Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng quy trình nhân nhanh năm giống hoa cúc (tím huế, phan trắng, pha lê, ph...

Tài liệu Xây dựng quy trình nhân nhanh năm giống hoa cúc (tím huế, phan trắng, pha lê, pháo hoa, kim cương) bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào thực vật

.DOC
126
411
103

Mô tả:

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ===  === HOÀNG THỊ THANH XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN NHANH NĂM GIỐNG HOA CÚC (TÍM HUẾ, PHA LÊ, PHAN TRẮNG, PHÁO HOA, KIM CƯƠNG) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật Người hướng dẫn khoa học: TS. LA VIỆT HỒNG HÀ NỘI - 2016 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. La Việt Hồng đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN, Phòng thí nghiệm sinh lý thực vật, khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Thanh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: “Xây dựng quy trình nhân nhanh năm giống hoa cúc (Tím huế, Phan trắng, Pha lê, Pháo hoa, Kim cương) bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào thực vật” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi do TS. La Việt Hồng hướng dẫn và không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của người khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Thanh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BAP 6- benzyl amino purin NAA Napthalene acelic acid CT Công thức Agar Thạch MS Murashige & Skoog, 1962 ĐC Đối chứng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................2 3. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn...................................................................................2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................................3 1.1. Nguồn gốc.....................................................................................................................................3 1.2. Vị trí phân loại............................................................................................................................4 1.3. Đặc điểm thực vật học cây hoa cúc...............................................................................4 1.4. Giá trị sử dụng............................................................................................................................4 1.5. Tình hình sản xuất và thương mại cây hoa cúc trên thế giới và Việt Nam..................................................................................................................................................6 1.5.1. Tình hình sản xuất và thương mại cây hoa cúc trên thế giới.................6 1.5.2. Tình hình sản xuất và thương mại hoa cúc ở Việt Nam............................6 1.6. Tình hình nghiên cứu nhân giống cây hoa cúc bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật.....................................................................................................................................................7 1.6.1. Trên thế giới........................................................................................................................7 1.6.2. Ở Việt Nam..........................................................................................................................9 Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................11 2.1. Vật liệu thực vật......................................................................................................................11 2.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm......................................................................................11 2.2.1. Dụng cụ...............................................................................................................................11 2.2.2. Thiết bị.................................................................................................................................11 2.4. Điều kiện nuôi cấy................................................................................................................12 2.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................13 2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................................13 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp 2.5.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................13 2.5.3. Phương pháp phân tích thống kê số liệu.........................................................14 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................15 3.1. Tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro của năm giống hoa cúc.....................15 3.1.1. Giống cúc Tím huế.......................................................................................................16 3.1.2. Giống cúc Phan trắng..................................................................................................19 3.1.3. Giống cúc Pha lê............................................................................................................22 3.1.4. Giống cúc Pháo hoa.....................................................................................................25 3.1.5. Giống cúc Kim cương................................................................................................28 3.2. Ảnh hưởng của NAA tới khả năng ra rễ - tạo cây hoàn chỉnh của chồi cúc..................................................................................................................................................31 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................36 PHỤ LỤC.................................................................................................................................................40 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các giống cúc được sử dụng trong nghiên cứu *....................................11 Bảng 3.1.1. Ảnh hưởng của BAP, nước dừa, NAA đến sự tái sinh và nhân nhanh chồi của giống cúc Tím huế.............................................................16 Bảng 3.1.2. Ảnh hưởng của BAP, nước dừa, NAA đến sự tái sinh và nhân nhanh chồi của giống cúc Phan trắng 19 Bảng 3.1.3. Ảnh hưởng của BAP, nước dừa, NAA đến sự tái sinh và nhân nhanh chồi của giống cúc Pha Lê 22 Bảng 3.1.4. Ảnh hưởng của BAP, nước dừa, NAA đến sự tái sinh và nhân nhanh chồi của giống cúc Pháo hoa 25 Bảng 3.1.5. Ảnh hưởng của BAP, nước dừa, NAA đến sự tái sinh và nhân nhanh chồi của giống cúc Kim cương 28 Bảng 3.2. Khảo sát sự ra rễ của năm giống cúc trên môi trường MS bổ sung NAA 0,3 mg/l.......................................................................................31 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH Hình 3.1.1. Giống cúc tím Huế....................................................................................................18 Hình 3.1.2. Giống cúc Pham trắng.............................................................................................21 Hình 3.1.3. Giống cúc Pha lê........................................................................................................24 Hình 3.1.4. Giống cúc Pháo hoa..................................................................................................27 Hình 3.1.5. Giống cúc Kim cương.............................................................................................30 Hình 3.3. Sản xuất thử nghiệm giống Pha lê ngoài tự nhiên......................................32 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cây hoa cúc (Chrysanthemum sp.) là một loài hoa trồng chậu và cắt cành phổ biến trên thế giới. Ngày nay, nó đã được nhân giống thành công bằng nhiều phương pháp như nuôi cấy đoạn cắt, mô sẹo, tế bào trần và tái sinh thành cây con [20]. Cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống con người được nâng cao thì người ta càng chú ý đến những giá trị thẩm mỹ và tinh thần; trong đó hoa là một trong những lựa chọn của con người để làm đẹp cho cuộc sống, sản xuất hoa trở thành ngành kinh tế phát triển đem lại nhiều giá trị kinh tế cao. Hoa cúc là một trong những loại hoa được ưa chuộng và phổ biến nhất. Hoa cúc hấp dẫn con người bởi sự đa dạng về màu sắc, dáng vẻ; chúng được sử dụng nhiều trong các buổi lễ trang trọng; nhiều loài còn có tác dụng chữa bệnh, dùng để tách chiết tinh dầu hay ngâm rượu; giá cả lại phải chăng. Ngoài ra, hoa cúc còn có sự hấp dẫn lớn tới các nhà kinh doanh bởi độ bền, bông lâu tàn, khi tàn bông chỉ héo chứ không rụng, năng suất cao. Với các ưu thế đó, hoa cúc đang được các nhà trồng hoa chú trọng phát triển. Khi sản xuất được mở rộng, nhu cầu về giống cũng tăng theo, phương pháp nhân giống cũng không ngừng cải tiến. Cây hoa cúc được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp vô tính qua phương pháp giâm cành truyền thống. Nhiều năm qua, thực tế cho thấy phương pháp này không đáp ứng kịp nhu cầu giống, mặt khác còn mang nguy cơ lây lan bệnh hại và làm thoái hóa giống. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy in vitro tỏ ra rất hiệu quả trong sản xuất số lượng lớn cây trồng sạch bệnh với tốc độ nhanh, chất lượng đồng nhất về mặt di truyền, không những tận dụng được chồi đỉnh, chồi nách của cây mẹ mà còn 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp rút ngắn được thời gian sinh trưởng và phát triển của cây so với trồng từ hạt. Do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Xây dựng quy trình nhân nhanh năm giống hoa cúc (Tím huế, Phan trắng, Pha lê, Pháo hoa, Kim cương) bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào thực vật” nhằm nghiên cứu sự ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự nhân nhanh, ra rễ và rèn luyện cây in vitro ngoài tự nhiên, phục vụ sản xuất hoa thương phẩm. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Xây dựng quy trình nhân giống năm giống hoa cúc (Tím huế, Phan trắng, Pha lê, Pháo hoa, Kim cương) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Quy trình tập trung vào giai đoạn nhân nhanh, ra rễ và rèn luyện cây in vitro thích nghi với điều kiện ngoài tự nhiên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP, BAP kết hợp nước dừa và BAP kết hợp NAA đến quá trình tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro của năm giống cúc (Tím huế, Phan trắng, Pha lê, Pháo hoa, Kim cương) Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA tới khả năng ra rễ - tạo cây in vitro hoàn chỉnh. Nghiên cứu rèn luyện cây in vitro thích nghi với điều kiện tự nhiên. 3. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn Ýnghĩa lí luận: Bổ sung nguồn tài liệu khoa học về ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật BAP, BAP kết hợp NAA, BAP kết hợp nước dừa đến quá trình tái sinh chồi in vitro, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của NAA đến sự hình thành rễ cho chồi in vitro. Ý nghĩa thực tiễn: Xây dựng quy trình nhân giống cây hoa cúc bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật, nhằm cung cấp nguồn giống sạch bệnh, chất lượng cao. 2 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan