Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận cuối khóa vấn đề bạo lực gia đình trên địa bàn quận long biên...

Tài liệu Tiểu luận cuối khóa vấn đề bạo lực gia đình trên địa bàn quận long biên

.PDF
19
4591
89

Mô tả:

Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà I. LỜI NÓI ĐẦU 1.1 Lý do lựa chọn đề tài: Có thể nói, gia đình được coi là nơi yên bình nhất của con người, là nơi mà con người tìm được sự chia sẻ và yêu thương, là nơi tiếp sức cho con người có nhiều nghị lực để vượt qua những áp lực trong công việc và các thử thách hay khó khăn bên ngoài xã hội. Quan hệ gia đình giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng và ấm áp. Từ trước đến nay, gia đình luôn luôn được coi là tổ ấm, là nơi thỏa mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên và bảo vệ họ trước những căng thẳng trong cuộc sống. Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội. Gia đình tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp. Chính vì vậy, sự xuất hiện ngày càng mạnh mẽ của hiện tượng bạo lực gia đình đã làm cho rất nhiều thành viên trong các gia đình rơi vào trạng thái bất ổn thật sự. Sự gia tăng của nạn bạo lực gia đình đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, lo lắng của dư luận xã hội. Chốn ẩn nấp trong gia đình không còn bình lặng vì sự xuất hiện ngày càng gia tăng cũa nạn gia tăng bạo lực đã để lại nhiều nỗi đau về cả vật chất lẫn tinh thần cho người vợ, trẻ em, những nạn nhân được coi là đối tượng chịu nhiều hậu quả trực tiếp và nặng nề của bạo lực gia đình. Trong xã hội hiện nay, bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho nạn nhân, cưỡng hiếp, khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước những mối quan hệ gia đình cũng như xã hội, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc…Những hành vi bạo lực đó gây ra những tiêu cực về mặt xã hội, dẫn đến sự bất ổn trong quá trình phát triển của gia đình và xã hội. 1 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà Do đó, công tác phòng chống bạo lực gia đình có tầm quan trọng vô cùng to lớn không những đối với một gia đình riêng lẻ mà còn cả toàn xã hội. Đặc biệt, công tác phòng chống bạo lực gia đình góp phần duy trì và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc. Quản lý nhà nước đối với công tác phòng chống bạo lực gia đình là việc cơ quan Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế tổ chức quản lý để điều khiển, tác động đến các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ hỗ trợ, giáo dục, tuyên truyền, ngăn chặn và xử lý các hành vi bạo lực trong gia đình. Hiện nay, công tác phòng chống bạo lực gia đình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý Nhà nước đối với công tác gia đình. Qua đó chúng ta cũng thấy vai trò to lớn của Nhà nước, Nhà nước phải có chính sách, kế hoạch cụ thể và các biện pháp quản lý thích hợp nhằm đảm bảo công tác trên thật sự hiệu quả. Cùng với hoạt động quản lý của Nhà nước trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp phát huy vai trò đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp , chính đáng cho phụ nữ , đã có nhiều nỗ lực trong tham mưu, chỉ đạo, thực hiện công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Hành vi bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật , vi phạm quyền con người, làm tổn hại đến hạnh phúc gia đình và trái với đạo lý truyền thống văn hóa của dân tộc. Trước thực tiễn công việc, là một cán bộ Hội chuyên trách tôi lựa chọn đề tài: Vấn đề bạo lực gia đình trên địa bàn quận Long Biên để đưa ra những căn cứ và phương án giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành và đời sống xã hội của nhân dân nói chung. 1.2 Mục tiêu của đề tài: Giải quyết tình trạng bạo lực gia đình cho 01 gia đình hội viên phụ nữ giúp gia đình chị trở lại cuộc sống bình thường, yêu thương, hoà thuận vợ chồng, tạo nên tình đoàn kết hoà thuận trong gia đình tạo lòng tin của hội viên đối với tổ chức Hội phụ nữ, lòng tin của nhân dân đối với việc quản lý của Nhà nước, ổn định tình hình trật tự tại địa phương. 2 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà 1.3 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tiếp cận - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp. 1.4 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. 1.5 Bố cục của tiểu luận: Bố cục Tiểu luận gồm 03 phần: - Lời nói đầu - Nội dung - Kết luận và kiến nghị. 3 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà II. NỘI DUNG 2.1 Mô tả tình huống: Chị Lê Thị Thảo và Anh Trần Văn Trung lấy nhau đã được hơn 10 năm. Chị Thảo sinh năm 1980, anh Trung sinh năm 1979. Gia đình chị Thảo sinh sống tại tổ 14, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Tuy điều kiện kinh tế có khó khăn những vợ chồng chị đã có cuộc sống hạnh phúc với 02 con gái, cháu lớn 9 tuổi và cháu bé được 6 tuổi. Chị Thảo mở cửa hàng may quần áo tại nhà, còn anh Trung làm công nhân tại công ty sản xuất giầy. Thời gian gần đây, công ty của anh thua lỗ dẫn tới phá sản, anh Trung bị mất việc, phải đi làm thuê, thu nhập thấp và không ổn định, cuộc sống gia đình anh chị ngày càng khó khăn. Anh Trung trở nên chán nản, la cà các quán, uống rượu say khướt mới về nhà, anh chửi mắng vợ con, rồi nghe bạn bè khích bác là không đẻ được con trai anh lại về chửi vợ, đánh vợ. Chị Thảo nhiều khi không chịu được, chị trốn về nhà mẹ ruột, rồi nhờ địa chỉ tin cậy của Hội phụ nữ phường nhưng vẫn bị chồng đánh đập, đôi lúc muốn ly hôn. Tuy nhiên, việc anh Trung đánh đập chị chưa lần nào gây thương tích nghiêm trọng, lần nặng nhất là bị bầm tím trên mắt. Nhiều lần hàng xóm khuyên bảo chị nhờ sự can thiệp của chính quyền, của pháp luật nhưng chị khẳng định là không có chuyện gì xảy ra, vợ chồng chị chỉ đôi lúc lời qua tiếng lại vậy thôi. Việc này ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập và tinh thần của 2 cháu. Để xử lý tình huống này, các cơ quan chính quyền phường, Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở và các cá nhân có thẩm quyền phải làm gì để ngăn chăn tình trạng bạo lực gia đình cho gia đình chị Thảo, giúp gia đình chị trở lại cuộc sống hạnh phúc? 4 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà 2.2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống: - Tác động vào tư tưởng nhận thức của chị Thảo để chị có những hành động phù hợp - Giúp cho anh Trung nhận ra hành vi sai trái của mình, thương yêu, chăm sóc vợ con. - Giúp gia đình anh chị trở lại cuộc sống hạnh phúc. 2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả: 2.3.1 Cơ sở phân tích tình huống: Theo Khoản 1 Điều 2, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, các hành vi đạo lực gia đình bao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục; e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. 5 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà Theo tình huống trên thì người chồng đã có hành vi chửi mắng vợ con, đánh đập vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng cũng là hành vi bạo lực gia đình. Các hành vi đó đều bị pháp luật nghiêm cấm. Về nguyên tắc, các hành vi bạo lực gia đình cần được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời; nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mỗi người; đối với phụ nữ, quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải được ưu tiên bảo vệ. Theo Khoản 1 Điều 5 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau: 1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây: a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này; c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2.3.2 Phân tích nguyên nhân a) Về nhận thức: Do thiếu sót trong công tác tuyên truyền, phổ biến các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định của địa phương. Hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú khiến người dân khó tiếp cận. Vì thế, bản thân người bạo hành và người bị bạo hành chưa ý thức được hết hậu quả của việc bạo hành trong gia đình. Do bản thân anh Trung không tìm hiểu về Luật hôn nhân gia đình và Luật phòng chống bạo lực gia đình nên chưa ý thức được hết quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình. 6 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà Và có thể, do anh Trung nhận thức được việc bạo hành vợ là vi phạm pháp nhưng vẫn cố tình vi phạm, coi thường kỷ cương chính sách pháp luật của nhà nước. b) Nhận thức của người phụ nữ bị bạo lực gia đình: Trước hành vi của người chồng, người vợ có sự nhìn nhận, đấu tranh còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn cam chịu, mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, sợ “vạch áo cho người xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè cười chê… c) Nhận thức của cộng đồng xã hội: Cộng đồng, xã hội, người dân tại địa phương coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện thông thường, chuyện riêng của mỗi gia đình. Sự can thiệp, lên án của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất nhất thời, mờ nhạt. Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều kiện tồn tại và phát triển. d) Nguyên nhân về mặt xã hội: Có thể nói, một nguyên nhân khác của nạn bạo lực gia đình là do tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại trong gia đình và ngoài xã hội. Có thể nói rằng chính sự bất bình đẳng sâu sắc trong quan hệ giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ là nguyên nhân sâu xa và xuyên suốt các vụ bạo lực trong gia đình. Bởi lẽ, từ xưa đến nay, trong gia đình, quyền uy của người đàn ông luôn cao hơn người phụ nữ. Dựa vào quyền ấy, nhiều ông chồng tự cho mình được đánh vợ, coi đánh vợ như là một sự giáo dục và thể hiện quyền lực của kẻ bề trên đối với kẻ bề dưới. Cũng chính vì tư tưởng trọng nam khinh nữ còn tồn tại trong tư tưởng của rất nhiều người nên rất nhiều phụ nữ bị chồng đánh đập vẫn cam chịu và chấp nhận chung sống mà không dám đấu tranh giải phóng cho mình. e) Kinh tế gia đình khó khăn: Do anh Trung bị mất việc làm khiến cho cuộc sống của 2 vợ chồng khó khăn. Anh Trung chán nản nên suốt ngày uống rượu, về nhà đã có những hành vi sai trái với vợ con. 7 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà g) Do uống rượu dẫn đến hành vi bạo lực gia đình: Anh Trung đã sử dụng chất kích thích là rượu, bia, uống say khướt nên không kiểm soát được hành vi của mình, đánh đập chị Thảo vì lúc đó không nhận thức được hành vi của mình. h) Trách nhiệm quản lý của các tổ chức, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền: Trong quản lý điều hành của tổ chức, cơ quan cá nhân có thẩm quyền còn thiếu sót như không nắm bắt tình huống để xử lý kịp thời, chưa đi sâu đi sát nhân dân, thiếu sự kiểm tra nhắc nhở, thiếu sự quan tâm, chia sẻ… Như phân tích trên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ song nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức. Bạo lực gia đình chính là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng. Các yếu tố khác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình… được xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng nguy cơ của bạo lực gia đình. Điều đáng tiếc là một bộ phận không nhỏ phụ nữ và nam giới không cảm nhận được sự bất bình đẳng này cũng như sự cần thiết phải thay đổi nó. Vì vậy, để giải quyết được triệt để vấn đề bạo lực gia đình, chúng ta cần chú ý giải quyết yếu tố nhận thức của nam giới, phụ nữ và của cả cộng đồng. 2.3.3 Phân tích hậu quả: a) Hậu quả đối với nạn nhân: Thứ nhất, bạo lực gia đình gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần đối với phụ nữ và tất cả các thành viên khác trong gia đình. Những hậu quả này chất thêm gánh nặng cho hệ thống y tế quốc gia. Bởi lẽ, các phụ nữ bị bạo hành gia đình phải cần đến các dịch vụ chăm sóc y tế cao hơn nhiều so với phụ nữ bình thường. Nó không những làm tổn thương về thể xác, tinh thần mà còn liên quan chặt chẽ đến vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. 8 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà Họ bị xâm phạm nghiêm trọng các quyền về con người, bị xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và xâm hại về thân thể. Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động kinh tế của nạn nhân bạo hành. Phụ nữ là nạn nhân chủ yếu của hành vi bạo lực và sau mỗi hành vi bạo lực gây ra từ người chồng thì sức khỏe của phụ nữ ngày càng giảm sút và việc phải nghỉ làm để điều trị vết thương là điều không thể tránh khỏi đã ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình họ nói riêng và xã hội nói chung. b) Hậu quả đối với trẻ em: Bạo lực gia đình đã chất thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục. Bởi lẽ, trẻ em là những thành viên sống chung trong gia đình nếu thường xuyên chứng kiến cảnh bố hành hạ, đánh đập mẹ thường có những rối loạn tâm lý và sa sút trong học tập. Trẻ thường có các biểu hiện như trầm cảm, buông xuôi mọi thứ và trong một số trường hợp trẻ có những hành vi tiêu cực để chống lại sự bạo lực gia đình đó. Bạo lực gia đình tác động rất xấu tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức của trẻ em. Bạo lực gia đình khiến trẻ em khủng hoảng, mất ngủ, sợ hãi, thiếu tự tin, thất vọng, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập, kỹ năng sống, hòa nhập xã hội của trẻ em. Nếu những đứa trẻ này không được quan tâm và giáo dục đúng mức thì các em có thể trở thành những đứa trẻ hư làm gia tăng tỷ lệ tội phạm vị thành niên, tệ nạn xã hội, chất thêm gánh nặng lên vai các nhà quản lý xã hội. c) Hậu quả đối với gia đình: Bạo lực gia đình sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của mọi gia đình, cuộc sống của họ luôn bất hòa, mất ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành viên khác trong gia đình. Không những thế gia đình họ còn bị thiệt hại về kinh tế như chi phí điều trị thương tích do bạo lực, thu nhập giảm do không có người 9 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà lao động. Cuối cùng là danh dự, uy tín của dòng họ hoặc của các thành viên khác trong gia đình bị giảm sút đáng kể. d) Hậu quả đối với cộng đồng và xã hội: Bạo lực gia đình làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội. Nó là mầm mống phát sinh tội phạm. Bạo lực gia đình làm tăng áp lực lên hệ thống y tế và làm mất ổn định, trật tự trong xã hội. Bạo lực gia đình còn chất thêm gánh năng lên vai các cơ quan tư pháp. Chính vì vậy, khi có hành vi bạo lực xảy ra, các quan quan pháp luật phải vào cuộc điều tra, xét xử, có rất nhiều vụ án là hậu quả của bạo lực gia đình tốn rất nhiều công sức, thời gian, nhân lực của nhà nước. Ngoài ra, việc giáo dục, giam giữ các đối tượng gây ra bạo lực gia đình cũng là gánh nặng cho các cơ quan tư pháp. 2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống:. 2.4.1. Xây dựng và phân tích các phương án Qua tình huống trên ta nhận thấy có rất nhiều phương án giải quyết cho tình huống này. Mỗi phương án có những điểm ưu nhược điểm khác nhau. Vì vậy chúng ta cần phân tích cụ thể từng phương án một để từ đó tìm ra phương án giải quyết hữu hiệu nhất. Phương án 1: Giải quyết cho chị Thảo, anh Trung ly hôn Ưu điểm: Với phương án này sẽ giải quyết tức thời tình trạng chị Thảo bị đánh đập, chửi bới hàng ngày bởi người chồng của mình, không bị ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân chị Thảo, cũng như tâm lý, tình cảm của các con chị. Nhược điểm: Gia đình chị Thảo, anh Trung mỗi người một nơi, tình cảm vợ chồng không còn. Các con anh chị không được sự thương yêu, chăm sóc của cả bố và mẹ, chúng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, học hành sa sút và dễ bị hư hỏng. 10 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà Tài sản bị phân chia, cuộc sống của chị Thảo sẽ rất khó khăn, nhất là việc tiếp tục nuôi các con khôn lớn trưởng thành. Phương án 2: Giải quyết cho chị Thảo, anh Trung ly thân một thời gian Ưu điểm: Phương án này cũng giúp cho chị Thảo tránh bị anh Trung đánh đập hàng ngày. Chị sẽ không bị tổn thương về mặt sức khỏe, tâm lý được ổn định hơn. Trong thời gian ly thân, bản thân anh Trung sẽ suy nghĩ về những hành vi của mình đã gây ra cho vợ con và thay đổi theo hướng tích cực hơn. Sau thời gian này, đôi bên đã suy nghĩ kỹ và thấy rằng cuộc sống gia đình là cần thiết, hai vợ chồng cần yêu thương, chia sẻ với nhau và nuôi các con khôn lớn. Nhược điểm: Việc ly thân có thể làm cho bản thân anh Trung không suy nghĩ tích cực mà lấy cớ rượu bia tiếp tục về nhà hành hạ chị Thảo. Thời gian ly thân sẽ làm tình cảm vợ chồng ngày càng xa cách, mâu thuẫn gia đình tăng lên và có thể dẫn tới việc đưa đơn ly hôn. Phương án 3: Tiến hành hòa giải Ưu điểm: Việc tiến hành hòa giải giữa anh Trung và chị Thảo sẽ giúp cho gia đình anh chị trờ lại cuộc sống bình thường, hòa thuận, êm ấm. Tình cảm vợ chồng được hàn gắn, yêu thương nhau, cùng nhau nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, học hành đầy đủ, khôn lớn, trưởng thành. Gia đình anh chị hòa thuận không gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự tại tổ dân phố, địa phương, không mất nhiều công sức, thời gian, nhân lực của nhà nước, tổ chức Hội phụ nữ. Nhược điểm: Các tổ chức, cá nhân sẽ mất nhiều thời gian. Công sức để tư vấn, hòa giải cho chị Thảo, anh Trung. * Lựa chọn phương án tối ưu: Qua việc phân tích các ưu, nhược điểm của 03 phương án trên thì phương án tiến hành hòa giải là phương án tối ưu nhất. 11 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà Sau khi kiểm tra và đánh giá của cơ sở y tế thì vết thương mà anh Trung gây ra cho chị Thảo chưa đến mức phải xử lý theo hình thức xử phạt hành chính và biện pháp hình sự nên hòa giải là phương án phù hợp nhất cho tình huống này. Ngoài ra cần phải sử dụng nhiều biện pháp khác như tuyên truyền, góp ý phê bình để anh Trung không có cách hành xử sai trái với vợ nữa. So với 02 phương án 1 và 2, phương án 3 (phương án hòa giải) là phương án đạt được nhiều mục tiêu đã đề ra: tác động vào tư tưởng nhận thức của chị Thảo để chị có những hành động phù hợp; giúp cho anh Trung nhận ra hành vi sai trái của mình, thương yêu, chăm sóc vợ con; giúp gia đình anh chị trở lại cuộc sống hạnh phúc. Phương án này có tính khả thi trong thực tiễn, có lý, có tình nhất và được nhân dân đồng tình cao nhất, tiết kiệm được công sức, của cải, thời gian, dịch vụ hành chính công. Theo Điều 43, Luật phòng chống bạo lực gia đình: Điều 43. Áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng 1. Người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. 2. Người có hành vi bạo lực gia đình đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. 12 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà 3. Thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Như vậy, việc anh Trung đánh chị Thảo chưa đến mức xử phạt hành chính và biện pháp hình sự, do đó các tổ chức, cá nhân tại địa phương tiến hành biện pháp giáo dục, thuyết phục để anh Trung từ bỏ rượu bia, không đánh đập, chửi vợ con, tu chí làm ăn trở lại với cuộc sống bình thường, cùng với chị Thảo chăm sóc con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc. Cùng với các tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện công tác hòa giải đối với chị Thảo, anh Trung, thì trách nhiệm của gia đình và các thành viên được quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như sau: 1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. 2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình. 3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình. 4. Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này. Như vậy, để thực hiện phương án hòa giải thì cần có sự vào cuộc của các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tại địa phương và các thành viên trong gia đình anh Trung, chị Thảo để đạt được hiệu quả cao nhất. 13 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà 2.5 Lập kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn: STT 1 Nội dung công việc Thời gian kết thúc ngày Tháng Họp tổ hòa giải tại tổ 01 dân phố 14 , phường trong tháng 11.2015 Bồ Đề 2 Thời gian thực hiện Chủ thể thực hiện Công tác theo dõi, giám sát Cán bộ Tổ Cán bộ dân phố Tổ phố 11.2015 ngày Tháng Họp cán bộ chi hội 01 trong tháng 11.2015 phụ nữ tại tổ 14 Cán bộ chi Chi hội phụ nữ hội trưởng phụ nữ 11.2015 3 dân Đại diện tổ hòa giải Tháng gặp gỡ anh Trung để 11.2015 Trung vận động, thuyết phục, 12.2015 Cán bộ tổ Cán bộ tổ tuần tháng hòa giải hòa giải giúp anh Trung nhận ra hành vi sai trái của mình 4 Chi hội trưởng phụ nữ Tháng tổ 14 gặp chị Thảo để 11.2015 Trung Chi tiến tác động vào tư 12.2015 nữ Họ hàng của chị Thảo, Tháng anh Trung gặp để 11.2015 Trung Họ khuyên anh chị xây 12.2015 hội Cán tuần tháng trưởng phụ chi bộ hội phụ nữ tương nhận thức của chị có hành động phù hợp. 5 hàng tuần tháng gia đình chị dựng gia đình hòa Thảo, anh Trung thuận Sau khi anh Trung Giữa tháng Cuối 14 Chi hội phụ Cán bộ Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 6 Đinh Thị Việt Hà nhận ra hành vi sai trái 12.2015 tháng của mình và hứa sẽ sửa 12.2015 nữ tổ 14 phụ nữ chữa, Chi hội phụ nữ giúp đỡ cho chị Thảo, anh Trung vay vốn không lấy lãi để phát triển kinh tế gia đình (anh Trung mở cửa hàng đóng, sửa chữa giày dép; chị Thảo tiếp tục công việc may quần áo tại gia đình) 7 Sau khi gia đình chị Tháng Thảo đã trở lại cuộc 01.2016 Năm 2016 Đại diện chi hội phụ sống bình thường, đại nữ, tổ hòa diện chi hội phụ nữ, tổ giải. hòa giải thỉnh thoảng sẽ đến gia đình chị Thảo để thăm hỏi, nói chuyện và giúp đỡ nếu gia đình gặp khó khăn 15 chi hội Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận: Bạo lực gia đình là một vấn đề của gia đình, cộng đồng và xã hội. Vì vậy, chúng ta cần sớm xây dựng những giải pháp đồng bộ để ngăn chặn cũng như loại bỏ tệ nạn này ra khỏi cộng đồng văn hóa xã hội. Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội. Do đó mà việc xóa bỏ bạo lực gia đình không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và quốc gia trong phòng, chống bạo lực gia đình. Chỉ khi nào công tác phòng, chống bạo lực được triển khai có hiệu quả thì lúc đó gia đình mới được coi là chốn yên bình và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình và chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và phát triển bền vững. 3.2 Kiến nghị: 3.2.1 Đối với các cơ quan Trung ương: Cần nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới cho người dân cả nam và nữ đều nhận thức được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong xã hội. Cũng qua đó nâng cao nhận thức của người dân để họ không coi bạo lực gia đình là chuyện riêng của các gia đình hay là vấn đề cá nhân mà phải nhận thức là vấn đề xã hội và cần giải quyết nó bằng các chính sách và luật pháp thích hợp. 3.2.2 Đối với các cơ quan địa phương: - Các cơ quan tư pháp, tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ cơ sở cần tăng cường giáo dục pháp luật cho hội viên phụ nữ và mọi tầng lớp nhân dân. Trợ giúp pháp lý tuyên truyền pháp luật, tư vấn cho phụ nữ. Chính quyền địa phương nơi người dân sinh sống cần được trang bị các kỹ năng làm việc cụ 16 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà thể khi có bạo lực xảy ra, bao gồm công tác cứu giúp nạn nhân và con cái họ, giáo dục trừng trị kẻ phạm tội, nhanh chóng ổn định trật tự an ninh xã hội. - Xây dựng quĩ phòng chống bạo lực gia đình tại các địa phương là rất cần thiết để các chương trình phòng chống bạo lực gia đình có thể triển khai và đạt hiệu quả trong thực tiễn. 17 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 2. Nghị định của Chính phủ số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/2/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng chống bạo lực gia đình. 3. Quyết định số 2351/QĐ – TTg ngày 24/12/2010 phê duyệt chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 4. Chương trình công tác Hội và phong trào phụ nữ thành phố Hà Nội năm 2015 5. Chương trình công tác Hội và phong trào phụ nữ quận Long Biên năm 2015. 6. Bài giảng trên lớp của các thầy cô giáo trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong lớp chuyên viên K6A-2015 7. Trang Web: thuvienphapluat.vn 18 Tiểu luận lớp chuyên viên K6A – 2015 Đinh Thị Việt Hà 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan