Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Cẩm nang hội thẩm

.PDF
506
232
115

Mô tả:

thl Tvien HVTP ■Vi . HOC VIEN TU PHAP CAM NANG h Oi t h ^ m LD I XH I NHA XUAT BAN LAO DONG - XA HOI cổm nang HỘI THẨM ú iịễ t flPlÁfL lọL& I tê it A o' k h ó a b iỀ l ÒẬÌ e â *tạ n ạ h Ề điỀLú^ ÌẨỊẨ^ e ỉu i riê itạ . m ìn h MS: 28-172 15-12 HỌC VIỆN Tư PHÁP ■ ■ Chủ biên: TS. Phan HÛÜ Thư Cẩm nang HỘI THẨM H^' ' C V Ì É N T ' ^ FH'iNbi, ;N ị J NHÀ XUẤT BÀN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. PHAN HỮU THƯ Cuốn sách được nhận xét bỏi: P(,S.,TS. NCỈƯYỄN NHƯ PHÁT TS. NGUYỄN SƠN Tập thê tá c giả: TT Tác giả Nội dung Phần th ứ nhất. NHỮNG VẤN ĐỂ CHUNG VỀ HỘI THẨM 1 Vị trí, vai trò của HÔI thẩm trong hoạt động xét xử Nguyễn Vàn sản của Tòa án nhân dân 2 Nguyên tắc "Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đỏc lập và chỉ tuân theo pháp luật" Phạm Hưng 3 Quy định của pháp luàt về tiêu chuẩn, thủ tục bầu. cử. mỉễn nhiệm, bâi nhiêm, nhiêm vụ và quyền hạn của HỘI thẩm và những nguyên tắc hiến định về hoat đõng của Tòa án nhân dân TS. Nguyễn Thành Tri 4 Hội thẩm nhân dân vớí còng tác phổ biến, giáo dục pháp luât thông qua hoat động xét xử TS. Dương Thị Thanh Mai 5 Quan hê của Hội thẩm VỚI người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tung và phương tiên thông tin đai chúng Nguyễn Vàn Gián 6 7 Hôi thẩm nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp tại Viêt Nam Mỏt số suy nghĩ vể hoạt động xét xử của HỎI thẩm nhân dân ThS. Nguyễn Quốc Hội Nguyễn Vàn Gián Hoàng Minh Vượng TT Nội dung Tác giả Phần th ứ hai. PHÁP LUẬT NỘI DUNG VÀ TÔ' TỤNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA HỘI THẨM 1 Một số vấn đề cơ bản của pháp luật hình sự PGS.TS. Trần Văn Đõ 2 Một số vấn để cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự ThS. Đinh Văn Quế 3 Một sô' nội dung cơ bản của pháp luật dân sự TS. Đinh Vãn Thanh 4 Một sô' nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng dân sư ThS. Lé Thu Hà • 5 Một số nội dung cơ bản của pháp luật về hôn nhân và gia đình TS. Hà Thị Mai Hiên 6 Một số nội dung cơ bản của pháp luật về đất đai ThS. Trần Quang Huy 7 Một số nôi dung cơ bản của pháp luật kinh tế TS. Phan Chi Hiếu 8 Một số nội dung cơ bản của pháp luật lao động ThS. Trần Minh Tiến 9 Một số nội dung cơ bản của pháp luât hành chính rs. Trần Minh Hương 10 Một số nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng hành chính TS. Nguyễn Thanh Bình Phần th ứ ba. KỸ NĂNG THAM GIA XÉT x ử CỦA HỘI THẨM n h à n d â n TS. Nguyễn Văn Huyên 1 Kỹ nàng nghiên cứu hổ sơ vụ án hinh sự 2 Kỹ năng tham gia xét xử tại phiên tòa hình sư 3 Kỹ năng nghiên cứu hổ sơ vụ án dân sự, kinh tế, lao động ThS. Lê Thu Hà TS. Phan Chí Hiếu ThS. Nguyễn Thị Kim Phụng 4 Kỹ năng tham gia xét xử tại phiên tòa dân sự TS. Phan Hữu Thư 5 Kỹ năng tham gia phiên tòa giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại TS. Phan Chi Hiếu 6 Kỹ năng tham gia xét xử một số loại án lao động ThS. Nguyễn Việt Cường ThS. Trần Minh Tiến 7 Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính TS. Nguyễn Thanh Binh 8 Kỹ năng tham gia xét xử tại phiên tòa hành chinh Vũ Khắc Xương TS. Nguyễn Đức Mai 6 Trần Vàn Vy LÒI GIÓI THIỆU Nghị quyết sô' 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một s ố nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới cùng với tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay đ ã đặt các cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp trong đó có Hội thẩm trước yêu cầu mới, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả công tác nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đ ể hoàn íhành được nhiệm vụ chính trị của mình, Hội thẩm phải không ngừng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức nghê' nghiệp, không ngừng học tập đ ể nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp theo tinh thần “Phụng công thủ phấp Chí công vô tư” mà Bác Hồ dạy. Nhằm đáp ứng với nhu cầu và nhiệm vụ chính trị đố, Học viện Tư pháp xuất bản cuốn sách “Cẩm nang Hội thẩm” với mục đích trang bị cho Hội thẩm kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng xét xử của Hội thẩm. Cuốn “Cẩm nang Hội thẩm*' được biên soạn bởi các nhà khoa học và Cán bộ Tư pháp, những người nhiều năm nghiên cứu về khoa học pháp ìý hoặc nhiều năm gắn bó với công tác xét xử qua các vai trỏ: Thẩm phán; Hội thẩm. Vì vậy, nội dung cuốn sách không chỉ cập nhật được những kiến thức pháp luật mà còn chứa dựng nhiêu bài học sáu sắc và b ổ ích về kỹ năng nghiệp vụ Hội thấm. Xin trân trọng giới thiệu cùng hạn đọc. HỌC VIỆN T ư PHÁP BẢNG CHỮ VIẾT TẮT V iết là TT 8 Thay bằng 1 BLDS Bộ luật Dãn sự 2 BLHS Bộ luật Hình sự 3 BLLĐ Bộ iuật Lao động 4 BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự 5 BLIIHS Bộ luật Tố tụng hình sự 6 HĐND Hội đổng nhân dân 7 HĐLĐ Hợp đồng lao động 8 PLTTGQCVAHC Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 9 TAND Tòa án nhản dân 10 TANDTC Tòa án nhân dân tối cao 11 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 12 UBND Uỷ ban nhân dân 13 VKSND Viện Kiểm sát nhân dân 14 VKSNDTC Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Phần thứ nhất NH0NG VẤN ĐÊ CHUNG VÊ HỘI THẨM ■ I. VỊ T R Í, VAI TRÒ CỦA H ỘI THẨM trong H O Ạ T ĐỘNG X É T x ử CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hổ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - Nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á. Và cũng chỉ sau hơn 10 ngày thành lập nước, ngày 13/9/1945, Chủ tịch Hổ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 33/CV thiết lập các Tòa án quân sự và tiếp theo đó, Người đã ký một loạt sắc lệnh về tổ chức và hoạt động của Tòa án mà điển hình là sắc lệnh 13/SL ngày 24/01/1946 về lổ chức Tòa án và các ngạch Thẩm phán. Như vậy, bộ máy tư pháp cũ của chính quyền thực dân, phong kiến đã bị đập tan và bộ máy tư pháp kiểu mới đã được thiết lập. Đặc trưng của bộ máy tư pháp mói này là nó được tổ chức và hoạt động trên cơ sở các nguyên tắc dân chủ, trong đó có một nguyên tắc rất quan trọng là thu hút nhân dân lao động tham gia vào công việc của Tòa án. v ề vấn đề này, V .I. Lênin đã chỉ rõ trong tác phấm "Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết" rằng: "Cách mạng Tháng Mười đã hoàn thành và hoàn thành thắng lợi. Để thay thế Tòa án cũ, cuộc cách mạng đã thiết lập Tòa án mới có tính chất nhân dân.,, xây dựng trên các nguyên tắc là các giai cấp lao động bị bóc lột và chỉ có các giai cấp ấy thôi tham gia quản lý nhà nước"'. Tư tưởng đó của V.I. Lênin đã được thể hiện trong các sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về tổ chức và hoạt động của Tòa án. Trong Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 đã nói rõ việc xét xử của Tòa án có các Phụ thẩm nhân dân (nay là Hội thẩm nhân dân) tham gia. Tuy mức độ tham gia của Phụ thẩm nhân dân ở các phiên tòa tiểu hình và đại hình có khác nhau nhưng đều thể hiện tính nhân dân v .ỉ. Lê nin toàn tập, tập 36, N XB Tiến bộ M atxcơva, 1977, trang 199. 11 của nền tư pháp mới. Tiếp đó, khi Hiến pháp năm 1946 được ban hành thì nguyên tắc đại diện của nhân dân tham gia xét xử đã Irớ thành một nguyên tắc hiến định. Các bản Hiến pháp sau này của Nhà nước ta như Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2002 đều ghi nhận nguyên tấc này. Điều 129 Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2002 quy định: "Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Tòa án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2002, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) năm 2002 và Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm TAND năm 2003 đã cụ thể hoá địa vị pháp lý của Hội thẩm trong hoạt động xét xử của Tòa án. Theo các văn bản pháp luật hiện hành thì chế độ cử Hội thẩm nhân dân (sau đây gọi tắt là Hội thẩm) được thực hiện đối với Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) và các Tòa án quân sự. Chế độ bầu Hội thẩm được thực hiện đối với TAND địa phương. Quyền lực của nhân dân trong chế định Hội thẩm được cụ thể hoá bằng quy định ở Điều 41, 42 Luật Tổ chức TAND năm 2002: “Hội thẩm TAND địa phương do Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và do HĐND cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án TAND cùng cấp sau khi thống nhất với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp. Nhiệm kỳ của Hội thẩm TAND địa phương theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp. Số lượng Thẩm phán của TANDTC, số lượng Thẩm phán và Hội thẩm của các TAND địa phương do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án TANDTC”. Bản thân chế định Hội thẩm là sự thể hiện tư tưởng “lấy dân 12 làm gốc”, bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án. V ì rằng, Tòa án là cơ quan quyền lực của Nhà nước, nhà nước thông qua Tòa án để thực hiện quyền lực tư pháp của mình. TAND thực hiện chức năng bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản nhà nước, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Chính bằng hoạt động xét xử, Tòa án giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, tôn trọng pháp iuật, đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của nhân dân. Hội thẩm bằng sự tham gia của mình vào Hội đổng xét xử mà thực hiện quyền lực tư pháp, thông qua đó để nhân dân tham gia một cách có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước nói chung và hoạt động của Tòa án nói riêng. Vai trò đầy trọng trách của Hội thẩm không chỉ có tính đại diện mà còn thực thi quyền lực tư pháp của nhân dân bằng việc tham gia hoạt động xét xử của Tòa án. Luật Tổ chức TAND năm 2002 tại Điều 5 quy định: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Tư pháp với nghĩa chung nhất là ý tưởng về một nền công lý, đòi hỏi hoạt động của Tòa án nhằm giải quyết mọi tranh chấp, xử lý mọi hành vi trái pháp luật xảy ra trong xã hội phải đúng pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng và bảo đảm trật tự kỷ cương theo thể chế nhà nước mà Hiến pháp và pháp luật quy định. Những người tiến hành tố tụng phải tuân thủ pháp luật và không trái với ý chí của nhân dân. Mọi quyết định của Tòa án nhân danh nhà nước phải tuân thủ pháp luật và hiển nhiên là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Pháp luật nước ta đã quy định chế định Hội thẩm, để nhân dân có thể trực tiếp tham gia hoạt động xét xử của Tòa án, đổng thời thông qua Hội thẩm để kiểm tra hoạt động đó. Theo quy định của pháp luật, Hội thẩm tham gia trực tiếp trong việc đưa ra phán quyết 13 của Tòa án và cùng với Thẩm phán ra những bản án và quyết định đúng pháp luật, hợp lý, hợp tình. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói tại Hội nghị học tập của ngành cán bộ tư pháp nãm 1950; “Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế cũng chưa đủ. Không thể chỉ giới hạn hoạt động của mình trong khung Tòa án. Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân...”^. Muốn đưa ra phán quyết đúng, giải quyết các tranh chấp đúng pháp luật, hợp với lẽ công bằng, xử phạt đúng người, đúng tội, được quần chúng nhân dân ủng hộ, hiển nhiên đòi hỏi những người làm công tác xét xử phải có đạo đức trong sáng, có bản lĩnh, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Ngoài ra, để Hội đồng xét xử có phán quyết đúng đắn, đòi hỏi họ cũng phải có kiến thức và vốn hiểu biết cuộc sống, có kinh nghiệm hoạt động xã hội. Vì thế quy định của pháp luật có sự tham gia của Hội thẩm trong Hội đồng xét xử là sự bổ sung cần thiết trong những lĩnh vực đó. Hơn nữa, Hội thẩm là đại diện của các giới, các ngành, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và do Mặt trận tổ quốc các cấp giới thiệu cho u ỷ ban Thường vụ Quốc hội và HĐND địa phucfng. Hội thẩm có thể phản ảnh một cách khách quan cách nhìn nhận về sự kiện, vụ việc từ suy nghĩ, tâm tư của quần chúng nhân dân, chứ không phải từ góc độ của một luật gia thuần tuý. Hội thẩm có đời sống chung trong cộng đồng, trong tập thể lao động, nên Hội thẩm hiểu sâu hơn tâm tư nguyện vọng của quần chúng, nắm bắt được dư luận quần chúng nhân dân. Khi được cử hoặc bầu làm Hội thẩm TAND, Hội thẩm không tách khỏi hoạt động lao động sản xuất của cơ quan, đơn vị, cơ sở của mình. Với vốn hiểu biết thực tế, kinh nghiệm trong cuộc sống, với sự hiểu biết về phong tục, tập quán ở địa phương, Hội thẩm sẽ bổ sung cho Thẩm phán những kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét xử ' Hồ Chí Minh, Nhà nước và Pháp luật, N X B Pháp Lý. Hà Nội, 1985, trang 188 14 để có được một phán quyết của Tòa án đúng pháp luật, được xã hội đổng tình. Thực tiễn cho thấy rằng những người được cử hoặc bầu làm Hội thẩm là những người có uy tín trong xã hội, được quần chúng tín nhiệm và có một ảnh hưởng nhất định trong xã hội, họ thường là những người có lối sống gương mẫu, có phẩm chất tốt, là tấm gương trong lao động, công tác. Nhân dân tin cậy vào sự công minh và vô tư của họ. Qua sự tham gia xét xử của Hội thẩm, uy tín của cơ quan xét xử ngày càng được nâng cao và được nhân dân tin cậy, ủng hộ. Vai trò của Hội thẩm không chỉ dừng lại ở tham gia hoạt động xét xử và đưa ra phán quyết đúng pháp luật mà còn có ý nghĩa to lớn trong công tác tuyên truyền pháp luật. Dư luận công chúng luôn luôn ủng hộ những quyết định đúng đắn của TAND. Bằng vai trò cá nhân, Hội thẩm đóng góp nhất định trong việc giữ gìn “tình làng nghĩa xóm”, ổn định xã hội, phòng chống tội phạm. Ngoài trách nhiệm theo luật định, Hội thấm còn có nghĩa vụ đạo đức đầy trọng trách trước dư luận xã hội. V ì thế, để đóng góp thực tế cho hoạt động xét xử, Hội thẩm không những phải tự mình nâng cao và cập nhật tri thức, hiểu biết pháp luật, mà còn có nghĩa vụ nghiên cứu kỹ những quy phạm pháp luật mới để áp dụng khi xét xử. Lao động của Hội thẩm và Thẩm phán là lao động trí tuệ gian khổ, lao động đó đòi hỏi phải huy động rất nhiểu tố chất trong một con người: cả sự tinh tường về pháp luật, sự am hiểu thực tế, sự hiểu biết về tâm lý con người cụ thể, sự nhạy bén về chính trị, sự lịch lãm của văn hoá tố tụng, giàu lòng nhân ái và bản lĩnh của người chiến sĩ. Đặc điểm hoạt động của Hội thẩm - những người xét xử không chuyên nghiệp đòi hỏi họ phải vượt lên khó khăn, dành quỹ thời gian nhất định để cập nhật đường lối chính sách và pháp luật. Đây là trách nhiệm rất nặng nề đòi hỏi Hội thẩm vượt qua “mặc cảm” cá 15 nhân về trình độ chuyên môn xét xử của mình, để thực sự khẳng định vị tri, vai trò, địa vị pháp lý Hội thẩm theo luật định, nhằm góp phần thực thi những nguyên tắc hiến định trong hoạt động xét xử của Tòa án, để Tòa án của Nhà nước ta luôn luôn là Tòa án của dân, do dân và vì dân đúng như tên gọi: ‘T ò a án nhân dân 16 IL KH I X É T XỬ HỘI THẨM ĐỘC L Ậ P VÀ CHỈ TUÂN TH EO PH Á P LU Ậ T ở một số nước trên thế giới, theo nguyên tắc phân quyền còn gọi là: “Tam quyền phân lập”, hoạt động của nhà nước được chia thành ba chức năng chủ yếu: chức năng lập pháp thuộc về Nghị viện (Quốc hội), chức năng hành pháp thuộc về Chính phủ, chức năng tư pháp thuộc về Tòa án. Khác với các nước nói trên, Nhà nước của ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và HĐND là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quyền lực của Nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công rành mạch giữa ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2002 Điều 83 quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội ỉà cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Điều 109 quy định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bổ máv nhà-Diĩár từ trung tffflig 17 CNHT -2 ^ PHGNG r i U V f t í't*> ■ đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Điều 127 quy định; “TANDTC, các TAND địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chánh án TANDTC chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm báo cáo trước ưỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước”. Chánh án TAND địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND. Quán triệt quan điểm mọi quyền lực của Nhà nước ta thuộc về nhân dân, bảo đảm cho nhân dân tham gia công tác xét xử của Tòa án, ngay từ Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta - đã quy định: Trong khi xét xử việc hình sự thì phải có Phụ thẩm nhân dân (Hội thẩm), (Thời gian này, Phụ thẩm nhân dân chỉ tham gia xét xử việc hình sự). Đến Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2002, kế thừa và phát triển quy định của Hiến pháp năm 1946, đã mở rộng thẩm quyền của Hội thẩm không chỉ tham gia xét xử việc hình sự mà cả các việc về dân sự, và từ năm 1993 trở lại đây còn tham gia xét xử các tranh chấp về kinh tế, hành chính, lao động. Tuy nhiên, Hội thẩm chỉ tham gia xét xử theo trình tự sơ thẩm ở TAND địa phương và xét xử theo trình tự sơ thẩm đồng thòi là chung thẩm ở TANDTC. Để đề cao dân chủ trong xét xử ờ Tòa án các cấp, bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo, Điều 185 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2004) và Điều 52 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2005) đã bỏ quy định về xét xử theo 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
147