Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Sinh học Nghiên cứu điều kiện tách chiết cao rau diếp cá...

Tài liệu Nghiên cứu điều kiện tách chiết cao rau diếp cá

.PDF
66
6757
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- TRIỆU THỊ LINH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TÁCH CHIẾT CAO RAU DIẾP CÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm Lớp : K44 - CNTP Khoa : CNSH - CNTP Khóa : 2012-2016 Thái Nguyên - 2016 i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- TRIỆU THỊ LINH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TÁCH CHIẾT CAO RAU DIẾP CÁ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm Khoa : CNSH - CNTP Khóa : 2012-2016 Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thị Ngọc Mai Thái Nguyên – 2016 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc hoàn thành khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 12 năm 2015 Sinh viên Triệu Thị Linh iii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các phòng ban liên quan, Ban Chủ Nhiệm khoa CNSH-CNTP đã giảng dạy, hướng dẫn để em có những kiến thức như ngày hôm nay. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Phạm Thị Ngọc Mai, cô giáo Nguyễn Thị Hương - giảng viên khoa Công nghệ Sinh học-Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lưu Hồng Sơn, cô giáo Phạm Thị Phương đã chỉ dạy em rất nhiều về kiến thức phòng thí nghiệm để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Công nghệ Sinh họcCông nghệ Thực phẩm đã động viên tinh thần, giúp đỡ tạo điều kiện về mọi mặt để chúng em có thể hoàn thành tốt khóa luận trên. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới bố, mẹ, gia đình và bạn bè đã động viên, an ủi, giành thời gian cho em để em có thể hoàn thành tốt khóa luận. Khóa luận này còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp phê bình từ quý thầy cô, các bạn sinh viên để khóa luận của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 25 tháng 12 năm 2015 Sinh viên Triệu Thị Linh iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần hóa học của rau diếp cá...........................................................4 Bảng 3.1. Danh sách thiết bị và dụng cụ ...................................................................18 Bảng 3.2. Danh sách hóa chất, dung môi ..................................................................18 Bảng 4.1. Lựa chọn phương pháp tách chiết cao rau diếp cá ..........................................29 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến khả năng chống oxy hóa của cao chiết........30 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến khả năng chống oxy hóa của cao chiết ......31 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nồng độ cồn đến khả năng chống oxy hóa của cao chiết ........32 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi chiết đến khả năng chống oxy hóa của cao chiết................................................................................................................33 Bảng 4.6. Giá trị mã hóa và thực nghiệm của các yếu tố thực nghiệm ....................35 Bảng 4.7. Ma trận thực nghiệm Box-Behnken ba yếu tố và khả năng quét gốc tự do DPPH .........................................................................................................................36 Bảng 4.8. Kết quả phân tích hồi quy - hoạt tính chống oxy hóa (Y) ........................36 Bảng 4.9. Kết quả xác định thành phần hóa học của cao. .........................................40 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Hoa và lá diếp cá .........................................................................................3 Hình 2.2. Sơ đồ đối tượng nghiên cứu ......................................................................15 Hình 3.1. (2,2)-diphenyl-1-picrylhydrazyl ................................................................27 Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện HTCO của cao chiết diếp cá trong............................................29 lựa chọn phương pháp chiết ...........................................................................................29 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện HTCO của cao chiết diếp cá trong nghiên cứu xác định nhiệt độ chiết tối ưu ...................................................................................................30 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện HTCO của cao chiết diếp cá trong nghiên cứu xác định thời gian chiết tối ưu. ................................................................................................31 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện HTCO của cao chiết diếp cá trong nghiên cứu xác định nồng độ cồn chiết tối ưu. ...........................................................................................32 Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện HTCO của cao chiết diếp cá trong nghiên cứu xác định tỷ lệ nguyên liệu/dung môi chiết tối ưu.........................................................................34 Hình 4.6. Hoạt tính chống oxy hóa của cao rau diếp cá ...........................................38 vi DANH MỤC, CỤM TỪ VIẾT TẮT B. Subtilis : Bacillus Subtilis CT : Công thức DPPH : 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl E. coli : Escherichia coli Fe : Sắt H. Thunb : Houttuynia Thunb HTCO : Hoạt tính chống oxy hóa MeOH : Methanol Mg : Magie Mn : Mangan PPCĐ : Phương pháp cổ điển PPVS : Phương pháp vi sóng S. Areus : Staphylococcus Aureus vii MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1 1.2. Mục đích...............................................................................................................2 1.3. Yêu cầu.................................................................................................................2 1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2 1.4.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3 2.1. Khái quát chung về cây rau diếp cá .....................................................................3 2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm thực vật .......................................................................3 2.1.2. Thành phần hóa học ..........................................................................................4 2.1.3. Hoạt tính sinh học .............................................................................................6 2.1.4. Tác dụng dược lý...............................................................................................8 2.1.5. Một số sản phẩm từ rau Diếp cá........................................................................8 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................11 2.2.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước ....................................................................11 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................11 2.3. Cơ sở của phương pháp tách chiết [19]..............................................................12 2.3.1. Khái niệm ........................................................................................................12 2.3.2. Mục đích ..........................................................................................................12 2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết ...............................................13 2.3.4. Một số phương pháp tách chiết .......................................................................14 2.4. Quy hoạch thực nghiệm [11]..............................................................................14 2.4.1. Định nghĩa quy hoạch thực nghiệm ................................................................14 2.4.2. Các bước của quy hoạch thực nghiệm ............................................................15 2.4.3. Các phương pháp kế hoạch hóa thực nghiệm cực trị chủ yếu ........................16 PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...18 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................18 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................18 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................18 viii 3.1.3. Hóa chất và thiết bị sử dụng ............................................................................18 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ......................................................19 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................19 3.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................19 3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................19 3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................19 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................................19 3.4.2. Phương pháp phân tích ....................................................................................23 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................28 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................29 4.1. Kết quả lựa chọn phương pháp chiết ......................................................................29 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến khả năng chống oxy hóa của cao chiết. ...........................................................................................................................30 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian chiết đến khả năng chống oxy hóa của cao chiết......................................................................................................................31 4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ cồn đến khả năng chống oxy hóa của cao chiết. ...........................................................................................................................32 4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu/dung môi đến khả năng chống oxy hóa của cao chiết...................................................................................................33 4.6. Kết quả tối ưu hóa quá trình tách chiết ..............................................................34 4.6.1. Chọn miền khảo sát .........................................................................................34 4.6.2. Thiết lập mô hình ............................................................................................35 4.6.3. Tối ưu hóa quá trình chiết cao.........................................................................38 4.6.4. Kết luận ...........................................................................................................39 4.7. Kết quả xác định một số thành phần hóa học của cao rau diếp cá .....................40 4.8. Kết quả khảo sát khả năng chống oxy hóa .........................................................40 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................42 5.1. Kết luận ..............................................................................................................42 5.2. Đề nghị ...............................................................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................43 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với nguồn dược liệu phong phú và đa dạng. Hệ thực vật Việt Nam có trên 10000 loài trong đó có khoảng 3200 loài cây thuốc. Thuốc chữa bệnh là một thành phần không thể thiếu được trong cuộc sống. Từ xa xưa cho đến hiện nay, con người đã biết sử dụng các cây cỏ vào điều trị bệnh. Mặc dù các loại thuốc tây y chiếm một phần lớn trong phương pháp điều trị nhưng thuốc có nguồn gốc thảo dược vẫn đứng một vị trí hết sức quan trọng. Trên thế giới, nguồn thực vật vô cùng phong phú và là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều tác giả trong mục đích tìm kiếm chất mới có hoạt tính sinh học cũng như tìm ra các nguyên liệu chữa bệnh [21]. Việc nghiên cứu thuốc ở nước ta những năm gần đây đã có nhiều bước phát triển. Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài thực vật giúp các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn và sử dụng hiệu quả hơn nguồn dược liệu sẵn có đồng thời góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp hóa dược trong nước phát triển, khoa học hóa nền Y học Cổ truyền. Diếp cá là một loại thực vật được trồng rất phổ biến ở Việt Nam và một số nước châu Á. Trong đông y, diếp cá được sử dụng trong các bài thuốc để trị bệnh trĩ, mụn nhọt, lên sởi, đau mắt [12]. Diếp cá là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau và đã được báo cáo là có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường đáp ứng miễn dịch do chứa nhiều thành phần có hoạt tính sinh học cao, đặc biệt là các hợp chất thuộc nhóm flavonoid như rutin, quercetine [6]. Các hợp chất có hoạt tính sinh học hiện nay được nghiên cứu rất nhiều, đặc biệt hướng tách chiết chúng từ các loại cây cỏ, thảo dược và ứng dụng vào trong y học. Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu điều kiện tách chiết cao rau diếp cá” là một hướng nghiên cứu cần thiết. 2 1.2. Mục đích - Nghiên cứu tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết cao rau diếp cá dựa trên khả năng chống oxy hóa. - Khảo sát một số thông số vật lý và thành phần hóa học có trong cao chiết rau diếp cá. 1.3. Yêu cầu - Lựa chọn được phương pháp trích ly dịch chiết + Phương pháp tách chiết bằng sóng siêu âm. + Phương pháp tách chiết bằng bể ổn nhiệt. - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng chống oxy hóa của cao chiết: Nhiệt độ, thời gian, nồng độ cồn, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi. - Khảo sát khả năng chống oxy hóa của cao rau diếp cá. - Xác định một số thành phần hóa học trong cao rau diếp cá. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Tối ưu hóa được quá trình tách chiết cao rau diếp cá dựa trên khả năng chống oxy hóa. Kết quả nghiên cứu thu được sẽ là nguồn tư liệu bổ sung cho các nhà nghiên cứu các hoạt tính sinh học của thực vật. Giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với các thao tác kỹ thuật trong thực tế, củng cố các kiến thức đã học. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Nhằm giúp cho việc ứng dụng rau diếp cá ở phạm vi rộng một cách khoa học hơn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe. Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng của rau diếp cá. Là cơ sở cho các thử nghiệm sử dụng các hoạt chất có tính chống oxy hóa sử dụng trong y học, dược học và đời sống con người, góp phần nâng cao giá trị sử dụng của rau diếp cá. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Khái quát chung về cây rau diếp cá 2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm thực vật Cây diếp cá còn có tên là cây giấp cá, lá giấp, ngư tinh thảo. Tên khoa học là Houttuynia cordata Thunb. Giới: Plantae Bộ: Piperales Họ: Saururacea Chi: H. Thunb Loài: Houttuynia Cordata [13]. Diếp cá là một loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 40cm. Thân ngầm mọc bò ngang trong đất, màu trắng, hơi có lông, bén rễ ở các mấu. Thân đứng, nhẵn, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc so le hình tim, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu tím, hơi có lông dọc theo gân lá của cả hai mặt, gân chính 7; cuống lá dài, có bẹ; lá kèm có lông ở mép. Cụm hoa hình bông dài 2 – 2.5cm, mọc ở ngọn thân, mang nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt; dài 4-6cm, rộng 3-4cm, có 5-7 gân gốc [3]. [4]. Hình 2.1. Hoa và lá diếp cá Hoa nở vào tháng 5 - 8. Cụm hoa hình bông dài 2.5cm bao bởi 4 lá bắc màu trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt. Trông toàn bộ bề ngoài của cụm 4 hoa và lá bắc giống như một cái hoa đơn độc. Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn [13]. Rau diếp cá phân bố từ Nhật Bản, Trung Quốc tới Nêpan, Ấn Độ, các nước Đông Dương và Indonesia. Ở nước ta, cây mọc rất phổ biến. Thường gặp mọc hoang nơi ẩm ướt trên các bãi ven suối, bờ sông. Cũng thường được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Diếp cá là loại rau rất quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của các gia đình Việt Nam, thường dùng làm rau ăn sống, làm gia vị cùng các loại rau khác [18]. [22]. 2.1.2. Thành phần hóa học Bảng 2.1. Thành phần hóa học của rau diếp cá [4]. STT Thành phần hóa học Hàm lƣợng Đơn vị 1 Nước 91.5 g% 2 Protid 2.9 g% 3 Glucid 2.7 g% 4 Lipid 0.5 g% 5 Cellulose 1.8 g% 6 Dẫn xuất không protein 2.2 g% 7 Kháng toàn phần 1.1 g% 8 Vitamin C 68 mg% 9 Carotene 1.26 mg% 10 Kali 0.1 mg% 11 Calcium 0.3 mg% Trong diếp cá có khoảng 0.0049% tinh dầu và một ít chất alcaloid gọi là cordalin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là metylnonylxeton CH 3CO(CH2)8CH3 (có mùi rất khó chịu), chất myrcene C10H46, caprinic acid C9H19COOH và laurinaldehyde. Hoa và quả chứa chất isoquercitin và không chứa quercitin. Độ tro trung bình là 11.4%, tro không tan trong HCl là 2.7% [4]. 5 Thành phần hóa học của diếp cá gồm có: flavonoid, tinh dầu, alcaloid và một số thành phần khác [13]. Flavonoid Diếp cá có chứa thành phần flavonoid hết sức phong phú. Các flavonoid đáng chú ý trong diếp cá có thể kể đến như phloretin, afzelin, rutin, quercitrin, isoquercitrin [4]. Trong đó quercitrin, isoquercitrin và phloretin được coi là những hợp chất có tác dụng chống ung thư, tác dụng ngăn chặn gốc tự do và được dùng để điều trị. Ngoài ra còn một số flavonoid khác cũng không kém phần quan trọng: hyperin, avicularin [2]. O H H O O H H O O O O O H H O H O O O H Quercetin H O O O O H O H O H Quercitrin Tinh dầu Toàn thân diếp cá chứa tinh dầu, đây là thành phần làm cho dược liệu có mùi đặc biệt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu diếp cá là các nhóm aldehyde và các dẫn xuất ceton như methyl n-nonyl ceton (đây là chất làm cho Diếp cá khi vò có mùi tanh), L-decanal, L-dodecanal. Nhóm terpen bao gồm các chất : α-pinen, camphen, myrcene, limonene, linalol, bornyl acetate, geraniol và caryophyllene [3]. Ngoài ra, tinh dầu còn chứa acid caprinic, lauryl aldehyd, benzamid, acid hexadecanioc, acid decanoic, acid palmitic, acid linoleic, acid oleic, acid stearic, aldehyd capric, acid clorogenic, lipid và vitamin K [3]. [9]. 6 Alcaloid Từ diếp cá đã phân lập được β-sitosterol, một số alcaloid có hoạt tính sinh học được tìm thấy trong cây diếp cá là: aristolactam A, aristolactam B, piperolactam A, norcepharadion B, cepharadion A, cepharadion B, splendidin [2]. Các thành phần khác Trong cây diếp cá còn có nhiều thành phần như: nước 91.5%, protid 2.9%, lipid 0.5%, cellulose 1.8%, dẫn xuất không protein 2.2%, khoáng chất toàn phần 1.1% (trong đó có calcium, kali, caroten và vitamin C). Người ta còn tìm thấy trong thành phần diếp cá có chứa Fe, Mg, Mn đây là những khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, không tìm thấy các kim loại nặng như Asen, Cadimi, Chrom, hay Chì trong mẫu phân tích [4]. 2.1.3. Hoạt tính sinh học Tác dụng kháng virus Theo Kyoko Hayashi và cộng sự diếp cá ức chế trực tiếp virus herpes chủng 1 (HSV-1), virus cúm, virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người loại 1 (HIV-1) mà không biểu hiện độc tính, nhưng không chống lại poliovirus và coxsackie virus. Mức độ giảm virus liên quan đến thời gian xử lý bằng thuốc. Ba thành phần chính có tác dụng là: xeton methyl n-nonyl, aldehyde lauryl và aldehyde capryl [26]. Tác dụng chống ung thƣ máu Công trình nghiên cứu của Chang Jung-San và cộng sự, mục đích để đánh giá tác dụng chống ung thư máu của H. Cordata và Bidens pilosa. Năm dòng tế bào ung thư máu, theo thứ tự là L1210, U937, K562, Raji và P3HR1 được nuôi cấy với chất chiết xuất của H. Cordata và Bidens pilosa. Kết quả cho thấy chiết xuất từ các dược liệu trên có tác dụng ngăn chặn 5 dòng tế bào này [24]. Tác dụng chống viêm tuyến vú Công trình nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Thú y, thuộc Viện đại học Nông nghiệp Zbejiang, Hangzbou, Trung Quốc. Từ H. Cordata, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất được chất Houttuynia, sau đó cho Houttuynia phản ứng với 7 bisulphat natri để có được chất Houttuynin bisulphat natri. Từ chất này, họ đã chế biến được một dung dịch tiêm vào vú để điều trị bệnh viêm tuyến vú ở bò. Thử nghiệm trên 52 trường hợp viêm tuyến vũ ở bò được chia làm 2 nhóm: nhóm 1 tiêm 80mg dung dịch H. bisulphat Na và nhóm 2 tiêm 800.000 đơn vị Penicillin kết hợp với 1g Streptomycin. Kết quả cho thấy 88.2% viêm tuyến vú đã điều trị khỏi với H. bisulphat Na, so với 90% được chữa lành với Penicillin + Streptomycin. Như vậy, không có sự khác biệt đáng kể trong điều trị viêm tuyến vú cấp tính giữa 2 nhóm trên [30]. Tác dụng lợi tiểu Tác dụng này có được có thể là do liên quan đến các chất quercitrin, isoquercitrin và muối kali trong cây diếp cá. Khi dùng dịch chiết nước diếp cá để ngâm tưới trên thận của cóc và chân của ếch thì nhận thấy các vi mạch máu giãn nở, làm gia tăng sự lưu thông của máu và tạo ra sự tăng bài tiết nước tiểu. Chất isoquercitrin còn có tác dụng làm tăng sự bền chắc của các vi mạch máu. Vì vậy các bệnh nhân cao huyết áp nên ăn thêm diếp cá để giúp lợi tiểu, hạ huyết áp, đồng thời giúp mạch máu vững chắc hơn [22]. Tác dụng chống oxy hóa Diếp cá có tác dụng kháng bleomycin (chất gây ra sự xơ hóa phổi ở chuột). Mặc dù dịch chiết nước diếp cá có tác dụng dọn sạch gốc tự do và tác dụng ức chế oxy hóa xanthin yếu hơn vitamin E nhưng hoạt tính ức chế sự peroxide hóa lipid tế bào gan ở chuột tương đương với vitamin E. Diếp cá có chứa các hợp chất flavonoid như phloretin-2’-0- β-Dglucopyranosid, quercetin-3-0-β D-galactopyranosid có tác dụng đối với sự peroxy hóa lipid màng tế bào gan bằng cách hạn chế quá trình peroxy góp phần bảo vệ tế bào và duy trì sự hoạt động bình thường của tế bào [5]. Tác dụng kháng khuẩn Diếp cá có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của các vi khuẩn Steptococcus pneumonia, Staphylococcus aureus. Pseudomonas aeruginosa. Tác dụng mạnh mẽ 8 trên các vi khuẩn Bacillus cereus, Bacillus subtilis, Vibrio parahaemolyticus và E.coli. Ngoài ra chúng còn có khả năng diệt được Gonococcus (gây bệnh lậu mủ) và ngăn cản sự phát triển của các siêu vi trùng cảm cúm [22]. 2.1.4. Tác dụng dược lý Theo Đông y, diếp cá có vị đắng, tính ôn, tác dụng vào các kinh mạch Đại tràng, vì vậy ngoài công dụng là một loại rau ăn sống, diếp cá còn có tác dụng: - Giải nhiệt và giải độc, làm giảm sưng viêm, trị ung nhọt trong các trường hợp ung nơi phổi, do hỏa vương tại Phế với đờm dày đặc màu vàng xanh, trị ho ra máu. - Giải độc ung nhọt ngoài da, chữa vết thương do rắn hay côn trùng cắn. - Làm thông thoát khí ứ đọng, giúp tiêu hóa tốt và lợi tiểu. - Đặc biệt tác dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả, do có khả năng bảo vệ làm bền thành mao mạch. Ở Trung Quốc, một hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn đã được phân lập từ cây diếp cá và bào chế thành thuốc viên và thuốc tiêm để điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Ở Nhật Bản, thân rễ diếp cá có trong thành phần của một số chế phẩm thuốc dùng chữa một số bệnh của phụ nữ [3]. [4]. [18]. Một số bài thuốc dân gian từ diếp cá [1]. . - Trị mụn nhọt sưng đỏ (chưa có mủ): 12g diếp cá, rửa sạch, giã nát đắp vào mụn nhọt rồi băng lại. Ngày thực hiện 2 lần. Làm trong 3 ngày, mụn nhọt sẽ đỡ sưng đau nhanh chóng. - Chữa đau mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh: 35g diếp cá, rửa sạch, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo nước, rồi giã nát, ép vào 2 miếng gạch sạch, đắp lên mắt sưng đau khi đi ngủ. Thực hiện trong 3 ngày. - Trị chứng đái buốt, đái dắt: rau diếp cá 20g, rau má, rau mã đề mỗi vị 40g rửa sạch, giã nát lấy nước trong. Ngày uống 3 lần. Thực hiện trong 3 ngày. 2.1.5. Một số sản phẩm từ rau Diếp cá Ở Việt Nam, hiện nay các công ty dược phẩm đã nghiên cứu và sản xuất nhiều loại trà và loại thuốc có thành phần rau diếp cá, đặc biệt là hàm lượng vitamin, 9 quercitin trong rau có tác dụng chữa nhiều loại bệnh và đã được ứng dụng vào trong lĩnh vực thưc phẩm, y học, thực phẩm chức năng. - An trĩ vương ( Công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại Hồng Bảng). CÔNG THỨC: Hàm lượng trong một viên: Cao diếp cá 450mg Cao đương quy 150mg Magie carbonat 108mg Rutin 25mg Curcumin 10mg CÔNG DỤNG: Hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, đau rát, ngứa,...) và các biến chứng xuất huyết của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn,...). Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón. Giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa. - Helaf (Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang). CÔNG THỨC: Hàm lượng trong một viên: Cao khô diếp cá 210mg Cao khô rau má 45mg Kollidon CL - M, sáp ong trắng, dầu nành, vỏ nang gelatin. CÔNG DỤNG: Helaf có tác dụng hỗ trợ điều trị trĩ, táo bón và kiết lỵ. Helaf giúp giải nhiệt, thông tiểu, mát gan, giải độc, kháng viêm, giúp vết thương chóng 10 lành và mau lên da non, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. - Cenditan (Công ty Cổ phần Dược phẩm 3/2/). CÔNG THỨC: Hàm lượng trong một viên: Cao diếp cá 75mg Bột rau má 300mg CÔNG DỤNG: Trị táo bón, trĩ. Giải nhiệt, thông tiểu, mát gan, giải độc. - Ruton (Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC). Trà túi lọc Ruton là sản phẩm truyền thống của OPC, sản phẩm có tính lợi tiểu, an thần nên trị được cao huyết áp. Có tác dụng chống dị ứng trong những chứng mẩn ngứa, nổi mề đay do dị ứng với thức ăn, vật lạ tiếp xúc. CÔNG THỨC: Diếp cá 915mg Hoa hòe 540mg Hoa cúc 45mg CÔNG DỤNG: Thông tiểu, nhuận tràng, dùng làm thức uống hàng ngày cho mọi người. Trị các chứng liên quan đến tình trạng giãn tĩnh mạch: nặng chân, trĩ nội, trĩ ngoại. Trị táo bón, mụn nhọt, dị ứng (nổi mề đay, tiếp xúc vật lạ, dị ứng thức ăn). Ngăn ngừa vỡ mao mạch, xuất huyết não ở người cao tuổi. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp và cầm máu trong các trường hợp sốt xuất huyết độ. - Triselan (Công ty Cổ phần Dược phẩm Đông Dược). Thành phần chính: diếp cá, chỉ xác, cam thảo, đương quy, hoàng liên, hoa hòe, thăng ma, kim ngân hoa, trắc bách diệp, sinh địa... 11 Tác dụng: Tăng sức đề kháng mạch, giảm tính thấm ngấm. Chỉ định: Suy tĩnh mạch, chân nặng, chuột rút, phù, trĩ nội, trĩ ngoại. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 2.2.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Koahsiung, Đài Loan, diếp cá có tác dụng ức chế đáng kể đổi với sự sinh sản của virus herpes simplex. Nó được xem là dược thảo chữa trị bệnh này. Đại học Koahsiung cũng phát hiện diếp cá có tác dụng ngăn chặn 5 dòng tế bào ung thư máu [24]. Một số nghiên cứu khác cho thấy diếp cá có tác dụng chống viêm xoang kinh niên và polyp, làm tăng tưới máu sau phẫu thuật [27]. Chất Houttuynin bisulphat natri chiết xuất từ nó có thể điều trị viêm tuyến vú [30]. Sunhee Shin, Seong Soo Joo và các cs (2010) nghiên cứu tác dụng chống viêm của dịch chiết diếp cá bằng phương pháp chiết xuất siêu tới hạn (HSE), kết quả cho thấy trong thành phần của loại cây này có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế TNF- α, NO (oxit nitric) cũng như các tác nhân gây viêm túi khí ở chuột, HSE được coi là một phương pháp tốt hơn cả thay thế chiết xuất bằng nước để làm giảm hoạt lực các yếu tố viêm [31]. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Diếp cá là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau và đã được báo cáo là có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường đáp ứng miễn dịch do chứa nhiều thành phần có hoạt tính sinh học cao, đặc biệt là các hợp chất thuộc nhóm flavonoid như rutin, quercetin [6]. Tác giả Phan Văn Cư, Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa Học Huế đã chọn nghiên cứu chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp vi sóng và phân lập Flavonoid trong dịch chiết cây diếp cá (Houttuynia cordata Thunb) ở tỉnh TT Huế. Với phương pháp chưng cất tinh dầu có sự hỗ trợ của vi sóng tác giả đã thu được hiệu suất tinh dầu nhiều hơn phương pháp chưng cất tinh dầu cổ điển (gấp 3.3 lần) và thời gian chưng cất cũng nhanh hơn gấp 12 lần. Cả hai phương pháp đều cho 3 cấu tử chính như nhau nhưng tổng thành phần của 3 cấu tử chính trong PPVS (68.38%)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan