Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Sinh học Đánh giá rủi ro môi trường và sức khỏe...

Tài liệu Đánh giá rủi ro môi trường và sức khỏe

.PDF
29
759
124

Mô tả:

ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE
Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG  BÀI TIỂU LUẬN : ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NƯỚC THẢI CHỨA METYL THỦY NGÂN TẠI VỊNH MINAMATA-NHẬT BẢN GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata Danh Sách Nhóm : Nguyễn Văn Anh Cao Thị Thu Duyên Trần Thị Kim Dương Văn Lăng Hoàng Thị Hà My GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata MỤC LỤC Chương I. Tổng quan 1.1. 1.2. 1.3. Giới thiệu về vùng nghiên cứu…………………………………Tr. 7 Quá trình hoạt động của nhà máy Chisso…………………….Tr. 8 Tác động của hoạt động xả thải của nhà máy Chisso lên người dân ở Minamata………………………………………………………….Tr. 9 Chương II. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu………………………………………………….. ….Tr.11 2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………Tr.11 2.2.1. Phương pháp xây dựng mô hình rủi ro cho vùng nghiên cứu................Tr. 12 2.2.4.1. Nhận diện mối nguy hại………………………………………………..Tr.13 2.2.4.2. Ước lượng mối nguy hại……………………………………………….Tr.14 2.2.4.3. Đánh giá phơi nhiễm…………………………………………………..Tr. 15 2.2.4.4. Đặc tính của rủi ro…………………………………………………….Tr.18 2.2.4.5. Quản lý rủi ro………………………………………………………….Tr.21 2.3. Methyl thủy ngân …………………………………………………………Tr.22 Chương III. Kết quả và phân tích 3.1. Liều lượng vào cơ thể của Methyl thủy ngân qua đường tiêu hóa……Tr.25 3.2. Đánh giá rủi ro của Methyl thủy ngân………………………………….tr. 27 Chương IV. Kết luận và kiến nghị GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata i. Đặt vấn đề Minamata là tên của một thành phố thơ mộng, xinh đẹp thuộc tỉnh Kumamoto (Nhật Bản). Nhưng Minamata còn là tên gọi một căn bệnh đã từng gây nỗi kinh hoàng cho biết bao người Nhật. Năm 1956 và năm 1968, người ta phát hiện ra những người mắc bệnh ở Minamata với biểu hiện chân tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, tai điếc, mắt mờ, nói lắp bắp... Nhiều bệnh nhân đã bị điên, bất tỉnh và chết sau một tháng mắc bệnh. Có nhiều người bị mắc bệnh Minamata kinh niên, hoặc bẩm sinh. Họ sinh ra bị tàn tật vì người mẹ khi mang thai đã ăn cá bị nhiễm độc ở vùng vịnh.... [2] Hình 1: Nhà máy Chisso Vì sao lại như vậy? Mãi đến năm 1968, Chính phủ Nhật Bản mới chính thức tuyên bố: căn bệnh này do Công ty Chisso gây ra vì đã làm ô nhiễm môi trường. Các nhà máy hóa chất của Công ty này đã thải ra quá nhiều lượng thủy ngân hữu cơ độc hại làm cho cá bị nhiễm độc. Khi ăn cá, thủy ngân hữu cơ xâm nhâp vào cơ thể con người, chúng sẽ tấn công vào cơ quan thần kinh trung ương, gây nên căn bệnh mà các nhà y học gọi là bệnh Minamata. Tổ chức cứu trợ Nhật Bản cho biết, đến nay có gần 13.000 người mắc bệnh Minamata, có hơn 2.000 người bị chết. Năm1965, bệnh Minamata còn bùng phát dọc theo con sông Agano thuộc tỉnh Nigata, do công ty Showa Denko thải thủy ngân xuống lòng sông. Ngoài bệnh Minamata, các nhà nghiên cứu về kinh tế-môi trường của Nhật đã không ngần ngại khi đưa ra bản danh sách các căn bệnh, các vụ GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata nhiễm độc như bệnh itai-itai ở tỉnh Toyama, nhiễm độc catmi, nhiễm độc đồng.... do các nhà máy thải chất thải nguy hại ra môi trường trong suốt mấy chục năm phát triển công nghiệp.[1] Ở Việt Nam từ năm 1996 đến năm 1998, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng cơ sở 1996 – 2010, và mới đây, ngày 14/3/2008, Thủ tướng Chính phủ lại ký Nghị định Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Tính đến cuối năm 2007, cả nước có gần 190 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 44.000 ha, trong đó có hơn 110 KCN đã đi vào hoạt động. Các KCN đã thu hút hơn 3.000 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn gần 30 tỉ USD. Ngoài ra còn có 3.000 dự án trong nước với tổng vốn gần 200 ngàn tỉ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 3 triệu lao động. Các KCN đã tạo ra một bộ mặt mới cho công nghiệp Việt Nam. Các KCN được phân bố ở 54 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở các vùng Đông Nam bộ, đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung, làm cho đường giao thông, cảng sông, cảng biển, thông tin liên lạc và các kết cấu hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ... phát triển. Đội ngũ công nhân kỹ thuật có tác phong công nghiệp có trình độ quản lý được hình thành. Trong những năm qua, nhiều thương hiệu của các doanh nghiệp trong KCN đã xuất hiện và có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Có thể nói, thành tựu của KCN đã đánh dấu một mốc son trong phát triển kinh tế nước ta thời hội nhập. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết mà trước hết là ô nhiễm môi trường. Do KCN thường bám sát quốc lộ, gần khu vực dân cư, cộng với việc một số doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, nguyên liệu kém chất lượng, đã làm cho môi trường càng thêm ô nhiễm. Trong số 154 KCN đang hoạt động trên toàn quốc chỉ có 39 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung (chiếm 25%), chính vì hệ thống nước thải ở các KCN chưa được xây dựng đồng bộ, nên lượng nước thải công nghiệp mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 500.000-700.000 m3 hầu hết chưa được xử lý đã làm ô nhiễm môi trường nước. Tình trạng ô nhiễm trên một số con sông như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải... đã đến mức báo động. Đó là chưa kể, các KCN khi xây dựng thiếu biện pháp bảo vệ môi trường, làm ô nhiễm môi trường không khí và khi sản xuất, các chất thải rắn không có chỗ chôn lấp, cũng như không có hệ thống xử lý, làm cho môi trường càng ô nhiễm. Hiện nay, chất thải công nghiệp mỗi năm lên tới hơn 2,9 triệu tấn, trong đó các KCN là 1,2 triệu tấn và khối lượng chất thải nguy hại chiếm 175.000 tấn, nhưng lượng thu gom, xử lý không được 50%. Nếu kể cả lượng rác sinh hoạt, trong 20 năm qua còn tồn đọng 70 triệu tấn, trong khi cả nước hiện có 850 bãi chôn lấp rác thải đang vận hành, nhưng chỉ có 8 bãi là hợp vệ sinh. Các KCN làm ô nhiễm môi trường đã gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người. Ngân hàng thế giới đã đưa con số: Mỗi năm ở Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường. Không phải ngẫu nhiên mà nhân 50 năm ngày phát hiện ra bệnh Minamata, GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata Hội đồng Môi trường Nhật Bản đã tổ chức một diễn đàn quốc tế về ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe ở thành phố Kumamoto với chủ đề "Bài học gì từ 50 năm phát hiện ra bệnh Minamata?". 300 đại biểu đến từ 141 vùng lãnh thổ của 12 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã rút ra bài học cho mình là, không vì tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua nguy cơ ô nhiễm môi trường tiềm ẩn gây hậu họa lâu dài cho đất nước và con người. Đánh giá rủi ro nhà máy Chisso có ý nghĩa to lớn trong công cuộc hiện đại hóa hiện nay, đó là bài học trước mắt cho các nước đang thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. ii. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu trong mô hình HRA. Chương I cho ta cách nhìn tổng quan về nhà máy Chisso, về điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng nghiên cứu, chương II giới thiệu phương pháp nghiên cứu nhằm tính được mức rủi ro từ chất thải của nhà máy, con đường phơi nhiểm của Methyl thủy , đánh giá độc tính một cách định lượng . Cuối cùng là chương III: kết quả và kiến nghị. iii. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài bằng phương pháp:  Thu thập tài liệu từ bài báo khoa học, các nghiên cứu.  Kế thừa từ các tài tiệu  Dùng mô hình HRA  Ứng dụng phương pháp thống kê iv. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện đề tài ở hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima thuộc Nhật Bản, trọng tâm nghiên cứu tại huyện Minamata thuộc tỉnh Kumamoto. GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata Chương I. TỔNG QUAN 1.4. Giới thiệu về vùng nghiên cứu Minamata là một thị trấn nhỏ do Tổng công ty Chisso thống trị. Thị xã nằm sát với biển Shiranui, và vịnh Minamata một phần của biển này. Trong tiếng Nhật, "Chisso" có nghĩa là nitơ. Tổng công ty Chisso đã từng là một công ty phân bón và carbicle, và dần dần tiến đến một công ty hóa dầu và sản xuất nhựa. Từ 1932-1968, Tổng công ty Chisso, một công ty đặt tại Kumamoto Nhật Bản, thải bỏ ước tính hơn 27 tấn các hợp chất thủy ngân vào vịnh Minamata. Kumamoto là một thị trấn nhỏ cách phía Tây Nam Tokyo khoảng 570 dặm. Thị xã gồm chủ yếu là nông dân và ngư dân. Khi Tổng công ty Chisso đổ bỏ số lượng lớn thủy ngân vào vịnh, hàng ngàn người có chế độ ăn uống bình thường GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata bao gồm cá từ vịnh, bất ngờ phát triển các triệu chứng của methyl thủy ngân độc. Bệnh này được gọi là "Dịch bệnh Minamata". Các ngộ độc thủy ngân là kết quả của năm phá hủy môi trường và sự cẩu thả từ Tổng công ty Chisso.Năm 1907 người sáng lập của tổng công ty Chisso đã thuyết phục được người dân của Minamata để xây dựng một nhà máy ở thị trấn của họ, đó là sự hy vọng được hưởng lợi từ sự giàu có của công nghiệp hóa. 1.5. Quá trình hoạt động của nhà máy Chisso Tổng công ty Chisso bắt đầu phát triển các sản phẩm nhựa, thuốc, và nước hoa thông qua việc sử dụng các hóa chất được gọi là acetaldehyde vào năm 1932. Acetaldehyd được sản xuất bằng cách sử dụng như là một hợp chất thủy ngân, và là chìa Công ty được xem là một thành công kinh tế ở Nhật Bản, đặc biệt bởi vì nó là một trong những ngành công nghiệp duy trì phát triển mặc dù Nhật. Doanh số bán hàng tăng cường với sự thành công kinh tế của Nhật Bản. Giữa năm 1956 và đầu những năm 1970 các cụm công nghiệp chiếm 68% diện tích đất của thành phố và tiêu thụ 93% nguồn cung cấp nước của nó. Chisso doanh nghiệp liên quan chiếm 30% doanh thu bán lẻ, sử dụng 19% lực lượng lao động và hạ 66% của tất cả các hoạt động vận chuyển. Ngoài ra, doanh số bán hàng của Tổng công ty Chisso tăng lên đáng kể, xem xét cho thấy Chisso đã sản xuất được duy nhất một chất hóa học chính gọi là D.O.P, một chất làm dẻo (diotyl phthalate). Có một độc quyền về hóa chất kích hoạt, Chisso đã mở rộng nhanh chóng. Kể từ khi Tổng công ty Chisso được thành lập thì sự tăng trưởng của thị trấn cũng được tiến hành song song. Tổng công ty Chisso cuối cùng cũng đã dừng lại sản xuất acetaldehyde năm 1968, khi một công nghệ thay thế cho chất dẻo đã được phát triển.Trong quá trinh hoạt động của mình, tổng công ty Chisso đã xả thẳng chất thải độc hại ra biển. GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata 1.6. Tác động của hoạt động xả thải của nhà máy Chisso lên người dân ở Minamata Minamata đã được biết đến như là một thị trấn đánh cá, và các đại dương chính tài nguyên môi trường của họ. Khi nước bị ô nhiễm, họ không còn có thể phụ thuộc vào điều này như một nguồn lực khả thi, và không có cách nào khác để kiếm sống. Độc tố do metyl thủy ngân gây nên trong nước thải của tổng công ty Chisso là rất cao, và theo chuỗi thức ăn, độc tố đó ngày càng được tích tụ. Đầu tiên là cá, chim, mèo , rồi tới người. Dấu hiệu ở người đó là tê chân tay và môi. Đồng thời, tầm nhìn bị hạn chế, một số người bị tổn thương não nghiêm trọng, hoặc bất tỉnh. Ở động vật, mèo thường “tự tử” một cách vô lý, và chim lạ cũng chết, rơi từ trên trời xuống. Đặc biệt, độc tố này đã gây ra rất nhiều thảm cảnh đáng thương cho người dân Minamata, và để lại di chứng rất nặng nề ở nhiều thế hệ. GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata Hình ảnh tang thương từ Minamata Đến cuối năm 1956, các nhà nghiên cứu dịch tễ học và y tế xác định các bệnh như nhiễm độc kim loại nặng gây ra do ăn cá và đồ biển của vịnh Minamata. GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata Chương II. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu về ô nhiễm methyl thủy ngân ở Minamata bằng phương pháp thống kê số liệu và dựa trên mô hình HRA để có cở sở đánh giá rủi ro cho vùng nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata 2.2.1. Phương pháp xây dựng mô hình rủi ro cho vùng nghiên cứu[7 Mô hình HRA 1. Nhận biết mối nguy hại: Thu thập dữ liệu và định lượng: - Tập hợp và phân tích dữ liệu theo từng vấn đề. Xác định sự ô nhiễm tiềm tàng dựa trên: + Đặc tính độc hại + Số lượng hiện diện tại nơi xem xét + Đường dẫn và các con đường phơi nhiễm + Các chỉ thị hóa học 2. Đánh giá phơi nhiễm: 3. Đánh giá độc tính: - Phân tích các tuyến phát thải - Nhận diện tất cả các định tính và định lượng đôc chất sơ lược qua các chỉ thị hóa học. - Nhận dạng và mô tả đặc điểm người nhận dạng có khả năng - Xác định sự di chuyển và các con đường phơi nhiễm - Đánh giá mức độ phơi nhiễm sau này cho các tuyến phơi nhiễm đáng chú ý - Tính toán liều lượng ô nhiễm cho tất cả các đường dẫn - Định lượng nguy hại của sự phơi nhiễm - Nhận diện các nguồn không chắc chắn - Định lượng mức độ độc hại qua các bằng chứng rõ rang - Xác định giá trị độc tính rõ rang với các chỉ thị hóa học 4. Đặc tính rủi ro: Đánh giá khả năng gây nguy hại sức khỏe con người dựa trên: - Rủi ro ung thư Rủi ro không gây ung thư Mô tả rủi ro: GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Định lượng không chắc chắn Tổng kết các thông tin rủi ro Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata Các loại phơi nhiễm Qua đường ăn uống Qua đường hô hấp Chất bẩn lơ lửng Dòng khí vô cơ Nước uống Phơi nhiễm đất Hóa chất hữu cơ bay hơi Thực phẩm Dưới nước Qua da Hoa màu Đất và cặn bã Sử dụng nước gia đình Sử dụng nước, giải trí,vui chơi Thực phẩm từ động vật Hình: Các tuyến phơi nhiễm 2.2.4.1. Nhận diện mối nguy hại Nhận biết mối nguy hại là bước đầu tiên trong HRA, các chất độc gây ô nhiễm môi trường có liên quan rất mật thiết tới những vấn đề sức khỏe do chúng gây ra hoặc ảnh hưởng tới nhiều người. Nhận biết mối nguy hại và các vấn đề sức khỏe có thể bao gồm ung thư, sự kích thích, những vấn đề về thần kinh và các khuyết tật bẩm sinh… Một số vấn đề sức khỏe xuất hiện rất sớm sau khi một người phơi nhiễm với một chất độc gây ô nhiễm môi trường. Những tác dụng trực tiếp này có thể phụ, như đôi mắt sủng nước. Hay chúng có thể nghiểm trọng như gây hư hại phổi đe dọa cuộc sống. Những vấn đề sức khỏe khác có thể không xuất hiện sau nhiều tháng hay nhhiều năm sau lần phơi nhiễm đầu tiên của người tới chất độc gây ô nhiễm môi trường. Ung thư là một ví dụ điển hình. Sự xác thực của những bằng chứng về vấn đề sức khỏe liên quan, trong việc nhận diện các mối nguy hại các nhà khoa học ước lượng tất cả các thông tin về những GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata ảnh hưởng của chất độc gây ô nhiễm môi trường để đánh giá một cách đúng đắn những tác động của hóa chất lên con người. Một bằng chứng tốt hơn, một số nhà khoa học cho rằng các chất độc gây ô nhiễm môi trường gây ra những vấn đề đặc biệt về sức khỏe. Số lượng, kiểu và chất lượng của các bằng chứng đều quan trọng. Loại bằng chứng tốt nhất được thu thập từ các nghiên cứu trên con người. Bằng chứng này có thể dưới dạng báo cáo từ trường hợp cụ thể như là những báo cáo của của những thầy thuốc về những con số bất thường của số lượng các trường hợp sử dụng thuốc đặc trị. Một số các dạng nghiên cứu khác có thể thực hiện là so sánh số lượng các trường hợp đặc biệt trong một nhóm người với những mức phơi nhiễm khác nhau ( ví dụ như số lượng người bị bệnh bạch cầu trong các công nhân sản xuất cao su). Bởi vì những thông tin về các chất độc gây ô nhiễm môi trường còn hạn chế, các nhà khoa học thường tiến hành các thí nghiệm trên các động vật trong phòng thí nghiệm như là chuột. Các nghiên cứu trên động vật thường được tiến hành trong điều kiện được kiểm soát của phòng thí nghiệm. Các nhà khoa học sẽ hiểu được những ảnh hưởng rất đa dạng đối với sức khỏe bằng cách cho động vật phơi nhiễm với các chất ô nhiễm với sự tập trung và thời gian có tính biến đổi. Khi chỉ dựa vào các nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học cần phải chấp nhận rằng các ảnh hưởng đối với sức khỏe của động vật cũng sẽ xảy ra đối với con người. Các nhà khoa học luôn cố gắng sử dụng các loài động vật có cấu trúc cơ thể giống với người nhất. 2.2.4.2. Ước lượng mối nguy hại Đánh giá phơi nhiễm là một đánh giá phơi nhiễm ước lượng có bao nhiêu chất ô nhiễm con người hít vào trong suốt khoảng thời gian đặc biệt, cũng tốt như có bao nhiêu người đã phơi nhiễm. Bước này bao gồm cả các bước tiếp xúc hay phơi nhiễm chính trong HRA. Có nhiều nguồn phát thải chất độc gây ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn, một ống khói nhà máy hay hàng ngàn những xe ô tô chạy mỗi ngày có thể là nguồn của một chất gây ô nhiễm đang xét. Vì vậy bước đầu tiên trong việc đánh giá phơi nhiễm là xác định nguồn nào đang phát sinh chất gây ô nhiễm đó. Sau khi nhận biết được các nguồn gây ô nhiễm mối nguy hại về sức khỏe, bước tiếp theo sẽ xác định số lượng chất độc gây ô nhiễm môi trường đã được thải ra trong một thời gian nhất định và mức độ phát tán của nó. Người kĩ sư sử dụng các thiết bị kiểm tra hoặc những mô hình máy tính để ước lượng số lượng hoặc lưu lượng của chất gây ô nhiễm thải ra từ nguồn và số lượng chất gây ô GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata nhiễm tại những khoảng cách khác nhau từ nguồn. Những thiết bị kiểm tra được dùng để lấy mẫu không khí và xác định có bao nhiêu chất gây ô nhiễm hiện diện. Các chi tiết công thức tính toán và giới thiệu mô hình áp dụng trong HRA có thể tham khảo trong mô hình tính tóan tương từ như cách đánh giá ERA của chương 2 trong sách “ Đánh giá rủi ro môi trường” Mô hình máy tính sử dụng các phương trình tính toán mô tả các qua trình phát thải chất gây ô nhiễm và sự di chuyển của những chất này trong môi trường. Mô hình này chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như khoảng cách từ nguồn đến các người phơi nhiễm, tốc độ gió và chiều cao ống khói. Số lượng người phơi nhiễm tại những khoảng cách khác nhau từ nguồn thải có thể được ước đoán với những mô hình máy tính mà sử dụng thông tin từ điều tra và từ những bản đồ. Một số mô hình có thể ước lượng những sự phơi nhiễm cho con người tại các vị trí khác nhau mỗi ngày bao gồm trong nhà, xe ô tô, ngoài trời và những sự phơi nhiễm môi trường làm việc. Công việc cuối cùng trong việc đánh giá phơi nhiễm sẽ xác định số lượng mỗi người phơi nhiễm vào cơ thể. Ví dụ trong ô nhiễm không khí, những nhà khoa học kết hợp ước lượng nhịp thở và thời gian sống của mỗi người bình thường với lượng chất gây ô nhiễm môi trường không khí mà người đó tiếp xúc và hít vào cơ thể. 2.2.4.3. Đánh giá phơi nhiễm Phơi nhiễm chính qua đường tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng các quyết định quản lí bao gồm liều lượng đất, thực phẩm dinh dưỡng và nước đi vào miệng. Thông thường sự phơi nhiễm qua đường tiêu hóa là một hàm của nồng độ chất gây ô nhiễm trong quá trình ăn uống ( đất, nước, thực phẩm dinh dưỡng như thịt bò, hoa màu…), sự hấp thụ chất rắn hay cặn bã trong dạ dày, sự tính toán được đánh giá một cách cẩn thận như sau:  Mức phơi nhiễm với nước qua đường tiêu hóa (mg/kg – ngày): = (CW × WIR × GI) / BW  Mức phơi nhiễm với đất qua đường tiêu hóa (mg/kg – ngày): = (CS × SIR × GI) / BW  Mức phơi nhiễm với vụ mùa qua đường tiêu hóa (mg/kg – ngày): = (CD × FIR × GI) / BW Trong đó:  CW: nồng độ hóa chất trong nước (mg/lít) GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata  WIR: Tốc độ tiêu hóa nước (lít/ngày)  CS: Nồng độ hóa chất trong đất (mg/kg)  SIR: Tốc độ tiêu thụ đất (mg/kg)  CD: Nồng độ các hóa chất trong thức ăn thường ngày (mg/kg)  CT: Nồng độ hóa chất trong mô, CT = BCF × F× CD ( BCF là hệ số tích tụ sinh học đối với sinh khối (mg/kg)/( mg/kg thức ăn hàng ngày)  FIR: Tốc độ tiêu thỵ thực phẩm ( kg/ngày)  BW : Trọng lượng cơ thể ( kg) Tổng liều lượng nhận được bởi khả năng tiếp nhận do tiêu thụ hóa chất sẽ phụ thuộc vào sự hấp thụ các hóa chất trog dạ dày. Các tài liệu khoa học đã cung cấp một số đánh giá hệ số hấp thụ các loại hóa chất khác nhau. Đối với các hóa chất không được công bố trị số hấp thụ và các hóa chất mà hệ số hấp thụ không được báo cáo hoàn toàn về yếu tố độc hại, sự hấp thụ có thể được thừa nhận một cách hoàn toàn 100%. Các tuyến phơi nhiễm có khả năng tiếp nhận qua đường tiêu hóa do lượng nước ô nhiễm đi vào miệng, tiêu thụ thực phẩm dinh dưỡng ô nhiễm và sự tiêu hóa ngẫu nhiên đất hay cặn bã ô nhiễm được chú giải như sau: Bảng 1.4b: Phương trình đánh giá phơi nhiễm với thủy sản bị ô nhiễm qua đường tiêu hoa: INGsf = (C w × FIR × CF × BCF× FI × ABS s × EF × ED) / (BW × AT) Trong đó: DI  INGsf : Liều lượng phơi nhiễm với thủy sản bị ô nhiễm qua đường tiêu hóa (mg/kg – ngày)  Cw : Nồng độ hóa chất trong nước mặt (mg/lít)  FIR : Tốc độ tiêu thụ cá trung bình (g/ngày)  CF : Hệ số chuyển đổi (10-3 kg/g)  BCF : Nồng độ sinh hóa của hóa chất đặc biệt ( l/kg)  FI : Phần được tiêu hóa từ nguồn ô nhiễm  ABSs : Phần trăm lượng chất được hấp thụ trong dạ dày, hệ số hấp thụ (%)  EF : Tần số phơi nhiễm (ngày/năm)  ED : Thời gian phơi nhiễm (năm)  BW : Trọng lượng cơ thể (kg)  AT : Thời gian trung bình phơi nhiễm (ngày) GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata Phơi nhiễm qua đường tiêu hóa: Đánh giá liều lượng trung bình hàng ngày trong suốt thời gian sống ( LADD) đối với tác động gây ung thư. Con đường tiêu hóa phơi nhiễm với đất, LADD được đánh giá theo từng nhóm người khác nhau. CDI ung thư đối với trẻ em dưới 6 tuổi được tính như sau: CIng (1-6) = ( CS × IR × CF × FI × ABSS × EF × ED)/ ( BW × AT) = ( CS × 200 × 1,00 E - 0,6 × 1 × ABSS × 330 × 5) / {16 ×(70× 365)} = 8,07 E – 07 × ABSS × CS CDI ung thư đối với trẻ em từ 6-12 tuổi được tính như sau: CIng (6-12) = CS × IR × CF × FI × ABSS × EF × ED)/ ( BW × AT) = ( CS × 100 × 1,00 E - 0,6 × 1 × ABSS × 330 × 6) / {29 ×(70× 365)} = 2,67 E – 07 × ABSS × CS CDI ung thư với người trưởng thành được tính như sau: CIng ( adultR) = CS × IR × CF × FI × ABSS × EF × ED)/ ( BW × AT) = ( CS × 50 × 1,00 E - 0,6 × 1 × ABSS × 330 × 58) / {70 ×(70× 365)} = 5,35 E – 07 × ABSS × CS CDI ung thư đối với công nhân được tính như sau: CIng ( adultW) = CS × IR × CF × FI × ABSS × EF × ED)/ ( BW × AT) = ( CS × 50 × 1,00 E - 0,6 × 1 × ABSS × 260 × 58) / {70 ×(70× 365)} = 4,22 E – 07 × ABSS × CS Đánh giá liều lượng hàng ngày ( ADD) không gây ung thư. GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata Đối với tuyến đường tiêu hóa đất, ADD được đánh giá theo từng nhõm người khác nhau. CDI không ung thư đối với trẻ em dưới 6 tuổi được tính như sau: NCIng (1-6) = ( CS × IR × CF × FI × ABSS × EF × ED)/ ( BW × AT) = ( CS × 200 × 1,00 E - 0,6 × 1 × ABSS × 330 × 5) / {16 ×(5× 365)} = 11,3 E – 05 × ABSS × CS CDI không ung thư đối với trẻ em từ 6-12 tuổi được tính như sau: NCIng (6-12) = CS × IR × CF × FI × ABSS × EF × ED)/ ( BW × AT) = ( CS × 100 × 1,00 E - 0,6 × 1 × ABSS × 330 × 6) / {29 ×(6× 365)} = 3,12 E – 06 × ABSS × CS CDI không ung thư với người trưởng thành được tính như sau: NCIng ( adultR) = CS × IR × CF × FI × ABSS × EF × ED)/ ( BW × AT) = ( CS × 50 × 1,00 E - 0,6 × 1 × ABSS × 330 × 58) / {70 × 58× 365} = 6,46 E – 07 × ABSS × CS CDI không ung thư đối với công nhân được tính như sau: NCIng ( adultW) = CS × IR × CF × FI × ABSS × EF × ED)/ ( BW × AT) = ( CS × 50 × 1,00 E - 0,6 × 1 × ABSS × 260 × 58) / {70 ×(58× 365)} = 5,09 E – 07 × ABSS × CS 2.2.4.4. Đặc tính của rủi ro Nhận biết kết quả của sự phơi nhiễm của nhân tố ô nhiễm môi trường cũng là một ưu tiên rất cao trong việc nhận biết sự nguy hại và đánh giá độc tính. Chất độc gây ô nhiễm môi trường thông qua việc hít thở. Nó cũng có thể đi vào cơ thể thông qua đường ăn uống ( như trẻ con ăn phải đất có chứa chì) hoặc thấm qua da. Khi chất ô nhiễm đi vào trong cơ thể nó có thể ở trong phổi ( như amiăng), hoặc đi vào máu từ phổi ( giống như oxi), bị thải ra hoặc từ hệ tiêu hóa hoặc từ da. Trong máu nó sẽ được mang đi đến tất cả các bộ phận của cơ thể, các chất ô nhiễm sẽ có những biến đổi hóa học, đặc biệt khi biến đổi chúng có thể trở nên độc hơn hoặc yếu hơn. GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata Chất ô nhiễm có thể được thải ra ngoài thông qua nước tiểu, qua đường ruột, qua mồ hôi hoặc qua sữa mẹ, chất ô nhiễm cũng có thể trữ lại trong tóc, xương hoặc mỡ. Chất độc gây ảnh hưởng tới cơ thể Chất độc gây ô nhiễm môi trường có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe khi tác động vào các bộ phận cơ thể con người. Thông thường nhất là chúng làm thay đổi các phản ứng hóa học trong các tế bào, những bộ phận cấu thành của cơ thể. Sự thay đổi có thể giết chết các tế bào, làm suy yếu cấu trúc của tế bào hoặc làm thay đổi hoạt động của tế bào. Kết quả có thể là phá hủy các cơ quan nội tạng, gây ra khuyết tật bẩm sinh khi các tế bào của bào thai bị phá hủy. Nócũng có thể gây ra ung thư khi mà các tế bào phát triển không kiểm soát được. Quan hệ liều lương – đáp ứng Quan hệ liều lương – đáp ứng cho một chất gây ô nhiễm đặc biệt mô tả sự kết hợp giữa phơi nhiễm và các đáp ứng ( hiệu ứng sức khỏe). Nói cách khác, nó đánh giá những mức độ phơi nhiễm với các liều lượng chất gây ô nhiễm khác nhau và mức độ đáp ứng ( hiệu ứng sức khỏe). Ngay khi nhận ra mối nguy hiểm, các nhà khoa học sử dụng những kết quả nghiên cứu trên động vật và trên người thiết lập mối quan hệ liều lượng- đáp ứng. Đáp ứng chất Gây ung thư 0 Liều lượng Hình : Mối quan hệ liều lượng – đáp ứng cho các chất gây ung thư EPA giả thiết rằng không có những phơi nhiễm mà bảo “ không rủi ro” ngay cả mức độ phơi nhiễm (liều) rất thấp với các chất ô nhiễm gây ung thư cũng có thể gia tăng rủi ro về ung thư ( mặc dù một số lượng nhỏ). EPA cũng giả thiết rằng mối quan hệ giữa liều GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh Rủi ro sức khỏe-môi trường – bài học minamata và sự đáp ứng là một đường thẳng mỗi đơn vị của sự phơi nhiễm (liều) tăng lên, có một sự tăng trong đáp lại ung thư. Đáp ứng không Gây ung thư Liều lượng 0 Hình: Mối quan hệ liều lượng – đáp ứng cho các chất không gây ung thư Một liều có thể tồn tại ở dưới mức gây ra các hiệu ứng sức khỏe. EPA giả thiết rằng tại những liều thấp cơ thể có khả năng tự thanh lọc, nên không bị bệnh tại những liều thấp. Tuy nhiên một số chất không gây ung thư có thể phát hiện tại những liều thấp. Mối quan hệ liều lượng – đáp ứng ( việc đáp ứng lại xuất hiện khi liều lượng tăng) thay đổi theo chất gây ô nhiễm, tính nhạy cảm và điều kiện sức khỏe. Các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng để xác định quan hệ giữa liều lượng và đáp ứng trong HRA là phương pháp:  Nghiên cứu dịch tễ học  Thí nghiệm độc tố trên động vật trong phòng thí nghiệm  Nghiên cứu tế bào trên người  Phương pháp bệnh học – triệu chứng lâm sàn Đặc tính của rủi ro sức khỏe: GVHD : Th.S. Lê Thị Hồng Hạnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan