Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu De thi hsg tv4 20132014

.DOC
3
83
51

Mô tả:

PHÒNG GD&ĐT KỲ SƠN TRƯỜNG TH NẬM CẮN 1 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LẦN 1 Năm học 2013 - 2014 KHỐI LỚP 4 MÔN THI: TIẾNG VIỆT Thời gian: 60 phút (không kể thời gian chép đề) Bài 1: (1 điểm). Em hãy chọn các từ phức được gạch ngang trong các câu thơ dưới đây vào hai nhóm: Tôi nghe truyện cổ thầm thì Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể lời ông cha dạy cũng vì đời sau Núi dựng cheo leo , hồ lặng im (Lâm Thị Mỹ Dạ) Lá rừng với gió ngân se sẽ Họa tiếng lòng ta với tiếng chim (Hoàng Trung Thông) - Từ ghép: ...... - Từ láy: ....... Câu 2: (3 điểm) Em hãy chọn từ (Tự tin; tự ti; tự trọng; tự hào; tự kiêu; tự ái ) điền vào trước lời giải nghĩa sao cho phù hợp: - ... là thấy mình nhỏ bé, kém cỏi, không tin tưởng vào khả năng của mình. - ... là tự tôn trọng bản thân, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình. - ... là tin tưởng vào khả năng của bản thân mình. - ... là quá nghĩ đến bản thân mình nên tỏ ra giận dỗi, khó chịu khi người khác không đề cao mình. - ... là luôn đề cao ban thân. - ... là lấy làm hài lòng và tỏ ra vui sướng về cái tốt đẹp mà mình có. Bài 3: (2 điểm). Đọc đoạn thơ sau: " Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao Đêm hè, hoa nở cùng sao. Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh" (Trần Đăng Khoa) - Ở đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ (hình ảnh) gì? - Biện pháp đó giúp em cảm nhận được điều gì về sự vật? - Có thể thay đổi dầu gạch ngang ( - ) bằng từ ngữ nào? Câu 4: (4 điểm). Em hãy nhớ và kể lại một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT Bài 1: (1 điểm) - Từ ghép: Truyện cổ, ông cha, lặng im. (0,5 đ) - Từ láy: Thầm thì, chầm chậm, cheo leo, se sẽ. (0,5 đ) Bài 2: (3 điểm) Điền đúng mỗi từ và trình bày đẹp cho 0,5 đ (Thứ tự: tự ti; tự trọng; tự tin; tự ái; tự kiêu; tự hào. Bài 3: - Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật so sánh, biện pháp đó đã giúp ta hình dung được sự vật một cách cụ thể, rõ rệt hơn. - Có thể thay dấu gạch ngang ( - ) bằng từ " như" hoặc " giống như", " tựa như". Bài 4: ( 4 điểm). Trình bày đầy đủ cấu trúc của bài văn kể chuyện (1 đ) Thể hiện được nội dung của câu chuyện một cách đầy đủ (2 đ) Nêu được cảm nghĩ, cảm xúc của mình đối với nhân vật trong chuyện ( 1 đ)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan