Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo trình luật tố tụng dân sự việt nam (tái bản,có chỉnh lý bổ sung)...

Tài liệu Giáo trình luật tố tụng dân sự việt nam (tái bản,có chỉnh lý bổ sung)

.PDF
546
167
94

Mô tả:

HỌC VIỆN Tư PHÁP GIÁO TRÌNH Học viện Tư pháp Japan International Cooperation Agency ^ LÀ KẾT QUẢ HỢP TÁC GIỮA HỌC VIỆN Tư PHÁP VÀ ÁN HÔ TRỢ CÀI CÁCH HỆ THỐNG PHÁR LU  IVÀ Tư PHÁP. NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP_ GIÁO TRÌNH lUẬT TỐ TỤNG DÂN sự VIỆT NAM (TÁI BẢN, CÓ CHỈNH L Ý B ổ SUNG) 386-2014/CXB/05-51/TP HỌC VIỆN Tư PHÁP GIÁO TRÌNH LUẬT TỐ TỤNG DÂN sự VIỆT NAM (TÁt BẢN, CÓ CHỈNH L Ý B ổ SUNG) NHÀ XUẤT BÀN Tư PHÁP HÀ NÔI - 2014 Chủ biên: -PGS.TS. Phan Hữu Thư - TS. Lê Thu Hà Tập thể tác giả: Chương 1 TS. Đinh Trung Tụng Chương 11 TS. Nguyễn Ngọc Khánh Chương III TS. Đinh Ngọc Hiện Chương IV TS. Phan Chí Hiếu, Hoàng Việt Anh, ThS. Vũ Thị Thu Hiền Chương V PGS.TS. Phan Hữu Thư, ThS. Nguyễn Minh Hằng Chương VI TS. Nguyễn Công Bình Chương VII TS. Lê Thu Hà Chương VIII ThS. Nguyền Thị Thu Hà Chương IX TS. Phan Chí Hiếu, TS. Hoàng Ngọc Thỉnh Chương X TS. Lê Thu Hà Chương XI ThS. Nguyễn Việt Cường Chương XII ThS. Nguyễn Minh Hằng Chương XIII ThS. Bùi Thị Huyền Chương XIV TS. Lê Thu Hà Chương XV ThS. Trần Anh Tuấn Chương XVI ThS. Trần Thị Nghĩa Chương XVII TS. Nguyễn Công Binh Chương XVIII TS. Lê Thu Hà Các tác giả tham gia chính iỷ, bổ sung: - TS. Lê Thu Hà - TS. Nguyễn Minh Hằng - TS. Bùi Thị Huyền - TS. Trần Anh Tuấn - ThS. Bùi Thi Hanh • LỜI NÓI ĐÀU Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam được biên soạn và xuất bàn lần đầu năm 2007, là tài liệu tham khảo dùng cho chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ luật sư tại Học viện Tư pháp cũng như các chương trình đào tạo cử nhân luật tại các trường đại học đào tạo luật ở Việt Nam. Cuốn giáo trình là sản phẩm của quan hệ hợp tác giữa Học viện Tư pháp với tổ chức J1CA (Nhật Bản) trong khuôn khố hồ trợ thế chế và pháp luật, được hoàn thành bởi tập thể tác giả là các giảng viên, các chuyên gia nghiên cứu và những người hoại động thực tiễn trong lĩnh vực tố tụng dân sự. Cuốn giáo trình đã được học viên Học viện Tư pháp; sinh viên, giảng viên các trường đại học đào tạo luật; những người quan tâm đến lĩnh vực Luật tố tụng dân sự đánh eiá cao do cách tiếp cận và cách viết có nhiều điểm mới so với các giáo trình Luật tố tụng dân sự hiện đang lưu hành. Năm 2013, giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam được chỉnh sửa, bổ sung theo kế hoạch hợp tác giữa Học viện Tư pháp và tổ chức JiCA, dựa trên cơ sở một số văn bản pháp luật liên quan đến Luật tổ tụng dân sự được sửa đổi, bổ sung. Học viện Tư pháp trân trọng cám ơn sự hỗ trợ của tổ chức J1CA, trân trọng cám ơn tập thể các tác giả đã tham gia biên soạn, chỉnh lý và bổ sung cuốn giáo trình. Trân trọng giới thiệu cùng bọn đọc. Học viện Tư pháp Bảng chữ viết tắt Biện pháp khẳn cấp tạm thời BPKCTT Bộ luật Dân sự BLDS Bộ luật Lao động BLLĐ Bộ luật Tố tụng dân sự B LTÏDS Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao HĐTPTANDTC Luật Thi hành án dân sự LTHADS Luật tổ chức Tòa án nhân dân LTCTAND Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân LTCVKSND CHƯƠNG I TÒNG QUAN VÈ LUẬT Tố TỤNG DÂN sự VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM VÀ NCUỒN CỦA LUẬT TÓ TỤNG DÂN sụ VIỆT NAM 1. Khái niệm Luật tố tụng dân sự Việt Nam Theo Điều 9 Bộ luật Dân sự' (BLDS), tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của BLDS hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lồi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại. Theo Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân’ (LTCTAND), các Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN), bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sán của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Do vậy, khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thi cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác theo thủ tục do pháp luật quy định có quyền yêu cầu Toà án bảo vệ. Nhận được yêu cầu bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể theo quy định của pháp luật Toà án phải xem xét giải quyết kịp thời để bảo vệ quyền dân sự của họ. Các vụ việc được Toà án giải quyết, phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động được gọi là vụ việc dân sự. Trong đó, đối với những vụ việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì được gọi là vụ án dân sự; đối với những vụ việc không có tranh chấp về quyền và ' Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam lần đầu tiên được ban hành năm1995, có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 1996; được sứa đôi, bố sung và Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, c ó hiệu lực từ 01 thánii 01 năm 2006. ■ Luật tố chức Tòa án nhân dân số 3 3 /2 0 0 2 /Ọ H 10, được Ọuốc hội khóa X, kỳ tháng 4 năm 2002. họp thứ 1 1thông qua ngày 02 7 (jtáo trình Luật tố tụng dãn sự Việt Nam nghĩa vụ giữa các bên, đương sự chỉ yêu cầu Toà án côn^ nhận hoặc không côns nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác hay yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền dân sự thì được gọi là việc dân sự. Đe aiải quyết được vụ việc dân sự. l oa án phải triệu tập các đương sự các bên của vụ việc dân sự đến yêu cầu họ trình bày yêu cầu của mình, cung cấp chứng cứ, lài liệu chứng minh cho yêu cầu đó; triệu tập người làm chứng đến trình bày về nhữne vấn đề của vụ việc mà họ đã chứng kiến. Ngoài ra. trong một số trường hợp Toà án còn phải triệu tập cả những người có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn hoặc những người khác đến yêu cầu họ cho ý kiến về những vấn đề của vụ việc dân sự. Từ đó, việc giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh các quan hệ khác giữa các cơ quan tiến hành tố tụng (Toà án, Viện kiểm sát) với những người tham gia tố tụng; giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau và giữa những người tham gia tố tụng với nhau. Trong đó. các quan hệ phát sinh giữa các cơ quan tiến hành tổ tụng với các đương sự là phổ biến. Để bảo đảm việc giải quyết nhanh chóng và đúng đắn vụ việc dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, Nhà nước phải đặt ra các quy phạm pháp luật quy định cụ thế quyền và nghĩa vụ của các chủ thế tham gia các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Trong khoa học pháp lý, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự được gọi là "tổ tụng dân sự" và tống hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự thành một ngành luật được gọi là luật tố tụng dân sự. Như vậy, luật tô tụng dân sự Việt Nam là ngành luật trong hệ thong pháp luậl của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia lố tụng phát sinh trong quả trình giải quyết vụ việc dãn sự nhằm bảo đảm việc giải quvết vụ việc dân sự nhanh chóng, đủng đan, bảo vệ quyển, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tô chức và lợi ích của Nhà nước. Tố tụng dân sự là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau như khởi kiện, lập hồ sơ, hoà giải vụ việc dân sự đến xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ việc dân sự và xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy vậy, hiện nay vần còn nhiều ý kiến khác nhau về tố tụng dân sự. Ý kiến thứ nhất cho rằng thi hành án dân sự cũng là một giai đoạn của tố tụng dân sự. Thi hành án là một giai đoạn của tố tụng dân sự, bởi hoạt động thi hành án cũng phải tuân theo các neuyên tắc chung của tố tụng dân sự. Thi hành án cũng như các giai đoạn khác của tố tụng dân sự như khởi kiện, lập hồ sơ, hoà giải và xét xử giải quyết vụ việc dân sự tuv có 8 Chu'ffng I. Tong quan về luật tố tụng dân sụ' Việt Nam nhiệm vụ khác nhau nhưne đều thực hiện mục đích chung của tố tụng dân sự. Thi hành án dân sự thực sự cũng là hoạt độne thực hiện quyền, lợi ích của các chủ thể đã được nhà nước báo hộ. Hoạt dộng lổ chức thi hành án dân sự cũng độc lập như các hoạt động tố tụng khác. Hoạt động xét xử của Toà án chỉ là trọng tâm của tố tụng dân sự. Ý kiến thứ hai cho rằng thi hành án dân sự là hoạt động hành chính vì mang đặc trưng của hoạt độne hành chính - hoạt động có tính chất chấp hành. Mặt khác, hiện nay việc tồ chức thi hành án do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức. Các quan hệ phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự là các quan hệ phát sinh giữa cơ quan thi hành án - cơ quan hành chính với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác là quan hệ hành chính nên thi hành án dân sự phải được coi là hoạt động hành chính. Ý kiến khác lại cho rằng thi hành án là hoạt động hành chính - tư pháp vì thi hành án dân sự là hoạt động mang tính chất chấp hành nhưng là chấp hành quyết định của Toà án - quyết định của cơ quan tư pháp. Trong đó, yếu tố hành chính mang tính nổi trội hơn vì thi hành án dân sự thực chất là thực thi quyền lực của nhà nước trong việc bảo vệ quyền dân sự của côns dân. Nếu xem xét thi hành án ở những góc độ khác nhau thì mỗi ý kiến về khái niệm tố tụng dân sự nêu trên đều có những cơ sở khoa học nhất định của nó. Hiện nay, tuy Ihi hành án dân sự được Bộ luật Tố tụng dân sự' (BLTTDS) quy định như là một giai đoạn của tố tụng dân sự nhưng các quy định này cũng chi' mang tính nguyên tắc. Trình tự, thủ tục thi hành án dân sự chủ yếu vẫn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác như Luật Thi hành án dân sự^ (LTHADS)và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong khi đó, theo xu hướng lập pháp ở nước ta thì dường như các ngành luật ngày càng được chia nhỏ. Thi hành án dân sự có sự độc lập tương đối với việc giải quyết vụ việc dân sự nên không được coi là một giai đoạn của tố tụng dân sự cũng là hợp lý. Theo đó, tố tụng dân sự chỉ bao gồm giai đoạn khởi kiện, lập hồ sơ, hoà giải, xét xử giải quyết vụ việc dân sự và xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, các hoạt động của mỗi chủ thể trong xã hội có thể phải chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm pháp luật của các ngành luật khác nhau. Vì vậy, trong trường hợp tố tụng dân sự được hiểu theo nghĩa rộng thì ngoài các giai đoạn khởi kiện, lập hồ sơ, hoà ‘ Bộ luật Tố tụng dân sự số 2 4 /2 0 0 4 /Q H 11 lần đầu tiên được ban hành bởi Ọ uốc hội nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam khóa Xi, kỳ hợp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2 0 0 4 , có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2005; được sứa đôi, bô sung năm 2011 bới Luật sứa đổi, bố sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự số 6 5 / 2 0 1 1/QH12 được Quôc hội khóa XII, kỳ họp thú 9 thông qua ngày 2 9 tháng 3 năm 201 i, có hiệu !ực từ 01 tháng 01 năm 2012. Các điều luật được trích dẫn từ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2 00 4 và Luật sứa đối, bổ SLing một sô điêu của Bộ luật Tô tụng dân sự trong giáo trình này gọi chung là Bộ luật T ố tụng dân sự (BLTTD S). “ Luật Thi hành án dân sự số 2 6 / 2 0 0 8 /Ọ H 12, được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 1 1 năm 2 0 0 8 , có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2009. Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam giải, xét xử giải quyết vụ việc dân sự và xét lại bán án. quyết định đã có hiệu lực pháp luật còn bao gồm thi hành án dân sự. 2. Nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam Nguồn của luật tố tụng dân sự là một vấn đề quan trọna cả về lý luận và thực tiễn. Bởi, các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự chỉ có thể thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình nếu biết được các văn bản pháp luật quy định về quyền, nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Nguồn trong tiếng Việt được hiểu là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp hay rút ra cái gì, điều gì'. Vì vậy, nguồn của luật tố tụng dân sự được hiểu là nơi rút ra các quy tắc xử sự của các chủ thể tố tụng do nhà nước đặt ra. Các văn bản pháp luật tố tụng dân sự là hình thức thế hiện các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự. Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Do vậy, nguồn của luật tố tụng dân sự là các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiếm sát và những người tham gia tố tụng, phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Các văn bản pháp luật là nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam bao gồm nhiều loại như Hiến pháp, BLTTDS, BLDS, BLLĐ, Luật hôn nhân và gia đình, Luật thương mại, Luật đất đai, LTCTAND, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân“ (LTCVKSND), các nghị quyết của Quốc hội, của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (HĐTPTANDTC) và các thône tư do các cơ quan nhà nước có thấm quyền ban hành hướng dẫn việc thi hành các văn bản pháp luật đó. Trong các văn bản pháp luật được Nhà nước ta ban hành thì Hiến pháp là nguồn rất quan trọng của luật tố tụng dân sự Việt Nam và có hiệu lực cao nhất. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước ta, thể chế hoá quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng về xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Hiến pháp quy định về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt )động của các cơ quan nhà nước, mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và nhà nước quản lý. Các văn bản pháp luật khác được nhà nước ban hành, trong đó có cả các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trên cơ sở phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp mới có giá trị pháp lý. Ngoài ra, trong Hiến pháp còn có các quy định về nguyên tắc hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự ' Từ đ iê n T iếng Việt, N xb Đà Năng, 2 00 3, tr 692. “ Luật tố chức Viện kiểm sát nhân dân số 3 4 /2 0 0 2 /Q H 10, được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 1 1 thông qua nuày 02 tliáng 4 năm 2002. 10 Chương I. Tồng quan về luật tổ tụng dân sự Việt Nam như quy định Toà án xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia; khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Toà án xét xử công khai, xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; nguyên tắc tranh tụng; chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm (Điều 103)' v.v... BLTTDS là nguồn quan trọng và chủ yếu nhất của luật tố tụng dân sự. BLTTDS có phạm vi điều chỉnh rộne nhất, quy định trực tiếp và có hệ thống về tất cả các vấn đề của tố tụng dân sự. BLTTDS quy định những neuyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trinh tự, thủ tục khởi kiện, yêu cầu và giải quyết các vụ việc dân sự tại Toà án; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan nhàm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật (Điều 1 BLTTDS). BLTTDS được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghTa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực ngày 01/01/2005 và đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS số 65/2011/QH12 ngày 29/3/2011, có hiệu lực ngày 01/01/2012. Hiện nay, việc giái quyết các vụ việc dân sự được thực hiện theo quy định của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung (gọi tắt là BLTTDS) và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này. LTCTAND quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Toà án như hệ thông tô chức 'Foà án nhân dân. cơ cầu tố chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân tối cao, của các Toà án nhân dân địa phương và các Toà án quân sự. Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Viện kiểm sát như hệ thống tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và các Viện kiếm sát quân sự. Tuy vậy, trong các văn bản pháp luật này vẫn có các quy định về nguyên tắc hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát. Trong đó, Toà án, Viện kiểm sát hoạt động trong tố tụng là chủ yếu nên các văn bản pháp luật này cũng là một trong các nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam. BLDS quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong ' Hiến pháp Nưóc C ộng hòa xă hội Chú nghĩa Việt Nam đưọc Ọuốc hội nước C ộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thú 6 thông qua ngày 28 tháníỉ 11 năm 2 0 1 3 , có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. 11 Giáo trình Luật tổ tụng dân sự Việt Nam các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (Điều 1 BLDS). BLLĐ điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động (Điều 1 BLLĐ). Luật thương mại quy định về các hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam (Điều 1 Luật Thương mại). Luật đất đai quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 1 Luật Đất đai). Luật Hôn nhân và gia đình quy định chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam (Điều 1 Luật Hôn nhân và gia đình). Tuy các văn bản pháp luật này không quy định trực tiếp các vấn đề về tố tụng dân sự, nhưng vẫn có những quy định liên quan đến tố tụng dân sự như quyền khởi kiện, yêu cầu Toà án bảo vệ quyền dân sự (các điều 74, 78, 80 và 83 BLDS; các điều 15, 42, 64, 77, 85 Luật Hôn nhân và gia đình; điều kiện khởi kiện, yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự (Điều 203 Luật đất đai năm 2013); thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự (các điều 159, 160, 161 và 162 BLDS ; Điều 319 Luật Thương mại năm 2005, Điều 202 BLLĐ 2012; thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp (các điều 203, 205, các điều từ 223 đến 234 BLLĐ năm 2012) v.v. Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009; Luậl Trọng tài thương mại năm 2010 ... Các nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội là nguồn của Luật tố tụng dân sự gồm có: Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 9/6/2000 của ủ y ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị quyết số 32/2004/QHl 1 ngày 15/6/2004 của Quốc hội về việc thi hành BLTTDS; Nghị quyết số 742/2004/NQ-UBTVQHl 1 ngày 24/12/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc giao thẩm quyền xét xử quy định tại Điều 33 BLTTDS cho các Toà án nhân dân cấp huyện; Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQHl 1 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra ... Các nghị quyết của HĐTPTANDTC là nguồn của Luật tố tụng dân sự gồm có: Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình; Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình; Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005 hướng dẫn thi 12 Chương I. Tông quan vê luật tô tụng (ỉân sự Việt Nam hành một số quy định tại Chương VI11 "Các B P K C T P ' của BLTTDS; Nghị quyết số 03/2006/HĐTP ngày 08/7/2006 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 hướng dần một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án; Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một sổ quy định trong phần thứ nhất "Những quy định chung” của BLTTDS; Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dần thi hành một sổ quy định của BLTTDS về "Chứng minh và chứng cứ”; Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướns dẫn phần thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS; Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn phần ‘T h ủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thấm" của BLTTDS.... Các thông tư do các cơ quan có thẩm quyền ban hành là nguồn của Luật tố tụng dân sự gồm có: Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 03/01/2001 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội “về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đinh”; Thong tư liên tịch sổ 01/2010/TTLT-TANDTC-BLĐTB&XH-VKSNDTC ngày 18/5/2010 hướng dẫn áp dụng một số quv định của pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tòa án nhân dân; Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 hướng dẫn thi hành một sổ quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân s ự ... II. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯOTNG PHÁP ĐỈÈU CHỈNH CỦA LUẬT T ố TỤNC DÂN SỤ VIỆT n à m 1. Đối tưọìig điều chính cua luật tố tụng dân sự Việt Nam Mồi ngành luật cụ thể đều điều chỉnh riêng một hoặc nhiều nhóm quan hệ xã hội cùng loại. Các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của một ngành luật điều chỉnh thì trở thành đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Quá trình giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh các quan hệ khác nhau giữa Toà án, Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng. Ví dụ: Quan hệ giữa Toà án với nguyên đơn, bị đơn; quan hệ giữa Toà án với người làm chứng trong việc giải quyết vụ việc dân sự; quan hệ giữa Viện kiểm sát với đương sự trong việc giải quyết khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Toà án; quan hệ giữa Toà án với cơ quan thi hành án trong việc giải thích bản án, quyết định của Toà án v.v... Để bảo đảm việc giải 13 Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự. bảo đảm việc báo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, luật lố tụng dân sự Việt Nam đã quy định quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể tham gia vào các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, buộc các chủ thể phái thực hiện các hành vi tố tụng của mình phù hợp với ý chí của nhà nước. Vì vậy, các quan hệ giữa Toà án, Viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng và các quan hệ RÌữa Toà án. Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án với nhau phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự là đối tượng điều chỉnh của luật tố tụns, dân sự. Nhir vậv, đổi tượng điều chinh củo luật tố tụng dán sự Việt Nam là các quan hệ giữa Toà án, Viện kiếm sát, những người tham gia tố tụng và cơ quan thi hành án phát sinh trong tổ tụng dân sự. Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự khá đa dạng. Tuy vậy, chỉ những quan hệ giữa một bên là Toà án hoặc Viện kiểm sát với bên kia là những người tham gia tố tụng hoặc cơ quan thi hành án dân sự mới thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự. Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Các quan hệ phái sinh ngoài quá trình giải quyết vụ việc dân sự thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự. Ngoài ra, các quan hệ giữa cơ quan thi hành án dân sự, đương sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát sinh trong quá trình thi hành án dân sự cũng không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự. trừ trường hợp thi hành án dân sự được coi là một giai đoạn của tố tụng dân sự. Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự được hình thành giữa một bên là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự và bên kia là các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. Xuất phát từ yêu cầu của việc giải quyết vụ việc dân sự nên trong các quan hệ này không có sự bình đẳng giữa các bên. Trong đó. Toà án, Viện kiểm sát là các chủ thể có vai trò có tính quyết định đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Quyết định của các cơ quan này về giải quyết vụ việc dân sự được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước, buộc các chủ thể khác phải nghiêm chỉnh thực hiện. Căn cứ vào mục đích tham gia tổ tụng của các chủ thể có thể chia các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự thành các loại: - Các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; 14 Chương I. Tổng quan về luật tổ tụng (lân sự Việt Nam - Các quan hệ giữa Tòa án. Viện kiểm sát với người làm chứng, người giám định, neười phiên dịch; - Các quan hệ giữa Tòa án. Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án với nhau. Trong mỗi loại quan hệ, yêu cầu đổi với các chủ thể có thể khác nhau. Việc xác định, quy định và thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần bảo đăm việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, đúng đắn. 2. Phuong pháp điều chinh của luật tố tụng dân sự Việt Nam Phương pháp điều chỉnh của ngành luật là cách thức mà các quy phạm pháp luật tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, buộc xử sự của các chủ thể phải tuân theo trật tự pháp lý do Nhà nước quy định, phù hợp với ý chí của Nhà nước. Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật phụ thuộc rất lớn vào tính chất của các nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Xuất phát từ tính chất các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự chủ yếu là các quan hệ eiừa Toà án. Viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng nên luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ này bằng hai phương pháp mệnh lệnh và định đoạt. Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự bằng phưong pháp mệnh lệnh vì Toà án, Viện kiểm sát là các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ. quyền hạn thực hiện quyền lực nhà nước giải quyết vụ việc dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thé và lợi ích của Nhà nước. Các quyết định của Toà án, Viện kiểm sát được đưa ra trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự là trên cơ sở thực hiện quyền lực nhà nước nên có giá trị bẩt buộc các chủ thể tố tụng khác phải thực hiện. Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự các chủ thể tố tụng khác đều tuân theo quyết định của Toà án. Viện kiểm sát, nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Ngoài phương pháp mệnh lệnh, luật tố tụng dân sự Việt Nam còn điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự bàng phương pháp định đoạt. Bởi, trong các vụ việc dân sự các đương sự chính là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung được Toà án giải quyết trong vụ việc dân sự như quan hệ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động. Trong các quan hệ này các chủ thể được bình đẳng, được tự do thoả thuận, cam kết xác lập các quyền, nghĩa vụ dân sự không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp đương sự có quyền tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Toà 15 Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam án như tự mình quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự; trong quá trình tố tụng có thể thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện; thương lượng, dàn xếp, thỏa thuận giải quyết những vấn đề của vụ việc dân sự có tranh chấp hoặc có thế rút đơn khởi kiện. III. VAI TRÒ VÀ NHIỆM v ụ CỦA LUẬT TÓ TỤNG DÂN sụ VIỆT NAM 1. Vai trò của Luật tố tụng dân sự Việt Nam Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Luật tố tụng dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên có vai trò rất to lớn. Như các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, luật tố tụng dân sự có vai trò thế chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, bảo đảm thực thi quyền lực cúa Nhà nước, bảo đảm việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục, bảo đảm sự ổn định của các quan hệ xã hội, tạo tiền đề cho các quan hệ xã hội phát triển v.v... Đường lối, chính sách của Đảng được đưa vào cuộc sống, được mọi người thực hiện là nhờ một phần vào các quy định của pháp luật. Các quan điểm của Đảng ghi trong các đường lối, chính sách được thể chế hoá trong các quy phạm pháp luật sẽ có giá trị pháp lý buộc mọi người phải thực hiện. Ngày nay, khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa làm cho dân giàu, nước mạnh và “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao” ' thì pháp luật tố tụng dân sự càng có vai quan trọng. Luật tố tụng dân sự Việt Nam thể chế các quan điểm của Đảng, quán triệt các quan điểm của Đảng vào quy trình tố tụng dân sự bảo đảm cho các Toà án giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các vụ việc dân sự phục vụ nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và cải cách tư pháp của Đảng. Luật tố tụng dân sự Việt Nam quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong tố tụng dân sự một mặt bảo đảm cho các Toà án, Viện kiểm sát thực hiện được quyền lực của Nhà nước trong việc giải quyết các vụ việc dân sự nhưng mặt khác cũng bảo đám cho các đương sự bảo vệ ' Nghị quyết số 4 9 -N Q /T W ngày 0 2 /6 /2 0 0 5 cùa Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộnii sán khoá IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2 0 2 0 , tr.2. 16 Chươnỵ I. TÔIIÍỊ quan \'ề luật tố íụníỊ (lân sự l 'iệí Nam dưọc qu>cn. lọi ícli họp pliáp cim minh Irưức Toà án. Căn cứ \ à o các C]U\ dịnh của pháp luật lố lụim dân sự. 'loà áii. Viện kièm sát lien hành các hành vi lố tụnu íiiai qiiNCt vụ việc dân sự’, ra qu\ếl dịnli uiai qii\ếl \ ụ việc dân sự và qu>el dịnh áp dụim các biện pháp cưỡim che cần Ihiếl dê iiiai cỊUNốt vụ việc dân sự. Căn cứ vào các C|LI> dịiih cua pháp kiậl lồ lụiiii dàn sự' các dưưim sự' lliỊic hiện các hàiili \'i tố tụim cần thiết dô báo \ ệ qu\C'n. lọi ícli hợp pliáp CLiíi minh. Nüoài ra. các qii> dịnli \ ề trinh lự. llni lỊic eiái qiivcl vụ việc dân sự. cư ché ũiám sát quá trình uiái qii>cl vụ \ iộc cUìn sự CLUI luậl lố lụntỉ dân sự eiíip cho Toà án tiicii qi n ốl nhanh chỏnti. dúim dẩn các \ ụ \ iộc dàn SỊI' c òn c ỏ lác dụnti làm các chủ the ý thức dirực irácli Iihiộm cua mình khi lliani uia quan hệ xã hội. Ún tưứn« nhau hon khi Ihiốl lập các qiian hộ \ ã hội \ ì dà c ó CO' cliế bủo vệ quvồn. lợi ích hợp pháp CLia họ do pháp liiậl qu\ dịnh. Tìr dó. cùim có lác dụim làm các quan hộ \ ã hội ồn dịnh \'à tạo tien dề thuận lợi cho các quan hệ \ ã hội khôiiü níiìrnti pliál triên. 2. Nhiệm vụ ciía liiậl tố tụng dân sụ- Việt ỈNarn Nhiệm \ ụ cỉia luậl tố lụnti dân sự Việl Nam dưực quy dịnh tronu các văn bán pháp luậl lố tụim dân SỊI' do Nhà mrớc la ban hành như Dieu 1 lìl/rTl)S. Việc quy dịnh nhiệni vụ cửa luật tô lụnu dân sự iroim các văn bán pháp luậl tô lụne dân sự nhăm dồ cao việc thực hiện chúiiũ lrC’11 ihực lố. vỏ cư bán luật tố tỊina dân sự Việt Nam có nhừim nh iệm \ ụ sau: I.Liật lố tụiiíi dàn sự píuii thô clic lioá dirực lỊiian diém. dườnu lối cùa Dána. lổ chức và hoạt clộiig CLKI các CO' quan tir pliáp. Triróc hếl. troiig giai doạn liiộn nay liiậl tố lụng dân sự Viộl Nam phái ihc chỏ hoá dược quan diêm, đườnti lối của Dảníỉ vồ xây dựng pháp luạt. cái cácli hành chính và cai cách lư pháp như Nũhị quyết số ()8/NQ-'l'W Iigà> 02 iháiie ÜI năm 2002 cLia Bộ Cliíiih Irị. Ban chấp hành '1'riing irưrm Dảim khoá IX \ỏ một sò nhiộiii \ ụ irọim tâm cône lác lir pháp Iroim thời »ian tới; Nuhị quvếl số 48-NQ/rW ngày 24/5/2()()S ciia Ik) Chính Irị. lìaii chắp hành 'I runa ươns Đảim Cộng san khoá IX \ è Chiến lưọc \â> dụim và lioàii thiện hệ ihốnu pháp luật Viột Nam dén năm 2010. định liưónu den năm 2020; Nehị (.ỊLivél số 49-NQ/ rW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính Irị. lìan chấp hành rniiiu Iiưne Danu Cộim san khoá IX về Chiến lược Ccii cách tư pháp den năm 2020; Nohị qiiNct số 34/NQ-1 W neày 03 thána 02 năm 2004 Hội nehị lần thứ chín lían chấp liàiìli I riiim iroim Dáim khoá IX về mộl số chú irưưiiíi. chính sách, aiai pháp lán nhảm thục ỉiiẹii lliáim lợi Nuhị qii\ét Dại hội loàn quốc lần thứ IX cua Daiiíi \ .\... dô kliòim imìrim Iiâiiũ cao hiỘLi qua üicü quyct các vụ \iệc dân sự. dáp ứ n a tlưọc Iiliừno >C11 cầu mỏi cua cỏníi c u ộ c \ â v dựníi \ à bcio vệ r ổ quốc. 17 d ú o trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam - Luật tố lụne dàn sự quy dịnh trình lự. thu tục tố tụrm dân sự khoa học bảo đảm cho hoạt độne siải quyết vụ việc dân sự của Toà án. việc tham 2 Ìa tố lụna dân sự của đươne sự và các chủ thế tố tụna được thuận lợi bảo đãm cho Toà án tìiải quyết đúna vụ việc dân sự, bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của minh. - Luật tố tụne dân sự quy định CO’ chế kiém sál. aiám sát hoạt độne tuân theo pháp luật irone quá trinh tố lỊinR dân sự hựp lÝ. bảo dảm cho các hoạt độns lố tụn2 dân sự của Toà án và nhừna naười tham aia lố tụna được tiến hành đúna đắn; noãn chặn và xử lý kịp Ihời nhừna vi phạm pháp luật trons việc aiải quyếl các vụ việc dân sự; aóp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nshĩa. tăna cưònsì pháp chế XHCN; bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp cùa cá nhân, cơ quan, lố chức đồng thời íìiáo dục được mọi người nahiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Naoài các nhiệm vụ cơ bản trên, luậl lố iLiriR dân sự Việt Nam còn có nhiệm vụ bảo đảm phát huy dân chủ trone lố tụii2 dân sự; lạo điều kiện cho mọi naười đóna RÓp được nhiều sức lực và trí tuệ vào các côna việc của nhà nước và xã hội. Tronẹ đó. có cả việc eiải quyếl các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. IV. ĐẶC TRƯNG CỦA HOẠT ĐỘNG T ư PHÁP VÀ THỤC HIỆN LUẬT TÓ TỤNG DÂN SỤ TRONG HOẠT ĐỘNC TU PHÁP 1. Đặc trưng ciía hoạt động tư pháp 'I'ư pháp là một phưưns, thức thực hiện quyền lực nhà nước. Quyền tư pháp là một bộ phận quyền lực của nhà nước. Theo imhTa hẹp, quyền tư pháp là quvền xél xử của Tòa án. Điều 102 Hiến pháp nước Cộnũ hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực từ 01/01/2014) lần đầu tiên quy định "Tỏa án nhân dán là cơ quan xét xử cua nước Cộng hòơ xã hội chu n^hĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp''. Theo nghĩa rộna thi quyền tư pháp là quyền của các cư quan tư pháp Irong việc bảo vệ pháp luật. Quyền tư pháp được thực hiện thône qua hoạt động tư pháp. Ngoài quy định mới trone Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực từ 01/01/2014). các khái niệm về cơ quan tư pháp và hoạt độns tư pháp chưa được quy định và aiải nehĩa chính thức trone các văn bản pháp luật. Tuy vậy, qua việc tố chức và hoạt độne của các cơ quan nhà nước ihực hiện quyền tư pháp, các công trình nehiên cứu khoa học pháp lý đã được cône bố và quan điểm của Đảne về tổ chức và hoạt độne của các cơ quan tư pháp thì các cơ quan tư pháp aồm có; cơ quan điều tra. Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dàn và cơ quan thi hành án: và hoạt 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
147