Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Bài tập các qui định về sức khỏe và môi trường (ngoại lệ điều xx gatt)...

Tài liệu Bài tập các qui định về sức khỏe và môi trường (ngoại lệ điều xx gatt)

.DOCX
10
832
104

Mô tả:

Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục Bài tập: CÁC QUI ĐỊNH VỀ SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐIỀU XX GATT). Vào năm ngoái, Richland ban hành một quy định – thường được gọi với tên là ‘Đạo luật Tetra Pak’ trong đó quy định tất cả các loại đồ uống không cồn phải được đựng trong bao bì Tetra Paktrước thời điểm trên các loại nước uống giải khát không cồn tại Richland thường được đựng trong chai thuỷ tinh. Theo Richland, việc tái chế vỏ hộp Tetra Pak thì thân thiện với môi trường hơn việc tái chế chai thuỷ tinh (không cần phải hao tốn nước và chất tẩy rửa công nghiệp). Ngoài ra, việc sử dụng vỏ hộp Tetra Pak thay cho chai thuỷ tinh sẽ giảm việc sử dụng silica (SiO2), theo như Richland, là loại tài nguyên thiên nhiên có nguy cơcạn kiệt. Newland cũng cho rằng mục đích sử dụng chính của bao bì Tetra Pak cho các loại đồ uống không cồn là nhằm giúp cho người tiêu dùng nhận thấy được sự khác biệt giữa đồ uống có cồn và đồ uống không cồn và nhưvậy người tiêu dùng có thể tránh được sự nhầm lẫn khi lựa chọn, gián tiếp bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Richland củng cố việc ban hành ‘Đạo luật Tetra Pak’ của mình với rất nhiều những dẫn chứng nghiên cứu khoa học, tuy nhiên những nghiên cứu đó không phản ánh được quan điểm đa số của cộng đồng nghiên cứu khoa học có liên quan. Newland là nhà xuất khẩu chính các loại đồ uống không cồn đựng trong chai thủy tinh đến Richland, do vậy ‘Đạo luật Tetra Pak’ gây thiệt hại rất nặng nề cho ngành sản xuất nước giải khát của Newland. Newland cho rằng Richland ban hành đạo luật này cơbản là nhằm hỗ trợ cho ngành sản xuất bao bì đang phát triễn mạnh của mình. Theo ýkiến của Newland, không tồn tại một cơsởkhoa học nghiêm túc nào cho việc Richland yêu cầu sử dụng bao bì Tetra Pak và mức độ bảo vệmôi trường đặt ra bởi Richland là quá cao. Newland đồng thời cũng phát hiện ra rằng các loại đồuống không cồn của Nearland, một quốc gia láng giềng của Richland, được dành cho một thời hạn 10 năm để chuẩn bị cho việc xuất khẩu của mình cho phù hợp với ‘Đạo luật Tetra Pak’. Newland bổ sung thông tin thêm rằng vào năm ngoái Richland cũng đã từ chối lời đề nghị của Newland đểtiến hành việc đàm phán đa phương về việc hạn chế dần việc sử dụng chai thuỷ tinh cho đồ uống không cồn. Cuối tuần trước, Newland đã yêu cầu tham vấn với Richland về sự phù hợp của ‘Đạo luật Tetra Pak’ với các quy định WTO. Bạn là một luật sưtrẻ đầy tiềm năng trong ban cố vấn pháp lý về các quy định của WTO cho chính phủ Newland. Page 1 Bài tập về các qui định về sức khỏe và môi trường (Điều XX) Nhiệm vụ của bạn là soạn thảo một bản tưvấn pháp lý có tính thuyết phục để yêu cầu Richland điều chỉnh lại đạo luật của mình. HƯỚNG DẪN Biện pháp hiệu quả nhất để có thể thuyết phục Richland sửa đổi “Đạo luật Tetra Pak” chính là viện dẫn các quy định của WTO và cân nhắc về tính phù hợp của đạo luật với những quy định này. Nói cách khác, chính là làm rõ vấn đề “Đạo luật Tetra Pak” có vi phạm quy định của WTO hay không và nếu có thì vi phạm điều khoản nào? Trong tình huống này, mối liên hệ giữa Đạo luật Tetra Pak và vấn đề pháp lý được đặt ra như sau: Năm ngoái, Richland ban hành “Đạo luật Tetra Pak” theo đó tất cả các loại đồ uống không cồn phải được đựng trong bao bì Tetra Pak, trước đây các loại nước uống giải khát không cồn tại Richland thường được đựng trong chai Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục thuỷ tinh. Richland lập luận rằng đạo luật này ra đời nhằm mục đích chính là bảo vệ môi trường và gián tiếp bảo vệ sức khỏe con người. Newland là nhà xuất khẩu chính các loại đồ uống không cồn đựng trong chai thủy tinh đến Richland, do bị yêu cầu thực hiện “Đạo luật Tetra Pak” ngay lập tức nên Newland đã phải chịu thiệt hại rất nặng nề. Trong khi đó, Nearland là nước láng giềng của Richland lại có thời hạn 10 năm để chuẩn bị phù hợp với đạo luật này. Như vậy, ở đây Richland đã có một sự khác biệt nhất định trong cách đối xử với Newland và Nearland. Để chứng minh hành vi này là một sự vi phạm quy định WTO của Richland thì ta sẽ phân tích các vấn đề pháp lý sau: Vấn đề pháp lý 1: Việc Richland ban hành đạo luật Tetra Pak qui định tất cả các đồ uống không cồn phải được đựng trong bao bì Tetra Pak, trong khi đồ uống không cồn của Newland là hàng nhập khẩu vào Richland được đóng bằng chai, có vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia đối Newland được qui định tại Điều III.4 GATT hay không? Để trả lời cho vấn đề pháp lý này, ta lần lượt phân tích các câu hỏi pháp lý sau:  Biện pháp mà Richland ban hành có là luật, qui định hay yêu cầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều III.4 hay không? Page 2 Bài tập về các qui định về sức khỏe và môi trường (Điều XX) Điều III.4 GAT 1994 có qui định: “Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa…” Đạo luật Tetra Pak mà chính phủ Richland ban hành rõ ràng tác động đến hoạt động kinh doanh, bán hàng, phân phối hàng hóa là đồ uống không cồn đóng bằng chai thủy tinh là hàng nhập khẩu từ Newland, bởi không thể nào chuyển đổi từ đóng chai sang bao bì Tetra pak trong khoảng thời gian ngắn được. →Biện pháp Richland ban hành là một đạo luật thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều III.4 GATT 1994.  Sản phẩm đồ uống không cồn là hàng nội địa của Richland và hàng nhập khẩu từ Newland có là sản phẩm tương tự hay không? Việc xác định các sản phẩm có tương tự nhau hay không được xác định dựa trên từng vụ việc cụ thể (vấn đề này đã được cơ quan phúc thẩm trong vụ Nhật Bản – đồ uống có cồn, giải thích thông qua hình ảnh cây đàn ac-cooc-đê-ông kéo ra và thu lại ở các nơi khác nhau khi các qui định khác nhau của Hiệp định WTO áp dụng). Trong vụ EC – sản phẩm a-mi-ăng, cơ quan phúc thẩm nhận định rằng phạm vi của “tương tự” rộng hơn phạm vi “tương tự” của Điều III.2 câu đầu tiên GATT 1994, nhưng không rộng hơn phạm vi của Điều III.2 câu thứ hai GATT 1994. Thông qua các vụ kiện Spain - Unroasted Coffee, Indonesia- Autos, JapanAlcoholic, cơ quan xét xử đã xác định một yếu tố cần được xem xét để kết luận hai sản phẩm nghi vấn có “tương tự nhau” hay không, đó là: + Đặc tính lý hóa của hai sản phẩm phải tương tự nhau; + Thị hiếu và thói quen của khách hàng đối với hai sản phẩm là như nhau, không có sự phân biệt lớn; Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục + Mục đích sử dụng cuối của hai sản phẩm là như nhau; + Phân loại thuế quan không tồn tại giữa hai sản phẩm. Page 3 Bài tập về các qui định về sức khỏe và môi trường (Điều XX) Sản phẩm đồ uống không cồn là hàng nội địa và hàng nhập khẩu đều có đặc tính lý hóa tương đương nhau, sự khác biệt cách thức đóng gói là không đáng kể, công dụng cuối cùng của chúng đều dùng làm đồ uống (nước giải khát), có thể thay thế được cho nhau trong trường hợp một trong hai sản phẩm đó không tồn tại trông cùng một phân khúc thị trường. → Như vậy, sản phẩm đồ uống không cồn nội địa và nhập khẩu đều là sản phẩm tương tự như qui định tại Điều III.4 GATT 1994  Sản phẩm đồ uống không cồn là hàng nhập khẩu (Newland) có bị đối xử kém thuận lợi hơn so với sản phẩm đồ uống không cồn nội địa (Richland). Điều III.4 GATT 1994 có qui định: “ Sản phẩm nhập khẩu… sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn…”. Hiệp định GATT không giải thích thế nào là sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn, mà nó được giải thích thông qua các án lệ, cụ thể trọng vụ Hàn Quốc – sản phẩm thịt bò, cơ quan phúc thẩm nhận định rằng: “ Việc đối xử không kém phần thuận lợi đó là điều kiện cạnh tranh trên thị trường không kém thuận lợi hơn đối với sản phẩm nhập khẩu”, cụ thể, một sự đối xử khác biệt chưa hẳn đã tạo nên một sự đối xử kém thuận lợi hơn; sự đối xử kém thuận lợi hơn phải xuất phát từ xuất xứ của hàng hoá. Và trong vụ Hoa Kỳ – Điều 337 Luật thuế quan, cơ quan phúc thẩm nhận định rằng “sự đãi ngộ không kém phần thuận lợi là cung cấp những cơ hội công bằng cho sản phẩm nhập khẩu tương tự”. Việc Richland ban hành đạo luật Tetra Pak với qui định đối với tất cả các đồ uống không cồn phải được đựnn trong bao bì Tetra pak, về mặt câu chữ khó nhận ra được sự phân biệt đối xử, nhưng khi ta xem lại trên thị trường đồ uống có cồn thì nhận thấy rằng qui định này nhằm mục đích hướng đến sử dụng bao bì Tetra pak, góp phần thúc đẩy ngành sản xuất bao bì nội địa của Richland đang phát triển mạnh, trong khi việc chuyển đổi từ đóng chai thủy tinh sang sử dụng bao bì Tetra pak phải có một khoảng thời gian nhất định, ít nhất là vài năm chứ không thể chuyển đổi ngay được. Hơn nữa, việc qui định này buộc Richland phải thay đổi công nghệ sản xuất, rất tốn kém, mất thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Newland đối với mặt hàng đồ uống không cồn. Rõ ràng sản phẩm đồ uống của Richland có điều kiện cạnh tranh thuận lợi hơn nhiều, khi việc sản xuất, đóng gói tại chỗ, vừa tận dụng được việc sử dụng bao bì Tetra pak làm cho giá Page 4 Bài tập về các qui định về sức khỏe và môi trường (Điều XX) thành sản phẩm của chúng so với hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn nhiều, tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng đối với dòng sản phẩm đồ uống không cùng trên cùng phân khúc thị trường. Qui định này gián tiếp cản trở, buộc khách hàng có thói quen sử dụng đồ uống không cồn đóng chai phải chuyển sang đồ uống không cồn vỏ hộp Tetra pak, hạn chế sự lựa chọn của khách hàng. → Như vậy, Đạo luật Tetra pak mà Richland đã tạo ra sự đối xử kém thuận lợi hơn đối với hàng nhập khẩu là đồ uống không cồn xuất xứ từ Newland so với đồ uống không cồn là hàng nội địa, như qui định tại Điểu III.4 GATT 1994. Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục Kết luận: Dựa vào những phân tích nêu trên, Richland đã vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia đối với Newland được qui định tại Điều III.4 GATT 1994 khi ban hành đạo luật Tetra pak qui định tất cả các đồ uống không cồn phải được đựng trong bao bì Tetra Pak, trong khi đồ uống không cồn của Newland là hàng nhập khẩu vào Richland được đóng bằng chai. Vấn đê pháp lý 2: Việc Richland ban hành đạo luật Tetra pak qui định tất cả các đồ uống không cồn phải được đựng trong bao bì Tetra pak nhưng lại dành ngoại lệ này cho Nearland (quốc gia láng giềng) là 10 năm để chuyển đổi việc đóng gói bằng vỏ chai thủy tinh sang đóng gói bằng bao bì Tetra pak nhưng lại không dành ngoại lệ này cho Newland là quốc gia cũng có đồ uống không cồn đóng chai như Nearland nhập khẩu vào Richland, có vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc như qui định tại Điều I.1 GATT 1994 hay không? Việc Đạo luật Tetra Pak áp dụng ngay với Newland trong khi đối với Nearland quy định này lại được bảo lưu trong thời hạn 10 năm là một dấu hiệu vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc tại Điều I.1 GATT 1994.  Biện pháp mà Richland áp dụng đối với Newland và Nearland có thuộc phạm vi điều chỉnh của Điểu I.1 GATT 1994 hay không? Điều I.1 GATT 1994 có quy định “…mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung được nêu tại khoản 2 và khoản 4 Điều III…”, ta viện dẫn đến Điều III.4 GATT 1994 có quy định: “Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên kí kết nào vào lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định và yêu cầu ảnh hưởng Page 5 Bài tập về các qui định về sức khỏe và môi trường (Điều XX) đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa. “ Đạo luật Tetra Pak mà chính phủ Richland ban hành với ngoại lệ dành cho Nearland là quốc gia láng giềng 10 năm để chuyển đổi từ vỏ chai thủy tinh sang đóng gói bao bì Tetra pak đối với sản phầm đồ uống không cồn mà không áp dụng ngoại lệ này cho Newland. Việc qui định như vậy rõ ràng tác động đến hoạt động kinh doanh, bán hàng, phân phối hàng hóa là đồ uống không cồn đóng bằng chai thủy tinh là hàng nhập khẩu từ Newland so với hàng nhập khẩu từ Nearland vào thị trường Richland. → Biện pháp mà Richland ban hành thuộc phạm vi điều chỉnh của điều I.1 GATT 1994.  Việc Richland áp dụng biện pháp như vậy có tạo ra lợi thế nào dành cho Nearland so với Newland hay không? Trước hết, ta xem xét đến án lệ của vụ kiện “Colombia – Ports of Entry (2009)”, để xem xét “lợi thế” được tạo ra như thế nào. Trong vụ kiện này Colombia đã đưa ra quy định “hàng dệt may, thêu, giày dép có xuất xứ từ Panama phải thực hiện việc khai báo hải quan trước khi nhập cảng; phải trả thuế nhập khẩu và các loại thuế khác trước”. Ban hội thẩm kết luận rằng Colombia đã đưa ra một”lợi thế” trong phạm vi của Điều I.1 GATT 1994 cho các quốc gia khác đối với Panama. Việc chuyển đổi vỏ chai thủy tinh sang vỏ hộp tetra pak không thể nào làm trong thời gian ngắn được mà cần phải có một lộ trình nhất định, bởi việc này sẽ Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục dẫn đến thay đổi công nghệ của khâu đóng gói của phía Newland, gây tốn kém và làm gia tăng chi phí, khi đó giá thành sản phẩm khó cạnh tranh hơn so với sản phẩm đồ uống không cồn của Nearland tại thị trường Richland, chưa kể chi phí vận chuyển hàng hóa và khoảng thời gian chuyển đổi phương thức đóng gói mà Nearland được hưởng là một lợi thế đáng kể để tiếp cận thị trường của Richland một cách dễ dàng hơn, thuận lợi hơn so với Newland. → Như vậy, biện pháp mà Richland ban hành đã tạo ra một lợi thế dành cho Nearland so với Newland đối với sản phẩm đồ uống có cồn là hàng nhập khẩu vào thị trường Richland. Page 6 Bài tập về các qui định về sức khỏe và môi trường (Điều XX)  Sản phẩm đồ uống không cồn của Nearland với đồ uống không cồn là hàng nhập khẩu từ Newland có là sản phẩm tương tự hay không? GATT 1994 không có quy định nào về khái niệm “sản phẩm tương tự”, theo kết luận trang Án lệ Nhật Bản – Đồ uống có cồn thì tùy từng trường hợp và điều khoản áp dụng mà định nghĩa “sản phẩm tương tự” lại có sự thay đổi. Tuy nhiên, về cơ bản khi xác định tính tương tự ta cần xác định bốn vấn đề, cụ thể: (i) Đặc tính sản phẩm: Dù nhập khẩu từ hai nước khác nhau nhưng đây cùng là một loại sản phẩm, đồ uống không cồn, và không có sự khác biệt nào về đặc tính sản phẩm, sự khác biệt về cách thức đóng gói đó là bằng hộp (Richland) với bằng chai thủy tinh (Newland) không đủ tạo ra sự khác biệt đáng kể về lý tính (cấu trúc bên ngoài sản phẩm) (ii) Mục đích sử dụng: đều là đồ uống (nước giải khát) (iii) Thị hiếu người tiêu dùng: rõ ràng cùng là sản phẩm đồ uống và cùng là hàng nhập khẩu thì người tiêu dùng ít khi phân vân giữa hai sản phẩm; yếu tố xuất xứ từ Newland hay Nearland không mang tính quyết định. Khi một trong hai sản phẩm không tồn tai người tiêu dùng vẫn có khuynh hướng lựa chọn sản phẩm còn lại thay thế (iv) Phân loại thuế quan: Hai sản phẩm này cùng là đồ uống không cồn và nằm trong mục 2202 trong biểu phân loại thuế quan → Như vậy, hai sản phẩm đồ uống không cồn từ Newland và Nearland là hai sản phẩm tương tự như qui định tại Điều I.1 GATT 1994.  Lợi thế mà Richland dành cho Nearland có được áp dụng một các ngay lập tức và vô điều kiện đối với Newland hay không? Richland đã dành ngoại lệ với lợi thế là thời hạn 10 năm để thay đổi bao bì cho sản phẩm đồ uống không cồn của Nearland nhưng không áp dụng cho sản phẩm tương tự đến từ Newland, trong khi cả ba quốc gia Newland, Nearland, Richland đều là thnafh viên WTO. Page 7 Bài tập về các qui định về sức khỏe và môi trường (Điều XX) → Vì vậy, lợi thế mà Richland dành cho Nearland đã không được áp dụng đối với Newland mộ cách vô điều kiện và ngay lập tức như qui định tại Điều I.1 GATT 1994. Kết luận: Từ những phân tích trên, Richland đã vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục quốc được qui định tại Điều I.1 GATT 1994 khi ban hành đạo luật Tetra pak qui định tất cả các đồ uống không cồn phải được đựng trong bao bì Tetra pak nhưng lại dành ngoại lệ này cho Nearland là 10 năm để chuyển đổi việc đóng gói bằng vỏ chai thủy tinh sang đóng gói bằng bao bì Tetra pak nhưng lại không áo dụng cho Newland là quốc gia cũng có đồ uống không cồn đóng chai như Nearland nhập khẩu vào Richland. Vấn đề pháp lý 3: Richland có thể vận dụng điều XX GATT về ngoại lệ chung để lí giải cho việc ban hành đạo luật Tetra pak với qui định tất cả đồ uống có cồn phải được đóng gói bằng tetra pak hay không? Để trả lời cho câu hỏi pháp lý trên ta lần lượt phân tích các câu hỏi pháp lý sau:  Richland viện dẫn lý do “cần thiết bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người” khi ban hành đạo luật tetra pak có thuộc Điều XX (b) GAAT 1994 hay không? Thứ nhất, ta phải xem xét mục tiêu mà biện pháp này đưa ra có mang tính bảo vệ cuộc sống, sức khỏe con người, động vật hoặc thực vật theo khoản b Điều XX GATT 1994 không? Để xem xét mục tiêu đó ta phải xem xét cấu trúc, mục đích mà biện pháp đó đặt ra, bao gồm cả chính sách sức khỏe và chính sách bảo vệ môi trường 1 nhằm mục đích hạn chế các nguy cơ đối với sức khỏe, cuộc sống cụ thê chứ không phải chiir là những nguy hại môi trường chung. Theo như trong tình huống, mục tiêu mà Newland đưa ra khi ban hành quy định đó là: 1 Vụ Brazil – sản phẩm lốp xe (2007) Page 8 Bài tập về các qui định về sức khỏe và môi trường (Điều XX) Thể hiện sự thân thiện với môi trường vì nếu sử dụng chai thủy tinh thì sẽ tốn nước và chất tẩy rửa công nghiệp để làm sạch mà trong đó chất tẩy rửa rất có hại cho môi trường Gián tiếp bảo vệ người tiêu dùng, tránh nhầm lẫn giữa đồ uống không cồn và đồ uống có cồn. Mục tiêu trên rõ ràng đã hướng tới việc bảo vệ môi trường, môi trường tốt thì sức khỏe con người cũng được đảm bảo. Do đó mục tiêu mà biện pháp này hướng tới hoàn toàn nằm trong phạm vi Điều XX (b) GATT 1994. Thứ hai, ta xem xét đến liệu biện pháp này có cần thiết để đạt được mục tiêu hướng đến hay không? Trong vụ kiện Brazil – sản phẩm lốp xe (2007), cơ quan phúc thẩm đã giải thích hiểu thế nào về “tính cần thiết”, đó là sự đánh giá tổng hợp tất cả các yếu tố liên quan xét trên mối quan hệ và sự cân đối giữa hạn chế thương mại mà biện pháp trên gây ra với lợi ích, giá trị đạt được cho mục tiêu để ra từ biện pháp đó, đặc biệt là có thể tìm ta được mộ biện pháp thay thế nào khác ít gây hạn chế thương mại mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Richland củng cố việc ban hành ‘Đạo luật Tetra Pak’ của mình với rất nhiều những dẫn chứng nghiên cứu khoa học, nhưng những nghiên cứu đó không phản ánh được quan điểm đa số của cộng đồng nghiên cứu khoa học có liên quan. Mặc dù vậy, khi đánh giá giữa việc sử dụng chai thủy tinh và bao bì Tetra Pak thì có khá nhiều thông tin có thể chứng minh sự cần thiết áp dụng biện pháp này để đạt được Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục mục tiêu mà Richland đã đề ra. Bao bì mới được sản xuất trong quy trình sử dụng ít năng lượng và giúp giảm thải một lượng lớn CO2. Với mục đích cần thiết để giảm ô nhiễm không khí thì việc hạn chế sử dụng chai thủy tinh và chuyển qua sử dụng bao bì Tetra Pak là cần thiết. Việc sử dụng bao bì vừa có tính tiện lợi cao vừa giảm thiểu được rủi ro trong quá trình vận chuyển và sử dụng, trong khi đó chai thủy tinh là vật dụng dễ vỡ và tốn kém nhiều chi phí để sản xuất mới. Page 9 Bài tập về các qui định về sức khỏe và môi trường (Điều XX) Bao bì đã qua sử dụng được phân loại để tái chế, bao bì giấy sẽ được chuyển nhà máy tái chế giấy. Tại đó, bột giấy được tách ra, làm thành giấy carton và các sản phẩm giấy tái chế khác. Trong khi đó, chai thủy tinh để tái sử dụng được thì sẽ tốn nước và chất tẩy rửa công nghiệp để làm sạch mà hiện tại chúng ta đang thiếu nguồn nước sạch sinh hoạt và các chất tẩy rửa rất có hại cho môi trường sinh thái. Việc ban hành Đạo luật Tetra Pak là biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu mà Richland đã đề ra trong phạm vi cân nhắc giữa bao bì sản phẩm hay chai thủy tinh. → Việc Richland viện dẫn lý do “cần thiết bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người” khi ban hành đạo luật tetra pak thuộc Điều XX (b) GAAT 1994 là hợp lý.  Nếu biện pháp này là một ngoại lệ theo Điều XX GATT 1994 thì biện pháp đó có tạo nên sự phân biệt đối xử tùy tiện và vô lý hoặc là trá hình một hạn chế thương mại hay không? Theo nguyên tắc chứng minh từ Án lệ Hoa Kỳ – sản phẩm tôm nhập khẩu, ta cần chứng minh biện pháp thương mại vi phạm quy định của WTO thuộc một trong các trường hợp ngoại lệ cụ thể của Điều XX và sau đó mới chứng minh nó có vi phạm Chapeau hay không. Tiếp theo, ta cũng có cơ sở để không xác định biện pháp này là một hạn chế thương mại trá hình vì biện pháp này đã theo đuổi mục đích của ngoại lệ tại Điều XX (b). Bởi Richland áp dụng đạo luật Tetra Pak đồng thời cho cả sản phẩm đồ uống không cồn trong nước,cả sản phẩm đến từ Newland và Nearland nhưng chỉ khác là Nearland có thời hạn để thích nghi. Do đó, ta chỉ cần chứng minh biện pháp này theo hai yêu cầu còn lại của Chapeau.  Biện pháp này có tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện không? Theo án lệ US – Shrimp, sự phân biệt đối xử tuỳ tiện được thể hiện qua sự khắt khe và không linh hoạt, không tính đến điều kiện của nước nhập khẩu. Áp dụng vào tình huống này có thể thấy Richland đã không cân nhắc đến điều kiện của Newland và Nearland mà chỉ mong muốn ban hành quy định để đặt được mục đích của mình. Bởi lẽ, Newland là nước cung cấp đồ uống không cồn chủ yếu cho Richland, với một số lượng lớn như vậy thì việc ban hành đạo luật Tetra Pak mà không thông báo trước và không bảo lưu cho Newland có thời gian thích nghi là Page 10 Bài tập về các qui định về sức khỏe và môi trường (Điều XX) một việc làm hết sức tùy tiện. Nearland có thời gian 10 năm để chuẩn bị nhưng Newland thì không được như thế. Do đó, biện pháp mà Richland ban hành đã tạo ra một sự phân biệt đối xử tùy tiện.  Biện pháp này có tạo ra sự phân biệt đối xử không thể chứng minh được hay Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục không? Cũng từ án lệ Hoa Kỳ – sản phẩm tôm nhập khẩu, Cơ quan phúc thẩm trong vụ này đã chứng minh tính vô căn cứ của biện pháp là đơn phương đặt ra mà không hề nỗ lực đàm phán với nước nhập khẩu. Tương tự trong tình huống này, Richland đã từ chối đàm phán đa phương, từ chối một cơ hội đi đến thỏa thuận vừa có lợi cho Richland và cả Newland, có thể là bảo lưu giống như Richland đã làm với Nearland nhưng Richland đã không làm như vậy. Như vậy, rõ ràng biện pháp mà Richland áp dụng đã tạo ra sự phân biệt đối xử giữa Newland và Nearland và Richland hoàn toàn không thể biện minh cho biện pháp này. → Như vậy, đạo luật Tetra pak mà Richland ban hành đã tạo ra sự phân biệt đối xử một cách tùy tiện và không thể chứng minh được như qui định tại phần chung của Điều XX GATT 1994. Kết luận: Richland không thể viện dẫn điều XX GATT về ngoại lệ chung để lí giải cho việc ban hành đạo luật Tetra pak với qui định tất cả đồ uống có cồn phải được đóng gói bằng tetra pak. Vấn đề pháp lý 4: Việc Richland ban hành đạo luật Tetra pak đã vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc (hay là nghĩa vụ đối xử quốc gia) được WTO qui định với lý do bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đang có nguy cơ bị cạn kiệt là SiO2 có thuộc trường hợp ngoại lệ của Điều XX (g) GATT 1994 hay không? Để trả lời cho vấn đề pháp lý trên, ta lần lượt phân tích các câu hỏi pháp lý sau:  Biện pháp Richland ban hành có tác động lên sự bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt hay không? Hiệp định GATT không giải thích thế nào là “nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt”, việc giải thích đó thông qua các án lệ. Cụ thể, trong vụ kiện Hoa Kỳ Page 11 Bài tập về các qui định về sức khỏe và môi trường (Điều XX) sản phẩm tôm nhập khẩu (1998), cơ quan phúc thẩm đã nhận định rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt là nguồn tài nguyên có sự sồng và không có sự sống, bao gồm dầu thô, khoáng sản, khí đốt và những nguồn tài nguyên thiên nhiên sống cần phải được bảo tồn (các loài động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng), và yếu tố cạn kiệt phải được xem xét và thừa nhận bởi tất cả các bên trong từng trường hợp cụ thể. Nguồn tài nguyên thiên nhiên mà Richland nỗ lực bảo vệ là SiO2 (còn gọi là Silica). Silica2 tự nhiên có ở trong cát hay thạch anh, mà cát thì ở đâu cũng xuất hiện trên bề mặt trái đất với trữ lượng vô cùng lớn, và silica là một trong những thành phần chính yếu để chế tạo ra vỏ chai thủy tinh. Silica còn được ứng dụng để làm kính cửa sổ, sợi quang học dùng trong phổ thông, đồng thời cũng là vật liệu thô trong gốm sứ trắng như đất nung, gốm sa thạch và đồ sứ. Ngày nay dưới sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo nên silica nhân tạo thay thế nguồn silica tự nhiên. Việc Richland cho rằng rằng tái chế vỏ hộp Tetra Pak so với việc tái chế chai thủy tinh sẽ thân thiện với môi trường hơn để giảm thiểu việc sử dụng silica – loại tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ “cạn kiệt” là qui định một tính cảm quan, thiếu khoa học, và không mang tính thuyết phục, thể hiện rõ nhất đó là Richland đã đưa ra nhiều dẫn chứng khoa học để chứng minh cho sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên là silica, tuy nhiên những nghiên cứu đó không phản ánh được quan điểm đa Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục số của cộng đồng nghiên cứu khoa học có liên quan. → Như vậy, biện pháp mà Richland ban hành không tạo ra sự tác động lên sự bảo tồn nguồn Silica tự nhiên trước nguy cơ bị cạn kiệt. Chính vì vậy mà ta không cần phải phân tích đến các yếu tố khác như là biện pháp vi phạm đó có liên quan đến mục tiêu mà Richland đã đề ra hay không; có được áp dụng hạn chế với cả sản xuất và tiêu dùng nội địa tại thị trường Richland hay không, để cụ thể hóa lý do đó. Kết luận: Việc Richland viện dẫn lý do bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đang có nguy cơ bị cạn kiệt là SiO2 được qui định tại Điều XX (g) GATT 1994 để biện minh cho sự vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc (hay là nghĩa vụ đối xử quốc gia) được WTO qui định là hoàn toàn không thể chấp nhận được. 2 https://vi.wikipedia.org/wiki/Silic_%C4%91i%C3%B4x%C3%ADt Page 12 Bài tập về các qui định về sức khỏe và môi trường (Điều XX) Tổng kết: 1. Richland đã vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia đối với Newland được qui định tại Điều III.4 GATT 1994 khi ban hành đạo luật Tetra pak qui định tất cả các đồ uống không cồn phải được đựng trong bao bì Tetra Pak, trong khi đồ uống không cồn của Newland là hàng nhập khẩu vào Richland được đóng bằng chai. 2. Richland đã vi phạm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được qui định tại Điều I.1 GATT 1994 khi ban hành đạo luật Tetra pak qui định tất cả các đồ uống không cồn phải được đựng trong bao bì Tetra pak nhưng lại dành ngoại lệ này cho Nearland là 10 năm để chuyển đổi việc đóng gói bằng vỏ chai thủy tinh sang đóng gói bằng bao bì Tetra pak nhưng lại không áo dụng cho Newland là quốc gia cũng có đồ uống không cồn đóng chai như Nearland nhập khẩu vào Richland. 3. Richland không thể viện dẫn điều XX GATT về ngoại lệ chung để lí giải cho việc ban hành đạo luật Tetra pak với qui định tất cả đồ uống có cồn phải được đóng gói bằng tetra pak. 4. Việc Richland viện dẫn lý do bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đang có nguy cơ bị cạn kiệt là SiO2 được qui định tại Điều XX (g) GATT 1994 để biện minh cho sự vi phạm nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc (hay là nghĩa vụ đối xử quốc gia) được WTO qui định là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Vì vậy, hi vọng rằng Richland có thể cân nhắc lại để thay đổi quy định trong Đạo luật Tetra Pak để vừa đạt được mục đích khi ban hành đạo luật này vừa tạo điều kiện cho thương mại quốc tế giữa hai bên cùng phát triển, đồng thời tránh việc Richland phải chịu những chế tài từ WTO, bởi như đã lập luận đã nêu ra việc viện dẫn lý do để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên là SiO2 bị cạn kiệt, hay là lý do bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng thông qua việc bảo vệ môi trường chưa đủ sức thuyết phục và qui định này mang tính cảm quan từ phía Richland, mục đích đằng sau của sự việc này là vừa tạo điều kiện cho ngành sản xuất bao bì tetra pak trong nước phát triển vừa hướng tới mục tiêu sử dụng bao bì thân thiện với môi trường, dễ phân hủy, tái chế lại. Vì vậy cần tạo điều kiện cho phía Newland lộ trình mà phía Nearland được hưởng để có đủ thời gian thích ứng, qua đó chúng tôi có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm bao bì tetra pak trong tương lai của Richland như là một Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục Page 13 Bài tập về các qui định về sức khỏe và môi trường (Điều XX) giải pháp thay thế cho vỏ chai thủy tinh đối với đồ uống như là một điều kiện kèm theo trong thỏa thuận mà chúng tôi muốn gửi đến Richland.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan