Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 4 Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 4...

Tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 4

.DOC
55
14871
171

Mô tả:

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CHỦ ĐỀ : MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM HĐ1: XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM I. MỤC TIÊU : 1 Kiến thức : -HS biết xây dựng sổ truyền thống . 2. Kĩ năng : - HS biết đóng góp công sức xây dựng sổ truyền thống của lớp . 3. Thái độ : - Giáo dục học sinh lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự, truyền thống của lớp . II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : -GV : Một cuốn sổ bìa cứng khổ 19 x 26,5 cm - HS : +Ảnh chụp chung HS cả lớp +Ảnh chụp chung HS từng tổ +Ảnh chụp cá nhân từng HS. +Bút màu , keo dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : TG 3’ 1’ 28’ Nội dung 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Giảng bài : *Xây dựng sổ truyền thống lớp em. Hoạt động dạy - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh . Hoạt động học -HS bỏ đồ dùng chuẩn bị lên bàn -Nêu MĐ, YC của tiết học -HS nghe. - GV yêu cầu ban biên tập thu thập tranh ảnh và các thông tin về lớp , về các tổ , về các cá nhân HS trong lớp . -Yêu cầu HS trang trí sổ truyền thống - GV theo dõi . - Ban biên tập làm việc -HS trang trí sổ truyền thống Trang bìa : Phía trên đầu trang có tên trường . Chính giữa trang bìa là hàng tit lớn " Sổ truyền thống lớp 4 B" Trang 1: Dán bức ảnh chụp chung của cả lớp , có hàng chữ chú thích ở dưới . Các trang tiếp theo sẽ lần lượt trình bày các nội dung sau: 1) Giới thiệu chung về lớp 4B 2) Giới thiệu thành tích và những hoạt động nổi bật của lớp về các mặt : học tập 3' 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét , khen ngợi cả lớp đó hoàn thành tốt công việc được giao . , đạo đức , TDTT, văn nghệ , lao động ,... 3) Giới thiệu về từng cá nhân học sinh. - HS nghe. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CHỦ ĐỀ : MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM HĐ2: MỪNG NĂM HỌC MỚI I. MỤC TIÊU : 1 Kiến thức : - HS biết lựa chọn , sưu tầm và trình bày các bài thơ , bài hát vè chủ đề : Chào mừng năm học mới , ca ngợi thầy cô giáo , bạn bè và mái trường yêu dấu. 3. Thái độ : - Giáo dục các em lòng biết ơn đối với công lao to lớn của thầy cô giáo ; tự hào về truyền thống vẻ vang của mái trường mà mình đang học tập . II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Âm thanh , loa đài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : TG Nội dung 25' 5' *Ca hát mừng năm học mới *Tổng kết , đánh giá: Hoạt động của giáo viên - Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp để thống nhất nội dung chương trình biểu diễn văn nghệ và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ , nhóm . Hoạt động của học sinh -Cán sự họp - MC tuyên bố lý do , giới thiệu đại biểu . - Trưởng ban tổ chức khai mạc cuộc thi , giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa buổi liên hoan văn nghệ. - Các đội thi tự giới thiệu về đội mình . - MC công bố chương trình biểu diễn . - Trình diễn các tiết mục theo chương trình đã định . - Tổng kết đánh giá buổi liên - HS nghe. hoan văn nghệ . - Tuyên bố kết thúc buổi liên hoan . HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CHỦ ĐỀ : MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM HĐ3: LÀM ĐÈN ÔNG SAO I. MỤC TIÊU : 1 Kiến thức : - HS hiểu : Trong ngày Tết Trung thu , đèn ông sao là một trong những loại đồ chơi phổ biến nhất để trẻ em dự hội rước đèn. 2. Kĩ năng : - HS biết cách làm đèn ông sao. 3.Thái độ : - Rèn luyện cho HS tính khéo léo và ý thức tôn trọng , giữ gìn các đồ chơi truyền thống . II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Một chiếc đèn ông sao. - Các nguyên liệu để làm đèn ông sao: thanh tre , dây thép nhỏ, giấy bóng kính, kéo , keo dán,que làm cán,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : TG 25' 5' Nội dung *Làm đèn ông sao *Tổng kết , đánh giá Hoạt động của giáo viên -GV hướng dẫn làm đèn ông sao: * Làm khung đèn ông sao * Dán đèn - Cho HS thực hành làm đèn ông sao . - Giỏo viờn theo dừi chung các nhúm trong khi làm . - Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mỡnh . -GV nhận xét , khen ngợi những đôi bàn tay khéo léo đó tự làm ra đồ chơi dân gian có ý nghĩa . -Cho cả lớp hát bài hát " Chiếc đèn ông sao "của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Hoạt động của học sinh - HS theo dõi - HS tiến hành làm đèn ông sao theo nhóm. - Các nhóm trưng bày sản phẩm. - HS nghe. - Cả lớp hát đồng thanh. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CHỦ ĐỀ : MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM HĐ4: EM LÀM VỆ SINH VÀ TRANG TRÍ LỚP HỌC I. MỤC TIÊU : 1 Kiến thức : 2. Kĩ năng : - HS biết làm vệ sinh và trang trớ lớp học . 3. Thái độ : - Giáo dục HS có thói quen lao động và hiểu được giá trị , ý nghĩa của việc tự bỏ sức lao động tạo nên khung cảnh lớp , trường khang trang , sạch đẹp . II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Các dụng cụ phục vụ cho tổng vệ sinh : Khẩu trang , chổi , xẻng , giẻ lau , chậu nước, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : TG 25' 5' Nội dung *Làm vệ sinh và trang trớ lớp học *Tổng kết , đánh giá Hoạt động của giáo viên - Yêu cầu từng tổ làm vệ sinh lớp học theo sự phân công: + Tổ 1: Quột mạng nhện xung quanh lớp học . + Tổ 2 : Quét dọn trong và ngoài lớp học . + Tổ 3: Kê bàn ghế ngay ngắn , lau chùi các cánh cửa , bảng, bàn ghế . - Sau khi làm vệ sinh xong , cho cả lớp tiến hành trang trí lớp học : + Bố trí gọn gàng khu vực dành cho chỗ để mũ . + Trang trí bảng thi đua. ... - Gọi 1 số học sinh phát biểu cảm nhận của mỡnh sau khi lớp học được vệ sinh và trang trí xong. - GV nhận xét , khen ngợi cả lớp đó hoàn thành tốt công việc được giao . Khuyến khích HS sẽ bảo vệ thành quả lao động của mình , giữ gìn cho lớp học luôn khang trang , sạch đẹp . Hoạt động của học sinh - HS tiến hành làm vệ sinh lớp học theo sự phân công . - HS tiến hành trang trí lớp học . - 1 số HS phát biểu. - HS nghe. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CHỦ ĐỀ : VÒNG TAY BẠN BÈ HĐ1: TRÒ CHƠI " TRAO BÓNG " I. MỤC TIÊU : 1 Kiến thức : 2. Kĩ năng : - Thông qua trò chơi , HS được rèn luyện sức khỏe , rèn khả năng nhanh nhạy , khéo léo . 3. Thái độ : - Giáo dục HS có ý thức tập thể II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Các dụng cụ phục vụ trò chơi : bóng , dụng cụ đặt bóng , dây đeo có số thứ tự của người chơi ,còi ,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : TG Nội dung 25' * Trò chơi : " trao bóng " Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn cách chơi : - HS theo dõi. +Chia đôi sân chơi thành 2 bên ; đặt tên một bên là sân A , một bên là sân B. + Mỗi đội chơi chia đôi số người đứng về phía hai đầu của sân . Người chơi của các đội đeo biển số thứ tự từ 1- 8 ( tùy theo số lượng người của đội ) . Những người đeo số từ 1 - 4 của mỗi đội đứng về bên sân A- ở vị trí xuất phát đó vạch sẵn , những người đeo số 5 - 8 đứng về phía sân Bở vị trí xuất phát đó vạch sẵn . + Mỗi đội có 1 quả bóng và 2 cái chậu . Cuộc chơi sẽ tiến hành 2 vòng . + Nghe hiệu lệnh xuất phát của trọng tài ( VD : Mỗi đội có 8 người ): - Các số 1 của sân A đầu đội chậu đặt quả bóng , bước ( hoặc chạy ) nhanh theo con đường đó được kẻ trong cự li quy định , tiến về sân B trao cho số 5. - Các số 5 chạy nhanh đặt quả 5' * Tổng kết , đánh giá . bóng vào chậu cho số 2 . - Số 2 đội bóng trao cho số 6 . - Số 6 chạy , đặt bóng vào chậu cho số 3. - Số 3 đội bóng trao cho số 7 . - Số 7 chạy , đặt bóng vào chậu cho số 4. - Số 4 đội bóng trao cho số 8. Như vậy đó hết một vũng chơi . Người bên sân A đó hoàn thành phần đội bóng và đó trở về vị trí sân B. Đổi lại , người ở vị trí sân B trở về vị trí sân A và trở thành người đội bóng ở vũng chơi thứ hai . Đội nào hoàn thành trước đội đó ghi điểm . - Cho HS tiến hành chơi . - Trọng tài công bố thứ tự kết quả các đội đó ghi bàn thắng . - GV khen ngợi tinh thần nhiệt tình , hào hứng sôi nổi của các đội chơi . - HS chơi trò chơi. - HS nghe. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CHỦ ĐỀ : VÒNG TAY BẠN BÈ HĐ2: ĐỌC THƠ , LÀM THƠ VỀ " BẠN BÈ " I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - HS biết đọc thơ , làm thơ về bạn bè . 2. Kĩ năng : - Qua các bài thơ sưu tầm , những vần thơ tự sáng tác , HS biết bày tỏ tình cảm của mình với bạn bè . 3. Thái độ : - Giáo dục HS biết quan tâm , giúp đỡ bạn bè . II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Các bài thơ có nội dung về bạn bè . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : TG Nội dung 25' * Đọc thơ , làm thơ về " bạn bè " 5' * Tổng kết , đánh giá . Hoạt động của giáo viên -Gọi HS lên trình bày một tiết mục văn nghệ chào mừng . - Mời đại diện các tổ lên đọc thơ sưu tầm hay sáng tác . - Nêu nội dung , ý nghĩa , xuất xứ của bài thơ . ( Lồng các tiết mục văn nghệ xen kẽ giữa các phần trình bày thơ .) - Cho cả lớp bình chọn những bài thơ hay nhất , người đọc thơ hay nhất . - GV khen ngợi các giọng đọc hay và các " nhà thơ tương lai " đó đem đến cho lớp một buổi nghe thơ bổ ích , thú vị . - Tuyên bố kết thúc buổi đọc thơ. Hoạt động của học sinh - HS lên trình bày tiết mục văn nghệ. - Đại diện các tổ lên đọc thơ . - HS đọc thơ nêu. - Cả lớp bình chọn những bài thơ hay nhất , người đọc thơ hay nhất . - HS nghe. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CHỦ ĐỀ : VÒNG TAY BẠN BÈ HĐ 3: NGHE KỂ GƯƠNG HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ I. MỤC TIÊU : 1 Kiến thức : - HS biết cảm thông với những khó khăn của những học sinh nghèo vượt khó. 2. Kĩ năng : - Biết học tập tinh thần nỗ lưc vươn lên của những HS nghèo vượt khó . 3. Thái độ : - Giáo dục HS cú ý thức quan tâm giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn . II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Hình ảnh về những gương HS nghèo vượt khó . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : TG Nội dung 25' * Kể chuyện gương HS nghèo vượt khó . 5' * Tổng kết , đánh giá . Hoạt động của giáo viên - Tuyên bố lí do , giới thiệu ý nghĩa của buổi kể chuyện . - Lần lượt giới thiệu và mời HS lên kể câu chuyện hoặc giới thiệu tranh ảnh , băng hình về HS nghèo vượt khó mà mình đã sưu tầm được . - Sau mỗi phần kể của HS GV có thể tổ chức cho lớp cùng trao đổi : Bạn có suy nghĩ gỡ về tấm gương vượt khó đó ? - Xen kẽ giữa các phần kể của HS là các tiết mục văn nghệ và một số câu chuyện mà GV sưu tầm được. - GV khen ngợi những HS đã sưu tầm và kể những câu chuyện cảm động về tinh thần vượt khó vươn lên học tập của các bạn . -Khuyến khích HS trong lớp hãy thu gom sách vở , đồ dùng , đồ chơi , quần áo ,...của mình để giúp đỡ các bạn nghèo có điều kiện vượt qua những khó khăn. - Tuyên bố kết thỳc buổi sinh hoạt . Hoạt động của học sinh - HS nghe. - HS lờn kể hoặc giới thiệu - HS trao đổi suy nghĩ . - HS nghe. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CHỦ ĐỀ : VÒNG TAY BẠN BÈ HĐ 4: QUYÊN GÓP ỦNG HỘ CÁC BẠN HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - HS hiểu : Quyên góp ủng hộ những người gặp khó khăn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 2. Kĩ năng : - HS biết quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó phù hợp với khả năng của bản thân . 3. Thái độ : - Giáo dục HS tinh thần đoàn kết , tương thân tương ái " Lá lành đùm lá rách ", " Bầu ơi thương lấy bí cùng ". II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : - Tranh ảnh , thông tin về những hoạt động từ thiện giúp đỡ những HS nghèo vượt khó . - Những đồ dùng , sách vở , đồ chơi , quần áo cũ , ...của HS trong buổi lễ trao quà quyên góp . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : TG Nội dung 25' * Quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó. 5' * Tổng kết , đánh giá . Hoạt động của giáo viên - Tuyờn bố lớ do - Giới thiệu từng cá nhân , hoặc đại diện từng tổ , từng nhóm HS lên trao quà quyên góp ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó cho Ban tổ chức . - Gọi HS phát biểu ý kiến khi tham gia phong trào " Quyên góp, ủng hộ các bạn HS nghèo vượt khó " - GV thay mặt Ban tổ chức cám ơn những tấm lòng nhân hậu của HS trong lớp đó quyên góp những món quà giúp đỡ các bạn HS nghèo vượt khó . - Tuyên bố kết thúc buổi lễ . Hoạt động của học sinh - HS nghe. - Cá nhân , hoặc đại diện từng tổ , từng nhóm HS lên trao quà - HS phát biểu ý kiến . - HS nghe. THÁNG 11/ 2012 CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO HOẠT ĐỘNG 1: KỂ CHUYỆN VỀ THẦY CÔ GIÁO EM I. MỤC TIÊU 1 Kiến thức : Qua hoạt động HS có khả năng: - Hiểu được công lao to lớn của thầy giáo, cô giáo đối với HS. - Yêu trường, yêu lớp; biết bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo và tình cảm với trường, lớp. - Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng trình bày trước tập thể. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các sách báo, tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện về người thầy. - Hoa tươi và phần thưởng. - Các đạo cụ phục vụ buổi giao lưu. - Loa đài, trang âm, dàn nhạc hỗ trợ biểu diễn (nếu có). - Băng rôn tuyên truyền về buổi giao lưu. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Thành lập Ban tổ chức buổi giao lưu. - Ban tổ chức xây dựng chương trình và cử người dẫn chương trình (nên chọn 1 HS nữ, 1 HS nam lớp 4 có năng khiếu về dẫn chương trình). - BTC thông báo trước từ 2 – 4 tuần về nội dung, chương trình, kế hoạch giao lưu kể chuyện trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần: + Hình thức: Kể chuyện theo cá nhân hoặc theo nhóm (mỗi em kể một đoạn nối tiếp nhau). + Nội dung kể chuyện:  Các câu chuyện về đạo đức người thầy.  Về tình cảm thầy trò.  Về tình cảm với trường, với lớp. - Thành lập Ban giám khảo Hội thi. Ban giám khảo có thể bao gồm: GV, TPT đội, đại diện HS, đại diện PHHS. - Ban giám khảo họp thống nhất phương thức và nội dung đánh giá. - Chuẩn bị các điều kiện để tiến hành buổi giao lưu: + Chuẩn bị địa điểm (trong các điều kiện thời tiết khac nhau); sân khấu, ánh sáng, trang âm, loa đài. + Dàn nhạc + Chuẩn bị, sắp xếp bàn ghế cho đại biểu, khách mời và HS các lớp. + Giải thưởng, nên có nhiều loại hình giải để động viên, khuyến khích HS: giải nhất, giải nhì, giải ba, giải khuyến khích, giải dành cho HS có giọng kể truyền cảm nhất, giải dành cho HS có diễn xuất kể chuyện hay nhất,… - Các lớp đăng kí danh sách HS, nhóm HS tham dự kể chuyện với Ban tổ chức. - Các HS (nhóm HS) luyện tập chuẩn bị kể chuyện. - Luyện tập một số tiết mục văn nghệ để trình diễn trong buổi giao lưu. Bước 2: Tổ chức giao lưu - MC điều khiển chương trình giao lưu: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, khách mời. - Trường ban tổ chức khai mạc, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa của buổi giao lưu. - MC giới thiệu Ban giám khảo và danh sách những người (nhóm) tham gia kể chuyện; thông báo chương trình giao lưu. - Tiến hành giao lưu: MC giới thiệu lần lượt các cá nhân và nhóm lên kể chuyện theo đăng kí. Sau mỗi phần thi nên có các tiết mục văn nghệ xen kẽ nhằm tạo không khí hào hứng, sôi nổi. Sau mỗi phần kể chuyện của một HS, các thành viên Ban giám khảo sẽ cho điểm độc lập vào phiếu cá nhân. Bước 3: Tổng kết và trao giải - Sau khi các HS đã hoàn thành xong phần thi kể chuyện, BGK sẽ hội ý riêng để lựa chọn các tiết mục trao giải thưởng. - Trong thời gian BGK hội ý riêng, MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ. - MC công bố kết quả cuộc thi mời các đại diện nhà trường, đại diện PH, đại diện khách mời lên trao giải cho các HS và các nhóm đạt giải. - Kết thúc trao giải là tiết mục đồng ca do thầy cô và HS nhà trường cùng biểu diễn. THÁNG 11/ 2012 CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO HOẠT ĐỘNG 2: CHÚNG EM VIẾT VỀ CÁC THẦY CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU 1 Kiến thức : - HS bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo qua các bài viết của mình. - Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô khối lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Giấy