Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi đề thi học sinh giỏi môn địa 12 năm 2013 - kèm đáp án...

Tài liệu đề thi học sinh giỏi môn địa 12 năm 2013 - kèm đáp án

.PDF
20
5253
102

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HÀ TĨNH HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2012 - 2013 MÔN THI: ĐỊA LÍ -Vòng 1 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu) Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1. (5 điểm) a) Hãy vẽ sơ đồ các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất. Giải thích tại sao cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến nhưng gió Mậu dịch có tính chất khô trong khi gió Tây ôn đới lại có độ ẩm rất cao. b) Tại sao sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất lại không đều ? Câu 2. (3 điểm) a) Phân biệt tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, tỉ suất gia tăng cơ học và tỉ suất gia tăng dân số. b) Tại sao nói các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải. Câu 3. (4 điểm) a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở khu Đông Bắc. b) Dãy Trường Sơn có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta ? Câu 4. (5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Giải thích tại sao có sự khác biệt đó. b) Chứng minh đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đa dạng. Câu 5. (3 điểm) Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của Huế (16 024'B,107 041'Đ, 17m) Tháng I II III IV V VI VII VIII XI X XI XII Nhiệt độ 19,7 20,9 23,2 26,0 28,0 29,2 29,4 28,8 27,0 25,1 23,2 20,8 (0C) Lượng mưa 161,3 62,2 47,1 51,6 82,1 116,7 95,3 104,0 473,4 795,6 580,6 297,4 (mm) Hãy nhận xét và giải thích về chế độ nhiệt, chế độ mưa, sự phân hóa mùa của Huế. HẾT - Thí sinh chỉ được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài; - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh……………………………. Số báo danh………………………. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HÀ TĨNH HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI VÒNG 1 MÔN ĐỊA LÍ (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Câu Ý Nội dung Điểm 5,00 1 a Vẽ sơ đồ các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất. Giải thích tại sao cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến nhưng gió Mậu dịch có tính chất khô trong khi gió Tây ôn đới lại thường ẩm ướt. 3,00 - Vẽ sơ đồ. 2,00 Sơ đồ các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất - Giải thích + Gió Mậu dịch nói chung khô và ít mưa vì: gió Mậu dịch thổi từ áp cao chí tuyến về Xích đạo, gió thổi tới vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn trở nên khô. + Gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều vì: gió Tây ôn đới cũng xuất phát từ áp cao chí tuyến thổi về cận cực, nhiệt độ trung bình thấp hơn, hơi nước trong không khí nhanh đạt đến độ bão hòa vì thế luôn ẩm ướt và gây mưa. b Tại sao sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất lại không đều - Sự phân bố mưa trên Trái Đất phụ thuộc vào các nhân tố: khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình... + Khí áp (diễn giải) + Frông (diễn giải) + Gió (diễn giải) + Dòng biển (diễn giải) + Địa hình (diễn giải) 1,00 0,50 0,50 2,00 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 - Do sự tác động của các nhân tố khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình ở trên Trái Đất không đều nên sự phân bố mưa trên Trái Đất không đều. 2 0,50 3,00 a b Phân biệt tỉ suất gia tăng tự nhiên, tỉ suất gia tăng cơ học và tỉ suất gia tăng dân số - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn vị tính là phần trăm (%). + Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là phần nghìn (‰) + Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính là phần nghìn (‰) Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số. - Tỉ suất gia tăng cơ học được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư, đơn vị tính là phần trăm (%). - Tỉ suất gia tăng dân số được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học, đơn vị tính là phần trăm (%). Tại sao nói các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải. - Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của các ngành giao thông vận tải. + Trước hết các ngành kinh tế quốc dân là khách hàng của ngành GTVT. Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới GTVT, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển (dẫn chứng) + Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành GTVT. - Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là GTVT thành phố. 3 2,00 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 0,50 1,00 0,25 0,25 0,25 0,25 4,00 a Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu ở khu Đông Bắc 2,50 - Khái quát về khu Đông Bắc. - Đặc điểm địa hình và khí hậu + Đặc điểm địa hình của khu + Đặc điểm khí hậu của khu - Mối qua hệ giữa địa hình và khí hậu + Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu * Hướng của các cánh cung mở rộng ra phía bắc và phía đông đã tạo thuận lợi cho sự xâm nhập gió mùa đông bắc vì thế đây là khu vực có mùa đông lạnh nhất nước ta. * Cánh cung Đông Triều chắn gió mùa đông nam, gây mưa lớn cho khu vực ven biển và làm cho vùng trũng Cao Bằng, Lạng Sơn có lượng mưa thấp. * Địa hình còn tạo ra các trung tâm mưa nhiều (Bắc Quang…), trung tâm mưa ít (Bắc 0,25 0,25 0,25 0,50 0,50 0,25 Giang…); tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao. + Ảnh hưởng của khí hậu đến địa hình: địa hình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi và bồi tụ nhanh ở các đồng bằng, các thung lũng sông. Các hiện tượng như đất trượt, đá lở cũng thường xuyên xẩy ra; địa hình cacxtơ phát triển. b Dãy Trường Sơn có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta - Trình bày về dãy Trường Sơn: vị trí, độ cao, hướng… - Tạo nên hiệu ứng phơn đối với gió mùa Tây Nam vào đầu mùa hạ và Tín phong thổi theo hướng đông bắc vào mùa đông. - Ngăn cản gió mùa Đông Bắc xâm nhập về phía nam, điển hình là dãy Hoành Sơn, Bạch Mã. Vì vậy, từ Bạch Mã trở vào, không có tháng nào nhiệt độ dưới 20 0C. - Làm cho mùa mưa ở Duyên hải miền Trung lùi 3 tháng, rơi vào thu đông. - Tạo nên các trung tâm mưa nhiều, mưa ít. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao... 4 0,50 1,50 0,25 0,50 0,25 0,25 0,25 5,00 a So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Giải thích tại sao có sự khác biệt đó 3,00 - Khái quát về vị trí giới hạn của hai vùng - Giống nhau + Có đủ các dạng địa hình: núi cao, đồi, đồng bằng, thềm lục địa nhưng đồi núi chiếm phần lớn diện tích. + Địa hình đều là những vùng được trẻ lại do vận động Tân sinh. 0,25 + Địa hình có sự phân bậc rõ nét, bị cắt xẻ bởi mạng lưới sông ngòi khá dày do vận động địa chất kết hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa + Có dải dồng bằng ven biển mới được hình thành do phù sa sông, biển. Nhìn chung hướng nghiêng chung của địa hình là thấp dần ra biển (hướng nghiêng tây bắc - đông nam). + Đồng bằng vẫn được tiếp tục phát triển do những đồng bằng trẻ lại được hình thành từ kỉ Đệ tứ - Khác nhau + Độ cao địa hình: Miền TB và BTB có nền địa hình cao hơn MB và ĐBBB (dẫn chứng). Độ dốc và độ cắt xẻ của địa hình miền TB và BTB lớn hơn so với MB và ĐBBB. => Do Miền TB và BTB chịu tác động mạnh hơn của vận động tạo núi. + Hướng núi: Miền TB và BTB có hướng TB - ĐN (dẫn chứng) còn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là các dãy núi vòng cung (dẫn chứng). => Do ảnh hưởng của các mảng nền cổ (dẫn chứng) + Tính chất chuyển tiếp của vùng núi và đồng bằng ở MB và ĐBBB rõ nét, còn ở miền TB và BTB đột ngột. Do tần suất tác động của Miền TB và BTB lớn, còn tần suất tác động của MB và ĐBBB yếu và giảm dần. + Đồng bằng: MB và ĐBBB có đồng bằng phù sa châu thổ rộng lớn, phát triển nhanh hơn miền TB và BTB do sông ngòi nhiều phù sa, thềm lục địa rộng hơn. b Chứng minh đất ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đa dạng - Khái quát về miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: vị trí, giới hạn - Có nhiều loại đất khác nhau - Nhóm đất feralit + Đất feralit trên đá ba dan (diện tích, đặc điểm, phân bố) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,50 0,50 0,25 0,25 2,00 0,25 0,25 0,25 + Đất feralit trên đá vôi (diện tích, đặc điểm, phân bố) + Đất feralit trên các loại đá khác (diện tích, đặc điểm, phân bố) - Nhóm đất phù sa: đất phù sa sông và các loại đất khác (diện tích, đặc điểm, phân bố); đất phù sa sông và các loại đất khác (diện tích, đặc điểm, phân bố) - Các loại đất khác và núi đá (diện tích, đặc điểm, phân bố) 5 b c 0,25 3,00 Hãy nhận xét và giải thích về nhiệt độ và lượng mưa của Huế. Nhận xét và giải thích về nhiệt độ a 0 0,25 0,50 0,25 1,25 0 ' - Nhiệt độ trung bình năm khá cao (25,1 C); do vị trí địa lí (16 24 B) - Không có tháng lạnh, nhiệt độ tháng thấp nhất cũng đạt 19,7 0C (do vị trí địa lí và nằm sau dãy Hoành Sơn...); có tới 7 tháng nóng (tháng có nhiệt độ trên 250C). - Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng VII (góc chiếu sáng lớn, gió phơn), tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng I (góc chiếu sáng nhỏ, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất). - Biên độ nhiệt trung bình năm khá cao, lên tới 9,70C (do gió mùa Đông Bắc làm cho nền nhiệt mùa đông hạ thấp) 0,25 0,25 Nhận xét và giải thích về lượng mưa, sự phân mùa khí hậu 1,25 - Lượng mưa trung bình năm lớn, lên tới 2868mm, Huế là một trong những địa điểm có lượng mưa lớn ở nước ta (do vị trí sát biển, địa hình chắn gió biển, hoạt động của frông, dải hội tụ nhiệt đới, bão...). - Mưa lùi vào thu đông, từ tháng VIII đến tháng I năm sau (đầu mùa hạ chịu tác động của gió phơn, mùa đông có gió mùa Đông Bắc đi qua biển, frông, bão...) - Chênh lệch mùa mưa và mùa khô lớn. 0,50 - Có lũ tiểu mãn vào tháng VI do có dải hội tụ đi qua 0,25 Sự phân mùa khí hậu: có mùa đông lạnh vừa, mùa hạ nóng, mưa lùi vào thu đông 0,50 Tổng số điểm toàn bài 0,50 0,25 0,25 0,25 20 * Nếu thí sinh làm bài không hoàn toàn theo đáp án, mà vẫn đúng thì vẫn cho điểm. Điểm tối đa toàn bài không quá 20 điểm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang, gồm 5 câu) KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: ĐỊA LÍ – Vòng 2 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1 (4 điểm) a. Phân biệt sự khác nhau giữa dải hội tụ nhiệt đới và frông; giữa áp cao Cực và áp cao Xibia. b. Tín phong có vai trò như thế nào đối với khí hậu nước ta? Câu 2 (3 điểm) a. Trình bày các vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất. b. Nêu nguyên nhân cơ bản sinh ra vòng tuần hoàn của nước và ý nghĩa của sự tuần hoàn đó. Câu 3 (4 điểm) a. Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp? Trình bày sự tác động của cơ sở thức ăn đến các hình thức chăn nuôi. b. Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá của một quốc gia. Câu 4 (4 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. b. Vì sao "sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long? Câu 5 (5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của gió phơn Tây Nam ở nước ta. Trình bày hoạt động của gió phơn Tây Nam ở Bắc Trung Bộ. b. So sánh đặc điểm khác nhau về tự nhiên giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. HẾT - Thí sinh chỉ được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài; - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:.................................. Số báo danh:.................... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT - NĂM HỌC 2011-2012 Môn: ĐỊA LÍ – VÒNG 2 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1a 1b 2a 2b Nội dung Phân biệt sự khác nhau giữa dải hội tụ nhiệt đới và frông; giữa áp cao Cực và áp cao Xibia. - Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí xích đạo bán cầu Bắc và Nam, có cùng tính chất nóng ẩm nhưng hướng ngược nhau. - Frông là mặt tiếp xúc của hai khối khí có nguồn khác nhau về tính chất vật lí. - Cao áp Cực hình thành thường xuyên (do nhiệt lực – năng lượng Mặt Trời luôn yếu). - Cao áp Xibia hình thành theo mùa (vào mùa đông t0 ở trung tâm lục địa Á-Âu giảm mạnh). *Tín phong có vai trò đối với khí hậu nước ta: - Đặc điểm của Tín phong: Thổi quanh năm từ khu vực áp cao chí tuyến về XĐ, ở BBC có hướng đông bắc, NBC có hướng đông nam, tính chất khô .... - Mùa đông: Tín phong BBC thổi đến nước ta bị gió mùa đông bắc lấn át ở Bắc Bộ nhưng lại tạo ra một mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau... - Thu - Đông: Tín phong BBC thổi theo hướng đông bắc gặp địa hình núi chắn gió gây mưa ở Trung Trung bộ... - Nửa sau mùa hạ: Tín phong NBC vượt Xích Đạo thổi vào nước ta tạo ra gió mùa Tây Nam gây mưa lớn cho cả nước... Trình bày các vòng tuần hoàn của nước trên bề mặt Trái Đất. - Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong không khí. Nước trên Trái Đất luôn chuyển động, chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác và tuần hoàn theo những vòng khép kín. Có 2 vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. - Vòng tuần hoàn nhỏ: nước ở biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển và đại dương. - Vòng tuần hoàn lớn: nước ở biển và đại dương bốc hơi ngưng tụ thành mây, mây được gió đưa vào trong lục địa. Ở vùng núi thấp, vĩ độ thấp, mây gặp lạnh tạo thành mưa. Ở vùng núi cao, vĩ độ cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết. Mưa và tuyết tan theo sông suối và dòng ngầm về sông, sông đổ ra biển và đại dương, rồi tiếp tục lại bốc hơi... Nêu các nguyên nhân cơ bản sinh ra vòng tuần hoàn của nước và ý nghĩa của sự tuần hoàn đó. * Nguyên nhân: + Trên bề mặt Trái Đất có nước (thuỷ quyển), nước trong thiên nhiên luôn vận động + Do tác dụng nhiệt của bức xạ Mặt Trời + Nguyên nhân khác do: Gió, Khí áp... * Ý nghĩa: + Thúc đẩy quá trình trao đổi vật chất và năng lượng góp phần duy trì và phát triển sự sống trên Trái Đất. + Phân phối, điều hoà lại nguồn nhiệt ẩm giữa đại dương và lục địa, giữa các vùng ẩm ướt và vùng khô hạn thuận lợi cho sự sống trên Trái Đất. Điểm 2.0 0.5 0.5 0.5 0.5 2.0 0.5 0.5 0.5 0.5 2.0 0.5 0.5 1.0 1.0 0.5 0.5 3a 3b 4a + Tác động sâu sắc đến khí hậu, chế độ thuỷ văn làm thay đổi địa hình, cảnh quan trên Trái Đất. Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp? Tác động của cơ sở thức ăn đến các hình thức chăn nuôi. * Tại sao ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiểm tỉ trọng nhỏ: - Nguồn thức ăn không bảo đảm, thức ăn chủ yếu từ tự nhiên. - Chủ yếu phát triển trồng trọt, chưa coi trọng vai trò của chăn nuôi. - Thiếu vốn, cơ sở hạ tầng, máy móc phục vụ hạn chế. - Trình độ KHKT, công tác thú y hạn chế, công nghệ sinh học chưa phát triển * Trình bày tác động của cơ sở thức ăn đến các hình thức chăn nuôi. - Thức ăn tự nhiên => hình thức chăn thả - Thức ăn tự nhiên và sản phẩm trồng trọt => chăn nuôi nửa chuồng trại. - Thức ăn từ sản phẩm trồng trọt, thức ăn chế biến => chăn nuôi chuồng trại. - Thức ăn chế biến công nghiệp => chăn nuôi công nghiệp Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá của một quốc gia. - Khái niệm công nghiệp hoá: Là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng phát triển mạnh ngành công nghiệp.Đưa nền kinh tế chủ yếu dựa trên lao động thủ công năng suất thấp thành nền kinh tế sản xuất bằng máy móc có năng suất cao. - Khái niệm đô thị hoá: là quá trình kinh tế -xã hội, biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và qui mô các điểm dân cư đô thị, tập trung dân cư trong các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. - Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá của một quốc gia. + Chức năng của đô thị: Chủ yếu hoạt động các ngành công nghiệp, GTVT, thương mại, du lịch, văn hoá, hánh chính…còn sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp. + Công nghiệp hoá phát triển dẫn đến đời sống người dân được cải thiện, lối sống thành thị được phổ biến trong dân cư, số dân thành thị sẽ tăng lên, số lượng thành phố cũng tăng. Như vậy, đô thị hoá phát triển. + Đô thị hoá phát triển với cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển sẽ trở thành nơi hấp dẫn cho tổ chức lãnh thổ công nghiệp phát triển theo. (Hai quá trình này đan xen, dựa vào nhau và là nhân quả của nhau). Trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. - Nêu khái quát về vị trí, giới hạn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. - Sự phân hóa về mật độ: nhìn chung mật độ sông ngòi của miền Tây Bắc thấp hơn Bắc Trung Bộ. - Sự phân hóa về hướng chảy: Sông ngòi ở Tây Bắc và phía bắc Bắc Trung Bộ có hướng chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Sông ngòi phía nam của Bắc Trung Bộ có hướng chủ yếu tây - đông. - Sự phân hóa về chiều dài và độ dốc (hình thái sông): Các sông ở Tây Bắc và phía bắc của Bắc Trung Bộ có chiều dài lớn như sông Đà, sông Mã, sông Cả và độ dốc lòng sông nhỏ hơn so với các sông phía nam của miền. Các sông ở phía nam Bắc Trung Bộ ngắn và có độ dốc lớn. - Về tổng lưu lượng dòng chảy: Tây Bắc và phía bắc Bắc Trung Bộ có tổng lưu lượng lớn hơn các sông ở phía nam. - Sự phân hóa về thủy chế: Tây Bắc có chế độ lũ vào mùa hạ, sông ngòi của Bắc 2.0 1.0 1.0 2.0 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 2.5 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 4b 5a 5b Trung Bộ lũ vào thu đông. - Sự phân hóa hàm lượng phù sa và giá trị kinh tế: Tây Bắc và phía bắc Bắc Trung Bộ có tổng lượng phù sa, giá trị thủy điện lớn hơn các sông ở phía Nam. * Giải thích: Do đặc điểm về địa hình, hướng địa hình, diện tích lưu vực và chế độ mưa khác nhau ở phía bắc và phía nam dẫn tới sự phân hóa sông ngòi của miền. "Sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long: - Sông dài, diện tích lưu vực và tổng lượng nước lớn, có hồ TônlêXap (CamPuChia) điều tiết nước, nên lũ tương đối điều hòa và kéo dài. - Do địa hình thấp, bằng phẳng, lượng nước tập trung quá lớn trong mùa lũ và tác động của thủy triều, sông ngòi, kênh rạch, nên ở đồng ĐB sông Cửu Long không thể đắp đê để ngăn lũ. - Từ lâu đời, người dân đã thích ứng với mùa lũ. Bên cạnh đó mùa lũ mang lại nhiều lợi ích như: tôm, cá, phù sa, nước ngọt rửa phèn, mặn trong đất. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của gió phơn tây nam ở nước ta. - Hoàn lưu khí quyển vào mùa hè: + Chịu tác động của khối khí chí tuyến vịnh Bengan - là một khối khí có nguồn gốc biển (nóng, ẩm, khá dày, có nhiệt độ trung bình 25-270C, độ ẩm tuyệt đối cao: 20g/m 3, độ ẩm tương đối đạt 85%). Khi đến nước ta khối khí đó biến tính mạnh mẽ. + Áp thấp Bắc Bộ phát triển mạnh với tâm áp ở ĐB sông Hồng đã hút gió từ phía tây, tạo thuận lợi để khối khí vịnh Bengan vượt Trường Sơn thổi tới Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ theo hướng tây nam. Quá trình vượt núi đã tạo nên gió phơn khô nóng. - Địa hình: phần lớn diện tích ở Bắc Trung Bộ, Tây Bắc là đồi núi, núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam vuông góc với hướng gió tây nam. - Mặt đệm: phía đông của vùng là những đồng bằng ven biển được cấu tạo bởi vật liệu phù sa sông, biển, cát phổ biến, thực vật kém phát triển… là những yếu tố góp phần tăng cường sự bốc hơi bề mặt, tăng mức độ khô nóng cho gió tây. Trình bày hoạt động của gió phơn tây nam ở Bắc Trung Bộ: - Bắc Trung Bộ là khu vực có gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta. Thời kì hoạt động mạnh nhất 5, 6, 7. - Gió phơn Tây Nam xuất hiện thành nhiều đợt, mỗi đợt kéo dài từ 2-5 ngày, cá biệt có đợt kéo dài từ 12 - 15 ngày.Tác động đến thời tiết, khí hậu: khô, nóng, độ ẩm thấp. - Phạm vi hoạt động từ Thừa thiên-Huế đến Thanh Hóa, trong đó mạnh nhất ở các huyện miền núi phía tây thuộc tỉnh Nghệ An. So sánh đặc điểm khác nhau về tự nhiên giữa vùng Đồng bằng sông Hồng(ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). - Khí hậu: ĐBSH có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn...; ĐBSCL khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, quanh năm nóng, ít ảnh hưởng của bão; - Sông ngòi: ĐBSH có hệ thống đê ngăn lũ và đê biển; ĐBSCL không có hệ thống đê dọc theo các triền sông mà chỉ có đê bao và các đập, cống thoát lũ và ngăn mặn; - ĐBSH có diện tích đất mặn ít hơn ĐBSCL (ĐBSH chỉ có dải đất mặn song song với đường bờ biển); ĐBCSL diện tích này rất lớn và bao bọc xung quanh đất phù sa sông. - ĐBSH có thành phần sinh vật nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới trong khi đó ĐBSCL có TP sinh vật vùng nhiệt đới và á xích đạo. 0.25 0.5 1.5 0.5 0.5 0.5 3.0 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 2.0 0.5 0.5 0.5 0.25 5 câu - Nguồn gốc và địa hình: ĐBSCL hình thành trên vùng sụt lún có thềm lục địa rộng, nông hơn ĐBSH; ĐBSCL rộng, thấp, phẳng, hình tứ giác còn ĐBSH nhỏ, cao 0.25 hơn,hình tam giác. Tổng điểm 20.0 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: ĐỊA LÍ LỚP 10 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi có 01 trang, gồm 5 câu) Câu I 1. Hãy cho biết tên của hình vẽ bên. Giải thích ý nghĩa của các ngày ghi trong hình. 2. Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau? Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. Câu II 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm như thế nào? 2. Tại sao trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia? Câu III 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô. 2. Vì sao trong tổng sản lượng lương thực xuất khẩu trên thế giới, lúa mì lại chiếm tỉ trọng lớn hơn lúa gạo? Câu IV 1. Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì? Theo em, đặc điểm nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? 2. Chứng minh rằng : Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và phương tiện vận tải. Câu V Cho bảng số liệu sau : DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 1995-2010 (Đơn vị : Nghìn ha) Năm 1995 1999 2000 2003 2005 2010 Cà phê 186,4 477,7 561,9 510,2 497,4 554,8 Cao su 278,4 394,9 412,0 440,8 482,7 748,7 Hồ tiêu 7,0 17,6 27,9 50,5 49,1 51,3 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích cây cà phê, cây cao su, cây hồ tiêu của nước ta giai đoạn 1995-2010. 2. Nhận xét tốc độ tăng trưởng diện tích cây cà phê, cây cao su, cây hồ tiêu của nước ta giai đoạn 1995-2010. --------------------HẾT-------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh………………………… Số báo danh……………………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 Câu Nội dung I.1 Cho biết tên của hình vẽ bên. Giải thích ý nghĩa của các ngày ghi trong hình. - Tên của hình Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong 1 năm + Giải thích: Do Trái đất hình cầu, khi chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66030’ dẫn đến chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời - Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 0 o (Xích đạo) vào ngày 21/3. - Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 23o27’ B (chí tuyến bắc) vào ngày 22 /6. - Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 0 o (Xích đạo) vào ngày 23/9. - Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 23o27’ N (chí tuyến nam) vào ngày 22 /12. I.2 Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau ? Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. - Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau: + Trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau do nhiều nhân tố tác động: + Phân tích tác động của từng nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người (Làm rõ vai trò của từng nhân tố) + Mối quan hệ giữa chúng khác nhau trong việc hình thành mỗi loại đất. - Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật + Đất tác động đến sinh vật : các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật (dẫn chứng). + Sinh vật tác động đến đất : sinh vật có tác động chủ đạo trong việc hình thành đất (nêu vai trò của thực vật, vi sinh vật, động vật đối với sự hình hành đất). II.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm như thế nào? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông - Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm: + Miền khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa + Ở miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế phụ thuộc vào lượng tuyết tan, mùa xuân nhiệt độ ấm, băng tuyết tan thường gây lũ + Ở những vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò quan trọng - Địa thế, thực vật, hồ đầm + Địa thế: Miền núi có độ dốc lớn hơn đồng bằng nên nước chảy mạnh, nhanh, dễ gây ra lũ quét + Thực vật: giữ nước, tạo nước ngầm, điều hòa dòng chảy, giảm lũ lụt. Trồng rừng phòng hộ ở đầu nguồn hạn chế lũ lụt + Hồ, đầm; Điều hòa chế độ nước sông. Địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm như thế nào? - Ảnh hưởng đến lượng mưa: Cùng một sườn núi, càng lên cao mưa càng nhiều do nhiệt độ càng giảm, đến một độ cao nào đó độ ẩm không khí giảm sẽ không còn mưa nên những Điểm 2,0 0.5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 3,0 0,25 1,5 0,25 0,5 0,5 2,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 đỉnh núi cao khô ráo; Hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió ít mưa - Ảnh hưởng đến chế độ nước sông : Độ dốc địa hình cao, nước tập trung nhanh vào sông, nước dâng nhanh - Ảnh hưởng đến mực nước ngầm: Độ dốc địa hình có tác dụng tăng cường hay giảm bớt lượng ngấm của nước mưa: Độ dốc lớn nước chảy nhanh nên thấm ít, nước ngầm thấp… II.2 Tại sao trong cơ cấu dân số thì cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi là hai loại cơ cấu quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia? - Khái niêm: + Cơ cấu dân số theo giới: là biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. + Cơ cấu dân số theo độ tuổi: là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo nhóm tuổi nhất định. - Cơ cấu dân số theo giới: có tầm quan trọng trong việc phát triển và phân bố sản xuất, việc tổ chức đời sống xã hội sao cho phù hợp với thể trạng, tâm sinh lí, lối sống, sở thích của từng giới. - Cơ cấu dân số theo độ tuổi: thể hiện tổng hợp tình hình sinh tử, tuổi thọ trung bình, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của 1 quốc gia. Từ đó có chiến lược cụ thể để điều chỉnh dân số phù hợp với thực trạng đất nước, có kế hoạch đào tạo và sử dụng lao động hợp lí. III.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô. - Nhân tố tự nhiên- sinh học : cơ cấu giới tính, cơ cấu tuổi (phân tích cụ thể...) - Nhân tố môi trường sống : Môi trường trong sạch, tuổi thị con người được nâng cao, ngược lại. - Nhân tố KT-XH bao gồm : + Mức sống của dân cư + Trình độ phát triển của y học : Trình độ y học càng cao, mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe phát triển, càng tăng khả năng giảm mức chết, nhất là tử vong trẻ em. Ngày nay khả năng y học có thể dập tắt nhiều bệnh hiểm nghèo. + Trình độ văn hóa tỉ lệ nghịch với mức chết - Các nhân tố khác như : Chiến tranh, tai nạn, thiên tai, các tệ nạn xã hội cũng ảnh hưởng đến mức chết. III.2 Trong xuất khẩu lương thực trên thế giới lúa mì lại chiếm tỉ trọng lớn hơn lúa gạo vì : - Lúa mì được trồng ở vùng khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới, đại bộ phận lúa mì được trồng ở các nước phát triển (chủ yếu ở châu Âu, châu Mĩ) với lượng bột mì trong khẩu phần ăn hàng ngày không nhiều. - Hơn nữa, ở những nước này quy mô dân số nhỏ, tỉ suất gia tăng dân số thấp, trong khi sản lượng lúa mì lại rất nhiều. Vì thế lúa mì trở thành mặt hàng lương thực chính trên thị trường thế giới. - Lúa gạo là cây lương thực thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt, đại bộ phận lúa gạo được trồng chủ yếu ở các nước đang phát triển châu Á. - Các nước trồng nhiều lúa gạo đều rất đông dân với tập quán lâu đời tiêu dùng lúa gạo rất nhiều như (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam...). Vì thế lúa gạo sản xuất ra chủ yếu tiêu dùng trong nước, lượng gạo xuất khẩu rất nhỏ. IV.1 Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì ? Theo em, đặc điểm nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? Đặc điểm : - Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được. 0,25 0,25 1,5 0,25 0,25 0,5 0,5 2,0 0,5 0,25 0,75 0,5 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2,0 0,25 - Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi. - Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. - Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa. Đặc điểm quan trọng nhất: là đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được. - Vì không thể sản xuất nông nghiệp nếu không có đất. Đất có ảnh hưởng đến quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. IV.2 Chứng minh rằng : Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và phương tiện vận tải. - Vị trí địa lý quy định sự có mặt và vai trò của các loại hình vận tải. Dẫn chứng: Vùng cực - Phương tiện xe trượt tuyết; các nước giáp biển - phát triển GT đường biển… - Địa hình ảnh hưởng đến công tác khai thác và thiết kế các công trình giao thông; ảnh hưởng đến cho phí xây dựng mạng lưới GTVT Dẫn chứng: Địa hình miền núi dốc như miền Trung VN - Phải xây dựng nhiều hầm đường bộ và đường sắt… - Sông ngòi: ảnh hưởng đến giao thông vận tải đường sông, xây dựng mạng lưới cầu cống - Thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động các phương tiện vận tải Dẫn chứng: Sương mù dày - các chuyến bay bị hủy bỏ; bão nhiệt đới ảnh hưởng đến nhiều loại hình vận tải… V.1 1.Vẽ biểu đồ : - Xử lý số liệu 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 1995-2006 (Đơn vị : %). Năm Cà phê Cao su Hồ tiêu V.2 1995 100 100 100 1999 256.3 141.8 251.4 2000 301.4 148 398.6 2003 273.7 158.3 721.4 2005 266.8 173.4 701.4 2010 297.6 268.9 732.9 - Vẽ biểu đồ đường % (lấy năm 1995= 100%), chính xác, rõ, đẹp; có đầy đủ kí hiệu, tên biểu đồ (vẽ các dạng khác không cho điểm) 2. Nhận xét: - Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng diện tích cây cà phê, cây cao su, cây hồ tiêu của nước ta giai đoạn 1995-2010 đều tăng - Tốc độ tăng diện tích các cây trên không đều: + Cây hồ tiêu tăng nhanh nhất : 632.9% (nhanh nhất là từ năm 2000-2003), sau 2003 có giảm nhẹ, từ 2005 đến 2010 tăng + Cây cà phê tăng nhanh thứ 2 với 197.6 %. Từ 2000- 2005 có giảm nhẹ, sau đó tăng + Cây cao su tăng liên tục: 168.9%, tăng nhanh nhất sau 2005 Tổng điểm toàn bài 2,0 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 20,0
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan