Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Giao an ngu van lop 10 bai 44

.PDF
6
1
90

Mô tả:

ĐỌC THÊM: - VẬN NƯỚC (Đỗ Pháp Thuận) - CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI (Mãn Giác) - HỨNG TRỞ VỀ ( Nguyễn Trung Ngạn) A-MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: a. Bài “Vận nước”: - Hiểu được quan niệm của bậc đại sư về vận nước. Từ đó hiểu được tấm lòng với đất nước của tác giả. - Hiểu cách sử dụng từ ngữ so sánh của bài thơ. b. Bài “Cáo bệnh bảo mọi người” : - Cảm nhận được tinh thần lạc quan, sức sống mãnh liệt của con người thời đại, vượt lên trên quy luật của tạo hóa. - Nắm được cách sử dụng từ ngữ và nghệ thuật xây dựng hình ảnh của bài thơ. c. Bài “Hứng trở về” - Cảm nhận được nỗi nhớ quê hương xứ sở, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của nhà thơ. - Thấy được hệ thống từ ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi và quen thuộc. 2. Kĩ năng: Biết cách đọc các bài thơ giàu triết lí thể đường luật: Thể ngũ ngôn tứ tuyệt, thể kệ... 3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Tự giác tìm hiểu thêm về một số tác giả văn học trung đại Việt Nam; Trân trọng vẻ đẹp nhân cách của các nhà thơ. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ. B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp. D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du). Nêu sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ? Đóng góp mới của ông cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của giai đoạn văn học từ thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động Những bài thơ chữ Hán thời Lí- Trần là những tác phẩm đầu tiên góp phần xây dựng nền móng cho nền văn học viết của dân tộc ta. Đó là những bài thơ Thiền (thơ của các nhà sư thời Lí) và những bài thơ mang hào khí Đông A (thời Trần). Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hai bài thơ Thiền (Quốc tộ, Cáo tật thị chúng) và bài thơ của một sứ thần đời Trần (Quy hứng). VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới I. QUỐC TỘ GV HD hs tìm hiểu bài Quốc tộ. 1. Vài nét về tác giả và tác phẩm Hs đọc tiểu dẫn. - Thiền sư Đỗ Pháp Thuận (915- 990) là - Nêu những thông tin quan trọng về tác giả người uyên bác, có tài văn chương. và tác phẩm? - Từng là cố vấn quan trọng dưới thời Tiền Lê, được vua Lê Đại Hành kính trọng và tin dùng, phong làm pháp sư. - Tác phẩm của ông chỉ còn lại bài thơ này là lời đáp của ông khi vua hỏi về vận nước. Hs đọc bài thơ. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ Gv nhận xét, hướng dẫn giọng đọc: chậm rãi, a. Hai câu đầu rõ ràng. * Câu 1: - Ở câu thơ đầu tác giả so sánh “vận nước như - Tộ: phúc, vận may. dây mây leo quấn quýt nhằm diễn tả điều gì? - Quốc tộ: vận may, thời cơ thuận lợi của đất nước. - Hình ảnh so sánh: Vận nước như dây mây leo quấn quýt.  vừa nói lên sự bền chặt, vững bền, vừa nói lên sự dài lâu, sự phát triển thịnh vượng của vận nước.  Sự phức tạp, nhiều mối quan hệ ràng buộc mà vận nước phụ thuộc. Đặt câu thơ vào hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ: cuộc sống thái bình thịnh trị đang mở ra, tuy còn có nhiều phức tạp nhưng sự vận động tất yếu của vận nước là đang ở thế đi lên sau chiến thắng quân Tống năm 981. - Câu thơ thứ 2 cho thấy cuộc sống nào đã mở * Câu 2: Kỉ nguyên mới của đất nước: cuộc ra cho dân tộc ta khi ấy? sống thái bình, thịnh trị đang mở ra. - Hoàn cảnh của đất nước được nói đến ở hai  Hoàn cảnh của đất nước được nói đến ở câu đầu? Cảm nhận của em về tâm trạng của hai câu đầu: cuộc sống thái bình thịnh trị mở tác giả ẩn sau 2 câu thơ? ra, đất nước đang ở thế vững bền, phát triển thịnh vượng, dài lâu. Tâm trạng của tác giả: phơi phới niềm vui, tự hào, lạc quan, tin tưởng vào vận mệnh của đất nước. - Em hiểu ntn về hai chữ “vô vi”? a. Hai câu sau: GV giảng: Trong bài thơ, “vô vi” là cách - Vô vi: ko làm gì (nghĩa đen) sống dung hòa cả ba tôn giáo: - Cư: cư xử, điều hành + Đạo giáo: vô vi là thái độ sống thuận theo - Điện các: cung điện- nơi ở và làm việc của tự nhiên, ko làm điều trái tự nhiên. vua chúa hình ảnh hoán dụ chỉ vua chúa. + Nho giáo: vô vi là người lãnh đạo (vua) - Cư điện các: nơi triều chính điều hành chính dùng đạo đức tốt đẹp của bản thân để cảm hóa sự dân, khiến cho dân tin phục sẽ khiến xã hội tự đạt được trạng thái trị bình, vua ko phải làm VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí gì hơn. + Phật giáo: có thuyết vô vi pháp là cách sống từ bi bác ái làm cho chúng sinh được yên vui, xóa bỏ mọi khổ nạn cho họ. - Tác giả khuyên vua đường lối trị nước ntn? - Điểm then chốt của bài thơ được thể hiện ở chữ nào? - Hai câu cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc VN?  Đường lối trị nước: thuận theo tự nhiên, dùng phương sách đức trị để giáo hóa dân, đất nước sẽ được thái bình, thịnh trị, không còn nạn đao binh, chiến tranh. - Điểm then chốt của bài thơ: thái bình. Vận nước xoay quanh 2 chữ thái bình, đường lỗi trị nước cũng hướng tới thái bình, nguyện vọng của con người cũng là hai chữ thái bình  Truyền thống tốt đẹp của dân tộc: nhân ái, yêu chuộng hoà bình.  Tiểu kết: - Từ niềm tin tưởng, lạc quan vào vận mệnh vững bền, thịnh vượng, phát triển dài lâu của đất nước, tác giả đã khuyên nhủ nhà vua đường lối trị nước thuận theo tự nhiên, dùng phương sách đức trị để giáo hóa dân, giữ vững nền thái bình cho đất nước. - Bài thơ còn cho thấy ý thức trách nhiệm, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai đất nước của tác giả, khát vọng và truyền thống yêu hòa bình của người Việt Nam. GV HD hs tìm hiểu bài Cáo tật thị chúng. II. CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI Hs đọc tiểu dẫn. 1. Vài nét về tác giả và thể kệ: - Nêu vài nét về tác giả Mãn Giác Thiền Sư? a. Tác giả: - Mãn Giác Thiền Sư tên là Lí Trường (1052-1096). - Được triều đình trọng dụng. - Em hiểu gì về thể kệ? b. Thể kệ: Là những bài thơ được dùng để truyền bá Hs đọc bài thơ. giáo lí Phật pháp, rất hàm súc, uyên thâm. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ: a. Bốn câu đầu: - Hai câu thơ đầu nói lên quy luật nào của tự * Hai câu đầu: nhiên? (Quy luật vận động, biến đổi? Quy Xuân qua- trăm hoa rụng. luật tuần hoàn? Quy luật sinh trưởng?) Xuân tới - trăm hoa tốt tươi. - Nếu đảo câu 2 lên trước thì ý thơ có gì  Quy luật vận động, biến đổi.  Quy luật sinh trưởng. khác?  Quy luật tuần hoàn: sự vận động, biến đổi, sinh trưởng của tự nhiên là vòng tròn tuần hoàn. - Nếu đảo trật tự câu 2 lên trước câu 1( xuân tới  xuân qua, hoa tươi  hoa rụng) thì chỉ nói được sự vận động của mọt mùa xuân, một kiếp hoa trong một vòng sinh trưởng- huỷ diệt của sự vật. Đồng thời cái nhìn của tác giả sẽ đọng lại ở sự tàn úa  bi quan. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí - Hình ảnh “mái đầu bạc” tượng trưng cho điều gì? - Hai cặp câu 1-2 và 3-4 có quan hệ với nhau ntn? - Câu 3-4 nêu lên quy luật gì? - Tâm trạng của tác giả qua hai câu 3-4? - Hai câu thơ cuối có phải là thơ tả thiên nhiên ko? Câu thơ đầu khẳng định “Xuân qua, trăm hoa rụng” vậy mà hai câu cuối lại nói xuân tàn vẫn nở cành hoa mai. Như thế có mâu thuẫn ko? Vì sao? Cảm nhận của em về hình tượng cành mai trong câu thơ cuối? - Cách nói: xuân qua  xuân tới, hoa rụng  hoa tươi  gợi mùa xuân sau tiếp nối mùa xuân trước, kiếp sau nối tiếp kiếp trước, gợi được vòng bánh xe luân hồi. Nó cho thấy tác giả nhìn sự vật theo quy luật sinh trưởng, phát triển, hướng tới sự sống  cái nhìn lạc quan. * Câu 3- 4: - Hình ảnh “mái đầu bạc”  hình ảnh tượng trưng cho tuổi già. - Mối quan hệ đối lập:  Câu 1-2 Câu 3-4   Hoa rụng- hoa tươi Việc đi mãi- tuổi già đến Thiên nhiên tuần hoàn  Đời người hữu hạn. - Quy luật biến đổi của dời người: sinh- lãobệnh- tử  hữu hạn, ngắn ngủi. - Tâm trạng của tác giả: + Nuối tiếc, xót xa nhưng ko bi quan, yếm thế vì nó ko bắt nguồn từ cái nhìn hư vô với cuộc đời con người như quan niệm của nhà Phật mà bắt nguồn từ ý thức cao về sự hiện hữu, sự tồn tại có thực của đời người, ý thức cao về ý nghĩa, giá trị sự sống người. + Ẩn sau lời thơ là sự trăn trở về ý nghĩa sự sống của một con người nhập thế chứ ko phải của một thiền sư xuất thế  ngầm nhắc nhủ con người về ý nghĩa sự sống, thái độ sống tích cực. b. Hai câu cuối: - Không phải là tả cảnh thiên nhiên mà mang ý nghĩa biểu tượng nên nó ko mâu thuẫn với câu đầu. - Hình ảnh một cành mai- hình ảnh biểu tượng: Vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt và vượt lên trên sự phàm tục.  Niềm tin vào sự sống bất diệt của thiên nhiên và con người, lòng lạc quan, yêu đời, kiên định trước những biến đổi của thời gian, cuộc đời.  Tiểu kết: Bài thơ thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về quy luật vận động của tự nhiên và đời người. Tuy nuối tiếc, xót xa trước sự hữu hạn của đời người bên cạnh VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí GV HD hs tìm hiểu bài Quy hứng. Hs đọc phần tiểu dẫn. - Nêu vài nét về tác giả Nguyễn Trung Ngạn? -Tìm những hình ảnh được nhắc đến trong hai câu thơ đầu? Nỗi nhớ quê hương ở đây có gì đặc sắc? Hs thảo luận, trả lời. Gv nhận xét, bổ sung: Liên hệ với ca dao về tình yêu quê hương đất nước: “Anh đi anh nhớ quê nhà...”,... - Cách bộc lộ tâm trạng, tình cảm của tác giả ở hai câu cuối có gì khác với ở hai câu đầu? Đó là tình cảm gì? Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Viết 1 đoạn văn (10 câu) về nỗi lòng người xa quê. HS làm bài tập, đọc trước lớp. GV nhận xét. vòng tròn tuần hoàn bất diệt của tự nhiên nhưng tác giả vẫn bộc lộ niềm tin tưởng vào sự sống bất diệt của tự nhiên và con người, nhắc nhủ con người về ý nghĩa sự sống, thái độ sống tích cực. III. Quy hứng (Hứng trở về): 1. Vài nét về tác giả: - Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370), tự là bang Trực, hiệu là Giới Hiên. - Đỗ Hoàng giáp năm 16 tuổi, làm quan đến chức thượng thư, đi sứ năm 1314-1315. - Tác phẩm còn lại: Giới Hiên thi tập. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ: a. Hai câu đầu: - Hình ảnh: dâu, tằm, hương lúa, cua đồng béo  dân dã, bình dị, quen thuộc. - Hai câu thơ ngỡ như thuần gợi tả những sự vật gắn với cuộc sống bình dị của quê hương. Nhưng đó là những hình ảnh hiện hữu trong tâm trí của bậc quan cao chức trọng, một sứ thần trên đất Giang Nam phồn hoa đô hội.  Nỗi nhớ quê hương rất cụ thể, da diết, chân thành.  Sự gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị, dân dã nơi quê nhà, tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. - Sử dụng những hình ảnh thơ trên, tác giả còn bộc lộ quan niệm thẩm mĩ: cái đời thường, bình dị cũng là đối tượng thẩm mĩ góp phần khẳng định xu hướng bình dị, phá vỡ tính quy phạm, tính trang nhã của VHTĐ. b. Hai câu cuối: - Bộc lộ trực tiếp tâm trạng, tình cảm. - Kiểu câu khẳng định: Dầu... chẳng bằng... - Biện pháp nghệ thuật đối lập: nghèo  vẫn tốt  Niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước sâu sắc của tác giả.  Tiểu kết: Từ nỗi nhớ quê hương đến niềm tự hào dân tộc, tác giả bộc lộ sâu sắc tình yêu quê hương đất nước - Hình thức: đúng hình thức đoạn văn (10 dòng). - Nội dung: thể hiện nỗi lòng người xa quê (nhớ nhung, khắc khoải, mong muốn trở VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí về..). Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung 4. Củng cố: - Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của từng bài. 5. Dặn dò - Học thuộc lòng các bài thơ. - Chuẩn bị bài : Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lý Bạch). VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146