viết HS, giấy A4, giấy A0 - Các loại bút vẽ, màu vẽ IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi. Thành phần Ban tổ chức có thể gồm: Đại diện BGH nhà trường, GV – TPT đội, GVCN mỗi lớp/ Phụ trách chi đội, đại diện HS mỗi lớp. - Ban tổ chức phổ biến nội dung, kế hoạch và yêu cầu viết báo tường cho HS trước từ 2 – 4 tuần. a) Nội dung: + Viết về thầy cô giáo, về tấm gương đạo đức của các thầy cô giáo. + Viết về những kỉ niệm sâu sắc tình thầy trò. + Viết về gương vượt khó học tập, rèn luyện. b) Hình thức thi và trình bày: + Mỗi lớp tham gia dự thi một tờ báo. + Mỗi bài viết trên giấy HS hoặc giấy khổ A4, trình bày sản phẩm trên giấy khổ A0 + Viết rõ ràng, sạch sẽ, trang trí bài báo đẹp. + Các lớp tham gia cử đại diện trình bày ý tưởng tờ báo của mình. c) Thời gian nộp báo sau khoảng 2 tuần, tính từ thời điểm phổ biến yêu cầu. d) Các giải thưởng nên gồm nhiều giải khác nhau nhằm động viên, khuyến khích HS. Ví dụ như: + Giải nhất, giải nhì, giải ba + Giải thưởng dành cho bài viết hay nhất, giải thưởng dành cho tờ báo, bài báo trình bày đẹp nhất, sáng tạo nhất,… - Mỗi lớp thành lập một nhóm phụ trách làm báo tường, bao gồm: Chi đội trưởng/Lớp phó phụ trách văn thể, một vài HS trong lớp có năng khiếu về vẽ, viết chữ đẹp, giỏi văn. - HS các lớp chuẩn bị các bài báo và các tiết mục văn nghệ trong hội thi. Bước 2: Viết báo - HS các lớp viết báo và gửi bài cho Tiểu ban báo tường của lớp mình. - Các tiểu ban lựa chọn, biên tập, trình bày và trang trí tờ báo của lớp mình. Bước 3: trưng bày, chấm thi báo tường của các lớp - Các tờ báo sẽ được trưng bày ở vị trí trung tâm của trường, đàm bảo an toàn, thuận tiện cho HS đứng xem và trao đổi về các bài báo của các bạn. - BGK lần lượt đi chấm báo tường của các lớp. Đến lớp nào, thì đại diện của lớp đó sẽ trình bày với BGK ý tưởng về nội dung tờ báo của mình. - BGK hội ý bình chọn, chấm điểm các tờ báo, thống nhất các giải thưởng. - Trong thời gian BGK họp với Ban tổ chức, các lớp trình bày các tiết mục văn nghệ tạo không khí vui tươi phấn khởi cho hội thi. Bước 4: Công bố kết quả và trao các giải thưởng - Trưởng ban tổ chức công bố các giải thưởng cho tập thể và cá nhân HS. - Mời đại diện lãnh đạo nhà trường và khách mời lên trao giải. Lưu ý: Lễ trao giải nên tổ chức nhẹ nhàng, vui tươi nhằm động viên, khuyến khích HS hăng say trong học tập và rèn luyện. THÁNG 11/ 2012 CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO HOẠT ĐỘNG 3: HỘI VUI HỌC TẬP I. MỤC TIÊU 1 Kiến thức : - Góp phần củng cố cho HS các kiến thức, kĩ năng đã được học trong các môn học. - Hình thành và phát triển vai trò chủ động, tích cực của HS. - Tạo không khí thi đua vui tươi, phấn khởi trong học tập. - Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định cho HS. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm, loa đài, thiết bị âm thanh, micro,… - Hệ thống các câu hỏi, tình huống, bài tập, trò chơi và đáp án. - Các phương tiện cần thiết để sử dụng trong hội vui học tập: cây xanh để cài các câu hỏi, bài tập; các cánh hoa cắt bằng giấy màu để ghi các câu hỏi, bài tập,… - Quà tặng, phần thưởng và hoa tươi phục vụ hoạt động của hội thi. - Các tiết mục văn nghệ phục vụ cho hội vui học tập. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - GVCN thông báo cho HS trong lớp về nội dung thi (giới hạn nội dung, chương trình theo các tuần phù hợp với kế hoạch năm học) và kế hoạch tổ chức hội vui học tập. - Họp BCS lớp để phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho hội vui học tập. Thống nhất các hình thức tổ chức trong hội vui học tập. Có thể có các hình thức sau: 1) Hái hoa dân chủ (dành cho qui mô lớp). a/ Hình thức thi cá nhân: HS trong lớp có thể tự do lên hái hoa và trả lời câu hỏi. b/ Hình thức thi theo tổ: Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia hái hoa và trả lời câu hỏi. Sau khi HS trả lời câu hỏi, MC sẽ trực tiếp công bố đáp án mỗi câu hỏi, tình huống. 2) Thi hiểu biết kiến thức (nếu tổ chức theo qui mô khối lớp). + Mỗi lớp thành lập một đội thi khoảng 3 – 5 HS. + MC sẽ lần lượt nêu từng câu hỏi/ tình huống/ bài tập. Trong vòng 30 giây, Đội nào rung chuông hoặc giơ tay trước, đội đó được quyền trả lời câu hỏi/ tình huống/ bài tập. + Cuối cùng đội nào có tổng số điểm cao nhất, đội đó sẽ thắng cuộc. 3) Trò chơi Rung chuông vàng (Tổ chức theo qui mô lớp hoặc khối lớp) - Các HS tham gia chơi ngồi trước màn hình, mỗi em có một chiếc bảng con. - Tất cả sẽ có khoảng 20 – 30 câu hỏi. Mỗi câu hỏi sau khi được chiếu lên màn hình HS sẽ được suy nghĩ trong 15 giây và viết câu trả lời ra bảng con. - Nếu HS nào trả lời sai sẽ phải đi ra ngoài. Sau khoảng 10 – 12 câu hỏi, HS sẽ được các thầy cô giáo cứu trợ để vào thi tiếp vòng 2. - Luật chơi ở vòng 2 cũng tương tự như ở vòng 1. Những HS nào còn ở lại vị trí cho đến câu hỏi cuối cùng sẽ là người thắng cuộc. - GVCN phối hợp với các GV khác chuẩn bị nội dung các câu hỏi, bài tập, tình huống và đáp án phù hợp với mỗi môn học. - Dự kiến khách mời - Lựa chọn MC. Bước 2: Tiến hành Hội vui học tập - Tổ chức văn nghệ đầu giờ. - MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, thông báo chương trình và thể thức Hội thi. - Thực hiện các phần thi: + MC lần lượt mời các cá nhân, đội thi lên thực hiện phần thi của mình. + Tổ chức xen kẽ giữa các phần thi là các trò chơi và các hoạt động văn nghệ. + Đánh giá cho điểm ngay sau các phần thi nhằm tạo không khí thi đua gay cấn, hồi hộp giữa các cá nhân và các đội thi. Bước 3: Tổng kết và trao giải - Ban giám khảo tổng kết, đánh giá, xếp loại và quyết định các cá nhân và đội đạt giải thưởng. - MC công bố các cá nhân, đội đạt giải và mời các đại biểu lên trao giải thưởng cho các cá nhân và các đội thi. - Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp. THÁNG 11/ 2012 CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO HOẠT ĐỘNG 4: NGÀY HỘI MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU 1 Kiến thức : Hoạt động nhằm: - Nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho HS. - Góp phần thay đổi hành vi của HS và cán bộ, viên chức nhà trường trong công tác môi trường và bảo vệ môi trường. - Thực hiện giữ gìn, bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường và nơi công cộng. - Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tổ chức hoạt động cho HS. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tranh, ảnh, clip về sự ô nhiễm môi trường. - CD các bài hát về môi trường. - Các trò chơi môi trường cho các lứa tuổi tiểu học. - Phần thưởng trong tổ chức trò chơi. - Trang âm và các thiết bị phục vụ cho “ngày hội Môi trường”. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Nhà trường thông báo cho HS về nội dung, chương trình, kế hoạch tổ chức “Ngày hội Môi trường xanh” trước một tháng để các khối lớp chuẩn bị. - Thành lập Ban tổ chức, các tiểu ban nội dung và các Ban giám khảo cho các nội dung thi trong ngày hội. - Hướng dẫn HS thu thập các thông tin, tư liệu về môi trường ở địa phương và trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và luyện tập các nội dung tham gia thi trong “Ngày hội Môi trường”. - BTC chuẩn bị địa điểm (sân trường, công viên gần trường). Trang trí sân khấu và chuẩn bị bàn ghế cho đại biểu, khách mời. - BTC chuẩn bị các nội dung tổ chức thi trong “Ngày hội Môi trường”. - Lựa chọn MC điều khiển chương trình. Bước 2: Ngày hội Môi trường 1) Chương trình ca nhạc chào mừng. 2) Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và các khách mời. 3) Trường ban tổ chức phát biểu khai mạc; Công bố nội dung chương trình, Giới thiệu thành phần BGK cho từng nội dung thi và vị trí, địa điểm dành cho mỗi ND. - ND 1: Thi thiết kế thời trang thân thiện với môi trường. - ND 2: Thi các tiết mục văn nghệ về chủ đề Bảo vệ môi trường. - ND 3: Thi đố vui, ứng xử về chủ đề Bảo vệ môi trường. - ND 4: Thi vẽ tranh, xé dán tranh về chủ đề Bảo vệ môi trường. - ND 5: Thi thuyết trình về chủ đề Bảo vệ môi trường. - ND 6: Thi làm Đồ dùng học tập, đồ chơi từ các đồ vật đã qua sử dụng. - ND 7: Thi trồng cây, trồng hoa trong khuôn viên nhà trường và quanh trường. … Các BGK tổ chức cho các đội thi thực hiện các hoạt động theo đăng kí. Bước 3: Tổng kết và trao giải thưởng - Trường ban giám khảo công bố kết quả các nội dung thi và mời các đại biểu lên trao tặng phần thưởng, quà lưu niệm của “Ngày hội Môi trường” cho các đội thi. - Văn nghệ mừng thành công của “Ngày hội Môi trường”. - Tuyên bố bế mạc ngày hội. THÁNG 12/ 2012 CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỀ CÁC VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC I. MỤC TIÊU 1 Kiến thức : - Giúp HS hiểu được công lao to lớn và những chiến công hiển hách của các vị anh hùng dân tộc trong quá trình đấu tranh, bảo vệ đất nước chống ngoại xâm. - Giáo dục các em lòng biết ơn các vị anh hùng dân tộc, ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các tư liệu, tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ, câu đố, câu hỏi… liên quan đến các trận đánh lớn, các anh hùng giải phóng dân tộc. - Bảng, phấn màu để kẻ ô chữ, máy tính, máy chiếu (nếu có). - Cờ hoặc chuông báo tín hiệu trả lời cho các đội chơi. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị * Đối với GV: Trước thời gian thi khoảng 1 tuần, GV cần phổ biến cho HS nắm được: - Chủ đề của cuộc thi. - Nội dung thi: Thi tìm hiểu về các vị anh hùng dân tộc. - Hình thức thi: Mỗi tổ sẽ cử ra một đội chơi gồm từ 3 – 5 người, trong đó có một đội trưởng. - Luật chơi: + Các đội thi sẽ lựa chọn 1 ô hàng ngang để trả lời theo hình thức vòng tròn tính điểm. + Mỗi ô hàng ngang sẽ chứa một từ khóa. Thời gian cho mỗi câu trả lời là 15 giây. + Sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi, đội nào có tín hiệu sẽ được trả lời trước. Nếu câu trả lời không đúng, cơ hội trả lời sẽ được dành cho các đội còn lại. Trường hợp các đội không có câu trả lời khi hết giờ hoặc các câu trả lời đều chưa chính xác thì cơ hội trả lời sẽ dành cho cổ động viên. + Mỗi câu trả lời đúng (ô chữ hàng ngang) sẽ được cộng 10 điểm, trả lời sai không được tính điểm. + Nếu đội nào tìm ra được từ khóa (ô chữ hàng dọc) sẽ được cộng 30 điểm, trả lời sai sẽ mất quyền chơi. * Đối với HS: - Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, bài thơ, bà hát,… về chủ đề “các anh hùng dân tộc”. - Phân công trang trí (sân khấu, kê bàn ghế, hoa, nước, …) phụ trách gói phần thưởng. - Phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Viết giấy mời đại biểu. Bước 2: Tổ chức cuộc thi - Ổn định tổ chức. - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. - Thông qua nội dung chương trình, các phần thi. - Giới thiệu Ban giám khảo. - Phổ biến luật chơi. - Người dẫn chương trình đọc câu hỏi tương ứng với ô chữ hàng ngang mà các đội 1, 2, 3, 4 lựa chọn. - Đối với những câu trả lời khó, MC sẽ mời thầy cô cố vấn cho lĩnh vực đó giải đáp. - Đan xen giữa các phần thi, là các tiết mục văn nghệ. Bước 3: Tổng kết – Đánh giá – Trao giải thưởng - BGK hội ý để đánh gái, nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội. - Trong khi BGK hội ý, đội văn nghệ tổ chức một số tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. - Công bố kết quả cuộc thi. MC mời đại diện các đội thi đạt giải lên nhận phần thưởng. Đọc đến tên đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thành hàng ngang trước lớp. - Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến. - MC cảm ơn đại biểu và các HS đã nhiệt tình tham gia cuộc thi. - Tuyên bố kết thúc cuộc thi. THÁNG 12/ 2012 CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN HOẠT ĐỘNG 2: VIẾT THƯ CHO CÁC CHIẾN SĨ Ở BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO I. MỤC TIÊU 1 Kiến thức : - Giúp HS hình thành những tình cảm tốt đẹp, lòng biết ơn về sự hi sinh thầm lặng của các chiến sĩ đang canh giữ vùng biển đảo, biên giới của Tổ quốc. - Rèn luyện kĩ năng viết, thể hiện cảm xúc ở các em. - Tự hào về truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các tư liệu, tranh ảnh, băng hình về hoạt động bảo vệ Tổ quốc của các chiến sĩ đóng quân nơi biên giới, hải đảo. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị * Đối với GV: - Thông báo chủ đề hoạt động đến tất cả HS trong lớp (khối lớp). - Nội dung: Viết thư thăm hỏi, động viên các chiến sĩ đang đóng quân nơi biên giới, hải đảo của Tổ quốc. Qua đó bày tỏ tình cảm yêu quí, lòng biết ơn đối với các chú bộ đội đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới, hải đảo thiêng liêng của đất nước. - Hình thức: Mỗi HS/ nhóm HS viết 1 bức thư theo chủ đề trên. Lưu ý: Thư viết tay, không được đánh máy, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng. * Đối với HS: - Thực hiện theo yêu cầu của Ban tổ chức. Nội dung bức thư được viết theo đúng chủ đề qui định. - Trình bày mạch lạc, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng. - Bài viết được cho vào bì thư, ghi rõ họ tên, lớp, trường mình đang học và nộp về BTC cuộc thi đúng thời gian qui định. - Ngoài bì thư ghi rõ: + Người gửi + Người nhận: Gửi các chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo. Bước 2: Tổ chức đọc và gửi thư - Ổn định tổ chức (có thể hát bài hát liên quan đến chủ đề). - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. - BTC thông báo số lượng thư đã nhận được của HS. - Một số HS/ nhóm HS có thể đọc thư của mình đã viết cho cả lớp cùng nghe. - Đóng gói các bức thu và chuyển giao cho nhân viên bưu điện. - Hát và đọc thơ về “anh Bộ đội”. - GV phát biểu ý kiến; cảm ơn tình cảm tốt đẹp của HS đối với các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đạo và nhấn mạnh rằng các lá thư của các em sẽ có tác dụng động viên rất lớn đối với các anh bộ đội. Lưu ý: Địa điểm tổ chức đọc và gửi thư nên được trang hoàng các tranh ảnh , tư liệu, bài báo về các chiến sĩ ở biên giới, hải đảo. THÁNG 12/ 2012 CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN HOẠT ĐỘNG 3: THĂM GIA ĐÌNH THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ, CÁC BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG Ở ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU 1 Kiến thức : - Giúp HS hiểu được gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng là những gia đình có những đóng góp to lớn về con người, của cải vật chất cho cách mạng, cho đất nước. - Giáo dục HS lòng biết ơn, kính trọng đối với các anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện để trở thành đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Hoa, tặng phẩm để tặng các gia đình thương binh, liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng. - Một số bài hát ca ngợi công lao của các thương binh, liệt sĩ và những người có công với cách mạng. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị * Đối với GV: - Liên hệ trước với chính quyền địa phương, thôn xóm để lập danh sách các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng tiêu biểu ở địa phương. - Thành lập Ban tổ chức cho buổi thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gồm: + GVCN lớp (trưởng ban tổ chức) + Đại diện Hội cha mẹ HS + Ban cán sự lớp + Tổ trưởng các tổ trong lớp - Phân công nhiệm vụ cho từng tổ, nhóm. * Đối với HS: - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, tạo không khí vui tươi, sinh động cho buổi thăm hỏi như: “Bà ơi bà”, “Chú thương binh”,… - Mua hoa, tặng phẩm. Bước 2: Tổ chức thực hiện (hoạt động này nên tổ chức vào trước hoặc đúng ngày 22 – 12) - Tập kết HS tại trường hoặc tại trụ sở của chính quyền xã/ phường… - HS theo các nhóm đã được phân công đến thăm, trao quà, hát, đọc thơ tặng cho các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng. - Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng bằng những việc làm cụ thể như: quét dọn nhà cửa, sân vườn, tười rau, nhổ cỏ vườn, cho gà ăn, cho lợn ăn,... - Chào tạm biệt các gia đình và ra về. Bước 3: Tổng kết đánh giá - Sau các hoạt động này, BTC tiến hành tổng kết, đánh giá, tuyên dương các HS tích cực tham gia hoạt động. - Nhắc nhở các em tiếp tục thường xuyên thực hiện tốt phong trào bằng những việc làm cụ thể. CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM HOẠT ĐỘNG 1: TIỂU PHẨM “MỒNG MỘT TẾT”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan