Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Bài giảng nhập môn khoa học giao tiếp...

Tài liệu Bài giảng nhập môn khoa học giao tiếp

.PDF
58
218
62

Mô tả:

NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA: SƯ PHẠM TIỂU HỌC MẦM NON BÀI GIẢNG (Lưu hành nội bộ) NHẬP MÔN KHOA HỌC GIAO TIẾP (DÙNG CHO SINH VIÊN CÁC LỚP ĐẠI GIÁO DỤC TIỂU HỌC CHÍNH QUY) GV: HOÀNG THỊ TƯỜNG VI Năm học: 2016 - 2017 1 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi MỤC LỤC CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC KHOA TIẾP 1.1. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của khoa học giao tiếp 1.2.Giao tiếp - Khái niệm và các cách tiếp cận 1.3. Chức năng và vai trò giao tiếp 1.4. Phân loại giao tiếp 1.5. Hành vi giao tiếp CHƯƠNG 2. BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA GIAO TIẾP 2.1. Giao tiếp như một quá trình trao đổi thông tin 2.2. Nhận thức trong giao tiếp CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC GIAO TIẾP 3.1. Nội dung giao tiếp 3.2. Hình thức giao tiếp 3.3. Khoảng cách trong giao tiếp 3.4. Chiều truyền thông CHƯƠNG 4. CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP 4.1. Các yếu tố cơ bản khi tiến hành giao tiếp 4.2. Tự nhận thức về bản thân và sự cởi mở trong giao tiếp 4.3. Các nguyên tắc trong giao tiếp 4.4. Các kỹ năng giao tiếp CHƯƠNG 5. ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT 5.1. Đặc điểm về thái độ giao tiếp 5.2. Đặc điểm về quan hệ giao tiếp 5.3. Đặc điểm về cách thức, nghi thức giao tiếp 2 3 3 6 7 10 18 19 25 26 33 35 37 38 42 44 53 54 55 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi LỜI NÓI ĐẦU Nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập tại Trường Đại học Quảng Bình, chúng tôi biên soạn Bài giảng Nhập môn khoa học giao tiếp cho đối tượng là sinh viên Đại học Giáo dục Tiểu học hệ chính quy. Trong quá trình biên soạn sẽ không tránh khỏi sai sót, rất mong quý đọc giả và sinh viên góp ý để giáo trình ngày càng hoàn thiện. 3 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC GIAO TIẾP 1.1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KHOA HỌC GIAO TIẾP 1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của khoa học giao tiếp Khoa học giao tiếp nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau đây: - Bản chất, đặc điểm của quá trình giao tiếp - Nội dung và hình thức giao tiếp - Các hiện tượng tâm lý và tâm lý xã hội diễn ra trong giao tiếp, trong đó chủ yếu là các qúa trình trao đổi thông tin, nhận thức, cảm xúc và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể giao tiếp. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề này, môn học khoa học giao tiếp giúp chúng ta nâng cao văn hoá giao tiếp, ứng xử của bản thân và là tiền đề cho sự thành đạt của chúng ta trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp. 1.1.2. Nhiệm vụ của khoa học giao tiếp Nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về giao tiếp và ứng xử theo truyền thống dân tộc và thông lệ quốc tế, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể: - Nghiên cứu đặc điểm, bản chất xã hội của giao tiếp - Nghiên cứu những khía cạnh của quá trình giao tiếp: truyền thông, nhận thức và ảnh hưởng tác động qua lại trong giao tiếp. - Rút ra được các cách tạo ra ấn tượng ban đầu trong quá trình giao tiếp. - Từ đó cung cấp những kết quả nghiên cứu để hoàn thiện các hoạt động giao tiếp. 1.1.3. Các phương pháp nghiên cứu a. Các nguyên tắc của phương pháp nghiên cứu - Đảm bảo tính khách quan: Nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo đúng bản chất của chúng, không suy diễn, phán đoán, áp đặt theo ý muốn chủ quan. Tuy nhiên không loại trừ ý kiến, kết luận của các nhà chuyên môn trên cơ sở vốn tri thức, hiểu biết và kinh nghiệm của họ. - Nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng khác: Nghiên cứu sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác trong mối quan hệ nhân quả, tác động lẫn nhau. - Nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển: Các sự vật, hiện tượng luôn vận động, phát triển, biến đổi không ngừng. Do vậy chúng ta cần nghiên cứu sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng - Nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong một chỉnh thể toàn vẹn: Mỗi sự vật, hiện tượng đều có một cấu trúc nhất định, được cấu tạo bởi các yếu tố cấu thành. Vì vậy, khi nghiên cứu chúng cần đặt chúng vào trong một chỉnh thể toàn vẹn b. Các phương pháp nghiên cứu * Phương pháp quan sát: 4 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi Quan sát là phương pháp thu nhận thông tin về đối tượng bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng để thu thập tài liệu dữ kiện cần nghiên cứu. + Những yêu cầu khi tiến hành phương pháp này: - Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ quan sát - Phải trạng bị lý luận trước khi quan sát - Tiến hành trong điều kiện thuận lợi - Tiến hành quan sát, thu thập thông tin, ghi chép, xử lý thông tin để rút ra kết luận - Kiểm tra kết quả bằng các phương pháp khác * Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp phân tích tài liệu được ứng dụng trong nghiên cứu giao tiếp giữa người và người, đặc biệt là nghiên cứu nội dung thông tin của tài liệu như: nghiên cứu khía cạnh thông tin giữa các chủ thể giao tiếp, các nét tính cách của người truyền tin, người nhận tin... * Phương pháp trắc nghiệm: Trắc nghiệm là một pháp thử để đo lường tâm lý đã được chuẩn hoá trên một số lượng người. Đây là phương pháp dùng để đo lường các mối quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm, mối quan hệ liên nhân cách, mối quan hệ cảm xúc, mối quan hệ tập thể. * Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp thực nghiệm là phương thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng cũng như chất lượng của đối tượng nghiên cứu trên cơ sở nhà khoa học tác động những tác nhân trong điều kiện có sự khống chế * Phương pháp đàm thoại: Đó là cách đặt ra câu hỏi cho đối tượng và dựa vào câu trả lời của họ để thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu. * Các yêu cầu khi tiến hành phương pháp này: - Xác định rõ mục đích, yêu cầu - Tìm hiểu trước thông tin về đối tượng - Trong quá trình đàm thoại, nhà nghiên cứu cần định hướng đúng thông tin cần trao đổi. * Phương pháp điều tra bằng Anket: Điều tra bằng Anket là phương pháp nhà nghiên cứu sử dụng một hệ thống câu hỏi đặt ra đối với một số đối tượng nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. - Có 2 loại Ankét: Ankét đóng và Ankét mở - Những yêu cầu khi tiến hành phương pháp này: + Số lượng câu hỏi điều tra phải nhiều + Giữa các câu hỏi phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. + Kết quả điều tra phải được xử lý nghiêm túc 1.2. GIAO TIẾP - KHÁI NIỆM VÀ CÁC HƯỚNG TIẾP CẬN 1.2.1. Khái niệm giao tiếp 5 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lys giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về mặt thông tin, tri giác,cảm xúc, tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. 1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của giao tiếp - Tính xã hội của giao tiếp: Giao tiếp là một hiện tượng xã hội, một hiện tượng đặc thù của con người, chỉ riêng con người mới có giao tiếp thực sự và được thể hiện chỉ trong xã hội loài người. Trong thế giới động vật không có giao tiếp, không có các quan hệ mang tính chuẩn mực mà chỉ có liên hệ mang tính bầy đàn nhằm thực hiện những nhu cầu mang tính sinh học. Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người - người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa các cá nhân với nhau và giao tiếp là điều kiện để tiến hành các hoạt động chung của các cá nhân. Qua giao tiếp sự trao đổi tiếp xúc người - người làm nảy sinh hình thành các chuẩn mực giá trị xã hội và đáp ứng mục đích - nhu cầu cá nhân và nhóm của xã hội nói chung. - Tính lịch sử của giao tiếp: Giao tiếp giữa các cá nhân bao giờ cũng mang tính chất lịch sử phát triển xã hội loài người, bởi lẽ giao tiếp có nội dung cụ thể được diễn ra trong một không gian, thời gian với các đối tượng cụ thể, một hoàn cảnh xã hội nhất định. Mỗi giai đoạn lịch sử đều mang dấu ấn của một dạng giao tiếp điển hình. Các phương tiện sử dụng giao tiếp giữa các cá nhân chịu sự chi phối của sự phát triển xã hội đồng thời giao tiếp mang tính chủ thể. - Tính chủ thể của giao tiếp: Giao tiếp bao giờ cũng được thực hiện bởi những cá nhân cụ thể. Dù ở loại hình giao tiếp nào, nội dung giao tiếp gì cũng đều do những cá nhân thực hiện. Sự khác biệt của hoạt động giao tiếp với hoạt động khác ở chỗ trong hoạt động giao tiếp cá nhân vừa là chủ thể vừa là khách thể. Các cá nhân tham gia vào quá trình giao tiếp luôn luôn đổi chỗ vai trò chủ thể cho nhau và chi phối tác động lẫn nhau. Mức độ tác động phụ thuộc vào vị trí, vai trò xã hội cũng như một số đặc điểm tâm lý xã hội của mỗi cá nhân. - Tính nhận thức và tự nhận thức của giao tiếp: Giao tiếp dù mang mục đích gì đi chăng nữa cũng đều diễn ra sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan và nhân sinh quan, nhu cầu nguyện vọng của người tham gia vào quá trình giao tiếp, chính thông qua sự trao đổi, chia sẻ thông tin mà con người tăng cường vốn kiến thức của mình, nhận thức về thế giới quan và về người khác, học hỏi kinh nghiệm từ người khác. Nhờ có đặc trưng này mà phẩm chất tâm lý, hành vi ứng xử của con người được nảy sinh và phát triển, cũng nhờ giao tiếp mà quá trình xã hội hóa của mỗi cá nhân được diễn ra. Cũng thông qua tiếp xúc với những người khác mà cá nhân nhận thức về mình một cách sâu sắc hơn. Những thông tin phản hồi từ người cùng giao tiếp, những hành vi ứng xử của họ trở thành tấm gương phản chiếu để cá nhân "soi" mình trong đó và nhận thức được về bản thân mình, từ đó xây dựng được bức tranh về chính bản thân mình (khái niệm bản thân) cùng với sự tồn tại của cá nhân khác trong nhóm, nhận thức được những mặt mạnh, mặt yếu, cũng như điều kiện và hoàn cảnh của mình. - Tính truyền cảm (lây lan) của giao tiếp: 6 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi Khi giao tiếp có sự lan truyền cảm xúc, tâm trạng đặc biệt với sự tham gia của các kênh giao tiếp phi ngôn ngữ như nét mặt, tư thế, giọng nói … Sự truyền cảm được thể hiện rõ nét trong đồng cảm, ám thị. Chính điều này làm tăng tính sinh động, tính cảm xúc của quan hệ liên nhân cách. 1.3. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ GIAO TIẾP 1.3.1. Chức năng của giao tiếp Các chức năng cơ bản của giao tiếp được nhiều tài liệu đề cập tới, nhất là chức năng thông báo, chức năng phản ánh nhận thức và chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi, ngoài ra còn có tài liệu đề cập tới chức năng định hướng hoạt động. - Chức năng thông báo (thông tin): Trong giao tiếp các cá nhân thông báo cho nhau những thông tin. Nội dung thông báo có thể là những hiện tượng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, những vấn đề thời sự, những tri thức mới trong lĩnh vực khoa học. Nội dung thông tin có thể là suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc, thái độ. Trong quá trình giao tiếp người ta thông báo, biểu lộ cho người kia những suy nghĩ, ý tưởng của mình, nội dung thông tin vấn đề gì đó, biểu lộ thái độ của mình về vấn đề này như thế nào và đồng thời lại thu nhận được, biết được thái độ quan điểm, phản ứng của người đối thoại về vấn đề nào đó, sự việc nào đó. Sự thông báo, truyền thông tin bằng các phương tiện: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, tư thế…). - Chức năng nhận thức: Giao tiếp giúp con người nhận thức sự vật, sự việc, nhận thức về thế giới xung quanh, về người khác, về chính bản thân mình thông qua quá trình tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin. Giao tiếp giúp con người mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao các kiến thức kỹ năng của mình trong mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Khả năng nhận thức trong giao tiếp phụ thuộc vào khả năng huy động các cơ quan cảm giác để phản ánh: miệng nói, tai nghe, óc phán đoán, suy nghĩ khái quát hóa, trừu tượng hóa các thông tin đã thu nhận được và đặc biệt phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm đời sống thực tiễn của cá nhân đó. - Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi: Khi nhận thức được mục đích, nội dung và đối tượng giao tiếp cá nhân quyết định sử dụng cách thức nào, phương tiện giao tiếp nào để phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp. Mục tiêu của giao tiếp là làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của con người. Do vậy, có thể nói giao tiếp là quá trình điều khiển. Trước hết giao tiếp điều khiển chính bản thân chủ thể giao tiếp. Khi giao tiếp với người khác, cá nhân (chủ thể) phải lựa chọn điều chỉnh hành vi cử chỉ, điệu bộ… của mình sao cho phù hợp với đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, môi trường giao tiếp. Mặt khác, khi giao tiếp cá nhân phải ứng xử thế nào để làm cho đối tượng cùng nhận thức được, cùng cảm nhận được, hiểu được mình (hiểu được nhu cầu, nguyện vọng, suy nghĩ của mình). Đó chính là điều khiển sự nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng theo mục đích của cá nhân mình. 7 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi Trong quá trình giao tiếp các cá nhân nhận được những phản hồi từ người khác và từ đó điều chỉnh hành vi ứng xử của mình cho phù hợp với tình huống. Việc điều chỉnh hành vi giúp các cá nhân thích nghi lẫn nhau, thích nghi hoàn cảnh, giúp cá nhân tự hoàn thiện phẩm chất và nhân cách của mình. Các chuẩn mực xã hội, các nguyên tắc nhóm thường được thể hiện trong giao tiếp nhóm, bởi vậy mỗi cá nhân thường được học hỏi hành vi và xã hội hóa chính bản thân mình. Một nhà tâm lý học Xô Viết đã phân chức năng của giao tiếp thành các chức năng cụ thể sau: - Chức năng tiếp xúc: Giao tiếp là nền tảng đặt quan hệ giữa người với người và giao tiếp tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận thông tin và trao đổi thông tin. - Chức năng thông báo: Đó chính là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm, suy nghĩ, cảm xúc…giữa các chủ thể giao tiếp. - Chức năng thúc đẩy tính tích cực của các chủ thể cùng giao tiếp: Trong quá trình giao tiếp các cá nhân không chỉ có trao đổi thông tin một cách thụ động mà giao tiếp còn thúc đẩy các cá nhân tích cực, chủ động trao đổi thông tin. - Chức năng phối hợp công tác: Quá trình giao tiếp giúp các cá nhân định hướng, tìm hiểu lẩn nhau và đi đến sự nhất trí, cộng tác trong các hoạt động. Chức năng giúp các cá nhân nhận thức và hiểu biết lẫn nhau. - Chức năng biểu cảm: Biểu lộ và trao đổi cảm xúc cho nhau trong quá trình giao tiếp. - Chức năng gây tác động: (đến tri thức, tình cảm và toàn bộ nhân cách) ảnh hưởng lẫn nhau làm thay đổi đến hành vi, tâm trạng và thái độ của nhau, cũng như các xu hướng nhân cách. 1.3.2. Vai trò của giao tiếp a. Vai trò của giao tiếp trong đời sống con người và xã hội Giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu được của con người, đó là nhu cầu muốn được tiếp xúc với người khác. Một nhu cầu mang tính người sâu đậm. Nhu cầu này là nhu cầu xuất hiện đầu tiên ở con người vì khi mới lọt lòng mẹ đứa trẻ có phản xạ rúc đầu vào bụng, vào ngực mẹ: một mặt là muốn tìm vú mẹ nhưng mặt khác là muốn áp vào da thịt để được ôm ấp, vỗ về. Có thể nói mối quan hệ với người mẹ qua xúc giác là quan trọng bậc nhất của con người. Hiện tượng đó được gọi là sự gắn bó mẹ - con. Nếu vì một lý do nào đó con người không được thõa mãn nhu cầu này, thiếu đi mối quan hệ mối quan hệ thiêng liêng gắn bó thì sẽ gây nên ở con người dù bất kỳ lứa tuổi nào những trãi nghiệm tiêu cực, những lo âu chờ đợi cái gì đó không hay xảy ra mặc dù không có cái gì đe dọa họ cả nghĩa là đứa bé sẽ phát triển không bình thường, ngay cả khi sống đứa trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, làm tổn thương tâm lý đứa trẻ sau này. (ở nước ta, một số bệnh viện phụ sản chủ trương thay vì nuôi trẻ đẻ thiếu tháng trong lồng kính bằng việc cho mẹ ấp ủ trong lòng. Kết quả là tỷ lệ sống và phát triển ở trẻ rất cao). Chúng ta có thể kết luận 8 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi rằng: vắng mẹ từ những ngày đầu mới ra đời là nỗi bất hạnh to lớn đối với trẻ em. Trong trường hợp bé bị tách ra khỏi mẹ sớm (do bị chết, do bị ốm cần phải cách li hay do một lý do nào khác), thì điều cần thiết là phải giúp cho trẻ tạo ra được mối quan hệ gắn bó mẹ con. Nhu cầu gắn bó lúc này cũng có thể được thõa mãn bởi người khác, miễn là người đó có lòng yêu thương, miễn là người đó có lòng yêu thương, sẵn sàng ôm ấp vỗ về như chính người mẹ của bé. Giao tiếp tạo ra cơ sở cho sự tồn tại của con người, giúp con người nhận thức và phát triển. Con người học làm người thông qua giao tiếp, nói cách khác giao tiếp là phương tiện để con người xã hội hóa thông qua giao lưu lao động và học tập. Giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý con người, nó là cơ sở để phân biệt giữa thế giới động vật và xã hội loài người, giao tiếp có mặt trong mọi hoạt động của con người và qua đó con người phát triển động cơ, mục đích, nguyện vọng, tình cảm. Nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội là giao tiếp bởi vì xã hội không phải là con số cộng của các cá thể mà là mối quan hệ và sự tương tác của các thành viên trong xã hội thông qua hoạt động lao động và hoạt động giao tiếp. Không có sự giao lưu hợp tác giữa các cá nhân, các tổ chức, các quốc gia, xã hội loài người sẽ không phát triển. Chính giao tiếp giúp con người truyền đạt những kinh nghiệm, tri thức lịch sử xã hội từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác. Như vậy giao tiếp là để hợp tác và phát triển. b. Vai trò của giao tiếp trong công tác dạy học ở trường Tiểu học (Yêu cầu sinh viên trao đổi và liên hệ thực tế hoạt động giao tiếp ở trường Tiểu học) 1.4. PHÂN LOẠI GIAO TIẾP Có nhiều cách phân loại giao tiếp dựa vào các tiêu chí khác nhau. 1.4.1. Căn cứ vào tính chất tiếp xúc - Giao tiếp trực tiếp: Giao tiếp trực tiếp là sự tiếp xúc, trao đổi trực tiếp giữa các chủ thể giao tiếp. Trong loại hình giao tiếp này các cá nhân tham gia vào quá trình giao tiếp một cách trực tiếp, đối thoại trực tiếp với nhau, mặt đối mặt, xảy ra trong cùng một khoảng thời gian và không gian nhất định, có sự tham gia của ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ biểu cảm (ngôn ngữ cơ thể): ánh mắt, nét mặt, cử chỉ….loại giao tiếp này có tác dụng lớn với sự điều chỉnh hành vi, cử chỉ… của các chủ thể giao tiếp. - Các hình thức của giao tiếp trực tiếp bao gồm đối thoại và độc thoại. + Đối thoại là khi các cá nhân trò chuyện, phỏng vấn, bàn luận trao đổi trực tiếp với nhau. Trong hình thức giao tiếp này có sự thay đổi mối quan hệ chủ thể - khách thể, thay đổi vị trí của các cá nhân giao tiếp. + Độc thoại là khi chỉ có một người nói mà không có sự đáp lại của những người khác trong trường hợp diễn thuyết, giảng bài. - Giao tiếp gián tiếp: Giao tiếp gián tiếp là giao tiếp thực hiện thông qua các phương tiện trung gian như ti vi, điện thoại, fax, … 9 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi Trong giao tiếp gián tiếp các cá nhân giao tiếp phụ thuộc vào phương tiện giao tiếp. Do không có hay ít có sự tham gia của kênh thông tin phi ngôn ngữ nên giao tiếp gián tiếp ít sinh động hơn so với giao tiếp trực tiếp. 1.4.2. Căn cứ vào mục đích của giao tiếp - Giao tiếp chính thức: Là hình thức giao tiếp diễn ra chính thức theo một lễ nghi nhất định nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể, cá nhân tham gia vào quá trình giao tiếp thường đại diện cho nhóm hoặc giữa các nhóm mang tính hình thức. Loại giao tiếp này thường có quy định nhất định về trang phục, địa điểm, nội dung v.v... - Giao tiếp không chính thức: Là giao tiếp không mang tính hình thức, không chính thức do vậy không có quy định về lễ nghi, không yêu cầu cao về trang phục, địa điểm và cá nhân không đại diện cho ai, nhóm người nào. Hình thức giao tiếp này thường nhằm thỏa mãn nhu cầu tiếp xúc, giải trí của các cá nhân. Bầu không khí trong khi giao tiếp thường mang tính chất thân thiện, gần gũi có hiểu biết lẫn nhau. 1.4.3. Căn cứ vào đối tượng tham gia quá trình giao tiếp - Giao tiếp song đôi: Giao tiếp song đôi là giao tiếp trong đó chủ thể và đối tượng giao tiếp là hai cá nhân tiếp xúc với nhau. Loại giao tiếp này thể hiện rõ nhất trong giao tiếp thuộc quan hệ gia đình, vợ chồng, con cái, trong quan hệ bạn bè hay tình yêu đôi lứa v.v... Đây là hình thức giao tiếp giữa hai cá nhân, thường mang tính chất công việc diễn ra hàng ngày, nghi thức giao tiếp thường gần gũi, thân thiện. Loại giao tiếp này thường xuất hiện sớm ngay từ khi một đứa trẻ mới ra đời, là hình thức giao tiếp cơ bản của con người trong đời sống hàng ngày. Giao tiếp song đôi diễn ra nhanh gọn, dễ dàng, tiện lợi (về hoàn cảnh, điạ điểm…). Hiệu quả của hình thức giao tiếp này thường cao do có sự tham gia của nhiều kênh thông tin và đặc biệt là sự phản hồi tức thời. - Giao tiếp nhóm: Là giao tiếp giữa cá nhân với nhóm hoặc giữa các thành viên trong nhóm và ngoài nhóm với nhau (các nhóm xã hội bao giờ cũng là tập hợp của những cá nhân có hoàn cảnh, mục đích, đề tài giao tiếp chung, do đó mức độ khăng khít phụ thuộc vào hoàn cảnh, cách thức và khuôn mẫu chuẩn mực nhóm…). Đây là hình thức giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm, giữa các nhóm với nhau nên nó liên quan đến nhiều người, thường có yêu cầu nhất định về thời gian, địa điểm, khung cảnh, nguyên tắc nhất định. Hạt nhân của giao tiếp nhóm là sự liên kết để tìm tiếng nói chung giữa các thành viên trong nhóm. Giao tiếp xã hội rộng lớn mang tính quốc gia, quốc tế: giao tiếp giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế (Hội đồng Liên hợp quốc, Hội khoa học kỹ thuật) cũng là một dạng của giao tiếp nhóm nhưng là giao tiếp nhóm lớn. Loại giao tiếp này thường đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ, văn hóa, chuyên môn khoa học. Giao tiếp này đang có xu hướng phát triển nhanh hiện nay. 10 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi 1.4.4. Giao tiếp nghề nghiệp Là loại giao tiếp mang tính đặc trưng của một nghề nhất định (giao tiếp kinh doanh, giao tiếp sư phạm, giao tiếp báo chí…). Đặc điểm của loại giao tiếp nghề nghiệp được quy định bởi tính chất nghề nhất định. Nghề nghiệp ảnh hưởng tới tính cách, hành vi, cách ứng xử tư thế, trang phục của cá nhân. Nội dung thông tin cũng như cách sử dụng ngôn từ trong quá trình giao tiếp cũng chịu sự tác động của đặc trưng nghề nghiệp nhất định. Nghề nghiệp quy định lượng kiến thức trong lĩnh vực cụ thể, mặt khác nó cũng quy định tâm thế trong giao tiếp. 1.5. Hành vi giao tiếp 1.5.1. Khái niệm Hành vi là sự cụ thể ra bên ngoài của hệ thống thái độ. Hệ thống hành vi rất đa dạng, phong phú chịu sự chi phối bởi hệ thống thái độ. Thái độ là mặt nội dung chủ đạo còn hành vi là hình thức biểu hiện. Thuật ngữ này dùng để nhấn mạnh mặt định hướng, mục tiêu bởi theo các nhà nghiên cứu: Mọi ứng xử đều là giao tiếp. Có nhiều dạng ứng xử khác nhau: lời lẽ, cử chỉ, hành động. Do vậy, hành vi giao tiếp là hành động, cách ứng xử của con người trong giao tiếp 1.5.2. Mô hình hành vi giao tiếp Giao tiếp là một đặc thù của con người và cũng là hiện thực tiêu biểu của hành ứng xử của con người. Có nhiều cách lý giải theo hành vi của con người. a. Thuyết hành vi Thuyết hành vi do nhà Tâm lý học người Mỹ Watson (1878 - 1985) sáng lập chuyên nghiên cứu hành vi biểu hiện của con người. Ông cho rằng: Mọi ứng xử của cá nhân là quá trình tiếp nhận kích thích ngoại giới và phản ứng đáp lại kích thích của cơ thể con người. Ông lý giải: Hành vi là tổng thể phản ứng của cơ thể nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới. Hành vi ấy chính là con vật. R trong đó S là Toàn bộ hành vi của con người được giới hạn bởi công thứcS kích thích, R là phản ứng Quan điểm của Watson là quan điểm sai lầm vì không biết được "con người là chủ thể tích cực", mà ông chỉ biết rằng "con người là cá thể, thực thể sinh vật" Hành vi của con người hoàn toàn phụ thuộc vào kích thích, kích thích như thế nào thì phản ứng như thế ấy. Do đó vấn đề này cũng sai lầm và bế tắc bởi không nhất thiết bao giờ có kích thích A thì có phản ứng A vì có sự tham gia của ý thức. Skiner (1901) người kế tục và phát triển quan điểm của Watson thành hành vi tạo tác. Skiner cho rằng cần tính tới các yếu tố chủ quan như tư duy, ý thức của cá nhân trong mọi hành vi nhất định. Vì thế, theo ông không phải bất cứ tác nhân nào tới cá nhân đều tạo ra phản ứng và cùng một kiểu tác nhân kích thích có thể cho ta nhiều dạng đáp ứng trong những thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên ông vẫn nhấn mạnh tính quyết định của yếu tố kích thích ngoại giới đối với bản chất của hành vi ứng xử. 11 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi Nhìn chung, những người theo thuyết hành vi xem xét hành vi ứng xử của con người trong mối quan hệ qua lại giữa môi trường với con người. Tác nhân kích thích của môi trường quy định tính chất, đặc điểm hành vi ứng xử. Mọi hành vi ứng xử là một chuỗi những phản ứng trước những thay đổi của môi trường, điều kiện bên ngoài. b. Lý thuyết liên hệ xã hội Thuyết này cho rằng con người sống trong mối liên hệ với môi trường, với người khác. Các mối liên hệ này chính là bản chất xã hội cá nhân và giao tiếp được xem là phương tiện để thiết lập các mối quan hệ. Dựa trên nền của hoạt động giao tiếp các cá nhân thực hiện hoạt động thông qua các hành động, thao tác để đạt một mục đích nhằm thoã mãn nhu cầu nào đó. Có thể biễu diễn sơ đồ của hoạt động có đối tượng như sau: Song hoạt động giao tiếp phức tạp bởi nó nằm trong mối quan hệ với người khác, cùng một môi trường giao tiếp nhưng tồn tại nhiều chủ thể giao tiếp khác nhau với nhu cầu khác nhau, mục đích khác nhau và cách thực thực hiện để đi đến mục đích khác nhau. Nhu cầu S1 Hoạt động Nhu cầu S2 Mục đích S1 Hành động Hành động S2 Phương tiện S1 Phương tiện S2 Thao tác Bởi vậy để giao tiếp có hiệu quả để tạo ra sự tin cậy, sự hợp tác của các chủ thể, mỗi chủ thể cần nắm bắt tâm tư, tình cảm, nhu cầu, nguyện vọng của nhau để cùng điều chỉnh hành vi ứng xử phù hợp. 1.5.3. Các thành tố của hành vi giao tiếp Vì những quan điểm khác nhau của những thuyết khác nhau mà người ta đưa ra những mô hình với những cấu thành khác nhau trong hoạt động và giao tiếp * Lý thuyết môi truờng xã hội nhấn mạnh yếu tố hoàn cảnh xã hội trong quá trình giao tiếp. Khi làm việc và giao tiếp, tất cả chúng ta tham gia vào một hoàn cảnh xã hội với những vị trí, vai trò xã hội khác nhau, nền văn hoá xã hội khác nhau. Do vậy yếu tố cấu thành gồm: - Người gửi - Người nhận 12 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi - Thông tin * Theo lý thuyết thông tin thì giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin, nhận biết tác động lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người. Do đó, tham gia vào sự truyền thông tin của hoạt động giao tiếp bao gồm các yếu tố: - Bộ phát: hay còn gọi là nguồn, là người phát ra tín hiệu trong giao tiếp, người phát có thể là hai phía Con người tiến hành giao tiếp vì họ có thông tin và có cảm xúc muốn trao đổi với nhau. Quá trình trao đổi thông tin là quá trình hai chiều, trong đó một người gửi thông tin còn người kia nhận và sau đó “người nhận” đưa ra thông tin phản hồi ngược cho người gửi - Mã hoá: là thông tin biến thành ký hiệu, lời nói hay chữ viết + Thông điệp phát bao gồm những nội dung muốn truyền đạt. Đây là mối quan hệ quan trong nhất trong giao tiếp truyền thông. + Thông điệp muốn truyền đạt có thể là ý tưởng cảm xúc hay là một thông tin nào đó mà người phát muốn nhận biết và hiểu cảm xúc. Thông điệp này được người phát mã hoá để chuyển đi + Thông điệp nhận là điều người nhận giải mã tạo cho nó một ý nghĩa - Kênh: Là cách liên lạc giữa bộ phát và bộ thu Ví dụ: kênh thính giác hoặc kênh thị giác - Giải mã: Là quá trình hiểu bản tin của người nhận. - Bộ thu: Người nhận thông điệp từ người khác hay còn gọi là thính giả hoặc người nghe - Đáp lại: Là sự phản hồi thông tin ngược trở lại đến người gửi - Tiếng ồn: Tiếng ồn còn gọi là độ nhiễu bao gồm môi trường truyền thông. Ví dụ: Hai người đối thoại trực tiếp thì môi trường là không khí, tiếng ồn xe cộ, điện thoại. v.v Ghi chú: - Bộ phát và bộ thu là thành phần chính của giao tiếp tức là người nói và người nghe. - Thông điệp và kênh là các công cụ chính của giao tiếp - Mã hoá và giải mã, đáp lại và phản hồi 4 chức năng chính của giao tiếp. - Tiếng ồn là thành phần cuối của hệ thống. 13 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi Thông tin phản hồi Nhiễu Sơ đồ cho thấy, một người muốn chuyển một ý nghĩ, một sự kiện nào đó đến người nhận thì phải dùng trí nhớ để mã hóa thông điệp. Người nhận, trên cơ sở tiếp nhận các tín hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, xử lý chúng thông qua trí nhớ để các tín hiệu được phiên dịch và trở thành có ý nghĩa đối với người nhận. Kênh: Khi giao tiếp thông điệp đã mã hóa được chuyển qua một kênh hay nhiều kênh. Nếu cuộc giao tiếp diễn ra trực tiếp mặt đối mặt thì các kênh có thể một vài hoặc năm giác quan. Điển hình là chúng ta dựa vào hình ảnh thị giác và âm thanh làm các kênh khi nói và nghe, tuy nhiên thay vì sự giao tiếp mặt đối mặt chúng ta có thể lựa chọn để dùng một kênh điện tử như điện thoại hay vô tuyến truyền hình, facebook (thính giác, thị giác), trong một số trường hợp nào đó, chúng ta có thể lựa chọn cách gửi một thông điệp đến một ai đó bằng phương tiện tiếp xúc thân xác, chẳng hạn như vỗ vai người khác.. Người giao tiếp – người gửi nênluyeenj tập để có kỹ năng lưuaj chọn kênh giao tiếp, mỗi kênh giao tiếp đòi hỏi những phương pháp phát triển ý tưởng khác nhau và tác động khác nhau đến đối tượng giao tiếp.Chẳng hạn, việc chọn các kênh điện tử đã làm thay đổi bản chất của sự giao tiếp chính trị. Các ứng cử viên tổng thống các nước đã từng đi kinh lý khắp đất nước để đọc bài diễn văn trong các chiến dịch vận động tranh cử. Nhưng ngày nay, thông qua việc sử dụng vô tuyến truyền hình, họ có thể đến với một số lượng dân chúng rộng lớn mà không cần phải đi đâu cả. Vậy kênh điện tử đã thay thế cho kênh “mặt đối mặt”. Một khâu quan trọng trong mạch truyền thông là sự phản hồi, tức là người nhận phát tín hiệu trả lời người đã truyền đi bản thông điệp. Nó báo cho người phát biết thông điệp đã được tiếp nhận và được hiểu như thế nào. Trên cơ sở đó, người phát có thể điều chỉnh hoặc chuyển tiếp những thông điệp cần thiết khác. Môi trường. Giao tiếp không thể xảy ra trong chân không, nó luôn luôn tồn tại trong một ngữ cảnh nào đó, một môi trường nào đó. Nơi mà chúng ta hiện diện và người cùng hiện diện với chúng ta đều có sự ảnh hưởng đến sự giao tiếp của chúng ta. Những nhân tố như kích thích của căn phòng, màu sắc của tường, sự trang trí, kiểu và cách sắp xếp của các đồ gỗ, 14 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi kêir chiếu sáng và căn buồng có đông đúc hay không…đều có ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta cảm xúc ra sao, cách chúng ta tiếp xúc như thế nào… Như vậy, truyền thông giữa các cá nhân là một quá trình tương hỗ và tuần hoàn Hiệu quả của quá trình truyền thông còn bị chi phối bởi các yếu tố được gọi là "nhiễu". Đó là những yếu tố của người phát, người nhận hoặc trong môi trường gây cản trở đối với việc truyền tin. Thông thường các yếu tố đó bao gồm: - Sự khác biệt về văn hoá - Môi trường truyền thông không tốt. Ví dụ: tiếng ồn quá lớn, thời tiết quá nóng... - Ý không rõ ràng, quá trình mã hoá bị lỗi. Chẳng hạn, người nói sử dụng từ ngữ không chính xác, dùng từ địa phương. + Kênh truyền thông hoạt động không hiệu quả: phát âm không chuẩn, độ nhạy cảm của giác quan kém, điện thoại trục trặc. - Các yếu tố tâm lý ở người phát và người nhận: sự không tập trung, sự nóng vội, những định kiến, thành kiến, tâm trạng không tốt. Cho nên trong giao tiếp, chúng ta cần chú ý tới các yếu tố nhiễu và tìm cách loại bỏ hoặc hạn chế ảnh hưởng của chúng. 1.5.4. Hoàn thiện quá trình giao tiếp giữa các cá nhân Quá trình giao tiếp có hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào người phát và người nhận. Theo các nhà Giao tiếp học , để nâng cao hiệu quả của quá trình, người phát và người nhận cần chú ý đến sáu vấn đề, được thể hiện trong sáu chữ: Cái gì? tại sao? với ai? bao giờ? ở đâu? bằng cách nào? * Đối với người phát: Khi đưa ra thông điệp, chẳng hạn bằng lời nói, người nói cần chú ý: - Cái gì? tức là nói cái gì, nói vấn đề gì? Nhiều khi chúng ta lỡ lời, nói ra điều không nên nói, vẫn đề nào không nên và vấn đề nào không được nói ra. - Tại sao? tức là tại sao phải nói ra điều đó, nói điều đó nhằm mục đích gì? - Với ai? tức là cần tìm hiểu người nghe là ai. Ai ở đây không chỉ đơn giản là một cái tên, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa vị xã hội hay học vấn của người nghe mà còn bao gồm cả đặc điểm tâm lý của họ như: tâm trạng, tình cảm, sở thích, nhu cầu, quan điểm, lập trường, tín ngưỡng, niềm tin, thói quen... Trong giao tiếp, chúng ta phải tìm hiểu đối tượng giao tiếp để từ đó có cách giao tiếp, ứng xử phù hợp. Về vấn đề này, bằng cách này và với đối tượng nàychúng ta được hoan nghênh như với đối tượng khác không có nghĩa cũng sẽ như vậy - Khi nào? tức là đưa ra bản thông điệp vào thời điểm nào cho phù hợp. Một điều cần nói, nhưng nói ra khong đúng lúc thì trọng lượng của lời nói cũng giảm sút, thậm chí làm cho người nghe khó chịu. - Ở đâu, chú ý đến vấn đề này, người phát cần cân nhắc xem đưa ra bản thông điệp ở đâu, trong hoàn cảnh nào để đạt hiệu quả cao nhất. Việc chọn sai địa điểm có thể làm 15 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi giảm hiệu quả giao tiếp, thậm chí hoàn toàn không đạt mục đích mong muốn. Ví dụ. Bạn góp ý cho một người để mong họ tiến bộ, nhưng bạn lại làm điều đó trước mắt người thứ ba, vì thế người đó đã không tiếp nhận lời góp ý mà còn phản ứng lại một cách gay gắt. - Bằng cách nào? tức là cân nhắc xem truyền thông tin dưới hình thức nào, bằng cách nào cho hiệu quả. Một thông điệp có truyền đạt đến người nhận bằng nhiều cách khác nhau, nhưng hiệu quả thì không giống nhau. Vì vậy , chúng ta cần biết lựa chọn cách truyền thông tin tối ưu nhất. Ngoài ra, khi truyền tin, người phát cũng tạo tâm lý thoải mái, hào hứng ở người nhận, đồng thời phải theo dõi sự phản hồi để điều chỉnh quá trình truyền tin cho có hiệu quả. * Đối với nguời nhận: Để tiếp nhận và giải mã thông điệp từ người phát một cách đầy đủ, chính xác, người nhận cần chú ý: - Cái gì? tức là người nói đang nói cái gì, vấn đề gì?. - Tại sao? tức là tại sao người nói lại đề cập điều đó? - Ai? người nói là ai (tâm trạng, tình cảm, sở thích, nhu cầu, quan điểm, lập trường, tín ngưỡng, niềm tin, thói quen...) - Khi nào? người nói nói điều đó khi nào, ngay sau nhận được thông tin hay đã có sự cân nhắc, suy tính - Ở đâu? người nói đưa ra điều đó ở đâu, nơi nào, trong tình huống nào? - Bằng cách nào? người truyền thông điệp đi bằng cách nào, dưới hình thức nào? Cũng như người phát thường đặt mình vào vị trí người nhận để hiểu người nhận và từ đó định hướng, điều chỉnh quá trình truyền tin, người nhận cần đặt mình vào vị trí người phát để hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người phát, tại sao người phát lại đưa ra vấn đề đó...Ngoài ra người nhận cần gạt bỏ những mặc cảm, những thành kiến nếu có về người phát, vì nếu không, chúng làm cho người nhận giả mã thông điệp một cách sai lệch. 1.5.5. Các quan hệ trong hành vi giao tiếp. a. Mối quan hệ trong giao tiếp. Chúng ta biết rằng: Thông qua hoạt động của con người tiếp xúc với nhau để hình thành các mối quan hệ xã hội và mối quan hệ liên nhân cách. Để đáp ứng nhu cầu, các cá nhân tham gia vào hoạt động, nhưng hoạt động của người không bao giờ tồn tại một cách độc lập tuyệt đối mà nó còn liên quan đến hoạt động của người khác, đòi hỏi họ phải phân công hợp tác, phân công nhiệm vụ và vai trò trong hoạt động... Trong các mối quan hệ xã hội, mỗi cá nhân có một vai trò nhất định đó là những chức năng xã hội của cá nhân, là vị trí các nhân trong hệ thống quan hệ xã hội khách quan, nó quy định phương thức hoạt động tương ứng, quy định những cách ứng xử của cá nhân mà người khác chờ đợi ở vai trò đó. 16 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi Cũng trong quá trình hoạt động và giao tiếp hình thành mối quan hệ tình cảm, tâm lý nghĩa là thông qua quá trình này hình trhành mối quan hệ liên nhân cách. Như vậy mối quan hệ liên nhân cách như là mối quan hệ hình thành từ bên trong các mối quan hệ xã hội. b. Vai trong giao tiếp. Theo lý thuyết vai xã hội thì "vai" vừa là chức năng của xã hội vừa là chức năng giao tiếp giữa người với người. Mỗi người có thể có nhiều vai. Cá nhân luôn xác định hành vi con nguời sao cho phù hợp với "vai" của mình trong nhóm xã hội. Hành vi của một người không chỉ phụ thuộc vào tính chất của kích thích mà còn phụ thuộc vào vai trò của cá nhân trong nhóm. Mỗi cá nhân có thể có nhiều vai trò. Phạm vi và số lượng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào tính phong phú của các nhóm xã hội mà mỗi cá nhân tham gia vào, phụ thuộc vào các dạng hoạt động, mối quan hệ xã hội cũng như nhu cầu và vai trò tổ chức của người đó. Con người càng tích cực hoạt động bao nhiêu thì càng mở rộng giao tiếp bấy nhiêu, càng tích cực giao tiếp bao nhiêu thì càng tham gia hoạt động và tạo lập nên được nhiều mối quan hệ xã hội bấy nhiêu. Ví dụ trong gia đình vai của chúng ta là con nhưng khi ta ở cơ quan vai của ta là giám đốc. Sự nhập vai của một người vào nhóm xã hội phụ thuộc vào những yếu tố như trình độ, kiến thức, kinh nghiệm... của cá nhân. Trong giao tiếp mỗi cá nhân tham gia giao tiếp với nhiều cá nhân, với nhiều nhóm và ở mỗi nhóm khác nhau cá nhân thay đổi vai trò của mình, chính điều này tạo nên sự sinh động, đa dạng trong giao tiếp. Trong mỗi cá nhân có thể có nhiều vai trò, cùng một lúc sự mang vai trò kép này lấn át vai trò kia, tuỳ vào điều kiện, tư duy, hoàn cảnh của từng người. Tuy nhiên dù mang đa chức năng, hay vai trò kép ở mỗi cá nhân có một cách giao tiếp riêng đại diện cho "cái tôi: của mình hoặc thiên về tư duy hoặc thiên về hành động (cử chỉ, lời nói, hành vi). c. Mối quan hệ khách thể - chủ thể trong giao tiếp. Trong các hoạt động của con người nói chung bao giờ cũng tồn tại chủ thể khách thể, trong đó chủ thể là đối tượng tác động, còn khách thể là đối tượng nhận sự tác động. Khách thể tác động có thể là một vật thể, có thể là con người, nhóm người. Trong hoạt động (lao động) hướng tác động thường đi theo hướng chủ thể đến khách thể để tạo ra sản phẩm. Trong hoạt động giao tiếp chủ thể tác động là con người và khách thể tác động cũng là con người. Khách thể là những cá nhân với tính tích cực, những nét tính cách độc đáo đã tác động mạnh mẽ trở lại chủ thể. Các cặp "chủ thể, khách thể" với sự tác động hai chiều. Trong nhiều trường hợp của sự giao tiếp, sự truyền thông không phải là một chiều mà là hai chiều, người nghe và người nói luôn trao đổi vị trí cho nhau, các cá nhân tác 17 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi động qua lại lẫn nhau, tạo nên những biến đổi, thái độ tình cảm, tri thức và các biểu hiện xu hướng nhân cách của nhau. Mối quan hệ "chủ thể - chủ thể" này còn chịu sự chi phối bởi các "vai" trong giao tiếp. Chính điều này tạo ra sự bất bình đẳng của cấu trúc xã hội và nó được thể hiện rõ nét nhất trong giao tiếp. Câu hỏi ôn tập: 1. Anh, chị hãy phân tích vai trò của giao tiếp trong đời sống con người và xã hội. 2. Hành vi giao tiếp bao gồm những thành tố nào? Tìm mối liên hệ giữa chúng? 3. Giao tiếp có những đặc trưng cơ bản nào? Anh (chị) hãy phân tích đặc trưng: Tính xã hội của giao tiếp. 4. Thế nào là phương pháp quan sát? Anh (chị) hãy phân tích các yêu cầu khi tiến hành phương pháp này. 5. Vận dụng phương pháp quan sát để quan sát thái độ học tập của học sinh ở Trường Tiểu học. 18 NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA GIAO TIẾP 2.1. GIAO TIẾP NHƯ MỘT QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI THÔNG TIN Trong quá trình giao tiếp, tiếp xúc các cá nhân trao đổi, chia sẻ các suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc (mà ta gọi là thông tin) cho nhau. Chính bởi vậy lý thuyết điện tử cho rằng giao tiếp là quá trình truyền tin. 2.1.1. Đối thoại Đây là hình thức giao tiếp mà sự truyền thông tin xảy ra trực tiếp giữa các đối tác tham gia vào quá trình giao tiếp. Thông tin ở đây được trao đổi chia sẻ và là thông tin hai chiều. 2.1.2 Mạng giao tiếp Khái niệm mạng giao tiếp Mạng giao tiếp là tập hợp toàn bộ các kênh trong một nhóm có tổ chức theo thông tin được truyền đi. + Bavelas (1950) là người đầu tiên nghiên cứu thực hiện về mạng giao tiếp. Theo ông có 5 loại mạng giao tiếp (sơ đồ). a b c d 19 e NMKHGT.ĐHGDTHCQ Hoàng Thị Tường Vi Nhìn vào sơ đồ trên chúng ta thấy: - Mạng dây chuyền với kết cấu dọc có 5 cấp. Ở mạng này, thông tin được truyền theo chiều dọc: từ dưới lên và từ trên xuống. Từ người lãnh đạo cao nhất đến cấp dưới thấp nhất và ngược lại, từ cấp dưới thấp nhất đến cấp trên cao nhất, thông tin phải truyền qua ba cấp trung gian. Vì vậy, về nguyên tắc, mạng này đảm bảo tính chính xác cao của thông tin (vì qua nhiều lần kiểm tra), vai trò của từng cấp lãnh đạo cũng được thể hiện rõ, tuy nhiên, nó không tạo ra nhiều mối quan hệ và tốc độ truyền thông cũng chậm. - Ở mạng chữ Y, năm thành viên được phân ra thành bốn cấp: một thành viên phụ trách hai thành viên khác, trên thành viên này còn có hai cấp nữa. Thông tin cũng được truyền theo chiều dọc, không có trao đổi thông tin theo chiều ngang. Do đó, về cơ bản, ưu điểm và nhược điểm của mạng này không khác mạng dây chuyền là bao. - Mạng bánh xe có hai cấp, bốn thành viên cấp dưới không có quan hệ truyền thông với nhau, thậm chí khôvng biết nhau. Tuy mạng này tạo ra ít mối quan hệ, tính chính xác của thông tin không cao (vì chưa qua kiểm tra), nhưng tốc độ truyền thông nhanh, và rất cơ động, linh hoạt, hơn nữa vai trò của người lãnh đạo được thể hiện rõ. Cho nên mạng này rất quen thuộc với các công ty tắc xi, tổng đại lý với các đại lý... Ngoài ra, quá trình truyền thông còn đảm bảo tính bí mật. Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà mạng này thường được áp dụng ở các tổ, nhóm tình báo hoạt động trong lòng địch. - Mạng vòng tròn cho phép mỗi thành viên có quan hệ truyền thông trực tiếp với hai thành viên gần mình nhất, với các thnàh viên còn lại thì phải gián tiếp qua hai người này. Truyền thông theo mạng vòng tròn có ưu điểm là thông tin chính xác, tốc độ truyền thông tương đối cao, tuy nhiên vai trò của người lãnh đạo cao nhất không được thể hiện rõ. - Ở mạng hình sao, mỗi thành viên đều có quan hệ truyền thông trực tiếp với tất cả các thành viên còn lại, nghĩa là quan hệ không bị hạn chế, tốc độ truyền thông nhanh, Tuy nhiên, vai trò của người lãnh đạo không được thể hiện rõ. Người ta thường so sánh mạng này với một hội đồng mà trong đó không có một người được bổ nhiệm chính thức hoặc tạm giữ vị trí chi phối, vì vậy, không khí ở đây là bình đẳng, dân chủ và mỗi thành viên của nó có thể tự do phát biểu ý kiến. Một mạng truyền thông tốt là mạng có tốc độ truyền thông nhanh, tốc độ chính xác cao, thể hiện quyền lực của người lãnh đạo và tạo ra nhiều mối quan hệ để thoã mãn các thành viên. Như vậy, không có mạng truyền thông nào là tốt nhất đối với mọi trường hợp này nhưng không phù hợp với trường hợp khác. Chính vì vậy, hiện nay ở nhiều tổ chức, người ta thường kết hợp nhiều loại mạng truyền thông. 2.2. Nhận thức trong giao tiếp Trong giao tiếp xã hội chúng ta còn nhận thức, tìm hiểu người khác và nhận thức bản thân (tự nhận thức), tức là xây dựng nên hình ảnh về đối tượng giao tiếp và về bản thân. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
147