồn tại. Theo tác giả E.A.Klimov thì : "Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động xã hội mà có), nó tạo cho con người khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cắn thiết cho việc tớn tại và phát triển (2). Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm nghề là "công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội" (10, tr. 670). Từ một số khái niệm nêu trên, chúng ta có thể hiểu nghề nghiệp như một dạng lao động vừa mang tính xã hội (sự phân công xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân), trong đố con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và cá nhân. Như vậy nới tới nghề nghiệp trước hết phải nói tới những khách quan do xã hội đặt ra : khi xã hội chưa có những đòi hỏi phải trồng trọt và chăn nuôi thi chưa có cái gọi là nghề trồng trọt và chăn nuôi. Nhưng bản thân nhu cầu về trồng trọt và chăn nuôi của xã hội khi không thỏa mãn những đòi hỏi kiếm sống của mỗi cá nhân thi những dạng lao động trên chỉ được coi như là đối tượng trong sự tìm kiếm chứ chưa thể là nghề của cá nhân đó. Bất cứ nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong nô một hệ thống giá trị : tri thức nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề, truyền thống nghề, hiệu quả do nghề mang lại. Những giá trị này có thể được hình thành theo con đường tự phát (tức là do tích lũy kinh nghiệm trong quá trình sống với cộng đồng mà có) hoặc theo con đường tự giác (do được đào tạo trong các cơ sở trường, lớp dài hạn hay ngắn hạn) . Hoạt động trong bất kỳ nghề nghiệp nào, mỗi cá nhân phải tiều tốn một số lượng vật chất (thể xác) và tinh thần (trí tuệ) nhất định. Cá nhân sống bằng nghề nào thì lượng tiêu háo về thể xác và tinh thần của mỗi người đó cho dạng lao động này là lớn nhất. Chính vì thế, nghề được coi như đối tượng hoạt động cơ bản, chí ít cũng là trong một giai đoạn nào đó của đời sống cá nhân, và trong đa số các trường hợp, nó gắn bó với cả cuộc đời con người, hoặc giả còn truyền từ đời này sang đời khác. Nghề luôn luôn là cơ sở giúp cho con người có nghiệp (việc làm) và từ đó tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu cá nhân cũng như nhu cầu xã hội. Còn nếu như chỉ có nghệ mà không có nghiệp, đó là sự thất nghiệp. Bất cứ việc làm nào cũng gần với một nghề cụ thể (hoặc một chuyên môn cụ thể), song không thể đóng nghìn việc làm với với nghề. Việc làm là một hoạt động cụ thể nhằm biến đổi đối tượng phục vụ cho lợi ích của bản thân. Như vậy, việc làm có thể có cơ sở từ nghề được đào tạo và cũng có thể là những công việc nhất thời đáp ứng kế sinh nhai của chủ thể. Đôi khi người ta nhầm lẫn giữa nghề nghiệp với việc làm cũng xuất phát từ quan niệm về những kỹ năng của một hoặc nhiêu nghề được cá nhân sử dụng trong quá trình lao động. Nếu việc làm diễn ra trong một thời gian dài, có cơ sở từ nghề được đào tạo có thu nhập ổn định, trong quá trình lao động cá nhân thường xuyên sử dụng một hệ thống tri thức và các kỹ năng được huấn luyện (tay nghề) khi đó cá nhân không chỉ có nghề mà có cả nghiệp. Nói tóm gọn, nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi ở con người một quá trình đào tạo \chuyên biệt, có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nhất đính. Nhờ quá trình hoạt động nghề nghiệp, con người có thể tạo ra săn phẩm thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân và xã hội. Ví dụ như nghề tiện là một dạng hoạt động gắn liền với quá tình gia công kim loại trên máy tiện và đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo lao động riêng. Người thợ tiện phải biết cấu tạo của công cụ cắt gọi, biết tính chất và các phương thức gia công nguyên liệu trên máy. Người thợ tiện đồng thời phải biết điều kiện (vận hành) một số máy tiện cơ bản, bảo dưỡng máy, mài lưỡi dao tiện, đọc các bản vẽ cũng như nhận biết các tài liệu công nghệ... Nghề nghiệp cũng được xuất hiện dưới ảnh hưởng của sự phân công lao động xã hội. Những nghề đầu tiên xuất hiện vào giai đoạn nảy sinh chế độ công xã nguyên thủy : săn bán, hái lượm. Sự phân công lao động diễn ra trong giai đoạn này mang tính tự phát, nhằm bảo tồn cuộc sống. Với Bự phát triển của sức sản xuất, bóng quá trình hoàn thiện công cụ lao động, một số bộ lạc chuyển từ hình thức hái lượm trước đây sang trồng trọt, còn một số bộ lạc khác từ săn bắn chuyển sang chăn nuôi. Chính việc phân chia này làm nảy sinh những nghề đấu tiên đó là chăn nuôi và trồng trọt Người ta gọi đó cuộc đại phân công lẩn thứ nhất. Cuộc đại phân công lần thứ hai tách lao động thủ công khỏi lĩnh vực trồng trọt. Kết quả của cuộc đại phân công lẩn này là sự ra đời của hàng loạt nghề mới : rèn, mộc, đổ gốm, thuộc da, dệt vải, may mặc... Theo đà phát triển của sản xuất, công cụ ngày một hoàn thiện, máy móc xuất hiện dẫn tới sự biến đổi từ phương thức sản Xuất thủ công đơn chiếc sang đại công trường thủ công sản xuất theo dây truyền và rồi tiến lên cơ giới hóa, điện khí hóa, tự động hóa. Kèm theo sự biến đổi này là quá trình xuất hiện của hàng nghìn nghề mới trong danh mục các nghề nghiệp có trong xã hội. Ngày nay, gắn liền với nhịp điệu phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ t.luật, thường xuyên diễn ra quá trình biến mất của một số nghề và xuất hiện một số nghề khác. Ví dụ, trong công nghiệp khai thác than và quặng mỏ, các nghệ cuốc lò thủ công, chuyên chở than và quặng bằng mang vác đã bị xóa bỏ, đồng thời có những nghề mới xuất hiện như thợ lái máy liên hợp khai thác mỏ, thợ tải băng truyền, thợ khoan lò... Mặc khác, từ hàng loạt những nghề cũ lại có sự phân nhánh thành những nghề mới tương ứng với quá trình công nghiệp hiện đại. Chẳng hạn bên cạnh nghề quét sơn thủ công lại có thợ sơn bóng và sơn phủ bằng máy ; bên cạnh thợ giặt là thủ công lại có những người thợ là bằng máy nén hơi hay máy cán ép... số nghề như ta thấy, hiện nay lên tới hàng chục nghìn, vậy thì sự khác nhau giữa các nghề là ở chỗ nào ? có nhiều cách phân loại nghề và mỗi cách như chúng tôi trình bày dưới đây chỉ thâu tóm được những đặc trưng cơ bản nhất của nghề theo một bình diện nào đó. Tuy nhiên, trên cơ sở của sự phân loại, nó cho phép chúng ta phân biệt được giữa các nghề (hay nhóm nghề) theo dấu hiệu bản chất chưa nghề (hay nhóm nghề) đó với các nghề (hay nhóm nghề) khác. 2.1. Cách phân loại thứ nhất Theo cách phân loại này người ta nhận thấy các nghề theo bốn dấu hiệu cơ bản sau : 1. Đối tượng lao động Đó là một hệ thống những thuộc tính phản ánh mặt hình thức, nội dung của nghề và các mối quan hệ giữa những thuộc tính này trong đối tượng. Ví dụ đối với người làm vườn thì đối tượng lao động là cây trồng và những hiện tượng sinh học có liên quan ; đối tượng của người bác sĩ là người bệnh và những hiện tượng bệnh lý sinh lý người... Trong đối tượng lao động, chúng ta cần đặc biệt lưu ý tới nguyên liệu có trong đối tượng. Chẳng hạn, người thợ nguội có quan hệ đối tượng thông qua việc tiếp xúc với các nguyên liệu như kim loại, hợp kim. Căn cứ trên đối tượng lao động, các nghề được phân thành các dạng : - Nghề có đối tượng là thiên nhiên (trồng trọt, chăn nuôi...) ; - Nghề có đối tượng là con người (dạy học, chữa bệnh ; Nghề có đối tượng là các dấu hiệu (đánh máy chữ, sắp chữ in, kế toán...) ; Nghề có đối tượng chụp ảnh, soạn nhạc viết văn...! 2. Mục đích lao động Đó là kết quả cần đạt được trong mỗi nghề do xã hội đòi hỏi ở cá nhân. Trong mục đích lao động, chúng ta cần lưu ý tới những đòi hỏi về số lượng đảm ra bao nhiêu sân phẩm, thời hạn tiêu phí...) và chất lượng (tốt hay xấu), đồng thời cũng cần chú ý tới công dụng của sản phẩm do quá tình lao động tạo ra (làm cho ai, sử dụng chúng vào những công việc gì). Căn cứ trên mục đích lan động, người ta chia thêm thành 2 dạng nghề nữa : - Nghề có mục đích nhận thức (điều tra các vụ án, thanh tra...) ; - Nghề có mục đích tìm tòi sáng tạo (nghiên cứu khoa học, sáng tác lai tạo giống mới...) 3. Công cụ và phương tiện tao động Công cụ và phương tiện lao động không chỉ bao gồm những dụng cụ, thiết bị máy gia công nhằm biến đổi đối tượng lao động mà còn bao gồm cả những phương tiện giúp cho quá trình nhận thức của con người đạt được kết quả dễ dàng, giảm nhẹ sức lực căng thẳng về bắp thịt và thần kinh ở mức tối đa. Công cụ lao động có thể là thủ công hay máy móc. Để sử dụng các công cụ và phương tiện lao động, con người phải có kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo tương ứng, phải có ý thức cải tiến và hoàn thiện công cụ lao động, song như vậy không có nghĩa là tất cả các phương tiện và công cụ thủ công đá bị loại bỏ. Các công việc như tháo lắp, sử chữa, điều chỉnh các công cụ và phương tiện lao động cần đến "bàn tay vàng" của lao động thủ công. Kỹ thuật càng phức tạp thỉ giá trị sáng tạo, hoạt động trí lực của con người càng được phát . huy cao độ, tay nghề về mọi phương diện của người thợ càng phải tính thông. Căn cứ vào công cụ lao động, người ta chia các nghề thành 4 dạng : - Lao động chân tay (sửa chữa xe đạp, thợ thủ công truyền thống...) ; - Lao động bên máy (tiện, phay, bào...) ; - Lao động bên máy tự động (thợ máy tính điện tử, thợ điều khiển các trạm máy tự động...) ; - Lao động bằng công cụ đặc biệt là ngôn ngữ (dạy học, ca hát, phát thanh viên . . . ) . 4. Điều kiện lao động Đó là hoàn cảnh xung quanh (con người và tự nhiên) mà trong đó công việc lao động của con người diễn ra. Trong tất cả những điều kiện lao động thì các điều kiện xã hội, khí hậu và vệ sinh môi trường được đặc biệt lưu ý. Dựa trẽn điều kiện lao động, người ta chia nghề thành 4 dạng : - Nghề có môi trường đạo đức - chính trị (tòa án, chính trị) ; - Nghề có môi trường vật lý đặc biệt (du hành vũ trụ, thợ hầm lò, thợ lặn...) ; - Nghề làm trong điều kiện không gian bình thường (kế toán, thư viện...) ; - Nghề làm trong không gian khoáng đạt (trong rừng, chăn nuôi trên đồng cỏ. ..). Trong mỗi nghề, mặc dù có khác nhau về 4 dấu hiệu trên đây nhưng đều được bao gồm 3 dạng công việc thành phần sau : Công việc cơ bản : diễn ra trong một thời gian dài và để thực hiện công việc, con người cần được đào tạo đặc biệt ; - Công việc hỗ trợ, giúp cho công việc cơ bạn tiến hành thuận lợi (điều chỉnh, gá lắp...) ; - Công việc chuẩn bị và kết thúc (chuẩn bị đó nghề và chỗ làm việc, lau chùi máy móc, bảo quản bán thành phẩm...). 2.2. Cách phân loại thứ hai Thao tác này người ta phân loại nghề theo đối tượng lao động và thao tác lao động. Cách phân loại thứ hai này khác cách phân loại thứ nhất ở chỗ người ta đã thay thế dấu hiệu "mục đích lao động" bằng dấu hiệu "thao tác lao động cơ bản". Với cách phân loại thứ hai, các nghệ được nhóm họp theo những dạng sản xuất (đơn rất tổ hợp, phổ biến) hay là những loại sản xuất (tổng hợp, chuyên ngành hẹp và chuyên ngành rộng). Dưới đây chúng ta điểm quà vài nết về những dạng sản xuất đó. 1. Nghề diện rộng Là những nghệ có liên quan tới một phạm vi rộng các công việc chẳng hạn như nghề bảo dưỡng máy, lắp ráp máy, sửa chữa máy, thợ máy kéo, thợ máy nổ . . . 2. Nghề chuyên ngành rộng Đố là những nghề phục vụ trong một lĩnh vực chuyên ngành, thực hiện một công việc xác định (ví dụ nghề sửa chữa điện trong ngành điện, thợ máy ủi trong ngành giao thông, thợ hàn khuôn trong nghệ đúc...). 3. Nghề chuyên ngành hẹp Đó là những nghề chỉ đòi hỏi một nhóm thao tác nhỏ nhất định trong toàn bộ quy trình làm ra sản phẩm (ví dụ : thợ đóng gạch trong sản xuất gạch, thợ đốt lò trong nghề lái tàu hỏa...). Cũng với cách phân loại thứ hai, các nghề còn được phân chia theo các dạng công cụ lao động, hoặc là theo các thuộc tính của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân (ví dụ các nghề trong công nghiệp dệt, công nghiệp thực phẩm,... hoặc là các nghề trong một tổ hợp các lĩnh vực như thợ nguội, sửa chữa điện..., thường cố mặt trong nhiều linh vực của nền kinh tế quốc dân) . 3. Hệ thống hướng nghiệp và cấu trúc của hệ thống 3.1. Tiếp cận hệ thống trong khi xây dựng hệ thống hướng nghiệp Trong ba thập niên trở lại đây, tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu khoa học được nhiều tác giả coi như quan điểm cơ bản có tính phương pháp' luận cơ bản (5). Quan điểm tiếp cận hệ thống giúp chúng ta khả năng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146