Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo trình kinh tế vĩ mô (lý thuyết, bài tập & trắc nghiệm)...

Tài liệu Giáo trình kinh tế vĩ mô (lý thuyết, bài tập & trắc nghiệm)

.PDF
254
199
127

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU  GIÁO TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ (Lý thuyết, Bài tập & Trắc nghiệm) (LƯU HÀNH NỘI BỘ) VŨNG TÀU – NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU  Chủ biên ThS Phạm Ngọc Khanh TS. Võ Thị Thu Hồng GIÁO TRÌNH KINH TẾ VĨ MÔ (LƯU HÀNH NỘI BỘ) VŨNG TÀU – NĂM 2017 LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế vĩ mô là một trong những môn học cơ sở ngành đối với sinh viên thuộc khối ngành kinh tế ở tất cả các trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên khối kinh tế nói chung và sinh viên Viện Du lịch – Quản lý – Kinh doanh của Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, chúng tôi đã biên soạn “Giáo trình Kinh tế vĩ mô” nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức kinh tế cơ bản để sinh viên đi vào nghiên cứu các môn học chuyên ngành được thuận lợi, dễ dàng hơn. Nội dung chủ yếu của giáo trình này là giới thiệu và phân tích các thành phần của tổng cầu, tổng cung, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, lạm phát và thất nghiệp trong một nền kinh tế. Từ đó rút ra các nguyên tắc hoạch định và định lượng cho các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm điều tiết và quản lý nền kinh tế đạt được mục tiêu ổn định, hiệu quả, tăng trưởng và công bằng. Giáo trình này được biên soạn theo hướng nghiên cứu từng mảng vấn đề rời rạc, sau đó sẽ liên kết các vấn đề lại với nhau để nắm chắc các nguyên tắc cơ bản làm cơ sở đưa ra các quyết định tối ưu. Cuối mỗi chương đều có phần câu hỏi lý thuyết, bài tập và câu hỏi trắc nghiệm để giúp sinh viên củng cố phần lý thuyết. Tác giả đã rất cố gắng biên soạn Giáo trình Kinh tế vĩ mô lần đầu tiên xuất bản nên không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được những góp ý chân tình từ bạn đọc, đồng nghiệp để những lần xuất bản sau ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi vào hộp thư điện tử theo địa chỉ: [email protected] hoặc trao đổi trực tiếp qua số điện thoại: 0918121577 hoặc Viện Du lịch – Quản lý – Kinh doanh, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Số 01 Trương Văn Bang, Phường 7, TP. Vũng Tàu. Trân trọng cảm ơn. Vũng Tàu, tháng 7 năm 2017. Tác giả ThS. Phạm Ngọc Khanh 1 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 CÁC CHỮ VIẾT TẮT 9 Chƣơng 1: Khái quát về kinh tế vĩ mô 12 I. Một số khái niệm 12 1. Kinh tế học 12 2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô 12 3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc 13 II. Ba vấn đề cơ bản của các tổ chức kinh tế 14 1. Ba vấn đề cơ bản 14 2. Cách giải quyết ba vấn đề 17 3. Đường giới hạn khả năng sản xuất 18 III. Mục tiêu kinh tế vĩ mô 20 1. Mục tiêu 1 20 2. Mục tiêu 2 22 3. Mục tiêu 3 23 4. Mục tiêu 4 24 IV. Các công cụ điều tiết vĩ mô 24 1. Chính sách tài khoá 25 2. Chính sách tiền tệ 25 3. Chính sách ngoại thương 25 4. Chính sách thu nhập 25 V. Tổng cung và tổng cầu 26 1. Tổng cung 26 2. Tổng cầu 27 3. Sự cân bằng tổng cung và tổng cầu 27 2 4. Sự thay đổi của đường tổng cung và tổng cầu 28 Câu hỏi ôn tập chương 1 30 Bài tập chương 1 30 Câu hỏi trắc nghiệm chương 1 34 Chƣơng 2: Cách tính sản lƣợng quốc gia 36 I. Một số vấn đề cơ bản 36 1. Các quan điểm về sản xuất 36 2. Hệ thống tài khoản quốc gia 36 II. Dòng chu chuyển kinh tế 38 1. Giá trị gia tăng 39 2. Tiết kiệm và đầu tư 41 3. Hàng dự trữ, tồn kho 42 4. Khấu hao 42 5. Chính phủ 42 6. Khu vực nước ngoài 44 III. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 45 1. Khái niệm 45 2. Cách tính GDP 46 3. GDP danh nghĩa, GDP thực tế 49 IV. Tử GDP đến các chỉ tiêu khác 50 1. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) 50 2. Sản phẩm quốc nội ròng (NDP) 51 3. Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) 52 4. Thu nhập quốc dân (NI) 52 5. Thu nhập cá nhân (PI) 52 6. Thu nhập khả dụng (DI) 53 Câu hỏi ôn tập chương 2 53 Bài tập chương 2 54 Câu hỏi trắc nghiệm chương 2 58 3 Chƣơng 3: Lý thuyết xác định sản lƣợng quốc gia 63 I. Các lý thuyết xác định sản lượng 63 1. Quan điểm cổ điển 63 2. Quan điểm của Keynes 64 3. Lý thuyết và thực tế 65 II. Xác định điểm cân bằng sản lượng quốc gia 65 1. Xác định sản lượng quốc gia bằng mối quan hệ giữa tổng cung và 65 tổng cầu 2. Xác định sản lượng quốc gia bằng mối quan hệ giữa đầu tư và tiết 69 kiệm 3. Phân biệt “dự kiến” và “thực tế” 69 III. Mô hình số nhân 73 1. Khái niệm 73 2. Công thức tính 3. Nghịch lý về tiết kiệm 75 Câu hỏi ôn tập chương 3 76 Bài tập chương 3 77 Câu hỏi trắc nghiệm chương 3 82 Chƣơng 4: Tổng cầu, chính sách tài khóa và ngoại thƣơng 89 I. Các thành phần của tổng cầu (AD) 89 1. Tiêu dùng 89 2. Đầu tư 89 3. Thành phần thu chi của ngân sách chính phủ 89 4. Xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại 91 II. Xác định sản lượng cân bằng trong nền kinh tế mở 92 1. Cân bằng tổng cung và tổng cầu 92 2. Cân bằng tổng các khoản bơm vào và tổng các khoản rò rỉ 93 III. Mô hình số nhân 93 1. Số nhân tổng quát 94 2. Số nhân cá biệt 95 4 IV. Chính sách tài khoá 95 1. Công cụ của chính sách tài khoá 95 2. Mục tiêu và nguyên tắc hoạch định của chính sách tài khoá 95 3. Các tình trạng ngân sách 96 4. Định lượng cho chính sách tài khoá 96 5. Các nhân tố ổn định tự động nền kinh tế 96 V. Chính sách ngoại thương 97 1. Chính sách gia tăng xuất khẩu 97 2. Chính sách hạn chế nhập khẩu 97 Câu hỏi ôn tập chương 4 98 Bài tập chương 4 98 Câu hỏi trắc nghiệm chương 4 104 Chƣơng 5: Tiền tệ, ngân hàng và chính sách tiền tệ 109 I. Tiền tệ và hoạt động của ngân hàng 109 1. Tiền tệ 109 2. Hoạt động của ngân hàng 111 3. Số nhân của tiền tệ 113 II. Thị trường tiền tệ 116 1. Cung tiền tệ 116 2. Cầu tiền tệ 116 3. Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ 117 III. Chính sách tiền tệ 118 1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 118 2. Công cụ của chính sách tiền tệ 118 3. Nguyên tắc hoạch định chính sách tiền tệ 118 4. Định lượng cho chính sách tiền tệ 119 5. Những vấn đề khác 119 Câu hỏi ôn tập chương 5 119 Bài tập chương 5 120 Câu hỏi trắc nghiệm chương 5 123 5 Chƣơng 6: Hỗn hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 131 (Mô hình IS – LM) I. Thị trường hàng hoá và đường IS 131 1. Khái niệm về đường IS 131 2. Cách hình thành đường IS 131 3. Phương trình đường IS 133 4. Sự dịch chuyển đường IS 134 II. Thị trường tiền tệ và đường LM 136 1. Khái niệm về đường LM 136 2. Thị trường tiền tệ 136 3. Sự hình thành đường LM 137 4. Phương trình của đường LM 137 5. Sự dịch chuyển đường LM 138 III. Tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô 140 1. Sự cân bằng trên thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ 140 2. Tác động của chính sách tài khoá 141 3. Tác động của chính sách tiền tệ 141 4. Tác động hỗn hợp của chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ 142 Câu hỏi ôn tập chương 6 144 Bài tập chương 6 144 Câu hỏi trắc nghiệm chương 6 152 Chƣơng 7: Tổng cung – Tổng cầu (Mô hình AS – AD) 156 I. Tổng cầu (AD) 156 1. Tác động của sự thay đổi giá cả đối với đường LM 156 2. Sự hình thành đường AD 156 3. Sự dịch chuyển của đường AD 158 4. Phương trình của đường AD 159 II. Tổng cung (AS) 160 1. Đường cung của doanh nghiệp 160 6 2. Sự hình thành đường tổng cung ngắn hạn SAS 163 3. Sự hình thành đường tổng cung dài hạn LAS 164 4. Sự dịch chuyển của đường tổng cung AS 165 5. Phương trình đường tổng cung AS 166 III. Cân bằng tổng cung và tổng cầu 167 1. Cân bằng AS – AD trong ngắn hạn 167 2. Cân bằng AS – AD trong dài hạn 167 Câu hỏi ôn tập chương 7 169 Bài tập chương 7 169 Câu hỏi trắc nghiệm chương 7 171 Chƣơng 8: Lạm phát và thất nghiệp 173 I. Lạm phát 173 1. Khái niệm 173 2. Phân loại lạm phát 175 3. Nguyên nhân gây ra lạm phát 175 4. Tác động của lạm phát 177 5. Biện pháp giảm lạm phát 178 6. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ 178 II. Thất nghiệp 179 1. Khái niệm 179 2. Các dạng thất nghiệp 180 3. Tác hại của thất nghiệp 180 4. Biện pháp giảm thất nghiệp 180 III. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 181 1. Đường cong Phillips ngắn hạn (SP) 181 2. Đường cong Phillips dài hạn (LP) 181 Câu hỏi ôn tập chương 8 182 Bài tập chương 8 182 Câu hỏi trắc nghiệm chương 8 182 7 Chƣơng 9: Phân tích kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở 187 I. Thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán 187 1. Thị trường ngoại hối 187 2. Cán cân thanh toán 192 3. Đường BP 198 II. Các chính sách kinh tế vĩ mô 200 1. Cân bằng bên trong và bên ngoài 200 2. Tác động của các chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở 200 3. Tác động của chính sách ngoại thương 203 Câu hỏi ôn tập chương 9 204 Bài tập chương 9 205 Câu hỏi trắc nghiệm chương 9 207 MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO 215 ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 251 TÀI LIỆU THAM KHẢO 252 8 CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AD Aggregate Demand Tổng cầu AS Aggregate Supply Tổng cung C Consumption Tiêu dùng của hộ gia đình S Saving Tiết kiệm Cm MPC – Marginal Propensity to Khuynh hướng tiêu dùng biên Consume Sm MPS– Marginal Propensity to Khuynh hướng tiết kiệm biên Save I Im Đầu tư Investment MPI - Marginal Propensity to Khuynh hướng đầu tư biên Invest IN Net Investment Đầu tư ròng X Exports Xuất khẩu M Imports Nhập khẩu Mm MPM - Marginal Propensity to Khuynh hướng nhập khẩu biên Import NX Net Exports G Gorverment Xuất khẩu ròng Spending on Chi tiêu của chính phủ về hàng goods and Services Tr hoá và dịch vụ Transfer Payments Chi chuyển nhượng của chính phủ De Depreciation Khấu hao Tx Taxes Thuế Ti Indirect Taxes Thuế gián thu Td Direct Taxes Thuế trực thu T Net Taxes Thuế ròng Tm MPT - Marginal Propensity to Thuế biên 9 Tax VA Value Added Giá trị gia tăng SM Money Supply Cung tiền tệ LM Liquidity Preference Cầu tiền tệ e Exchange Rate Tỷ giá hối đoái r Interest Rate Lãi suất Re – Require Reserve Ratio Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Reserve Ratio Tỷ lệ dự trữ của hệ thống ngân dbb d hàng thương mại Multiplier Số nhân của tổng cầu kM Money Multiplier Số nhân của tiền tệ H - High Powered Money - Lượng tiền mạnh - Monetary Base - Tiền cơ sở Money Khối lượng tiền danh nghĩa BP – Balance Of Payments Cán cân thanh toán CA Current Account Tài khoản vãng lai K Capital Account Tài khoản vốn EO Erro and Omissions Sai số thống kê OF Official Financing Tài trợ chính thức Net Foreign Factor Income Thu nhập yếu tố ròng từ nước k M BOP NFFI ngoài CPI Id Consumer Price Index Chỉ số giá hàng tiêu dùng GDP deflator Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP Mức giá chung P R Rental Tiền thuê i Interest Tiền lãi π – Corporate Profits Lợi nhuận trước thuế của công Pr ty g Economic growth rate Tốc độ tăng trưởng kinh tế 10 If Inflation Rate Tỷ lệ lạm phát Y Output, Income Sản lượng – Thu nhập quốc gia Yd DI – Disposable Income Thu nhập khả dụng Yp Potential Output Sản lượng tiềm năng 11 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ I. Một số khái niệm 1. Kinh tế học Kinh tế học là sự nghiên cứu động thái của con người trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ những sản phẩm vật chất và dịch vụ trong một thế giới khan hiếm tài nguyên. Kinh tế học là một nhu cầu kiến thức tất yếu của thời đại, rất cần thiết cho cấp lãnh đạo quốc gia và các chuyên viên trong tiến trình làm quyết định, ban hành và soạn thảo các chính sách kinh tế quốc gia. Kinh tế học cũng rất cần thiết cho các doanh nhân trong việc làm các quyết định về quản lý điều hoành doanh nghiệp. Hơn nữa, sự phổ biến kiến thức kinh tế học giúp nâng cao trình độ tri thức và khả năng lượng giá của dân cư đối với hiệu quả của các chính sách kinh tế tài chính của chính phủ. Như vậy, kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực khan hiếm như: đất đai, khoáng sản, nguồn nhân lực, nguồn vốn… để sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội. 2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô a. Kinh tế học vi mô (Micro Economics) Kinh tế học vi mô liên quan đến những đơn vị kinh tế riêng biệt và nghiên cứu các động thái của từng cá nhân đơn vị đó. Khi tiến hành phân tích, người ta đề cập đến từng doanh nghiệp, từng gia đình và chú trọng đến những định lượng như: sản lượng, giá cả của một sản phẩm chuyên biệt, số công nhân làm việc trong một doanh nghiệp, doanh thu hay lợi nhuận của một gia đình hay một doanh nghiệp nào đó. Kinh tế học vi mô rất hữu ích trong việc phân tích từng thành phần tạo nên nền kinh tế. Như vậy, kinh tế học vi mô là nghiên cứu, phân tích nền kinh tế ở giác độ chi tiết, bộ phận riêng lẽ, nghiên cứu cách ứng xử của người tiêu dùng và người 12 sản xuất nhằm lý giải sự hình thành và vận động của giá cả từng sản phẩm trong từng loại thị trường. Ví dụ: - Tháng vừa qua giá gạo đã giảm so với đầu năm. - Nhờ thời tiết thuận lợi nên năm nay lúa trúng mùa. b. Kinh tế học vĩ mô (Macro Economics) Kinh tế học vĩ mô không chú trọng đến động thái của từng đơn vị doanh nghiệp, từng cơ quan nhà nước, từng gia đình mà chỉ đề cập đến những tổng thể kinh tế và cho chúng ta một tầm nhìn tổng quát toàn bộ nền kinh tế. Như vậy, kinh tế học vĩ mô là nghiên cứu, phân tích nền kinh tế một cách tổng thể thông qua các biến số: tổng sản phẩm quốc gia (GDP), tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lượng cung tiền trong nền kinh tế…trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ví dụ: - Tỷ lệ lạm phát năm 2016 thấp hơn năm 2015 - Cơn sốt dầu mỏ năm 1973 – 1974 đã làm cho lạm phát và thất nghiệp ở Anh, Mỹ tăng lên. 3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc a. Kinh tế học thực chứng Mục tiêu của kinh tế học thực chứng là giải thích cách thức mà xã hội quyết định về các đề tiêu thụ, sản xuất và trao đổi hàng hóa. Sự khảo sát như vậy nhằm đạt đến hai mục đích đó là: (1) Để thỏa mãn tính hiếu kỳ của chúng ta về nguyên nhân tại sao nền kinh tế lại hoạt động như nó đang hoạt động; (2) Để có cơ sở cho việc dự đoán xem nền kinh tế sẽ phản ứng như thế nào đối với những thay đổi của hoàn cảnh. Như vậy. kinh tế học thực chứng là mô tả và giải thích các hiện tượng kinh tế một cách khách quan và khoa học. Ví dụ: - Tỷ lệ lạm phát tăng lên đến mức trên 10%/ năm. Tóm lại, kinh tế học thực chứng là để trả lời câu hỏi: “Là bao nhiêu?”, “Là gì ?”, “Như thế nào?” 13 b. Kinh tế học chuẩn tắc Trong lúc sự nghiên cứu toàn diện và có trình độ có thể giải quyết nhiều vấn đề tồn tại trong kinh tế học thực chứng, thì trong kinh tế học chuẩn tắc không có những giải pháp tương tự cho các ý kiến bất đồng. Vì kinh tế học chuẩn tắc dựa trên cơ sở những ý kiến lượng giá chủ quan chứ không dựa trên sự tìm hiểu thực tế khách quan nào. Trong kinh tế học chuẩn tắc không có cách nào chứng minh được ý kiến chuẩn tắc này là đúng hay sai mà tất cả phải phụ thuộc vào mức độ ưu tiên hoặc ý muốn của xã hội hoặc các cá nhân có trách nhiệm thực hiện sự lựa chọn. Như vậy, kinh tế học chuẩn tắc là đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải quyết các vấn đề kinh tế. Ví dụ: - Ở Việt Nam có nhiều người thích hút thuốc lá. Vì vậy chính phủ cần đánh thuế cao vào thuốc lá để hạn chế mức độ hút thuốc của dân chúng. - Vì thất nghiệp tăng nên chính phủ phải tăng chi mua hàng hóa và dịch vụ để cho sản xuất phát triển. Tóm lại, kinh tế học chuẩn tắc là để trả lời câu hỏi: “Nên làm cái gì?”. Vì vậy, khi nghiên cứu một vấn đề kinh tế nào đó, nhà nghiên cứu kinh tế thường được tiến hành từ kinh tế học thực chứng rồi chuyển sang kinh tế học chuẩn tắc. II. Ba vấn đề cơ bản của các tổ chức kinh tế 1. Ba vấn đề cơ bản Trong một quốc gia, các yếu tố sản xuất đều hữu hạn. Những yếu tố sản xuất này được các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta vừa nói trên. Để quyết định phân chia các yếu tố sản xuất khan hiếm đó thì xã hội phải giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là quá trình lựa chọn để giải quyết tối ưu ba vấn đề kinh tế cơ bản đó. Để giải quyết vấn đề cơ bản đó phụ thuộc vào vai trò của Chính phủ và chế độ chính trị xã hội của mỗi quốc gia hay nói cách khác phụ thuộc vào cơ chế kinh tế. Ba vấn đề kinh tế cơ bản được hiểu như sau: 14 a. Sản xuất sản phẩm gì? Đây là vấn đề cơ bản đầu tiên cần phải được giải quyết. Vì các yếu tố sản xuất khan hiếm không thể đáp ứng hết cho nhu cầu xã hội. Trong giới hạn khả năng, nền kinh tế phải tiến hành sản xuất một số loại sản phẩm nhất định để đáp ứng cho nhu cầu xã hội, bao gồm một số vấn đề cụ thể như: Sản xuất hàng hóa, dịch vụ nào? Số lượng mỗi loại là bao nhiêu? Kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm như thế nào? Chất lượng sản phẩm ra sao? Thời gian cụ thể nào để sản xuất? Để giải quyết tốt vấn đề này, doanh nghiệp cần phải tiến hành lập bản kế hoạch kinh doanh:  Phải tiến hành khảo sát thị trường, xác định được nhu cầu, thị hiếu, thu nhập, độ tuổi, nghề nghiệp… của người tiêu dùng trong từng thị trường.  Xác định được nhu cầu của người tiêu dùng có khả năng thanh toán để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.  Xác định chi phí yếu tố đầu vào: máy móc thiết bị, chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý và công nhân lao động trực tiếp, giá các nguyên vật liệu sản xuất đầu vào…  Xác định tình hình cạnh tranh, giá cả trên thị trường… Giá cả trên thị trường là dấu hiệu để phân bổ các yếu tố sản xuất sao cho hợp lý. Vì giá cả là phương tiện chuyển tải thông tin, phối hợp quyết định sản xuất các chủ thể kinh tế đảm bảo rằng các nguồn lực khan hiếm được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ xã hội cần. b. Sản xuất bằng phương pháp nào? Sau khi doanh nghiệp đã tìm ra loại hàng hóa hay dịch vụ kinh doanh nào nên được sản xuất để áp ứng nhu cầu xã hội. Bước tiếp theo phải trả lời được câu hỏi là phải sản xuất như thế nào? Tức là doanh nghiệp phải đưa ra phương pháp tổ chức sản xuất? Lựa chọn công nghệ thiết bị nào để sản xuất? Hàng hóa nên sản xuất ở đâu? Sản xuất số lượng bao nhiêu? Khi nào thì sản xuất và cung cấp? Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú trọng đến hiệu quả sản xuất từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra trong quá trình sản xuất. Doanh nghiệp phải kiểm soát được chi phí và giảm thiểu đến mức thấp có thể. Mục đích của việc giảm thiểu là để tăng khả 15 năng cạnh tranh trên thị trường và lợi nhuận sau thuế được tăng trưởng hơn. Biện pháp cơ bản nhất của doanh nghiệp hiện nay thường áp dụng là đổi mới công nghệ thiết bị dây chuyền kém năng suất, thường xuyên đào tạo các khóa ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ quản lý cấp cao và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn tay nghề cho công nhân lao động… ĐẦU VÀO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT ĐẦU RA Thông tin phản hồi Sơ đồ 1.1: Mô hình sản xuất c. Phân phối sản phẩm cho ai? Khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất, trước hết phải tiến hành khảo sát thị trường để xác định đối tượng khách hàng chính của mình là ai? Thông qua đó phải tìm hiểu đặc điểm của khách hành như: thu nhập, nghề nghiệp… để đánh giá khách hàng đó có khả năng thanh toán hay không? Từ đó, giúp doanh nghiệp làm nhiệm vụ phân phối hàng hóa hay dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Mặt khác, vì nguồn lực khan hiếm nên số lượng sản phẩm hay dịch vụ sản xuất ra không thể đáp ứng hết nhu cầu xã hội. Chính vì vậy, trên thị trường hàng hóa sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh trong tiêu dùng, những người bỏ ra số tiền cao khả năng cạnh tranh sẽ thuộc về họ. Có thể những người tiêu dùng này chấp mua hàng hóa hay dịch vụ với giá cao hơn so với giá thực trả để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Còn những người có thu nhập thấp thì sao? Không lẽ không có tiền thì không được mua hàng hóa hay dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của mình? Để giải quyết vấn đề này, người có khả năng can thiệp đó là Chính phủ? Chính phủ trực tiếp điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách giá cả như: ấn định giá trần (Pmax), giá sàn (Pmin), đánh thuế và trợ giá. 16 2. Cách giải quyết ba vấn đề Các tổ chức kinh tế khách nhau giải quyết ba vấn đề cơ bản theo cách khác nhau: a. Hệ thống kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường, ba vấn đề kinh tế cơ bản được được giải quyết dựa vào quan hệ cung – cầu và sự cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống giá cả trên thị trường do quan hệ cung cầu quyết định. Vì thế doanh nghiệp phải tiến hành khảo sát thị trường để nắm bắt thông tin về thu nhập, thị hiếu, sở thích và tổ chức sản xuất để phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hợp lý.  Ƣu điểm:  Thông qua hoạt động cạnh tranh trên thị trường, các nhà sản xuất tìm mọi cách để phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm hữu hạn của nền kinh tế để theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.  Người tiêu dùng sẽ được tự do thỏa mãn tối đa hóa hữu dụng của mình trong giới hạn ngân sách.  Cơ chế thị trường thúc đẩy sự phát triển đổi mới công nghệ tạo ra năng suất lao động cao hơn để đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao.  Cơ chế thị trường khuyến khích khả năng cạnh tranh giữa các nhà sản xuất với nhau.  Nhƣợc điểm: Vì mục tiêu muốn tối đa hóa lợi nhuận nên trong nền kinh tế phát sinh một số khuyết điểm sau:  Sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống con người.  Phân hóa giàu nghèo trong xã hội, tạo ra sự chênh lệch về mức thu nhập của mỗi người dân. b. Hệ thống kinh tế chỉ huy Trong cơ chế này, Nhà nước là người trực tiếp đứng ra để giải quyết tập trung các vấn đề của nền kinh tế. Nhà nước quyết định sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, quyết định công nghệ và phân phối vốn, kĩ thuật cho các doanh nghiệp nhà nước. 17  Cách thức tổ chức: Nhà nước giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các doanh nghiệp nhà nước. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, doanh nghiệp nhà nước nộp sản phẩm theo chỉ tiêu pháp lệnh mà Nhà nước giao. Sau đó, Nhà nước sẽ phân phối sản phẩm cho các đơn vị kinh tế nhà nước, dùng chế độ tem phiếu để phân phối cho người tiêu dùng.  Ƣu điểm:  Việc quản lý kinh tế được thống nhất tập trung.  Giải quyết được thỏa mãn nhu cầu cho xã hội.  Giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo và bất công trong xã hội.  Nguồn lực kinh tế được tập trung để giải quyết vấn đề lớn của một nền kinh tế quốc dân.  Nhƣợc điểm:  Nảy sinh cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp.  Không khuyến khích sản xuất, kiềm hãm sự phát triển sản xuất.  Hiện tượng phân phối bình quân không xuất phát từ nhu cầu thị trường, triệt tiêu động lực phát triển do kế hoạch không dự đoán chính xác nhu cầu xã hội.  Cạnh tranh và hoạt động thị trường bị bóp méo, phân phối và sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả, không thúc đẩy và kích thích sự năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp. c. Hệ thống kinh tế hỗn hợp Trong nền kinh tế hỗn hợp, Chính phủ và thị trường cùng nhau giải quyết ba vấn đề kinh tế và khắc phục khuyết điểm của hai nền kinh tế thị trường vừa nêu trên. Chính phủ sẽ can thiệp trực tiếp vào thị trường bằng các công cụ kinh tế như: đánh thuế, trợ giá và cung cấp các dịch vụ miễn phí như quốc phòng - an ninh để giải quyết các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường và đưa nền kinh tế hoạt động có hiệu quả và đảm bảo công bằng xã hội. 3. Đƣờng giới hạn khả năng sản xuất (PPF) 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146