Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bản chất hiện tượng tâm lí người...

Tài liệu Bản chất hiện tượng tâm lí người

.DOC
42
581
147

Mô tả:

bản chất hiện tượng tâm lí người, nhận thức và các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐH GIÁO DỤC -----š š › › ----- TIẾU LUẬN MÔN HỌC : TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG Sinh viên : Nguyễn Thị Như Ngọc Lớp : K60 Sư phạm Vật Lý Giảng Viên : Trần Thị Quỳnh Trang Hà Nội, ngày 25/12/2016 Page 1 Page 2 MỤC LỤC I........................................................................................................................ NỘI DUNG TIỂU LUẬN .........................................................................................................................................................4 1. Bản chất của hiện tượng tâm lí người......................................................................................4 2. Nhận thức...................................................................................................................................4 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh...................................5 4. Vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh THPT.........................5 II. BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI....................................................................5 1. Khái niệm tâm lí..........................................................................................................................5 2. Bản chất của hiện tượng tâm lí người.......................................................................................6 2.1. Một số quan điểm về bản chất hiện tượng tâm lí người.........................................................6 2.2. Quan điểm duy vật biện chứng về hiện tượng tâm lí người...................................................6 a. Tâm lí người là chức năng của não............................................................................................6 b. tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan....................................................................7 d. Tâm lí người mang bản chất xã hội và tinh lịch sử.................................................................11 e. Chức năng của tâm lý..............................................................................................................16 3. KẾT LUẬN SƯ PHẠM...........................................................................................................16 III. NHẬN THỨC................................................................................................................................18 1. Thuyết nhận thức.....................................................................................................................18 2. Đặc điểm của nhận thức của học sinh....................................................................................20 3. Biện pháp phát triển nhận thức và động cơ cho học sinh....................................................22 IV. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH. . .23 1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của học sinh..................................23 2. Những biện pháp giúp học sinh định hướng nghề nghiệp phù hợp....................................31 3. Nhiệm vụ của giáo viên trong việc giúp các em học sinh định hướng nghề nghiệp............34 IV. VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH..36 Page 3 I. NỘI DUNG TIỂU LUẬN 1. Bản chất của hiện tượng tâm lí người - Phát biểu được khái niệm tâm lí, nêu các loại hiện tượng tâm lí và ý nghĩa của chúng đối với hoạt động sống và học tập của con người. - Giải thích được bản chất tự nhiên và xã hội của hiện tượng tâm lí người. - Phân tích được bản chất hoạt động của tâm lí: tâm lí chỉ được hình thành và phát triển trong hoạt động. - Phân tích được bản chất , đặc điểm và vai trò của giao tiếp đối với sự phát triển tâm lí. - Chức năng của tâm lí - Rút ra được ứng với bản thân và ứng dụng sư phạm trong quá trình dạy học. 2. Nhận thức - Nêu và làm rõ các đặc điểm của nhận thức - Đề xuất phương án phát triển nhận thức cho học sinh - Phân tích khái niệm động cơ theo quan điểm nhận thức - Biết cách hình thành động cơ cho việc dạy và việc học Page 4 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh - Nêu và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh - Đề xuất biện pháp giúp học sinh định hướng nghề nghiệp phù hợp 4. Vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh THPT II. BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI 1. Khái niệm tâm lí - Trong cuộc sống đời thường, chữ “ tâm ” thường được dùng ghép với các từ khác tạo thành các cụm từ “tâm đắc” , “tâm can”, “tâm địa”, “tâm tình”, “tâm trạng”,… được hiểu là lòng người , thiên về mặt tình cảm. - Theo từ điển Tiếng Việt (1988) tâm lí là ý nghĩa, tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người. VD : khi đứng trước một dòng sông, mắt bạn nhìn thấy hình dáng con sông , mặt nước lăn tăn sóng, hơi nước mà bạn cảm nhận được qua xúc giác, bạn cảm thấy thật thoái mái khi ngồi bên dòng sông này. Tất cả những điều trên tồn tại trong tâm trí bạn, có nghĩa là thế giới xung quanh đã được phản ánh trong não của ta. Page 5 ►Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não , thông qua lăng kính chủ quan của mỗi cá nhân. Tâm lí người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. 2. Bản chất của hiện tượng tâm lí người 2.1. Một số quan điểm về bản chất hiện tượng tâm lí người - Quan điểm duy tâm cho rằng: Tâm lí con người do thượng đế sáng tạo ra và nhập vào thể xác con người. Tâm lí không phụ thuộc vào khách quan cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống. - Quan điểm duy vật tầm thường : Tâm lí, tâm hồn được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra như gan tiết ra mật, họ đồng nhất cái vất lí,cái sinh lí với cái tâm lí, phủ nhận vai trò của chủ thể, tính tích cực, năng động của tâm lí, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội của tâm lí. - Quan điểm duy vật biện chứng : ● Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người. ● Tâm lí người mang bản chất xã hội và tính lịch sử. 2.2. Quan điểm duy vật biện chứng về hiện tượng tâm lí người a. Tâm lí người là chức năng của não - Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất có trước, tinh thần, tâm lí có sau. Nhưng phải bất cứ ở đâu có vật chất thì ở đó có tâm lí. Page 6 - Hình ảnh tâm lí có được là do thế giới khách quan tác động vào các giác quan của cơ thể rồi chuyển vào não. Não hoạt động theo cơ chế phản xạ từ đó sinh ra các hiện tượng tâm lí. - Sự hình thành tâm lí người chịu sự chi phối của hai hệ thống tín hiệu : hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở sinh lí của hoạt động trực quan, cảm xúc. Hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở của tư duy, ý thức , tình cảm và các chức năng cao cấp của con người. ► Như vậy, các hiện tượng tâm lí người có cơ sở sinh lí là hệ thống chức năng thần kinh cơ động của toàn bộ não, tâm lí chức năng của não. b. tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan - Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thế giới vật chất có những thuộc tính chung và một trong số đó là thuộc tính phản ánh. Phản ánh là sự tác động qua lại giữa các hệ thống vật chất và kết quả là mỗi một hệ thống đều giữ lại dấu vết của sự tác động đó. - Tuy nhiên, hình thức phản ánh của các hệ thống vật chất không như nhau mà tùy theo mức độ phát triển của chúng, chúng đạt đến các hình thức phản ánh khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ phản ánh vật lý đến phản ánh tâm lý. VD: + Hòn đá hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và nóng lên – đó cũng là phản ánh nhưng là hình thức phản ánh đơn giản, phản ánh vật lý. Page 7 + Rễ cây phát triển mạnh về phía có nhiều dinh dưỡng – là phản ánh sinh vật. - Phản ánh tâm lý : là hình thức phản ánh đặc biệt và chỉ cõ những sinh vật có hệ thần kinh, có não mới có phản ánh tâm lý. Đó là kết quả của sự tác động của hiện thực khách quan vào não người và do não tiến hành. *Điều kiện cần để có phản ánh tâm lí : Hiện thực khách Tác động quan Não người bình thường - Não người là tổ chức cao nhất của vật chất có cấu tạo tinh vi và hoàn thiện nhất. Trong quá trình sống và hoạt động của con người, các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh tác động vào con người được hệ thần kinh, được não tiếp nhận và nhờ hoạt động phân tích, tổng hợp của não mà xuất hiện những hình ảnh tâm lý về thế giới quan khách quan. Page 8 ►Như vậy, tâm lý là hình ảnh về hiện thực khách quan trong não bộ. Không có não hoạt động thì không có tâm lý. Mặt khác, không có hiện thực khách quan tác động vào não thì cũng không có tâm lý. Tuy nhiên, không phải cứ hiện thực khách quan trực tiếp tác động đến não là có hình ảnh tâm lí. Muốn có hình ảnh tâm lí thì điều kiện đủ là phải thông qua con đường hoạt động và giao tiếp. - Sản phẩm của sự phản ánh là hình ảnh tâm lí trên vỏ não mang tính tích cực và sinh động. Nó khác xa về chất so với các hình ảnh cơ học, vật lí, sinh lí,… Hình ảnh tâm lí mang tính tích cực bởi kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau, nhờ đó con người tích lũy được kinh nghiệm mới có sự tồn tại và phát triển. VD: trong một lần đi chơi ta quen được một người và có ấn tượng tốt về người đó, một thời gian sau gặp lại ta bắt gặp một hành động không hay của người đó thì thoạt tiên chúng ta sẽ không tin người đó có thể hành động như vậy và suy nghĩ nhiều lí do để biện minh cho hành động đó. Do đó có thể nói, kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau. c. Tâm lí người mang tính chủ thể Page 9 Các chủ thể HTKQ Hình ảnh phản ánh khác tâm lí Cùng 1 chủ thể khác nhưng ở các thời điểm, hoàn cảnh,trạng thái , … khác nhau. VD: + hai điều tra viên cùng tham gia khám nghiệm hiện trường nhưng do trình độ nhận thức , chuyên môn,.. khác nhau nên kết quả điều tra khác nhau. + Con trai yêu bằng mắt, con gái yêu bằng tai. Nguyên nhân mà tâm lí người này khác tâm lí người khác là : - Mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ. - Hoàn cảnh sống của mỗi cá nhân khác nhau, trong đó yếu tố giáo dục chiếm vị trí quan trọng là nguyên nhân cơ bản cho tâm lí mỗi cá nhân khác nhau. - Đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động , tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống dẫn đến tâm lí của người này khác tâm lí của người kia. - Vốn kinh nghiệm của mỗi cá nhân khác nhau. Page 10 d. Tâm lí người mang bản chất xã hội và tinh lịch sử Bản chất xã hội của tâm lý con người thể hiện ở chỗ, tâm lý con người có nguồn gốc xã hội và mang nội dung xã hội. Điều này được biểu hiện như sau: ●Tâm lý con người có nguồn gốc xã hội: Sự tồn tại và phát triển tâm lý con người luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng xã hội. VD: một trường hợp ở Ấn Độ vào năm 1920. Có hai em bé gái được tìm thấy trong hang cùng với bầy sói con. Nhìn nét mặt thì cô chị khoảng 7 đến 8 tuổi, cô em khoảng 3tuổi. Khi nhìn thấy, hai cô bé đó chỉ biết đi bằng tứ chi, ăn và uống đều liếm ngay dưới sàn nhà. Trong khi ăn, hễ có người đến gần là gầm gừ dữ tợn. Ban đêm sủa rống lên. Có thể thấy, sự phát triển tâm lý ở các cô bé này hoàn toàn không khác gì động vật. ► Như vậy, nếu một cá nhân mà tách khỏi cộng đồng xã hội loài người, thì cá nhân đó sẽ không thể có được những đặc điểm tâm lý của một con người với tư cách là thành viên của xã hội. Điều này được lý giải bởi nguồn gốc xã hội trong tâm lý con người. Bằng con đường di truyền sinh học, cá nhân tiếp nhận từ thế hệ trước những đặc điểm về giải phẫu sinh lý cơ thể và hệ thần kinh.Tuy nhiên, để trở thành thành viên của xã hội, cá nhân cần phải lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, các chuẩn mực … cần thiết, cá nhân phải thông qua các hoạt động giao lưu, học tập, Page 11 lao động trong điều kiện xã hội. Nhờ đó mà tâm lý của cá nhân mới được hình thành. Như vậy, tâm lý con người chỉ có thể được hình thành và phát triển trong điều kiện xã hội. ● Tâm lý của con người mang nội dung xã hội: tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào người thông qua hoạt động của mỗi người trong đó hoạt động xã hội là chủ yếu. - tâm lý con người chịu sự quy định của các quan hệ xã hội mà họ tham gia. Hoạt động xã hội là nhân tố quyết định chủ yếu đến tâm lí con người. Điều này được thể hiện qua các mối quan hệ kinh tế- xã hội, quan hệ đạo đức, quan hệ giáo dục,… VD: Một xã hội luôn đề cao những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp và luôn hướng con người đến sự hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp đó. Nếu một người sống trong xã hội đó thì tâm lí của người đó cũng phát triển theo quy luật của xã hội đó. - Tâm lí là sản phẩm của hoạt động của giao tiếp, trong đó giao tiếp là hoạt động quan trọng nhất. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Không có giao tiếp với người khác con người cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn.Nhu cầu của con người trước tiên là tiếp xúc với người khác. Khi tiếp xúc với nhau mọi người truyền cho nhau thông tin, kinh nghiệm, kiến thức làm cho tâm lý mỗi người trở nên phong phú, đa dạng,.. Page 12 VD: một người có tâm lý rụt rè, ngại giao tiếp nhưng khi buộc phải làm việc nhóm. Những người trong nhóm hết sức năng động và lạc quan. Sau thời gian làm việc và tiếp xúc, người mà trước kia từng rất ngại giao tiếp thì giờ đã trở nên bạo dạn và nhanh nhẹn. - Giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tâm lí. Trên thực tế, nếu con người khi sinh ra nhưng không sống trong xã hội loài người, không có sự giao tiếp giữa con người với con người thì sẽ không mang tâm lí. VD : một nhà nhân chủng học người Pháp đã gặp một cô bé lên 10 sống tại rừng rậm ven sông Amazon . Ông đã mang về Pari nuôi dạy.Mười mấy năm sau hình dáng và tâm lý cô gái đã thay đổi đến mức người ta không thể phân biệt được cô với các cô gái khác ở Pari. - Tâm lí của mội cá nhân là kết quả lĩnh hội tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội loài người, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động giao tiếp. VD : trong 1 làng có truyền thống hiếu học thì những đứa trẻ ở làng đó ngay từ nhỏ đã được tiếp thu truyền thống ấy qua sự giáo dục của cha mẹ, qua mối quan hệ với mọi người. Từ đó những đứa trẻ này luôn có tâm lí phải học cho xứng đáng với truyền thống của làng. Page 13 - Tâm lí của mỗi người hình thành phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân lịch sử dân tộc và cộng đồng. tâm lí của mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch sử cá nhân và cộng đồng. VD: người miền Bắc có tâm lí khác người miền Nam. ►► Như phân tích ở trên, thông qua hoạt động và giao tiếp trong điều kiện xã hội mà tâm lý của con người được hình thành và phát triển. - Mỗi cá nhân tham gia vào rất nhiều các mối quan hệ xã hội khác nhau, có các hoạt động và giao tiếp khác nhau. Các quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia luôn để lại những dấu ấn nhất định trong tâm lý của họ. VD: Các hoạt động nghề nghiệp khác nhau luôn tạo ra những phong cách khác nhau trong hành vi của mỗi người. Nếu bạn làm kinh doanh,hẳn bạn sẽ chịu ảnh hưởng của hoạt động này mà có phong cách năng động, thực tế. Còn nếu bạn là nghệ sĩ, bạn sẽ là người có phong cách lãng mạng và bay bổng. ► Như vậy, phụ thuộc vào các quan hệ xã hội khác nhau mà tâm lý của mỗi cá nhân có nội dung khác nhau. Về nội dung xã hội trong tâm lý của con người, C.Mác nói rằng : “Bản chất của con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. ●Tâm lý con người mang tính lịch sử : nghĩa là nó luôn vận động, biến đổi. Thế giới xung quang vận động, phát triển không Page 14 ngừng. Tâm lý con người là sự phản ánh thế giới xung quanh nên cũng không ngừng vận động, phát triển. Khi chuyển qua một thời kỳ lịch sử khác, những biến đổi trong xã hội trong sớm muộn sẽ dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, tình cảm, ý chí, nếp nghĩ, lối sống, thế giới quan.… của con người. VD : ở nước ta trước đây trong thời kỳ bao cấp, những người giàu có, nhiều tiền, kể cả có được bằng con đường lao động chân chính nhưng họ vẫn thường ngại những người xung quanh biết là họ giàu có, nhiều tiền của. Tuy nhiên cùng với sự xuất hiện của cơ chế thị trường, tâm lý đó cũng thay đổi: sự giàu có trở thành niềm tự hào,niềm kiêu hãnh và người ta còn tìm cách chứng tỏ sự giàu có của mình bằng cách xây nhà cao, to, lộng lẫy, mua sắm nhiều đồ tiện nghi, đắt giá. ► Bản chất xã hội và tính lịch sử là đặc điểm thể hiện bản chất của hiện tượng tâm lý con người, làm cho tâm lý con người khác xa với tâm lý động vật. Nghiên cứu tâm lý con người không thể tách rời, cô lập họ với mối quan hệ xã hội, với các cộng đồng xã hội, với thời kỳ lịch sử mà trong đó họ sống và hoạt động. e. Chức năng của tâm lý Page 15 - Chức năng chung là định hướng: Thể hiện ở động cơ, mục đích khiến cho con người hoạt động như: nhu cầu, động cơ, niềm tin, lý tưởng, lương tâm, danh dự. - Chức năng động lực: Đó là chức năng thôi thúc, lôi cuốn con người hoạt động, khắc phục mọi khó khăn vươn tới mục đích đề ra. - Chức năng điều khiển: Chính nhờ chức năng này mà con người mới có mục đích, mục tiêu của cuộc sống, phải đặt ra kế hoạch, chương trình phấn đấu lâu dài mới đạt tới, làm cho hoạt động của con người trở nên có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định. - Chức năng kiểm tra điều chỉnh: là chức năng tự đánh giá kết quả hoạt động của con người so với yêu cầu, ý định đặt ra để xem mục đích hoạt động đã đạt đến đâu có gì cần phải điều chỉnh cho thích hợp. 3. KẾT LUẬN SƯ PHẠM ●Ứng dụng trong quá trình dạy học - Muốn hoàn thiện, cải tạo tâm lí học sinh cần phải nghiên cứu hoàn cảnh, điều kiện sống,… của học sinh - Cần chú ý nghiên cứu sát đối tượng, chú ý đặc điểm riêng của từng cá nhân. - Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lí học sinh. - Chú ý giáo dục thể chất, phát triển não bộ và các giác quan. Page 16 - Nhìn nhận học sinh theo quan điểm phát triển, tôn trọng đặc điểm lứa tuổi. - Tôn trọng ý kiến, quan điểm của từng cá nhân. - Khi nghiên cứu cần xem xét sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng trong từng giai đoạn lịch sử. - Chú ý đến tính cá biệt của các học sinh, nhìn nhận đánh giá con người trong quan điểm vận động, phát triển không ngừng - Tạo hứng thú đầu giờ học qua hoạt động và giao tiếp : + kể câu chuyện ngắn, đọc thơ, đưa mẩu tin có liên quan. + giới thiệu và cho học sinh xem vật thật, bức tranh, mô hình, và các phương tiện liên quan đến bài học. +đưa ra một câu hỏi về chủ đề bài học mang tính thách đố học sinh một chút. +tổ chức 1 trò chơi có nội dung liên quan tới bài học. ►Hứng thú cao của giáo viên, thể hiện qua cử chỉ, giọng nói , phong thái, nét mặt đầy hứng thú là cách tốt nhất cho học sinh. ►Tạo hứng thú học tập giúp học sinh thể hiện thái độ, suy nghĩ bắt đầu khóa học hoặc bài học. III. NHẬN THỨC 1. Thuyết nhận thức Page 17 - Các lí thuyết nhận thức nghiên cứu quá trình nhận thức bên trong với tư cách là một quá trình xử lí thông tin. Bộ não xử lí các thông tin tương tự như một hệ thống kĩ thuật. - Quá trình nhận thức là quá trình có cấu trúc , và có ảnh hưởng quyết định đến hành vi. Con người tiếp thu các thông tin bên ngoài, xử lí và đánh giá chúng, từ đó quyết định các hành vi ứng xử. - Trung tâm của các lí thuyết nhận thức là các hoạt động trí tuệ : xác định, phân tích và hệ thống hóa các sự kiện và các hiện tượng, nhớ lại những kiến thức đã học, giải quyết các vấn đề và phát triển, hình thành các ý tưởng HỌC SINH Thông tin đầu vào (quá trình nhận thức: Phân tích – Tổng hợp Kết quả đầu ra Khái quát hóa, tái tạo...) - Cấu trúc nhận thức của con người không phải bẩm sinh mà hình thành qua kinh nghiệm. - Mỗi người có cấu trúc nhận thức riêng. Vì vậy muốn có sự thay đổi đối với một người thì cần có tác động phù hợp nhằm thay đổi nhận thức của người đó. Page 18 - Con người có thể tự điều chỉnh quá trình nhận thức : tự đặt mục đích, xây dựng kế hoạch và thực hiện. Trong đó có thể tự quan sát, tự đánh giá và tự hưng phấn, không cần kích thích từ bên ngoài. Ứng dụng :Thuyết nhận thức được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong dạy học. Đặc biệt là : - Dạy học giải quyết vấn đề - Dạy học định hướng hành động - Dạy học khám phá - Làm việc nhóm Hạn chế: việc dạy học nhằm phát triển tư duy, giải quyết vấn đề, dạy học khám phá đòi hỏi nhiều thời gian và đòi hỏi cao ở sự chuẩn bị cũng như năng lực của giáo viên. Cấu trúc quá trình tư duy không quan sát trực tiếp được nên chỉ mang tính giả thuyết. Theo nhiều cách khác nhau, lý thuyết nhận thức về động cơ phát triển như là sự phản ứng lại học thuyết hành vi. Những nhà lý luận nhận thức cho rằng hành vi được quyết định bởi tư duy của chúng ta chứ không phải là được thưởng hay trừng phạt của những hành vi trước đó. Một trong những giả thuyết trung tâm trong giải pháp nhận thức là con người không những đáp lại những sự kiện bên ngoài hay những điều kiện thể chất như đói, mà còn với những giải thích của họ về những sự kiện đó. Page 19 VD: bạn có thể làm một bài tập nào đó say sưa đến nỗi quên cả ăn, không nhận thấy mình đói cho đến khi nhận ra được thời gian. Sự đói không tự động thúc đẩy bạn tìm kiếm thức ăn. Theo lý thuyết nhận thức , con người được xem là rất tích cực và ham hiểu biết, tìm kiếm những thông tin để giải quyết vấn đề liên quan đến cá nhân. Con người làm việc vất vả bởi vì con người muốn làm việc và bởi vì họ muốn hiểu. Cho nên những nhà lý luận nhận thức nhấn mạnh vào động cơ trong. 2. Đặc điểm của nhận thức của học sinh a. Nhận thức cảm tính - Các cơ quan cảm giác : thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện - Tri giác : mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định. Tri giác mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng – tri giác có chủ định ( biết lập kế hoach học tập, biết xắp sếp công việc nhà, …) b. Nhận thức lý tính - Tư duy : mnag đậm màu sắc cảm xúc và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. - Tưởng tượng : phát triển mạnh nhờ bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dày dặn. Tuy nhiên vẫn bị chi Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan