Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài tâp học kì môn luật hình sự quốc tế...

Tài liệu Bài tâp học kì môn luật hình sự quốc tế

.DOCX
8
921
144

Mô tả:

MỤC LỤC trang MỞ BÀI................................................................................................................1 NỘI DUNG ..........................................................................................................2 I. PHÂN BIỆT TỘI PHẠM QUỐC TẾ VÀ TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA...........................................................................................................2 1.định nghĩa......................................................................................................2 2.Phân biệt tội phạm quốc tế và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.............2 II. DÁNH GIÁ TÍNH TƯƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỚI QUY CHẾ ROME VỀ TỘI ÁC CHIẾN TRẠNH. ......................................3 KẾT LUẬN...........................................................................................................6 MỞ BÀI Ngày nay nhân loại luôn phải đối mặt với những thách thức to lớn như bệnh dịch lan truyền khắp các châu lục, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều thành phố lớn trên thế giới và dặc biệt là tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và diễn biễn phức tạp. việc xuất hiện của những tội phạm mới (tội phạm vi tính, tội phạm công nghệ cao,...) Có thể xem là mặt trái của khoa học kĩ thuật. Không những thế trong lịch sử cũng như hiện đại, tội phạm quốc tế ( Tội ác chiến tranh, Tội diệt chủng, Tội chống nhân loại, Tội xâm lược ) Vẫn chưa được loại bỏ khỏi đời sống quốc tế và hàng ngày, hàng giờ và đang đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới. Thực tiến đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực to lớn để nhanh chóng loại bỏ tộ ác quốc tế ra khỏi đời sống cộng đồng và những kẻ phạm tội cần phải đưa ra ánh song công lí và bị trừng phạt. Quy chế Rome ( Rome Statute ) năm 1998 là một điều ước quốc tế đa phương quan trọng thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy mới ra đời nhưng quy chế Rome đã có hơn 100 quốc gia thành viên và chắc chắn con số thành viên của quy chế Rome này còn tăng lên. Sở dĩ Quy chế Rome có tác dộng mạnh mẽ đến nhiều quốc gia vì sự hiện diện của Quy chế này đang đáp ứng được những mong muốn của nhiều quốc gia trong việc áp dụng các biện pháp trừng trị nghiêm khắc nhất đối với những hành vi bị coi là tội ác quốc tế. Nhân dân Việt Nam đã từng nạ nhân của những cuộc chiến tranh xâm lược, nạn nhân của tội ác quốc tế, tuy chưa hội nhập vào quy chế Rome nhưng cũng có tính tương thích của bộ luật hình sự Việt Nam với quy chế Rome vậy chúng ta hãy tìm hiểu sự tương thích đó qua khía cạnh về tội phạm chiến tranh giữa Việt Nam và quy chế Rome sau đây e xin chon đề bài số 4 : “ 1. phân biệt tội phạm quốc tế với tội phạm có tổ chưc xuyên quốc gia; 2.đánh giá tính tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam với quy chế Rome về tội phạm chiến tranh. ” NỘI DUNG I. PHÂN BIỆT TỘI PHẠM QUỐC TẾ VÀ TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA 1. định nghĩa Tội phạm quốc tế được xác định là hành động chống lại luật pháp quốc tế,
MỞ BÀI Ngày nay nhân loại luôn phải đối mặt với những thách thức to lớn như bệnh dịch lan truyền khắp các châu lục, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều thành phố lớn trên thế giới và dặc biệt là tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và diễn biễn phức tạp. việc xuất hiện của những tội phạm mới (tội phạm vi tính, tội phạm công nghệ cao,...) Có thể xem là mặt trái của khoa học kĩ thuật. Không những thế trong lịch sử cũng như hiện đại, tội phạm quốc tế ( Tội ác chiến tranh, Tội diệt chủng, Tội chống nhân loại, Tội xâm lược ) Vẫn chưa được loại bỏ khỏi đời sống quốc tế và hàng ngày, hàng giờ và đang đe dọa đến hòa bình và an ninh thế giới. Thực tiến đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực to lớn để nhanh chóng loại bỏ tộ ác quốc tế ra khỏi đời sống cộng đồng và những kẻ phạm tội cần phải đưa ra ánh song công lí và bị trừng phạt. Quy chế Rome ( Rome Statute ) năm 1998 là một điều ước quốc tế đa phương quan trọng thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy mới ra đời nhưng quy chế Rome đã có hơn 100 quốc gia thành viên và chắc chắn con số thành viên của quy chế Rome này còn tăng lên. Sở dĩ Quy chế Rome có tác dộng mạnh mẽ đến nhiều quốc gia vì sự hiện diện của Quy chế này đang đáp ứng được những mong muốn của nhiều quốc gia trong việc áp dụng các biện pháp trừng trị nghiêm khắc nhất đối với những hành vi bị coi là tội ác quốc tế. Nhân dân Việt Nam đã từng nạ nhân của những cuộc chiến tranh xâm lược, nạn nhân của tội ác quốc tế, tuy chưa hội nhập vào quy chế Rome nhưng cũng có tính tương thích của bộ luật hình sự Việt Nam với quy chế Rome vậy chúng ta hãy tìm hiểu sự tương thích đó qua khía cạnh về tội phạm chiến tranh giữa Việt Nam và quy chế Rome sau đây e xin chon đề bài số 4 : “ 1. phân biệt tội phạm quốc tế với tội phạm có tổ chưc xuyên quốc gia; 2.đánh giá tính tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam với quy chế Rome về tội phạm chiến tranh. ” 1 NỘI DUNG I. PHÂN BIỆT TỘI PHẠM QUỐC TẾ VÀ TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA 1. định nghĩa Tội phạm quốc tế được xác định là hành động chống lại luật pháp quốc tế, phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ của quốc gia, xâm hại nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh thế giới. Theo khoản 1 điều 2 quy chế Rome, tòa án hình sự quốc tế có quyền tài phán đối với các tội phạm nghiêm trọng nhất cho toàn thể cộng đồng quốc tế ( tức tội phạm quốc tế ) tội phạm quốc tế bao gồm tôi ác chiến tranh, tội chống lại nhân loại, tội diệt chủng và tội xâm lược. Tôi phạm có tổ chức xuyên quốc gia : cộng đồng quốc tế đã tiến hành soạn thảo và thông qua công ước quốc tế về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia vào năm 2000 tại trụ sở của Liên Hợp Quốc, công ước đã đưa ra dịnh nghĩa về tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia là hành vi phạm tôi được thực hiện ở nhiều quốc gia hoặc được thực hiện ở một quốc gia nhưng phần chủ yếu của công việc chuẩn bị kên kế hoạch chỉ đạo hay điều khiển nó lại diễn ra ở một quốc gia khác oặc thhuwcj hiện ở một quốc gia nhưng liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức tham gia các hoạt động tội phạm ở nhiều quốc gia hoặc thực hiện ở một quốc gia nhưng có ảnh hưởng quan trọng đến một quốc gia khác . 2. Phân biệt tội phạm quốc tế và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Trong khoa học luật hình sự quốc tế cần phân biệt tội phạm quốc tế với tội phạm có tính chất quốc tế, trong đó tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia lại nằm trong nhóm tội phạm có tổ tính chất quốc tế và tội phạm quốc tế với tội phạm có tổ chức xuyên quốc như sau : Thứ nhất, nếu tội phạm quốc tế trực tiếp xâm hại đến luật pháp quốc tế thì tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia lại trực tiếp xâm hại đến luật pháp quốc gia từ đó gián tiếp xâm hại đến quyền lợi của cộng đông quốc tế. tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia bao gồm các hành vi phạm tôi như : hành vi tham gia nhóm tội phạm có tổ chức, hành vi hợp pháp hóa tài sản do phạm tội mà có, hành vi tội phạm tham nhũng, hành vi cản trở các hoạt động tư pháp, hành vi tội phạm nghiêm trọng có tính chất xuyên quốc gia và liên quan đến nhóm tội 2 phạm có tổ chức. còn tội phạm quốc thế thì gồm : tội diệt chủng, tội xâm lược, tội ác chiến tranh và tội chống lại nhân loại. Thứ hai, tội phạm quốc tế phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ của quốc gia, còn tội phạm có tính chất xuyên quốc gia không có mối liên hệ cụ thể với hành vi phạm tôi của quốc gia nhưng nó cũng là mối đe dọa đối với trật tự của quốc tế và quốc gia Thứ ba, khác với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, đối với tội phạm quốc tế ngoài trách nhiệm hình sự quốc tế của cá nhân thì quốc gia còn phải chịu trách nhiệm pháp lí quốc tế Thứ tư, xét về nức độ nguy hiểm thì tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia không nguy hiểm bằng tội phạm quốc tế Trong thực tế hiện nay thì tình hình tội phạm diễn biến rất phức tạp do tính chất của hành vi phạm tội và hâu quả của tội phạm mà ngày càng có sự xich lại gần nhau giữa nhóm tội phạm quốc tế và tôi phạm có tính chất quốc tế. II. DÁNH GIÁ TÍNH TƯƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỚI QUY CHẾ ROME VỀ TỘI ÁC CHIẾN TRẠNH. Theo Ủy ban luật quốc tế, Tội ác quốc tế được xác định là các hành động chống lại luật pháp quốc tế, phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ của quốc gia, xâm hại nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh quốc tế. Theo khoản 1 Điều 5 Quy chế Rome, Tòa án hình sự quốc tế (ICC) có quyền tài phán đối với các tội phạm nghiêm trọng nhất gây lo ngại cho toàn thể cộng đồng quốc tế ( tức tội ác quốc tế). Trong thực tế hiện nay, tình hình tội phạm diễn biến rất phức tạp do tính chất của hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm mà ngày càng có sự xích lại gần nhau giữa tội ác quốc tế và tội phạm theo pháp luật quốc gia nhưng có tính chất quốc tế. Cùng với xu thế hội nhập, Việt Nam đang ngày càng tham gia nhiều hơn vào sự nghiệp giữ gìn hòa bình và an nình quốc tế. Vì vậy, nghiên cứu các quy định về tội ác quốc tế trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật hình sự Việt Nam ngày càng trở nên có ý nghĩa quan trọng. Tội ác quốc tế bao gồm tội diệt chủng, tội chống nhân loại, tội ác chiến tranh và tội xâm lược. Dưới đây là phần đánh giá tính tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam và quy chế Rome về tội phạm chiến tranh. 3 Tội phạm chiến tranh không phải là loại tội phạm mới trong thế kỷ XX, mà tội phạm này đã xuất hiện và bị nghiêm cấm trong luật tập quán quốc tế nhiều thập kỷ qua. Theo quy định tại ĐIều 8 Quy chế Rome thì tội phạm chiến tranh là bất kỳ hành vi nào được thực hiện như một phần của kế hoạch hoặc chính sách hoặc như một phần trong tiến trình thực hiện tội phạm này ( những hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 8), cụ thể tội phạm chiến tranh thuộc quyền tài phán của Tòa án hình sự quốc tế được chia thành 4 nhóm chính: - Nhóm 1: những hành vi vi phạm nghiêm trọng các Công ước Giơnevơ 1949 áp dụng cho các cuộc xung đột vũ trang mang tính quốc tế với điều kiện được thực hiện như một phần trong một kế hoạch hoặc chính sách hoặc như một phần của tội phạm này được thực hiện trên quy mô lớn ( điểm a khoản 2 Điều 8) - Nhóm 2: Những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng luật pháp và tập quán được áp dụng trong xung đột vũ trang có tính chất quốc tế ( điểm b khoản 2 Điều 8). Ở nhóm này, các hành vi chủ yếu bắt nguồn từ Công ước LaHay 1907; Nghị định thư bổ sung I các Công ước Giơnevơ năm 1977. Tuy nhiên, Quy chế Rome cũng quy định một số điểm mới đó là thừa nhận các hành vi vi phạm vè giới tính,tình dục, cưỡng bức nhập ngũ, tuyển mộ trẻ em dưới 15 tuổi vào quân ngũ và tấn công nhân viên làm công tác nhân đạo là tội ác chiến tranh. - Nhóm 3: Những hành vi vi phạm nghiêm trọng Điều 3 chung của các Công ước Giơnevơ ngày 12/8/1949 trong trường hợp xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế, cụ thể là bất kỳ hành vi nào được thực hiện nhằm vào những người không tham gia tích cực vào chiến sự, kể cả các binh sĩ đã hạ vũ khí và những người đã bị loại khỏi vòng chiến đấu do bị ốm, bị thương, bị giam giữ hay vì bất kỳ lí do nào khác ( điểm c khoản 2 điều 8). - Nhóm 4: Những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng luật và tập quán áp dụng trong xung đột vũ trang không mang tính quốc tế, trong khuôn khổ pháp luật quốc tế ( điểm e khoản 2 Điều 8). Cần lưu ý một điểm là những tội phạm này chỉ có thể xảy ra khi có xung đột vũ trang diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia giữa quân đội của quốc gia đó với các nhóm vũ trang có tổ chức hoặc giữa các nhóm này với nhau ( điểm f khoản 2 Điều 8) 4 Từ định nghĩa về tội phạm chiến tranh tại Điều 8, có thể đưa ra một số yếu tố cơ bản của tội phạm chiến tranh trong khung pháp luật quốc tế về xung đột vũ trang, cụ thể là: - Không đòi hỏi người phạm tội phải nhận thức được những sự kiện đã tạo nên đặc tính của xung đột như phạm vi mang tính quốc tế hoặc không mang tính quốc tế. - Hành vi phạm tội xảy ra trong hoàn cảnh và liên quan chặt chẽ tới xung đột vũ trang. - Người phạm tội có nhận thức về những hoàn cảnh thực tế về sự tồn tại của xung đột vũ trang. Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định tội phạm chiến tranh tại Điều 343: “ Người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm, cũng như có những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.” Như vậy, có thể khẳng định rằng quy định về tội phạm chiến tranh trong pháp luật hình sự Việt Nam và tội phạm chiến tranh trong Quy chế Rome có một điểm tương đồng, đó là những hành vi phạm tội này đều phải được thực hiện trong thời gian chiến tranh hoặc có xung đột vũ trang. Tuy nhiên, xét về mặt cấu thành tội phạm thì dễ dàng nhận thấy rằng những hành vi phạm tội quy định tại Điều 343 Bộ luật Hình sự Việt Nam là quá giản lược và chưa tương thích so với những hành vi được liệt kê tại Điều 8 Quy chế Rome ( 42 hành vi cụ thể). Điều 343 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định khi một người có “hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia” thì bị coi là thực hiện tội phạm chiến tranh, nhưng không có sự giải thích cụ thể những hành vi khác là những hành vi nào, trong khi đó Điều 8 Quy chế Rome đã quy định từng hành vi cụ thể cấu thành tội phạm chiến tranh. 5 KẾT LUẬN Không thể phủ nhận một điều rằng , Quy chế Rome đang mở rông tầm ảnh hưởng tối nhiều quốc gia, bởi ý nghĩa vô cùng to lớn của nó trong việc bảo vệ nhân loại khỏi tội quốc tế., Trong thực tế hiện nay thì tình hình tội phạm diễn biến rất phức tạp do tính chất của hành vi phạm tội và hâu quả của tội phạm mà ngày càng có sự xích lại gần nhau giữa nhóm tội phạm quốc tế và tôi phạm có tính chất quốc tế.vì vậy sự ra của Quy chế Rome và tòa án hình sự quốc tế là rất quan trọng đối với nhân loại . Có thể khẳng định rằng quy định về tội phạm chiến tranh trong pháp luật hình sự Việt Nam và tội phạm chiến tranh trong Quy chế Rome có một điểm tương đồng, đó là những hành vi phạm tội này đều phải được thực hiện trong thời gian chiến tranh hoặc có xung đột vũ trang. Tuy nhiên, xét về mặt cấu thành tội phạm thì dễ dàng nhận thấy rằng những hành vi phạm tội quy định tại Điều 343 Bộ luật Hình sự Việt Nam là quá giản lược và chưa tương thích so với những hành vi được liệt kê tại Điều 8 Quy chế Rome ( 42 hành vi cụ thể). Điều 343 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định khi một người có “hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia” thì bị coi là thực hiện tội phạm chiến tranh, nhưng không có sự giải thích cụ thể những hành vi khác là những hành vi nào, trong khi đó Điều 8 Quy chế Rome đã quy định từng hành vi cụ thể cấu thành tội phạm chiến tranh. 6 DANH DỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế, Khoa pháp luật hình sự - trường đại học luật Hà Nội, TS. Trương Tuyết Miên ( chủ biên ), nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội – 2011 2. Quy định về tội ác quốc tế trong pháp luật hình sự Việt Nam, ThS.LS.Đỗ Minh Ánh 3. Bộ luật hình sự của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Đã được sửa đổi bổ sung năm 2009) Nhà xuất bản lao động xã hội. 7 MỤC LỤC trang MỞ BÀI................................................................................................................1 NỘI DUNG ..........................................................................................................2 I. PHÂN BIỆT TỘI PHẠM QUỐC TẾ VÀ TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC XUYÊN QUỐC GIA...........................................................................................................2 1.định nghĩa......................................................................................................2 2.Phân biệt tội phạm quốc tế và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.............2 II. DÁNH GIÁ TÍNH TƯƠNG THÍCH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỚI QUY CHẾ ROME VỀ TỘI ÁC CHIẾN TRẠNH. ......................................3 KẾT LUẬN...........................................................................................................6 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan