Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 4 Giáo án bàn tay nặn bột khoa học 4...

Tài liệu Giáo án bàn tay nặn bột khoa học 4

.PDF
21
152
58

Mô tả:

Trường Tiểu học Sơn Bằng Giáo án Khoa học Lớp 4B ( Lê Thị Kim Tiến) Dạy bằng phương pháp dạy học “ Bàn tay nặn bột” TUẦN 10 Thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2013 KHOA HỌC NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I. MỤC TIÊU - Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng trong suốt không màu , không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định ; nước chảy từ cao xuống thấp , chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước. - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc không bị ướt,... II. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC Áp dụng PP “Bàn tay nặn bột" III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. GV chuẩn bị đồ dùng đủ cho các nhóm: - Giấy báo, khăn bông, miếng xốp, túi ni lông, chai nhựa, bát sứ, khay đựng nước,1 ít đường, muối, cát, cốc thủy tinh có đánh số, … - Bút xạ, giấy khổ lớn, bảng nhóm 2. Học sinh chuẩn bị: Vở thí nghiệm, 1 số đồ dùng khác do Gv quy định. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A. Giới thiệu chủ đề Phần KH tiếp theo cô sẽ giới thiệu với các em chủ đề mới đó là chủ đề “ Vật chất và năng lượng”, B. Các hoạt động 1. Tình huống xuất phát + Nước rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta.Vậy em hãy cho cô biết nước có những nơi nào? ( Sông , hồ , ao, giếng, …). GV: Các em ạ, nước rất gần gũi với chúng ta. Vậy để biết nước có tính chất gì cô trò mình cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay - Ghi mục bài - Cho HS nhắc lại mục bài. 2. Ý kiến ban đầu của HS - Gv cho học sinh ngồi theo nhóm 4. GV đặt một cốc nước, 1 viên phấn, 1quyển sách. Hỏi: Nước có khác 2 vật này không? - Các em hãy suy nghĩ 1 phút và nêu cảm nhận của mình về nước. - HS phát biểu: ( HS ghi vào vở khoa học, 1 em ghi vào bảng nhóm các cảm nhận ban đầu) Ví dụ: Nước có màu trắng/ Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị/ Nước không có hình dạng nhất định/ Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía// Nước thấm qua một số vật… 1 Nước hòa tan một số chất/ - Các nhóm dán kết quả thảo luận lên bảng lớp, 1 số học sinh đọc to cảm nhận ban đầu của nhóm cho lớp nghe. 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi, nghiên cứu: + GV: Có điều gì các em còn băn khoăn không? HS nêu, GV ghi bảng: 1. Bạn có chắc rằng nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị không? 2. Vì sao các bạn lại cho rằng nước không có hình dạng nhất định? 3. Bạn có chắc rằng nước chảy từ trên cao xuống thấp và chảy lan ra mọi phía không? 4. Vì sao nước không thấm qua tất cả các vật? 5. Không biết nước có hòa tan một số chất không? +GV: Trên đây là những thắc mắc của các nhóm, vậy chúng ta nên làm gì để giải quyết các thắc mắc trên? HS suy nghĩ, Cho HS phát biểu: Ví dụ, như: ( Đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, xem thông tin trên mạng, . … ) GV: Vì sao nhóm em lại cho rằng nước không có hình dạng nhất định? ( Em dự đoán là như vậy. ) + Vậy em nghĩ ra phương án gì để biết nước không có hình dạng nhất định? + Vậy theo em phương án nào là tối ưu nhất? HS nêu, GV hướng cho HS làm thí nghiệm. 4. Tiến hành thực nghiệm phương án tìm tòi:: Chuyển tiếp: Để làm các thí nghiệm các em cần những vật liệu gì? Phương án làm ra sao? Các nhóm hãy thảo luận trong vòng 2 phút. Để giải đáp câu hỏi 1, TN cần có vật liệu gì? Phương án làm ra sao? Cô mời Nhóm 1 nêu ý kiến: HS: Thưa cô, để tiến hành thí nghiệm, chúng ta cần chuẩn bị: 2 cốc thủ tinh giống nhau, 2 chiếc thìa, 1 ít nước lọc và 1 ít sữa. Nhóm 2: Một số dụng cụ chứa nước có hình dạng khác nhau, như: chai, cốc thủy tinh, … Nhóm 3: 1 tấm kính nhỏ, 1 khai đựng nước, 1 ít nước, … Nhóm 4: 1 khăn bông, 1 miếng xốp, 1 túi ni lông, … Nhóm 5: 3 cốc thủy tinh giống nhau, 1 ít đường, 1 ít cát, 1 ít muối, nước lọc. - GV phát đồ thí nghiệm cho các nhóm và dặn dò: trong quá trình làm thí nghiệm các em cần ghi chép vào vở ghi chép khoa học kết luận các em tìm được. ( HS ghi vào vở khoa học các kết luận về tính chất của nước) Cho HS tự làm, sau đó gọi đại diện nhóm lên làm: 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả. - Đại diện các nhóm lên trình bày (bằng cách tiến hành lại thí nghiệm) Để trả lời câu hỏi 1 mời nhóm 1 lên làm thí nghiệm. Nhóm 1 thực hành, các nhóm khác theo dõi. ( Đặt 2 cốc thủy tinh lên bàn, có đánh số 1 và 2. Đổ 1 ít nước vào cốc số 1 và 1 ít sữa vào cốc số 2; ) + Em thấy cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa? 2 + Làm thế nào em biết được điều đó? ( nhìn vào 2 cốc, cốc số 1 trong suốt, không màu và nhìn rõ chiếc thìa; cốc 2 có màu trắng đục và nghe mùi sữa. Em KL cốc 1 đựng nước, cốc 2 đựng sữa.) Gv: cho HS lần lượt ngửi từng cốc và nếm thử tựng cốc.-> KL… + Sau khi làm thí nghiệm, nhóm em rút ra kết luận gì? + Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Lưu ý: GV nhắc HS trong cuộc sống rất cần thận trọng, nếu không biết chắc một chất nào đó có độc hay không, tuyệt đối không được ngửi và nhất là không được nếm. Nhóm 2 thực hành: - Yêu cầu HS đặt các chai lọ đã chuẩn bị lên bàn: GV: +Khi ta thay đổi vị trí của chai, cốc thì hình dạng của chúng co thay đổi không? ( Không) + Như vậy ta có thể nói: Chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định. + Vậy nước có hình dạng nhất định không? Muốn trả lời được câu hỏi này, phương án của nhóm em là gì? ( S tiến hành làm thí nghiệm) ( Đổ nước vào 1 cái chai, em thấy nước có hình dạng của cái chai đó, đổ nước vào cốc thủy tinh, em thấy nước có hình dạng của cốc thủy tinh, …) + Qua thí nghiệm này, em có kết luận gì? + Nước không có hình dạng nhất định. Nhóm 3 thực hành: + Sau khi làm thí nghiệm, nhóm em rút ra kết luận gì? + Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra mọi phía. * Liên hệ: Trong thực tế, người ta ứng dụng tính chất nước chảy từ trên cao xuống thấp để làm gì? (làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, sức nước chảy làm quay tua bin sản xuất, … ) Nhóm 4 thực hành: + Em làm thế nào để biết được nước thấm qua một số vật? ( em đổ nước trên chiếc khăn bông, khăn ướt, chứng tỏ nước thấm qua chiếc khăn bông; Em đổ nước trên tấm xốp, tấm xốp ướt và nặng hơn lúc đầu, chứng tỏ nước thấm qua tấm xốp; đổ nước vào tíu ni long, nước không thấm ướt bề ngoài túi ni long, điều đó chững tỏ nước không thấm qua ni long; cốc nhựa, …) + Qua thí nghiệm vừa rồi, em có kết luận gì? + Nước thấm qua một số vật. + Nước có thấm qua giấy không? ( yêu cầu HS thực hành luôn) Hỏi: Để một vật không bị thấm nước, ta phải lưu ý điều gì? (Không để các vật dễ thấm nước như: vải, khăn bông, sách vở,… ở những nơi ẩm ướt) * Liên hệ: Trong thực tế, người ta vận dụng tính chất nước không thấm qua một số để làm gì? ( sản xuất các dụng cụ chứa nước như: ấm nhôm, xô, chậu, …các đồ dùng nhà bếp để nấu ăn, để chứa nước, làm áo mưa mặc để tránh mưa, …) Nhóm 5 thực hành: + Mời nhóm 5 thực hành thí nghiệm của nhóm mình. ( Đặt 3 cốc thủy tinh lên bàn, đổ nước vào 3 cốc- lượng nước bằng nhau. Cốc 1, em cho vào một thìa muối, cốc 2 em cho vào 1 thìa đường, cốc 3 em cho vào 1 ít 3 cát. Dùng thìa khuấy đều cả 3 cốc, em thấy cốc 1 không còn muối, cốc 2 không còn đường, cốc số 3 vần còn nhìn thấy cát. Em kết luận nước hòa tan một số chất.) + Nước hòa tan một số chất. Cuối cùng cho HS nhắc lại toàn bộ kết luận. + Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị. + Nước không có hình dạng nhất định. + Nước chảy từ trên cao xuống thấp, lan ra mọi phía. + Nước thấm qua một số vật. + Nước hòa tan một số chất. *GV cho HS đối chiếu KL với cảm nhận ban đầu của HS xem có đúng không? *Em còn có thắc mắc gì nữa không? C. Tổng kết, nhận xét ,dặn dò - Nêu các tính chất của nước ? - GV nhận xét tiết học, khen tinh thần phối hợp học tập của HS. Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau: Ba thể của nước. ______________________________________________ Tuần 14 Thứ hai ngày 9 tháng 12 năm 2013 KHOA HỌC MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC I. MỤC TIÊU - Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,… - Biết đun sôi nước trước khi uống. - Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. * Tích hợp môi trường: Toàn phần II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột, thảo luận nhóm. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Đồ dùng làm thí nghiệm cho các nhóm: - than hoạt tính, giấy thấm, cát, chai, lọ, nước để lọc - bút, giấy khổ lớn; Phiếu học tập. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Bài cũ - Nêu các nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm ? - Nêu tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người ? B. Bài mới HĐ1: Tìm hiếu một số cách làm sạch nước 1. Tình huống xuất phát: - Điều gì sẽ xảy ra đối sức khoẻ con người khi nguồn nước bị ô nhiễm? - GV yêu cầu HS trình bày những điều mình biết trước lớp? HS: Con người dùng nước để nấu ăn, uống sẽ bị bệnh./ Con người dùng nước tắm, giặt sẽ bị bệnh ngoài da./ Sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người./ Sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tính mạng con người, loài vật, …./ … - Ở gia đình em, bố mẹ thường dùng nguồn nước lấy từ đâu để nấu ăn, để uống? ( Nước giếng khơi/ nước giếng khoan/ nước máy/ nước giếng bơm/ …) 4 GV: Không phải nước ở tất cả các nguồn nước mà gia đình chúng ta dùng ở nhà đều được sạch cả, mà một số nguồn nước chúng ta dùng chưa được trong và sạch. Vậy, để sử dụng nguồn nước sạch nhằm đảm bảo đến sức khỏe con người, chúng ta nên làm gì? ( HS: làm sạch nước) GV: Bài học hôm nay, cô tro mình cùng tìm hiểu về một số cách làm sạch nước. GV ghi mục bài, sau đó nêu tình huống: - Em hãy kể tên một số cách làm sạch nước mà gia đình hoặc địa phương em đã áp dụng? ( HS suy nghĩ và ghi kết quả của nhóm mình vào bảng nhóm, số còn lại ghi vào vở khoa học) 2.Ý kiến ban đầu của học sinh: - Đại diện nhóm báo cáo kết quả ban đầu, VD: Có các cách làm sạch nước: - Khử trùng nước - Đun sôi nước - Lọc nước bằng sỏi / Lọc nước bằng giấy lọc, bông, …lót ở phểu/ Lọc nước bằng than củi, bằng cát/ Lọc nước bằng cách bơm nước bào bể sau đó cho lắng xuống, … 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: - Qua ý kiến của các nhóm, chúng ta thấy có băn khoăn gì không? - HS nêu những băn khoăn của mình, GV ghi bảng các băn khoăn của HS: Bạn có chắc rằng khử trùng nước là làm cho nước sạch không? Vì sao bạn lại cho rằng lọc nước là một cách làm sạch nước? Đun sôi nước có phải là làm sạch nước không? - GV: Trên đây là những băn khoăn của các em, vậy chúng ta nên làm gì để tháo gỡ các băn khoăn đó?( Hỏi bố me/ Em đã thấy bố mẹ làm/ Đọc sách giáo khoa/ Tìm hiểu thông tin trên mạng/ làm thí nghiệm nghiên cứu/ …) - Vậy theo em, bây giờ ta cần giải quyết theo phương án nào là tối ưu nhất? ( làm thí nghiệm để biết được) 4. HS tiến hành làm TN: GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và thí nghiệm thực hành một trong các cách làm sạch nước, đó là lọc nước ( nước thấm qua than hoạt tính, qua cát, sỏi,…) - Để tiến hành làm thí nghiệm lọc nước, ta cần những đồ dùng và vật liệu gì? - Yêu cầu các nhóm nhận đồ dùng cần cho TN, tiến hành TN tại nhóm Thực hành lọc nước. - Tổ chức HS thực hành theo nhóm 6, GV theo dõi các nhóm làm TN. 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả ( bằng cách tiến hành lại TN trước lớp.) HS vừa làm vừa nêu cách làm Kết luận: * Nguyên tắc chung của lọc nước đơn giản là: -Than củi có tác dụng hấp thụ các mùi lạ và màu trong nước. - Cát, sỏi có tác dụng lọc những chất không hoà tan. Kết quả: Nước đục trở thành nước trong, nhưng không làm chết các vi khuẩn gây bệnh có trong nước.Vì vậy sau khi lọc, nước chưa dùng để uống ngay được. - Vậy như thế nào mới là nước sạch có thể dùng được? ( qua lọc nước, khử trùng nước, …) 5 *Liên hệ thực tế: - HS liên hệ cách lọc nước ở gia đình, địa phương em *GDBVMT: - Nêu cách BV nguồn nước trong thiên nhiên? - Nêu cách tiết kiệm nước sạch? - Tại sao cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống? GV tểu kết HĐ 1: Thông thường có 3 cách làm sạch nước: Lọc nước: bằng giấy lọc, bông ,..... lót ở phễ, hoặc bằng sỏi, cát, than ,củi ,... đối với bể lọc. Tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước . Khử trùng nước: Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất khở trùng như nước gia - ven . Tuy nhiên, chất này thường làm nước có mùi hắc . Đun sôi: Đun nước cho tới khi sôi để thêm chừng mười phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùng cũng hết. - Yêu cầu HS nhắc lại các cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách. HĐ2: Tìm hiểu quy trình sản xuất nước sạch - GV hiển thị hình 2 ( SGK) lên màn chiếu - HS đọc các thông tin trong SGK trang 57 và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập, theo bảng: ( Phần in đậm là phần HS cần điền) Các giai đoạn của dây Thông tin chuền sản xuất nước sạch 6. Trạm bơm đợt hai Phân phối nước sạch cho người tiêu dùng Nước đã được khử sắt, sát trùng và loại trừ các 5. Bể chứa chất bẩn khác 1. Trạm bơm nước đợt một Lấy nước từ nguồn Loại chất sắt và những chất không hoà tan trong 2. Giàn khử sắt - bể lắng nước 3. Bể lọc Tiếp tục loại các chất không hoà tan trong nước Khử trùng 4. Sát trùng GV kết luận quy trình sản xuất nước sạch của nhà mày nước. - HS làm việc theo nhóm - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, GV hiển thị kết quả đúng lên màn chiếu H: Trong công nghiệp, họ làm sạch nước bằng cách nào? ( sản xuất nước sạch qua nhà máy )  Nước đã làm sạch bằng các cách trên đã uống được hay chưa?Vì sao?  Muốn có nước uống được chúng ta phải làm gì? Tại sao? GVKLChung: Nước được sản xuất từ nhà máy phải đảm bảo 3 tiêu chuẩn: Khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và khử trùng. Lọc nước bằng cách đơn giản chỉ mới loại được các chất không tan trong nước, chưa loại được các vi khuẩn, chất sắt và chất độc khác. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. C. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học và nhắc HS biết bảo vệ nguồn nước sạch và uống nước sạch để bả đảm sức khoẻ. ____________________________________________________ 6 Tuần 16 Thứ hai ngày 23 tháng 12 năm 2013 KHOA HỌC KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I. MỤC TIÊU + Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể nén lại hoặc giản ra. + Nêu một số ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống hằng ngày: bơm xe, bơm áo phao, bơm phao bơi, ... *Tích hợp môi trường: Liên hệ II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Bàn tay nặn bột III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK trang 64; 65. HS chuẩn bị theo nhóm: 1 số quả bóng bay có hình dạng khác nhau; dây chun; kim khâu; bơm xe đạp; bơm kim tiêm III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC A. Bài cũ - Nêu ví dụ chứng tỏ xung quanh mọi vật có không khí ? - Khí quyển là gì ? B.Bài mới 1. Giới thiệu bài: Qua bài học hôm trước, các em biết được không khí có ở những nơi nào. Để biết được không khí có những tính chất gì cô trò mình cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Không khí có những tính chất gì? 2. Tìm hiểu bài: PHÁT HIỆN CÁC TÍNH CHẤT CỦA KHÔNG KHÍ 1. Tình huống xuất phát: Dựa vào thực tế và vốn hiểu biết của mình em hãy dự đoán không khí có những tính chất gì? – HS hoạt động theo nhóm 4, ghi dự đoán vào bảng nhóm. 2. Ý kiến ban đầu của học sinh: + Không khí trong suốt + Không khí không có màu, không mùi, không vị + Không khí có mùi ` + Không khí có thể bị nén lại + Không khí không có hình dạng nhất định 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: - Qua dự đoán của các bạn em có thắc mắc gì không? + Bạn có chắc rằng không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị không? + Vì sao bạn lại cho rằng không khí có mùi? + Có thật là không khí bị nén lại hoặc bị giản ra không? - Để giải quyết các thắc mắc đó, chúng ta phải làm gì ? - Làm thí nghiệm/ Đọc sách giáo khoa/ Xem thông tin trên thư viện điện tử của nhà trường/ … 7 GV hướng HS chọn phương án thực tế nhất là : Làm thí nghiệm 4. HS tiến hành làm TN: GV: - Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao ? - Dùng mũi ngửi , lưỡi nếm, em nhận thấy không khí có mùi gì , có vị gì không ? - Đôi khi ta ngửi thấy một hương thơm hay muì vị khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không ? Cho ví dụ . + Vậy qua đây, ta kết luận tính chất gì của không khí? Kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị - GV cho HS đối chiếu với kết quả dự đoán ban đầu của các em. * Lần lượt tổ chức cho học sinh kiểm tra từng giả thuyết một. GV cho các nhóm tự làm TN sau đó báo cáo kết quả. - HS nêu dụng cụ, vật liệu để làm TN - HS tiến hành làm TN - HS làm TN để kiểm chứng không khí không có hình dạng nhất định và không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra. + HS thi thổi bóng bay - Cái gì chứa trong quả bóng mà làm cho hình dạng nó như thế này ? - Qua đó rút ra không khí có hình dạng nhất định không ? - Nêu một số ví dụ chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định . Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó. + HS thực hành với bơm tiêm( đã được bịt kín ở đầu dưới); , bơm xe đạp. Kết luận: không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra - Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống ? (làm bơm kim tiêm, bơm xe, bơm áo phao, bơm phao bơi,. ..) * GV: Nhớ lại tính chất của nước mà các em đã học, so sánh với tính chất của không khí, em thấy cả nước và không khí đều giống nhau ở tính chất nào? 3. Củng cố, dặn dò. * Gv: Không khí rất cần cho sự sống của mọi vật, đặc biệt là con người. Nếu không có không khí con người ta có tồn tại được không? Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành ? Để biết được trong không khí gồm những thành phần nào, tiết học hôm sau cúng ta sẽ tìm hiểu. HS nhắc lại mục Bạn cần biết. GV nhận xét giờ học ______________________________________________ Tuần 18 Thứ hai, ngày 6 tháng 1 năm 2014 KHOA HỌC KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết : - Làm thí nghiệm chứng tỏ: + Càng có nhiều không khí càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn + Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông 8 - Nói về vai trò của khí ni- tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí: không duy trì sự cháy nhưng giữ cho sự cháy diễn ra không quá mạnh, quá nhanh. - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Bàn tay nặn bột III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Chuẩn bị theo nhóm: hai lọ thuỷ tinh (một lọ to, 1 lọ nhỏ, 2 cây nến bằng nhau, một lọ thuỷ tinh không có đáy, nến, đế kê III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài - Không khí có ở đâu? ( Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.) - Không khí gồm những thành phần chính nào ? (Không khí gồm 2 thành phần chính: khí ô-xy và khí ni-tơ; khí ô xi duy trì sự cháy và khí ni –tơ không duy trì sự cháy) GV: Không khí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của mọi sinh vật trên trái đất. Vai trò của không khí đối với sự cháy như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Các hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô xi đối với sự cháy Bước1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: - Qua bài học trước, các em biết được khí ô xi duy trì sự cháy và khí ni - tơ không duy trì sự cháy. Vậy em hãy dự đoán xem làm thế nào để sự cháy diễn ra được lâu hơn? - HS hoạt động theo nhóm 4, ghi dự đoán vào vở khoa học, vào bảng nhóm Bước 2. Ý kiến ban đầu của học sinh: - Cần có nhiều không khí thì sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn. - Cần nhiều khí ni-tơ để sự cháy diễn ra lâu hơn - Cần có nhiều ô- xi để sự cháy diễn ra lâu hơn. Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: - Qua dự đoán của các bạn em có thắc mắc gì không? VD thắc mắc của HS: + Liệu có nhiều không khí thì sự cháy diễn ra lâu hơn không? + Vì sao bạn lại cho rằng có nhiều khí ni-tơ thì sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn? + Bạn có chắc rằng càng có nhiều ô-xi thì sự cháy sẽ diễn ra lâu hơn không? - Để giải quyết các thắc mắc đó, chúng ta phải làm gì ? - Đọc sách giáo khoa/ Hỏi người lớn/ Làm thí nghiệm/ … GV hướng HS chọn phương án thực tế nhất là : Làm thí nghiệm Bước 4. HS tiến hành làm TN: GV: Để biết được ô-xi có vai trò gì đối với sự cháy, em cần chuẩn bị các đồ dùng gì để làm thí nghiệm? HS: Chúng em sẽ chuẩn bị 2 cây nến bằng nhau, hai lọ thuỷ tinh (một lọ to, 1 lọ nhỏ), bật lửa. - HS trình bày cách làm thí nghiệm: 9 + Dùng 2 cây nến như nhau và 2 chiếc lọ thuỷ tinh không bằng nhau, khi ta đốt cháy 2 cây nến và úp lọ thuỷ tinh lên thì ta thấy cả 2 ngọn nến cùng tắt nhưng cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ. - Theo nhóm em, tại sao cây nến trong lọ to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ? (Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thủy tinh nhỏ, mà trong không khí có chứa khí ô xi duy trì sự cháy.) Bước 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: - Qua thí nghiệm này, các em hãy cho biết ô xi có vai trò gì đối với sự cháy? (Ô xi duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy diễn ra lâu hơn. ) KL: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy tiếp diễn lâu hơn. GV: Vậy làm thế nào để chúng ta có thể cung cấp nhiều ô xi, để sự cháy diễn ra liên tục? cả lớp mình sẽ làm thí nghiệm tiếp theo. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống Bước1. Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: - Muốn sự cháy diễn ra liên tục, theo em không khí cần được như thế nào? - HS nêu dự đoán vào vở khoa học, vào bảng nhóm Bước 2. Ý kiến ban đầu của học sinh: - Cần được cung cấp nhiều không khí. - Cần có vật rỗng càng to càng tốt. - Không khí cần được lưu thông. Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi: - HS nêu thắc mắc. VD thắc mắc của HS: + Bạn có chắc rằng cung cấp nhiều không khí thì sự cháy diễn ra liên tục không? + Bạn có chắc rằng không khí được lưu thông thì sự cháy diễn ra liên tục không? - Để giải quyết các thắc mắc đó, chúng ta phải làm gì ? HS: Đọc sách giáo khoa/ Hỏi người lớn/ Làm thí nghiệm/ … GV hướng HS chọn phương án thực tế nhất là : Làm thí nghiệm Bước 4. HS tiến hành làm TN: - HS nêu đồ dùng chuẩn bị cho làm thí nghiệm: 1 cây nến đang cháy, lọ thủy tinh không có đáy. - HS trình bày cách làm thí nghiệm: *Dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến gắn trên đế kín, quan sát thấy hiện tượng gì xảy ra: chay được 1 lúc nhanh, cây nến tắt. - Theo nhóm em, tại sao cây nến cháy được 1 lúc lại tắt ngay? (Vì lượng ô xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp tiếp.) * Tiếp tục thay đế gắn cây nến bằng một chiếc đế không kín. Quan sát em thấy cây nến vẫn tiếp tục cháy bình thường. - Vậy theo em, vì sao cây nến lại vẫn cháy bình thường? (Là do được cung cấp ô xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô xi nên cây nến cháy liên tục.) 10 - Khi sự cháy xảy ra, khí ni tơ và khí các-bô-níc nóng lên và bay lên cao. Do có chỗ lưu thông với bên ngoài nên không khí ở bên ngoài tràn vào trong lọ, tiếp tục cung cấp ô xi để duy trì sự cháy. Cứ như vậy sự cháy diễn ra liên tục. Bước 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: - Để duy trì sự cháy ta cần phải làm gì? tại sao phải làm như vậy? (Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Vì trong không khí có chứa ô xi. Ô - xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy sẽ diễn ra liên tục.) GV Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông. * Y/c hs quan sát hình 5 SGK/trang 71 - Bạn nhỏ trong hình đang làm gì? (Đang dùng ống thổi không khí vào trong bếp) - Bạn làm như vậy để làm gì? (Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô - xi bị mất đi). * Ứng dụng thực tê liên quan đến vai trò của không khí: - Trong lớp mình, bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt? (Muốn cho ngọn lửa trong bếp củi không bị tắt, em thường cào rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông. - Muốn cho ngọn lửa bếp than không bị tắt, em để bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào bếp). - Khi dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào? (Khi muốn dập bếp lửa ta dùng tro bếp để phủ kín lên ngọn lửa. Khi muốn dập bếp than, ta lấy than để vào trong nồi đất và đậy lại.) 3. Củng cố, dặn dò - Khí ô - xi và khí ni - tơ có vai trò gì đối với sự cháy? (Khí ô - xi duy trì sự cháy , khí ni - tơ giữ cho sự cháy không diễn ra quá mạnh, quá nhanh.) - Vài HS đọc mục Bạn cần biết GV nhận xét tiết học Dặn HS chuẩn bị bài sau: Không khí cần cho sự sống –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ hai, ngày 17 tháng 2 năm 2014 KHOA HỌC ÁNH SÁNG ( Tiết dạy có giáo viên các trường bạn về dự giờ) I. MỤC TIÊU - Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng: + Vật tự phát sáng: Mặt Trời, ngọn lửa,.... + Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng, bàn ghế,..... - Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua. - Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền tới mắt. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phương pháp bàn tay nặn bột III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 11 Chuẩn bị theo nhóm: Hộp kín màu đen, tấm kính, nhựa trong; tấm kính mờ, tấm ván, quyển sách, ống nhự, ..... IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Bài cũ : - Nêu tác hại của tiếng ồn ? và biện pháp phòng chống ? ( Tác hại : gây chối tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh và ảnh hưởng tới tai. Biện pháp : cần có những quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng ; sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh.) - Nên và không nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn ?( Nên : trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người cùng có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn ; công trường xây dựng, nhà máy, khu công nghiệp nên xây dựng nơi xa đông dân cư ; Không nên : nói to, cười đùa ở nơi yên tĩnh ; mở nhạc to, mở ti vi to, trêu đùa súc vật để chúng kêu, sủa om sòm ; không nên nổ xe máy, ô tố to trong nhà, nơi công cộng, ...) B. Bài mới : GTB: Bước 1: Cho HS tắt đèn, đóng kín các cửa lớp, quan sát các dòng chữ trên bảng lớp. Bước 2: Cho HS bật đèn, mở toang các cửa lớp, quan sát các dòng chữ trên bảng lớp. - Gv: Em hãy so sánh khi tắt đèn, đóng kín cửa sổ và khi bật đèn mở cửa sổ thì nhìn thấy các dòng chữ trên bảng như thế nào? Vì sao? ( Tắt đèn, đóng của nhìn các dòng chữ hơi mờ, còn khi bật đèn, mở các cửa em thấy những dòng chữ viết rõ hơn. 1. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề - Vậy em biết gì về Ánh sáng? Đây cũng chính là ND của bài học hôm nay. Mời các em ghi dự đoán của mình vào vở ghi chép khoa học, sau đó thảo luận và ghi vào bảng nhóm GV ghi mục bài. 2. Bộc lộ tình huống ban đầu của HS - HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về ánh sáng vào vở ghi chép khoa học, sau đó thảo luận nhóm 6 thống nhất ý kiến để ghi vào bảng nhóm. VD : Biểu tượng ban đầu của HS về ánh sáng : + Có ánh sáng ta sẽ nhìn thấy mọi vật. + Ánh sáng có thể xuyên qua một số vật. + Ánh sáng giúp cây cối phát triển. + Ánh sáng quá mạnh sẽ có hại cho mắt. + Ánh sáng đi theo đường thẳng. + Không có ánh sáng ta không nhìn thấy mọi vật. + Có ánh sáng nhưng vật đó bị che lại thì ta không nhìn thấy. + Ánh sáng rất nóng. 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi : VD câu hỏi của HS : + Ánh sáng có thể xuyên qua được các vật không ? + Ánh sáng có thể xuyên qua các vật nào ? + Ánh sáng quá mạnh có gây hại cho mắt không ? + Ánh sáng có giúp cho cây cối phát triển không ? + Ánh sáng có thể xuyên qua các vật nào ? 12 + Vì sao khi có ánh sáng ta nhìn thấy được các vật ? + Ánh sáng từ đâu mà có ? Ánh sáng có màu gì ? ............. - GV tổng hợp các câu hỏi của nhóm ( chỉnh sửa cho phù hợp với ND bài học) - GV chốt lại câu hỏi, VD : 1. Ánh sáng được truyền đi như thế nào ? 2. Ánh sáng có thể truyền qua những vật nào và không truyền qua những vật nào ? 3. Mắt có thể nhìn thấy vật khi nào ? - GV: Trên đây là những băn khoăn của các em, vậy chúng ta nên làm gì để tháo gỡ các băn khoăn đó - HS nêu các cách giải quyết các băn khoăn: Hỏi người lớn, đọc sách giáo khoa, tìm kiếm thông tin trên mạng, làm thí nghiệm, … - Vậy theo em, bây giờ ta đang ở lớp thì phương án nào là tối ưu nhất? ( làm thí nghiệm ) 4. Tiến hành thực nghiệm phương án tìm tòi - HS thảo luận nhóm, nêu cách làm thí nghiệm - Để trả lời cho câu hỏi 1( Ánh sáng được truyền đi như thế nào ?), nhóm em cần đồ dùng gì ? làm thí nghiệm ra làm sao ? – Nhóm 1 nêu - Muốn biết Ánh sáng có thể truyền qua những vật nào và không truyền qua những vật nào ? em làm thí nghiệm ra sao ? Đồ dùng cần chuẩn bị của nhóm em là những gì ? – Nhóm 2 nêu - Để tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào, nhóm em cần những đồ dùng nào để làm thí nghiệm ? - Các nhóm tự làm thí nghiệm, rồi rút ra kết luận. 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức - Đại diện các nhóm lên bảng tiến hành lại thí nghiệm - HS đối chiếu kết quả làm thí nghiệm với dự đoán ban đầu của các em. - HS ghi kết luận vào vở khoa học bằng bút khác màu. Nhóm 1 : Về đường truyền của ánh sáng. Cách 1 : Dùng một ống nhựa mềm, đặt ống thẳng vào mắt và nhìn các vật xung quanh thì thấy các vật bên ngoài. Khi uốn cong ống thì không thấy vật nữa, vậy ánh sáng truyền theo đường thẳng, vì khi uốn cong ống thì ánh sáng từ vật không tới mắt được. Cách 2 : Dùng 1 tấm bìa có đục một khe nhỏ, dùng đèn pin chiếu qua khe nhỏ.Ánh sáng qua khe sẽ tỏa rộng ra, trong khoảng sáng đó có các chùm tia sáng đi thẳng từ khe ra. Giới hạn 2 bên vệt sáng đó là đường thẳng. Cách 3 : Dùng đèn pin chiếu thảng lên trần nhà hoặc chiếu đèn vào các gốc của lớp học, ta thấy ánh sáng đi theo đường thẳng. Qua các TN trên, nhóm em rút ra KL : Ánh sáng truyền qua đường thẳng. + 2 nhóm còn lại các bạn có ý kiến gì về thí nghiệm của nhóm mình không ? + 1 HS thực hành lại TN của nóm bạn, có nhận xét. - GV ghi bảng, 1 số HS nhắc lại KL trên. - GV : Mời nhóm 2 lên thể hiện lại thí nghiệm : Nhóm 2 : Ánh sáng có thể truyền qua một số vật. Dùng đèn pin chiếu qua các vật như tấm kính trong, tấm bìa cứng, tấm ván, cuốn sách, .... Nhóm em kết luận: ánh sáng có thể truyền qua các vật như 13 tấm kính trong, tấm ni- lông trong và không truyền qua các vật như tấm bìa, cuốn sách, tấm gỗ. GV chốt lại kết luận : Ánh sáng truyền qua một số vật. HS chất vấn nhau : + Qua thí nghiệm của nhóm mình vừa rồi, các bạn có ai thắc mắc gì không ? + Theo nhóm bạn, ánh sáng có truyền qua không khí, qua nước không ? HS : Ánh sáng truyền qua không khí, qua nước. Nếu ánh sáng không truyền qua không khí thì mình đứng đây sẽ không thấy các bạn và không thấy thầy cô cũng như mọi vật xung quanh. Còn để biết ánh sáng có truyền qua nước hay không mời các bạn cùng quan sát TN sau : - Lấy 1 chiếc cốc, rót vào cốc một ít nước trong suốt, sau đó bỏ vào cốc nước 1 vật gì đó ( vật không tan trong nước). Đưa cho các bạn xem, yêu cầu bạn hãy nhìn vào cốc nước, bạn thấy gì ? ( HS trả lời theo thực tế.) - Chỉ vào cốc nước đó và nói với bạn : Đây chính là câu trả lời của mình, bạn hãy đoán xem : Ánh sáng truyền qua nước trong suốt. GV liên hệ thực tế : Ứng dụng liên quan đến các vật cho ánh sáng truyền qua và những vật không cho ánh sáng truyền qua người ta đã làm gì ? ( Làm các loại cửa bằng kính trong, kính mờ, làm của gỗ ; làm kính râm ; dùng ni - lông trắng để làm vườn ươm, gieo mạ, ...) Nhóm 3 : Mắt nhìn thấy vật khi nào ? - GV mời nhóm 3 làm thí nghiệm : HS : Nhóm em cần 1 chiếc hộp đen có gắn đèn, có công tắc để bật đèn, một vài vật bỏ vào trong hộp đen ( thẻ số, viên phấn, ...), nhìn vào trong hộp khi không bật đèn và khi bật đèn. Kết quả thí nghiệm : Khi không bật đèn, không nhìn thấy vật gì vì không có ánh sáng từ vật đi đến mắt. Khi bật đèn, nhìn thấy vật vì có ánh sáng từ vật đi tới mắt. Chắn mắt bằng một cuốn sách không nhìn thấy vật gì nữa vì ánh sáng từ vật không đến mắt được. Như vậy Mắt chỉ nhìn thấy vật khi ánh sáng từ vật đi đến mắt. Qua thí nghiệm của nhóm 3, bạn nào có ý kiến gì nữa không ? + Mình có 1 câu hỏi dành cho các bạn, đó là: + Mắt ta nhìn thấy vật khi nào ? ( khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt). VD về điều kiện nhìn thấy của mắt : Ta nhìn thấy vật qua của kính chứ không nhìn thấy vật qua của gỗ. GV: Ngoài ra, để nhìn thấy vật cũng cần phải có điều kiện về kích thước của vật và khoảng cách từ vật tới mắt. Nếu vật quá bé mà lại quá xa tầm nhìn thì bằng mắt thường ta không thể nhìn thấy được. Các em vừa biết thêm được ánh sáng từ vật tới mắt ta thì ta nhìn thấy được mọi vật. Vậy hãy quan sát 2 bức tranh sau và cho cô biết : - GV đính tranh lên bảng, HS quan sát : Tranh 1 : Tranh vẽ khoảng thời gian nào trong ngày ? Vật nào trong tranh tự phát sáng ? Vật nào trong tranh được chiếu sáng ? ( Vật tự phát sáng : mặt trời ; Vật được chiếu sáng : bàn, ghế, gương, tủ, ..) Tranh 2 : Tương tự câu hỏi trên với tranh 2 ? ( Vật tự phát sáng : bóng điện ; Vật được chiếu sáng : bàn, ghế, gương, tủ, ..) GV : Còn mặt trăng cũng là vật được chiếu sáng là do mặt trời chiếu sáng ; Mọi vật ta nhìn được ban đêm là do đèn chiếu sáng hoặc do ánh sáng phản chiếu từ 14 mặt trăng ; vào ban đêm vật tự phát sáng như con đom đóm, ngọn đèn điện khi có dòng điện chạy qua, ngọn nến đang cháy. 6. Củng cố, dặn dò: - Nhờ đâu ta có thể nhìn thấy mọi vật ? Vậy theo em, ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong ? - Ánh sáng có thể truyền qua những vật nào ? và không truyền qua những vật nào ? - Mắt ta nhìn thấy vật khi nào ? Qua bài học hôm nay, các em cần nắm được : + Ánh sáng truyền qua đường thẳng. + Ánh sáng truyền qua một số vật và không truyền qua một số vật. + Mắt chỉ nhìn thấy vật khi ánh sáng từ vật đi đến mắt. GV nhận xét tiết học. Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài Bóng tối. ________________________________________ Thứ tư, ngày 19 tháng 2 năm 2014 KHOA HỌC BÓNG TỐI I. MỤC TIÊU - Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng. - Nhận biết được vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật đó thay đổi. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Áp dụng phương pháp dạy học « Bàn tay nặn bột » III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Chuẩn bị chung: Đèn bàn. - Chuẩn bị theo nhóm 6: đèn pin; tờ giấy to; kéo; bìa, một số thanh tre(gỗ) nhỏ, một số vật ô tô đồ chơi, hộp. IV. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS trả lời câu hỏi : + Anh sáng truyền qua các vật như thế nào ? + Khi nào mắt nhìn thấy vật? - GV nhận xét, ghi điểm B. Dạy bài mới: 1. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề - Trước khi học bài bóng tối, GV cho HS vui chơi với cái bóng của các em dưới nắng ở buổi học trước. Khi chơi, yêu cầu HS quan sát cái bóng của mình ở 3 thời điểm khác nhau: lúc 9 – 10 h sáng, 12 h trưa, 3 hoặc h chiều. - Bắt đầu tiết học hôm nay “ Bóng tối”, GV yêu cầu HS hãy ghi lại những gì em biết về các bóng của mình qua vui chơi với cái bóng của em ở tiết trước. 2. Bộc lộ tình huống ban đầu của HS - GV yêu cầu HS hãy ghi lại ( hoặc vẽ) những gì em biết về các bóng của mình qua vui chơi với cái bóng của em ở tiết trước vào vở ghi chép khoa học, sau đó thảo luận nhóm 6 thống nhất ý kiến để ghi vào bảng nhóm. VD : Biểu tượng ban đầu của HS về cái bóng : + Bóng của người sẽ xuất hiện khi có ánh nắng, không có nắng sẽ không có bóng xuất hiện. + Nếu người( vật ) lớn thì bóng của nó lớn và ngược lại. 15 + Bóng tối của người ( vật) sẽ ở phía sau lưng người ( vật) + ta đi đâu thì bóng đi theo đó. ....................................................................................................... 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi : VD câu hỏi thắc mắc của HS : + Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào? + Bóng của một vật có hình dạng như thế nào ? + Hình dạng, kích thước bóng của vật có thay đổi không ? 4. Tiến hành thực nghiệm phương án tìm tòi - HS thảo luận nhóm, nêu cách làm thí nghiệm 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức - Các nhóm tự làm thí nghiệm, rồi rút ra kết luận. * Tìm hiểu về bóng tối Đặt tờ bìa thẳng đứng, lần lượt đặt cốc thủy tinh, hộp gỗ, quyển sách.. phía trước bìa và chiếc đèn pin, để xem vật nào sẽ có bóng ; quan sát vị trí và hình dạng bóng của vật. Gv giúp HS rút ra kết luận : Khi một vật cản sáng được chiếu sáng, sẽ có bóng tối xuất hiện phía sau nó. Bóng tối của vật có hình dạng của vật đó. * Sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối. Cũng với TN trên cho HS thay đổi khoảng cách các đồ vật và quan sát kích thước bóng tối của các đồ vật đó, hoặc GV cho HS làm TN chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi dựng thẳng trên mặt bìa ( đèn pin lần lượt chiếu phí trên, bên phải, bên trái chiếc bút bi) để thấy bóng của bút bi thay đổi ở các vị trí chiếu sáng khác nhau. - HS làm TN và rút ra KL : + Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi. + Bóng của vật to hơn khi vật chiếu sáng xa với vật cản sáng. + Bóng của vật nhỏ hơn khi vật chiếu sáng xa với vật cản sáng. 6. Củng cố, dặn dò: + Bóng tối của vật xuất hiện ở đâu và khi nào? + Hình dạng, kích thước bóng của vật có thay đổi không ? - HS đọc mục bóng đèn tỏa sáng - GV dặn HS chuẩn bị bài sau : Âm thanh cần cho sự sống. ___________________________________________ KHOA HỌC THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? ( Tiết dạy có trường bạn về dự giờ) I. MỤC TIÊU - Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng . *GDKNS: - Kĩ năng làm việc nhóm. - Kĩ năng quan sát có đối chứng để thấy sự phát triển khác nhau của cây trong những điều kiện khác nhau. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - HS mang đến lớp những loại cây đã được gieo trồng theo yêu cầu TN 16 ( 5cây cùng loại được trồng trong 5 lon sữa bò hoặc 5 chai nhựa) - Phiếu học tập theo nhóm IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Giới thiệu bài : - Các em cho cô biết : Ở môn khoa học, từ đầu năm học lại nay, chúng ta đã được học mấy chủ đề ? Đó là những chủ đề nào ? ( Chúng ta đã được học 2 chủ đề, đó là chủ đề Con người và sức khỏe ; chủ đề Vật chất và năng lượng) GV: Từ tiết học này trở đi, chúng ta bắt đầu học sang một chủ đề mới, đó là chủ đề « Thực vật và động vật ». - Vậy em nào có thể nhắc lại được : Con người cần gì để sống ? ( Con người muốn sống được cần phải có thức ăn, không khí, nước uống, ánh sáng, ...) GV : Còn cây cối muốn sống và phát triển được cần phải có những điều kiện nào ? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta cùng tìm hiểu xem Thực vật cần gì để sống ? - GV ghi mục bài. 2. Dạy bài mới : Bước 1: Tình huống xuất phát nêu vấn đề GV nói: Như các em đã biết con người cần ô- xi để thở, cần nước để uống, cần thức ăn để tồn tại, cần ánh sáng để duy trì sự sống và cảm nhận được các vẻ đẹp của thiên nhiên . Vậy theo các em, Thực vật cần gì để sống và phát triển? cô mời các em nêu dự đoán của mình vào vở ghi chép khoa học, sau đó hội ý nhóm và ghi vào bảng của nhóm mình. Bước 2: Ý kiến ban đầu của học sinh - GV phát phiếu, bút dạ cho 3 nhóm để ghi dự đoán - HS nêu dự đoán . VD : Để sống được, thực vật cần : - Được tưới nước thường xuyên - Thực vật cần được chiếu sáng - Cần có nhiệt độ thích hợp - Thực vật cần ô - xi để thở - Cây cần được bón phân chuồng - Nếu không có đất thì cây cối sẽ chết - Cây trồng cần phải có phân đạm, - Cây cần được bảo vệ - Thực vật cần có nước, ánh sáng, không khí, đất thì mới sống và phát triển được. ..... Bước 3. Đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi, nghiên cứu: - Qua dự đoán của các nhóm, các em có điều gì còn băn khoăn nữa không? - HS nêu thắc mắc của mình VD: Thiếu nước không biết cây có sống được không? Không biết cây cần những điều kiện gì để mà sống và phát triển được? Bạn có chắc rằng cây cần được chiếu sáng thường xuyên không? - Qua nghe các thắc mắc của 1 số bạn, cô đã tổng hợp chung với một câu hỏi, đó là: + Những điều kiện nào giúp cây sống và phát triển bình thường? - 1 HS nêu lại thắc mắc GV vừa ghi bảng 17 Bước 4. Tiến hành thực nghiệm phương án tìm tòi: - GV: Trên đây là thắc mắc của các em, vậy chúng ta nên làm gì để giải quyết thắc mắc đó? - HS: Đọc sách giáo khoa, hỏi bố mẹ, làm thí nghiệm, ... - Vậy theo em phương án nào tối ưu nhất để chúng ta gải thích được điều đó? ( Làm TN) - Để làm thí nghiệm, các em cần chuẩn bị những đồ dùng gì? Và thí nghiệm ra làm sao? *HS: Các nhóm báo cáo sự chuẩn bị của nhóm mình. Nhóm 1 : Nhóm em cùng gieo 5 hạt ngô cho cây nảy mầm. Sau 2 tuần em đem cây con trồng vào trong 5 hộp. 4 cây được trồng cùng loại đất màu như nhau, cây thứ 5 trồng trong một chậu sỏi đã rửa sạch. Sau khi trồng xong : Cây 1: Đặt trong phòng tối, tưới nước thường xuyên. Cây 2: Để nơi có ánh sáng, tưới nước thường xuyên và bôi một lớp sơn móng tay mỏng lên 2 mặt lá. Cây 3: Để nơi có ánh sáng nhưng không tưới nước. Cây 4: Để nơi có ánh sáng, tưới nước thường xuyên. Cây 5: Trồng với 1 ít sỏi đã rửa sạch, tưới nước thường xuyên. Nhóm 2 : Nhóm em trồng 5 cây bạc hà vào cùng một thời điểm, sau đó em phân ra cho mỗi bạn tự chăm sóc một cây. Cách chăm sóc cây của nhóm em cũng giống nhóm bạn. Nhóm 3 : Báo cáo tương tự với cây tía tô. Nhóm em cùng nhau làm thí nghiệm tại nhà em là Hà My. Đầu tiên chúng em chuẩn bị 5 hộp nhựa. Sau đó em ra vườn chọn 5 cây tía tô thật đẹp và có độ lớn như nhau. Tiếp đến, chúng em lấy đất màu bỏ vào 4 hộp, hộp thứ 5 chúng em rửa sạch 1 ít sỏi bỏ vào. Và chúng em tiến hành trồng 5 cây tía tô vào 5 hộp đã chuẩn bị. Sau khi trồng xong, tiếp đến phần chăm sóc cây chúng em cũng làm giống nhóm 1. Nhưng có khác hơn 1 tí là ở cây số 2, chúng em dùng keo 502 bôi lên 2 mặt lá. GV : Vừa rồi cả lớp ta đã được nghe các nhóm báo cáo cách làm TN của nhóm mình. Sau khi làm TN xong các nhóm có kết quả như thế nào, cô mời các em tiếp tục hoàn thành phiếu học tập sau : - GV phát phiếu học tập - 1 HS đọc nội dung phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP Đánh dấu X vào ô trống những yếu tố mà cây được cung cấp và ghi kết luận vào cột Kết quả: Các yếu tố mà cây được cung cấp Ánh sáng Nước x Cây 1 Cây 2 Không khí x 18 Chất khoáng có trong đất x x x x Kết quả Cây còi cọc yếu ớt và sẽ bị chết. cây sẽ còi cọc và chết nhanh. Cây sẽ bị héo Cây 3 x x x Cây 4 x x x Cây 5 x x x x và chết nhanh. Phát triển bình thường. Cây bị lá vàng, chết nhanh - Các nhóm tiếp tục thảo luận và ghi kết quả vào phiếu học tập - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả - Các nhóm đính kết quả phiếu học tập lên bảng. - GV cùng lớp kiểm tra kết quả của các nhóm. VD: Nhóm 1: Sau một thời gian, quan sát em thấy: Cây 1: Thiếu ánh sáng, nên cây còi cọc yếu ớt và sẽ bị chết. Cây 2: Thiếu không khí, cây sẽ còi cọc và chết nhanh. Cây 3: Thiếu nước, cây sẽ bị héo và chết nhanh. Cây 4: Phát triển bình thường. Cây 5: Thiếu chất khoáng nên cây bị lá vàng, chết nhanh. - Cũng làm thí nghiệm như nhóm bạn, nhóm 2, 3 rút ra kết luận gì? Nhóm 2: Thưa cô, Chúng em cũng có kết quả giống nhóm bạn. Nhóm 3, có ý kiến gì nữa không? ( Nhóm em đồng ý với ý kiến của 2 nhóm ) 5. Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: - Qua thí nghiệm vừa rồi, các em thấy các cây trồng trên có những điều kiện sống nào giống nhau? (Các cây trên cùng gieo một ngày và cùng trồng một lớp đất giống nhau) - Cây số 1 thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường? Vì sao em biết? ( cây số 1 thiếu ánh sáng, vì bị đặt ở nơi tối, ánh sáng không thể chiếu vào được) - Cây số 2 vì sao lại còi cọc và chết nhanh? ( Vì lá cây bị quét một lớp keo mỏng nhằm ngăn không cho lá trao đổi khí với môi trường nên cây thiếu không khí). - Cây số 3 thiếu điều kiện gì? ( cây thiếu nước) - Cây số 5 thiếu điều kiện gì?( thiếu chất khoáng có trong đất vì cây được trồng bằng sỏi đã rửa sạch.) - Cây số 4 thì sao các em? ( Cây này có đầy đủ các yếu tố để giúp cây phát triển bình thường). - Vậy theo em, làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì? ( Làm thí nghiệm để biết xem thực vật cần gì để sống) GV tiểu kết: TN chúng ta vừa làm nhằm tìm ra những điều kiện cần cho sự sống của cây. Các cây 1, 2, 3, 5 gọi là các cây thực nghiệm, mỗi cây trồng đều bị cung cấp thiếu một yếu tố. Riêng cây số 4 gọi là cây đối chứng. Cây này phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống thì thí nghiệm mới cho kết quả đúng. Vậy với những điều kiện nào thì cây phát triển bình thường?( Để sống và phát triển bình thường, cây cần có đủ nước, ánh sáng, không khí và chất khoáng) + Trong 5 cây trên, cây nào phát triển bình thường ? Tại sao ? ( Cây số 4, vì cây này có đủ các yếu tố) + Những cây khác như thế nào ? Tại sao cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh ? ( Các cây khác đều thiếu 1 ttrong các yếu tố…) + Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường ? – HS nêu, GV ghi kết luận lên bảng lớp: 19 Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường - 1 số em nhắc lại phần ghi nhớ bài. - Các em hãy đối chiếu kết luận của mình với dự đoán ban đầu? ( HS KL đúng như dự đoán ban đầu). GVKL chung: Các em ạ, thực vật có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường được. Đất cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây. Ánh sáng, không khí giúp cây quang hợp chất hữu cơ, quá trình trao đổi chất, trao đổi khí giúp cây sống, sinh trưởng và phát triển bình thường. Thiếu một trong các điều kiện trên cây sẽ bị chết. Còn nhu cầu về nước, không khí, ánh sáng, chất dinh dưỡng của từng loài cây như thế nào, các em sẽ tìm hiểu kĩ ở các bài sau. 5. Củng cố, dặn dò : - Thực vật cần gì để sống? * Liên hệ đến việc trồng cây: + Ở nhà em thấy khi trồng cây gì đó thì bố mẹ em trồng như thế nào? Lấy VD? + 1 HS nêu cách trồng cây hoa ở trường? + Cây xanh vai trò gì đối với chúng ta? GV: Cây xanh không những góp phần tạo ra môi trường xanh, không khí trong lành mà đó còn là nguồn thực phẩm vô cùng quý giá của con người. Vậy tất cả chúng ta nên tích cực trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây các em ạ. - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh , tên 3 loài cây sống ở nơi khô hạn, 3 loài cây sống ở nơi ẩm ướt và 3 loài cây sống dưới nước. ________________________________________________ LÞch sö. Nhµ HËu Lª vµ viÖc tæ chøc qu¶n lý §Êt níc I.Môc tiªu: - BiÕt nhµ HËu Lª ®· tæ chøc qu¶n lÝ ®Êt níc t¬ng ®èi chÆt chÏ , biÕt bé luËt Hång §øc vÏ b¶n ®å ®Êt níc ®îc so¹n ë thêi nµy. II. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: 1.KiÓm tra: Gi¸o viªn nªu c©u hái: ChiÕn th¾ng chi l¨ngcã ý nghÜa nh thÕ nµo ®èi víi cuéc kh¸ng chiÕn chèng qu©n Minh x©m lîc cña nghÜa qu©n Lam S¬n? Gäi 2 häc sinh lÇn lît lªn b¶ng tr¶ lêi NhËn xÐt cho ®iÓm. 2. Bµi míi: a. Giíi thiÖu bµi: Gi¸o viÖn yªu cÇu häc sinh quan s¸t h×nh ¶nh 1. SGK vµ tr¶ lêi c©u hái ? Tranh vÏ c¶nh g×?m×nh c¶mnhËn ®îc ®iÒu g× qua bøc tranh häc sinh ph¸t biÓu ý kiÕn,Gi¸o viªn giíi thiÖu bµi míi b. C¸c ho¹t ®éng. H§1:S¬ ®å Nhµ níc thêi HËu Lª vµ quyÒn lùc cña nhµ vua.Gi¸o viªn yªu cÇu h/s ®äc thÇm bµi ë SGK. G/V ph¸t biÓu Häc sinh th¶o luËn theo 4 nhãm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan