Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu quy trình chiết tách tinh dầu từ củ tỏi (allium saticum l. ) và xác đ...

Tài liệu Nghiên cứu quy trình chiết tách tinh dầu từ củ tỏi (allium saticum l. ) và xác định thành phần hóa học trong tinh dầu

.PDF
70
4065
116

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH TINH DẦU TỪ CỦ TỎI (Allium sativum L.) VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG TINH DẦU KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH: NÔNG NGHIỆP-DƯỢC-MÔI TRƯỜNG CBHD: TH.S NGUYỄN MINH HOÀNG SVTH: NGÔ THỊ THỦY UYÊN MSSV: 1053010928 Khóa: 2010 – 2014 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2014 KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊP LỜI CẢM ƠN LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sâu sắc, em xin gởi lời cảm ơn đến các Thầy Cô khoa Công Nghệ Sinh Học đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt những năm vừa qua để em hoàn thành tốt đề tài này đồng thời cũng là giúp em có cơ sở cho những nghiên cứu sau này. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Hoàng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này cũng như thầy đã tạo điều kiện để em có thể thực hiện tốt đề tài này tại phòng thí nghiệm Hóa-Môi trường của trường Đại học Mở TP.HCM. Cuối cùng, con xin gởi lời cảm ơn đến gia đình đã động viên, quan tâm, hỗ trợ con rất nhiều và xin cảm ơn các bạn trong phòng thí nghiệm Hóa- Môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn. KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊP MỤC LỤC MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN .......................................................................................... 2 1.1. TỔNG QUAN VỀ TỎI ................................................................................. 3 1.1.1. Phân loại thực vật ................................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm sinh thái ................................................................................. 4 1.1.3. Thành phần hóa học .............................................................................. 5 1.1.4. Một số loài tỏi ở Việt Nam ................................................................... 9 1.1.5. Công dụng của tỏi trong đời sống ....................................................... 11 1.2 TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU: .................................................................. 13 1.2.1 Khái niệm: ............................................................................................. 13 1.2.2 Quá trình tích lũy .................................................................................. 13 1.2.3. Trạng thái tự nhiên ............................................................................... 14 1.2.4. Tính chất vật lý của tinh dầu ................................................................ 15 1.2.5. Thành phần hóa học ............................................................................. 15 1.2.6. Vai trò của tinh dầu ............................................................................. 16 1.2.7. Các phương pháp khai thác tinh dầu .................................................... 18 PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 19 2.1. VẬT LIỆU .................................................................................................. 20 2.1.1. Nguyên liệu .......................................................................................... 20 2.1.2. Dụng cụ và thiết bị ............................................................................... 20 2.1.2. Hóa chất ............................................................................................... 21 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 22 2.2.1. Ly trích tinh dầu bằng phương pháp ngâm chiết ................................. 22 2.2.2 Ly trích tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước ........ 25 2.2.3. Ly trích tinh dầu bằng phương pháp chiết soxhlet............................... 27 2.2.4. Đánh giá cảm quan ............................................................................... 30 2.2.5. Phương pháp xác định chỉ số hóa lý của tinh dầu tỏi ........................... 31 2.2.6. Phương pháp xác định các thành phần hóa học chính của tinh dầu ..... 34 KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊP MỤC LỤC PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................ 35 3.1. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT QUÁ TRÌNH LY TRÍCH TINH DẦU TỎI BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGÂM CHIẾT ................................................................................................................. 36 3.1.1. Thời gian ngâm chiết ........................................................................... 36 3.1.2. Tỉ lệ dung môi so với khối lượng nguyên liệu ..................................... 37 3.2. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT QUÁ TRÌNH LY TRÍCH TINH DẦU TỎI BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT LÔI CUỐN HƠI NƯỚC ..................................................................................... 39 3.2.1 Lượng tinh dầu thu được ở tỏi tươi so với tỏi khô ................................ 39 3.2.2. Thời gian chưng cất tối ưu ................................................................... 40 3.2.3. Tỉ lệ dung môi so với nguyên liêu ....................................................... 42 3.3. KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT QUÁ TRÌNH LY TRÍCH TINH DẦU TỎI BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT SOXHLET .......................................................................................................... 44 3.3.1 Lượng tinh dầu tỏi thu được ở tỏi tươi so với tỏi khô........................... 44 3.3.2. Khảo sát thời gian chiết tối ưu ............................................................. 45 3.3.3 Thể tích dung môi chiết tối ưu .............................................................. 46 3.4. ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN: ......................................................................... 48 3.5. XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ HÓA HỌC CỦA TINH DẦU TỎI ................. 49 3.5.1. Xác định chỉ số acid ............................................................................. 49 3.5.1. Xác định chỉ số xà phòng hóa ............................................................. 50 3.5.3. Xác định chỉ số ester ............................................................................ 50 3.6. PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CHÍNH TRONG TINH DẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ (GC/MS) ............ 51 PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 55 4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 55 4.1.1. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình ly trích tinh dầu tỏi bằng phương pháp ngâm chiết……………………………………………..….55 4.1.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình ly trích tinh dầu tỏi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước………..…………55 4.1.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình ly trích tinh dầu tỏi bằng phương pháp chiết Soxhlet……………………..……..……..55 4.1.4. Đánh giá cảm quan .............................................................................. 57 4.1.5. Xác định các chỉ số hóa học của tinh dầu tỏi ...................................... 57 4.1.6. Phân tích thành phần hóa học chính trong tinh dầu bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) ...................................................... 57 KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊP MỤC LỤC 4.2. ĐỀ NGHỊ .................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 58 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 61 KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊP DANH MỤC HÌNH DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Cây tỏi ................................................................................................. 3 Hình 1.2: Củ tỏi ................................................................................................... 4 Hình 1.3: Cấu tạo của alliin ................................................................................. 6 Hình 1.4: Cấu tạo của allicin ............................................................................... 7 Hình 1.5: Sự chuyển hóa alliin thành allicin........................................................ 8 Hình 1.6: Sự chuyển hóa alliin thành các chất .................................................... 8 Hình 1.7: Cấu tạo của diallyl disulfide ........................................................... 8 Hình 1.8: Phản ứng tạo ra diallyl disulfide ...................................................... 9 Hình 2.1: Cân kỹ thuật......................................................................................... 20 Hình 2.2: Bình lóng ............................................................................................. 21 Hình 2.3: Chiết tinh dầu từ dịch tỏi trong cồn bằng diethyl eter......................... 23 Hình 2.4: Sơ đồ tóm tắt quá trình ngâm chiết trích ly tinh dầu tỏi...................... 24 Hình 2.5: Bộ chưng cất lôi cuốn hơi nước .......................................................... 25 Hình 2.6: Tinh dầu tỏi ......................................................................................... 26 Hình 2.7: Bộ chiết soxhlet ................................................................................... 28 Hình 2.8: Đun nhẹ dịch chiết trong bếp cách thủy .............................................. 29 Hình 2.9: Đun cách thủy tinh dầu tỏi hòa trong KOH ........................................ 33 Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn diễn hàm lượng tinh dầu tỏi theo thời gian ngâm chiết ........................................................................................... 37 Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn hàm lượng tinh dầu theo tỉ lệ dung môi : nguyên liệu .......................................................................................... 38 Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn diễn hàm lượng tinh dầu tỏi theo thời gian chưng cất ............................................................................................. 41 Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn hàm lượng tinh dầu theo tỉ lệ dung môi : nguyên liệu .......................................................................................... 43 KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊP DANH MỤC HÌNH Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn diễn hàm lượng tinh dầu tỏi theo thời gian chiết soxhlet ........................................................................................ 46 Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn diễn hàm lượng tinh dầu tỏi theo thể tích dung môi ............................................................................................. 47 KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊP DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Một số loài Allium ở Việt Nam ............................................................9 Bảng 3.1: Kết quả khảo sát thời gian ngâm chiết tối ưu .......................................36 Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tỉ lệ dung môi ngâm chiết tối ưu ...............................38 Bảng 3.3: Kết quả khảo sát lượng tinh dầu thu được ở tỏi tươi so với tỏi khô ........................................................................................................39 Bảng 3.4: Kết quả khảo sát thời gian chưng cất tối ưu .........................................40 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát tỉ lệ dung môi chưng cất tối ưu .................................42 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát lượng tinh dầu thu được ở tỏi tươi so với tỏi khô ........................................................................................................44 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát thời gian chiết tối ưu .................................................45 Bảng 3.8: Kết quả khảo sát thể tích dung môi chiết tối ưu ...................................47 Bảng 3.9: Kết quả xác định chỉ số acid .................................................................49 Bảng 3.10: Kết quả xác định chỉ số xà phòng hóa ................................................50 Bảng 3.11: Thành phần hóa học của tinh dầu tỏi ..................................................51 Bảng 3.12: So sánh kết quả trong và ngoài nước ..................................................53 KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊP DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GC/MS: Gas Chromatography Mass Spectometry HDL: High Density Lipoprotein LDL: Low Density Lipoprotein KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊP ĐẶT VẤN ĐỀ ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như y học, khuynh hướng quay về với thiên nhiên, tìm tòi và phát triển những phương thuốc truyền thống ngày càng được chú trọng. Thảo dược thiên nhiên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phòng, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe của con người. Với lãnh thổ trải dài từ Bắc đến Nam, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, nước ta có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng, trong đó cây cỏ làm thuốc chiếm một tỉ lệ khá cao. Tỏi là một cây được trồng khắp nơi để làm gia vị hàng ngàn năm nay từ Châu Á đến Trung Đông, tỏi luôn đứng ở tuyến đầu điều trị chống vi khuẩn. Đến khi thuốc kháng sinh được khám phá, tỏi bắt đầu lùi lại tuyến sau. Đến nay, cùng với sự xuất hiện của những siêu vi trùng kháng kháng sinh, tỏi lại đứng trong danh sách những thuốc chống lây nhiễm. Cái lợi nhất của dược thảo tự nhiên như tỏi là nó không tấn công vi khuẩn bừa bãi hay cản trở sự phòng vệ tự nhiên của cơ thể như thuốc kháng sinh, chúng là những probiotic kích thích các cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể mà không làm hại những vi khuẩn có ích. Bên cạnh đó tỏi còn có tác dụng loại trừ các gốc tự do trong cơ thể, góp phần làm chậm quá trình lão hóa. Tỏi tươi có những thành phần tốt cho sức khỏe tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì những thành phần hoạt tính có hiệu quả bị phá hoại nghiêm trọng. Tinh dầu tỏi được sản xuất để khắc phục điều đó vì loại tinh dầu này giữ lại được các thành phần hoạt tính có trong tỏi. Xuất phát từ tầm quan trọng của tinh dầu tỏi, cùng với lòng say mê ham học hỏi và nghiên cứu khoa học, em đã chọn đề tài “NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH TINH DẦU TỪ CỦ TỎI (Allium sativum L.) VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU ”, nhằm góp phần đánh giá, bổ sung thêm giá trị của loại tinh dầu hữu ích chưa được nghiên cứu nhiều này. 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN PHẦN 1: TỔNG QUAN SVTH: NGÔ THỊ THỦY UYÊN 2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ TỎI 1.1.1. Phân loại thực vật Tên khoa học: Allium sativum L.  Giới: Plantae o Bộ: Asparagales  Họ: Alliaceae  Phân họ: Allioideae o Tông: Allieae  Chi: Allium  Loài: A. sativum Hình 1.1: Cây tỏi SVTH: NGÔ THỊ THỦY UYÊN 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN Hình 1.2: Củ tỏi Tỏi đã được công nhận là một loại gia vị có giá trị và là một phương thuốc phổ biến điều trị các bệnh khác nhau và các chứng rối loạn sinh lý. Tỏi có nguồn gốc từ Trung Á và sau đó lan sang Trung Quốc, Cận Đông, và khu vực Địa Trung Hải trước khi chuyển về phía tây đến Trung và Nam Âu, Bắc Phi (Ai Cập) và Mexico. Ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới. Tỏi đã được sử dụng hàng ngàn năm cho mục đích y tế. Hồ sơ tiếng Phạn cho thấy tỏi đã được sử dụng khoảng 5000 năm trước, và nó đã được sử dụng trong ít nhất 3000 năm trong y học Trung Quốc. Người Ai Cập, Babylon, Hy Lạp và La Mã sử dụng tỏi cho các mục đích chữa bệnh. Năm 1858, Pasteur nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của tỏi, và nó đã được sử dụng như một chất khử trùng để ngăn chặn hoại tử trong Thế chiến I và Thế chiến II. [13], [16] 1.1.2. Đặc điểm sinh thái [2]  Cây thảo sống nhiều năm. Thân hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng hình dải, thẳng, dài 15-50 cm, rộng 1-2,5 cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép tỏi (nhánh), các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ tỏi, tức là thân hành củ tỏi. SVTH: NGÔ THỊ THỦY UYÊN 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN  Hoa xếp thành tán, ở ngọn thân, trên một cán hoa dài 55 cm hay hơn. Bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng bằng mũi nhọn dài.  Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển là 18-22 oC. Cây tỏi thích hợp với đất cát pha, màu mỡ, thoáng khí, có độ pH = 5.5-7.0. Do tỏi có bộ rễ chùm ngắn nên đất trồng tỏi phải có độ ẩm cao, khoảng 70 % thì cây mới sử dụng được chất dinh dưỡng trong đất. Cây được nhân giống bằng cách tách các nhánh từ hành. Cần thời tiết nóng và ngày dài mới hình thành củ; trời mát và ngày ngắn thì đâm mầm, ra lá mạnh hơn. Lúc cây ra rễ cần ẩm, khi củ đã to lại cần khô ráo. Ra hoa tháng 5-7.  Vùng sống: tỏi được trồng khắp thế giới. Tỏi cũng được trồng nhiều ở nước ta, nhiều vùng có tỏi ngon là Quãng Ngãi, Bắc Giang, Hưng Yên. Thường ta thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân; có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần. 1.1.3. Thành phần hóa học [15, 16, 19] Trong củ tỏi có các thành phần như: carbohydrate (chất xơ, các đường sacarose, glucose, fructose, maltose, galactose), các acid béo no, protein, acid amin, vitamin E, B6, C, các chất khoáng (canxi, đồng, magie, phostpho, kali, natri, kẽm,…). Tỏi có chứa ít nhất 33 hợp chất lưu huỳnh , một số enzyme , 17 acid amin và các khoáng chất như selen. Nó chứa một nồng độ cao hơn của các hợp chất lưu huỳnh hơn bất kỳ loài Allium nào khác . Các hợp chất lưu huỳnh có vai trò tạo ra mùi và nhiều tác dụng y học của nó. Tỏi chứa khoảng 1 % alliin (cysteinesulfoxide S - allyl) - một trong những hợp chất có hoạt tính sinh học cao nhất. [15], [16] 1.1.3.1. -Glutamyl cysteine Là hợp chất cơ bản trong thành phần của tỏi. Nó là chất khởi đầu cho một loạt các chất quan trọng khác như alliin, methiin hoặc S-allylcysteine. SVTH: NGÔ THỊ THỦY UYÊN 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN 1.1.3.2. Alliin Alliin là một thành phần quan trọng cơ bản trong tỏi. Tiền thân của alliin là -Glutamyl cysteine. Alliin là S-allyl-L-cysteine sulfoxide, cấu thành từ nhóm allyl, nhóm sulfoxide và acid amin cysteine. Allyl là nhóm chức CH2=CHCH2-, từ “allyl” xuất phát từ “Allium”, do một nhà hóa học người Đức là Theodor Werthein đặt khi ông chưng cất tỏi bằng hơi nước và chiết xuất ra tinh dầu có vị cay nồng vào năm 1844. Nhóm chức allyl này khá nhạy, nó dễ phản ứng với những phân tử khác nhau, nhất là khi nó gắn với nguyên tử lưu huỳnh CH2=CH-CH2-S-. O CH H2C NH2 S CH2 C H2 CH COOH Hình 1.3: Cấu tạo của alliin 1.1.3.3. Alliinase Enzyme alliinase là pyridoxal-5-phosphate. Alliinase nằm trong không bào của tế bào tỏi. Enzyme này có thể chuyển hóa 2 cơ chất trong tỏi là alliin pHopt = 6.5 và iso alliin pHopt = 4.5. Alliinase tan rất kém trong nước. Là enzyme không thuận nghịch, khoảng pH hoạt động tối ưu của enzyme này là 4.5-7.0. Ở pH = 4 enzyme này bị vô hoạt một phần, còn pH < 3 hoặc pH > 9 thì hoàn toàn bị vô hoạt. Ở nhiệt độ và pH tối ưu, alliinase có thể xúc tác tạo thành allicin hoàn toàn trong vòng 1 phút. Điều kiện lạnh đông, enzyme này có xu hướng bị đông tụ và hoàn toàn bất hoạt. 1.1.3.4. Allicin Allicin là diallyl thiosulfinate. Đây là chất được cô lập và nghiên cứu lần đầu tiên trong phòng thí nghiệm của Chester J. Cavallito vào năm 1944. Allicin được cấu thành từ 2 nhóm allyl và 1 nhóm thiosulfinate. SVTH: NGÔ THỊ THỦY UYÊN 6 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN O CH H2C S CH2 S CH2 CH2 CH Hình 1.4: Cấu tạo của allicin  Tính chất Allicin là hợp chất chủ yếu tạo ra mùi hăng nồng của tỏi tươi đập giập (hoặc giã, xay) và chiếm 60-90 % tổng lượng thiosulfinate có trong tỏi. Allicin ít tan trong nước (chỉ tan khoảng 2 %), tan hoàn toàn trong cồn. Allicin là một hợp chất rất kém bền, dưới các điều kiện như nhiệt độ, không khí, hoặc các phương pháp trích ly như chưng cất lôi cuốn hơi nước, ngâm trích,…allicin sẽ bị chuyển hóa thành các hợp chất sulfide khác như diallyl disulfide (DADS), diallyl trisulfide (DADT), allyl methyl trisulfide, ajoene, vinyldithiin… Những hợp chất này có mùi kém nồng hơn so với allicin nhưng bền vững với hóa học hơn. Ngoài ra, allicin rất dễ phản ứng với các amino acid và protein để hình thành nên các nhóm –SH. Các nghiên cứu đã cho thấy ở nhiệt độ bình thường, hàm lượng allicin sẽ giảm đi nhanh chóng đến hàm lượng như không phát hiện được trong vòng 1-6 ngày.  Cơ chế hình thành allicin Cơ chế của phản ứng này đã được chứng minh lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học Stoll và Seebeck vào năm 1948. Khi xay hay nghiền nát tỏi, enzyme alliinase được giải phóng, enzyme này tiếp xúc với alliin và xúc tác phản ứng. SVTH: NGÔ THỊ THỦY UYÊN 7 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN Hình 1.5: Sự chuyển hóa alliin thành allicin [15] Allicin dễ biến chất sau khi được tạo ra. Allicin sẽ tiếp tục chuyển hóa thành diallyl sulfide, diallyl disulfide, diallyl trisulfide, ajoene, vinyldithiines. Càng để lâu, càng giảm hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này. Hình 1.6: Sự chuyển hóa alliin thành các chất [15], [20]  Tính kháng khuẩn của allicin Allicin có tính kháng khuẩn mạnh, thể hiện ở cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Ngoài ra, allicin còn có khả năng kháng nấm. [9], [20] 1.1.3.5 Diallyl disulfide (DADS) CH H2C S CH2 S CH2 CH CH2 Hình 1.7 : Cấu tạo của diallyl disulfide Diallyl disulfide là một hợp chất organosulfur có nguồn gốc từ tỏi. Nó là một trong những thành phần chủ yếu của tinh dầu tỏi. Nó là một chất lỏng màu SVTH: NGÔ THỊ THỦY UYÊN 8 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN vàng không hòa tan trong nước và có mùi tỏi mạnh. Diallyl disulfide được sản xuất trong quá trình phân hủy của allicin khi ta nghiền tỏi. Ở quy mô công nghiệp, diallyl disulfide được sản xuất từ disulfide natri và bromide allyl hoặc chloride allyl ở nhiệt độ 40-60 oC trong môi trường khí trơ; disulfide natri được tạo ra tại chỗ bằng cách phản ứng sulfur natri với lưu huỳnh. Phản ứng tỏa nhiệt. Hình 1.8 : Phản ứng tạo ra diallyl disulfide. 1.1.4. Một số loài tỏi ở Việt Nam [4] Bảng 1.1: Một số loài Allium ở Việt Nam Tên khoa học. Tên thường gọi. Thành phần hóa Phân bố học Mô tả Don – Kiệu A.chinense G. (Cây thảo, Công dụng Chưa tìm được, sẽ Làm gia vị, rau thân Trồng khắp nơi ở bổ sung sau. ăn, làm thuốc bổ, trắng hình trái xoan, vùng đồng bằng. chữa đái dắt và nhiều vẩy mỏng.Lá bạch trọc.Phụ nữ mọc ở gốc hình dải có thai bị lạnh hẹp dài 15-60 cm bụng; trị lị, ngã rộng 1,5-4 cm. Hoa ngất hôn mê. hình tán kép màu hồng, trắng) A.porrum L. Tỏi tây Có nhiều chất xơ. (Cây thảo hai năm, Trồng tại vùng Phần cao 40-140 cm, thân Trung du Bắc bộ. giàu xanh trị khó tiêu, thiếu caroten, máu, thấp khớp, thân hình trụ hay tròn, Thích hợp với vitamin C và E. SVTH: NGÔ THỊ THỦY UYÊN Làm rau ăn, chữa các bệnh đường 9 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN rộng 1-2 cm, lá mọc khí hậu Đà Lạt, Phần thân trắng có niệu, suy thận, hai tầng, hoa hồng tỉnh Lâm Đồng đường thực vật và béo phì, cảm cúm, xếp thành tán hình muối Kali. cầu, cuống dài màu viêm đường hô hấp… xanh hay tím). A.sativum L. Trồng khắp nơi, 33 hỗn hợp sulfur, Làm gia vị, chữa aminoacid, cảm, lỵ amíp, lỵ (Thân trụ nhiều rễ ngon nhất là Lý 17 phụ, lá cứng hình Sơn-Quảng Ngãi, nhiều khoáng chất trực khuẩn, viêm dải dài 15-50 cm, Bắc Giang, Hưng như: Cu, Ca, Fe, K, ruột, mụn nhọt Mg, Se, Zn, sưng, tiểu đường, rộng 1-2,5 cm, có Yên. Vitamin C, B1, E… ngừa ung thư, rãnh khía mép rát . đặc allicin, huyết áp cao… diallyldisulfide, hoa hình tán màu trắng, hồng). biệt dialyltrisulfide. A.schoenoprasum Hành tăm, hành Chưa tìm được, sẽ Làm gia vị, thuốc L. trắng, nén. bổ sung sau giải cảm, trúng (Giống hành hương phong, thấp nhiệt, nhưng nhức đầu, nghẹt có kích Trồng ở vùng thước nhỏ, từ 10-30 đồng bằng và cm, củ tròn trắng cỡ trung du. mũi, ho tức ngực và an thai. 2 cm, bao bởi vẩy dài. Lá và cán hình trụ rõng nhỏ). SVTH: NGÔ THỊ THỦY UYÊN 10 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN 1.1.5. Công dụng của tỏi trong đời sống Tác dụng thuốc chủ yếu của tỏi là để giảm huyết áp và cholesterol, chống nhiễm trùng và ngăn ngừa ung thư. Các thành phần hoạt động là các hợp chất chứa lưu huỳnh được hấp thu nhanh chóng và chuyển hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi làm giảm nồng độ cholesterol khoảng 10 %, thuận lợi thay đổi tỷ lệ HDL/LDL. Hiệu quả hỗ trợ hạ huyết áp nhẹ, hạ huyết áp từ 5-7 %. Tỏi ức chế kết tập tiểu cầu và tăng cường hoạt động tiêu sợi huyết, giảm cục máu đông trên lớp nội mạc bị hư hỏng. Một ứng dụng quan trọng của tỏi là trị đái tháo đường, tỏi kiểm soát mức độ đường trong máu bằng nhiều loại cơ chế. Trong nghiên cứu in vitro và dữ liệu động vật cho thấy tỏi có thể giúp ngăn ngừa một số khối u rắn. Do đó, tỏi cũng có hiệu quả trong việc phòng chống ung thư. [8], [17], [20]. 1.1.5.1. Tỏi trong y học dân gian Loại củ nhỏ bé này ngoài tác dụng làm gia vị cho các món ăn, còn có tác dụng rất lớn cho sức khỏe. Từ xa xưa, con người đã dùng tỏi làm nguyên liệu để tạo ra những bài thuốc chữa trị nhiều loại bệnh rất hiệu nghiệm. Đông y ghi nhận công dụng trị bệnh của tỏi như sau: “Tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc nằm trong hai kinh can và vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, chữa chứng chướng bụng hoặc đại tiểu tiện khó khăn. Người âm nhu, nội thiệt, có thai, đậu chẩn, đau mắt không nên dùng”.[1] 1.1.5.2. Tỏi trong y học hiện đại Ngày nay, nhiều công trình khoa học đã chứng minh lợi ích của tỏi trong việc phòng và chữa một số căn bệnh thời đại như:  Chống ung thư: Theo các nhà khoa học, ăn tỏi thường xuyên thì tỷ lệ ung thư dạ dày thấp (0,03 % so với 0,4 % ở những người rất ít ăn tỏi). Các bác sĩ cũng xác nhận tỷ lệ ung thư dạ dày ở những người thường xuyên ăn tỏi thấp hơn 60 % so với các những người khác cùng khu vực SVTH: NGÔ THỊ THỦY UYÊN 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan