Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phong trào cộng sản ở Nga từ sau khi Liên xô sụp đổ và quan hệ Đảng cộng sản Nga...

Tài liệu Phong trào cộng sản ở Nga từ sau khi Liên xô sụp đổ và quan hệ Đảng cộng sản Nga và Việt Nam

.DOC
11
380
80

Mô tả:

Phong trào cánh tả ở Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay và mối quan hệ với Đảng cộng sản Việt Nam 1 MỞ ĐẦU Chương 1: VỀ LỊCH SỬ PHONG TRÀO CÁNH TẢ NGA 10 1.1. Phong trào cánh tả Nga trước Cách mạng tháng Mười 10 1.2. Cánh tả Nga - giai đoạn Đảng cộng sản Liên Xô cầm quyền 32 1.3. Lực lượng cánh tả Nga sau khi Liên Xô tan rã 50 Chương 2: 64 THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÁNH TẢ Ở LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 2.1. Những nhân tố tác động đến sự phát triển của phong trào cánh tả Nga sau khi Liên Xô tan rã 64 2.2. Quá trình vận động và phát triển của phong trào cánh tả Nga từ năm 1991 đến nay 81 2.3. Triển vọng của phong trào cánh tả ở Liên bang Nga 113 Chương 3: 147 QUAN HỆ CỦA CÁC LỰC LƯỢNG CÁNH TẢ NGA VỚI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM: HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN 3.1. Quan hệ của các lực lượng cánh tả Nga với Đảng cộng sản Việt Nam từ sau khi Liên Xô tan rã đến nay 147 3.2. Khả năng phát triển quan hệ của các lực lượng cánh tả Nga với Đảng cộng sản Việt Nam 169 3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường quan hệ của Đảng ta với các lực lượng cánh tả Nga 178 KẾT LUẬN 185 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN 189 QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 190 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đưa đến sự ra đời, tồn tại và phát triển của một hệ thống thế giới mới - hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN); mở đầu công cuộc xây dựng một xã hội mà tính ưu việt của nó đã làm thay đổi một cách căn bản so sánh lực lượng và đẩy nhanh xu hướng phát triển của nhân loại vì tiến bộ xã hội. Sau Cách mạng tháng Mười, nhà nước Xô viết trưởng thành hùng mạnh, trở thành siêu cường - chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN thế giới trong hơn 2/3 thế kỷ XX. Những thành tựu của quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô là vô cùng to lớn và không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chính trong quá trình ấy, Đảng cộng sản (ĐCS) Liên Xô đã phạm phải nhiều sai lầm, thậm chí rất nghiêm trọng làm suy yếu từng bước và cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của bản thân Đảng và nhà nước Xô viết. Sau cuộc chính biến tháng 8/1991, Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Ban chấp hành trung ương Đảng bị giải tán, tổ chức Đảng trên phạm vi toàn LB Xô viết và các nước cộng hòa tan rã, chế độ XHCN sụp đổ ở Liên Xô. Sự kiện lịch sử đó có tác động sâu sắc đến đời sống chính trị thế giới, nó đã phá vỡ thế cân bằng chiến lược tồn tại trong gần nửa cuối thế kỷ XX. CNXH lâm vào thoái trào, so sánh lực lượng trên thế giới đã thay đổi không có lợi cho CNXH và phong trào cách mạng, phong trào hòa bình thế giới. Các nước XHCN còn lại phải chấp nhận những thách thức mới khi Liên Xô sụp đổ. Chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực chống cộng rêu rao rằng, CNXH sẽ dần dần sụp đổ theo dây chuyền, và trên thực tế chúng đẩy mạnh cuộc tấn công hòng xóa bỏ toàn bộ thành quả cách mạng trên thế giới mà CNXH đã đem lại. Thế nhưng, những toan tính, những âm mưu đó của các thế lực đế quốc chủ nghĩa (ĐQCN) và các thế lực thù địch khác không trở thành hiện thực. Các nước XHCN còn lại như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên vẫn trụ vững, vượt qua được thời kỳ khó khăn nhất và tiếp tục phát triển theo định hướng XHCN. Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế sau một thời gian khủng hoảng nặng nề đã từng bước phục hồi và có những hoạt động ngày càng tích cực. Trước tình hình ĐCS Liên Xô không còn tồn tại, nội bộ những người cộng sản mâu thuẫn, chia rẽ, nhiều dự báo cho rằng phải mất một thời gian khá dài lực lượng cộng sản, lực lượng cách mạng ở Nga mới có thể khôi phục lại được. Thậm chí có người hoài nghi hoàn toàn vào lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Nhưng trên thực tế, đứng trước sự đổ vỡ của CNXH, của ĐCS, những người cộng sản chân chính đã tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển tư tưởng cộng sản, tư tưởng XHCN, kiên trì mục tiêu CNXH. Một bộ phận những người cộng sản đã tập hợp lại trong nhiều tổ chức và dần dần hình thành nên các đảng chính trị cánh tả ở Nga với số lượng và quy mô khác nhau. Thậm chí, có đảng đã nhanh chóng giành được vị trí quan trọng trên chính trường Nga như ĐCS LB Nga. Các đảng cánh tả Nga được ra đời như thế nào? Quan điểm lý luận, đường lối, phương thức hoạt động và bộ máy tổ chức ra sao? Tác động của các đảng đối với chiều hướng phát triển của nước Nga cũng như triển vọng của các đảng cánh tả Nga như thế nào sau hơn một thập niên vận động, phát triển? Cùng với những điều đó là khả năng quan hệ giữa ĐCS Việt Nam với các đảng cánh tả Nga trong bối cảnh mới đang đặt ra như một yêu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu, luận giải một cách khách quan, khoa học. Nghiên cứu phong trào cánh tả ở LB Nga để đánh giá về sự ra đời và thực chất của các đảng cánh tả có nguồn gốc từ ĐCS cầm quyền trước đây, cũng như vị trí, ảnh hưởng của các đảng trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội và tác động của các đảng này đến chiều hướng phát triển của tình hình ở Nga, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đối với các đảng cánh tả Nga là vấn đề thiết thực, góp phần giúp cho mọi người có cái nhìn toàn diện, có những nhận định đánh giá đúng đắn xu thế phát triển của các đảng cánh tả Nga trong thời gian tới. Phong trào cánh tả Nga hiện nay được hình thành từ sự phân rã ĐCS Liên Xô - một đảng từng có ảnh hưởng to lớn đến phong trào cộng sản quốc tế nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng. Do vậy, nghiên cứu về các đảng cánh tả Nga sẽ góp phần tổng kết, rút ra những bài học thành công và thất bại của ĐCS Liên Xô, từ đó có được những kinh nghiệm trong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở nhận thức đó, chúng tôi chọn đề tài: "Phong trào cánh tả ở Liên bang Nga từ năm 1991 đến nay và mối quan hệ với Đảng cộng sản Việt Nam" để làm luận án tiến sĩ lịch sử của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong hơn một thập niên hình thành và phát triển từ sự tan vỡ của ĐCS Liên Xô, các đảng cánh tả Nga đã kiên trì đấu tranh để phục hồi và phát triển, nhiều đảng giành được vị thế và vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống chính trị Nga. Do vậy, nghiên cứu sự vận động, phát triển của lực lượng cánh tả Nga đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu đăng tải trên các ấn phẩm cập nhật và định kỳ liên quan về vấn đề này. Các công trình, bài viết nghiên cứu đó, có thể chia làm hai nhóm sau: Nhóm thứ nhất bao gồm những công trình, bài viết về quá trình vận động chính trị, kinh tế - xã hội của Nga từ năm 1985 - năm bắt đầu công cuộc cải tổ đến nay. Những bài viết và công trình này đã đi sâu phân tích quá trình chuyển đổi thể chế chính trị, kinh tế - xã hội ở Nga từ mô hình XHCN, nền kinh tế tập trung bao cấp sang thể chế chính trị theo mô hình nhà nước LB cộng hòa tổng thống với nền kinh tế thị trường theo mô hình TBCN và đề cập đến phong trào cộng sản Nga. Đáng chú ý trong nhóm này có các công trình nghiên cứu và bài viết sau: - Văn kiện Đại hội lần thứ XXVII Đảng cộng sản Liên Xô, Nxb Tiến bộ Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986. - M.X Goocbachốp: Cải tổ và tư duy mới đối với nước ta và thế giới, Nxb Sự thật, Hà Nội 1988; Tư tưởng CNXH và công cuộc cải tổ mang tính cách mạng, báo Pravda, ngày 26-10-1989 và cuốn sách: Những bài nói và viết chọn lọc, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1986. - V.A Métveđép: Ê kíp Goócbachốp nhìn từ bên trong, (sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. - V Paplốp: Goócbachốp: Bạo loạn sự kiện tháng 8 nhìn từ bên ngoài, (sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. - Duy Thúy: Mùa Đông và mùa Xuân Mátxcơva chấm dứt một thời đại, (sách tham khảo), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. - G.A Diuganốp: Nước Nga và thế giới hiện đại, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội 1995. - N.A Zencôvich: Những ngày cuối cùng của UBTW ĐCS Liên Xô, (sách tham khảo), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000. - Vụ án Đảng cộng sản Liên Xô, Thông tin những vấn đề lý luận, số 2/2000, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. - Đường vào thế kỷ XXI: những vấn đề chiến lược và triển vọng của nền kinh tế Nga, Nxb Kinh tế, Mátxcơva. 1999, 4 tập, Viện Thông tin khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh dịch v.v... - V. Xemenốp: Cuộc đấu tranh giữa các lực lượng chính trị - xã hội ở nước Nga, Tạp chí Đối thoại, số 11-1999, (tiếng Nga). Nhìn chung, các nhà khoa học đã phân tích công cuộc cải tổ ở Liên Xô, những diễn biến dẫn đến sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô, sự đổ vỡ của nhà nước Xô viết và sự tan rã của ĐCS Liên Xô. Nhiều tác giả bước đầu đã có những nhận định, đánh giá khá toàn diện về nguyên nhân sụp đổ của CNXH ở Liên Xô; trình bày thực trạng chuyển đổi thể chế cả chính trị lẫn kinh tế - xã hội của các nước cộng hòa độc lập sang mô hình TBCN ở khu vực này. Quá trình đó diễn ra đầy khó khăn phức tạp. Đặc biệt, ở LB Nga quá trình chuyển đổi gặp nhiều khó khăn bởi cuộc đấu tranh của các lực lượng chính trị, các đảng phái chống lại lực lượng cải cách đưa nước Nga theo con đường TBCN. Từ sự phân tích trên nhiều mặt, một số công trình đã đưa ra những dự báo về tương lai phát triển của nước Nga cũng như của các nước cộng hòa độc lập thuộc Liên Xô trước đây. Nhóm thứ hai bao gồm bài viết của các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến lực lượng cộng sản ở Nga nói riêng, ở các nước thuộc Liên Xô và Đông Âu trước đây nói chung. Về đại thể, các tác giả đều thống nhất với nhau khi đánh giá lực lượng cộng sản ở Nga gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp trong tình trạng đa đảng cộng sản ở khu vực này. Nhiều bài viết đề cập đến một số thắng lợi của phong trào cánh tả Nga trong hơn một thập niên đấu tranh, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của lực lượng cánh tả trong đời sống chính trị Nga hiện nay. Trong nhóm này có các bài viết và một số công trình khoa học sau: - Hoàng Chí Bảo: Xu hướng và triển vọng của CNXH, (Tạp chí Cộng sản, số 11-1992), đã bước đầu đưa ra nhận định, đánh giá triển vọng của CNXH sau khi Liên Xô sụp đổ. - Ngô Gia Sơn với bài viết: "Thắng lợi vang dội của ĐCS LB Nga" đăng trên Tạp chí Công tác tư tưởng văn hóa, số 1-1996. - Bài viết của tác giả Phạm Xuân Sơn: "Sự phục hồi của các ĐCS và cánh tả ở Liên Xô trước đây và Đông Âu", (Báo Nhân dân, ngày 21/1/1996); Nguyễn Thanh Thủy: "ĐCS LB Nga - hạt nhân của khối các lực lượng nhân dân yêu nước" (Xây dựng Đảng, số 8-1996); bài viết: "Vài nét về các đảng tranh cử ở Nga" (Thông tin công tác tư tưởng, số 1-1994); Lưu Văn An, Nguyễn Hoàng với bài: "Những chuyển động mới trong PTCSCNQT" (Tạp chí Cộng sản, số 202001); bài của Hồ Châu: "Chiến lược đối ngoại của của LB Nga thời tổng thống Putin", (Nghiên cứu Châu Âu số 3-2001). - Iu.G Côrgunhiuc, X.E Daxlapxki: Chế độ đa đảng ở Nga, (Nxb. Indem, Matxcơva, 1996, tiếng Nga). - I. Oxatri: Về tính đa đảng của phong trào cộng sản Nga, (Đối thoại, số 11-1998, tiếng Nga); Về Đại hội VIII ĐCS LB Nga, (Sự thật Nga, số 3, 1-2002, tiếng Nga). Thông qua các công trình của mình, các tác giả nêu trên đều đề cập đến sự phục hồi nhanh chóng của các lực lượng cánh tả Nga. Những thắng lợi mà lực lượng này giành được thông qua bầu cử Đuma quốc gia đã chứng tỏ họ vẫn tồn tại, củng cố, phát triển với một sức lực và tầm vóc mới trong đời sống chính trị - xã hội Nga. Các tác giả cũng thống nhất trong đánh giá những hạn chế, khó khăn của lực lượng cánh tả Nga hiện nay, cuộc đấu tranh để khắc phục tình trạng đa đảng cộng sản ở Nga là một quá trình khó khăn, lâu dài.. Về tổng thể, trong những nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như nước ngoài về phong trào cộng sản, cánh tả ở Nga từ năm 1991 đến nay đã được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống và toàn diện. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, luận án sẽ cố gắng đi sâu làm rõ những vấn đề cơ bản của của phong trào cánh tả Nga từ 1991 đến nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án là góp phần lý giải một cách có hệ thống quá trình hình thành, vận động và phát triển của phong trào cánh tả Nga từ năm 1991 đến nay, trên cơ sở đó đánh giá vị trí và triển vọng của phong trào này trong những năm sắp tới. Luận án còn làm rõ thực trạng và khả năng quan hệ giữa các lực lượng cánh tả Nga và ĐCS Việt Nam. Luận án đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau: Thứ nhất, trên cơ sở làm rõ ảnh hưởng sự tan vỡ của ĐCS Liên Xô, luận án phân tích quá trình hình thành của lực lượng cánh tả Nga, thực trạng vận động của phong trào từ năm 1991 đến nay. Từ đó, đánh giá vai trò, vị trí của lực lượng cánh tả trong đời sống chính trị Nga từ hơn một thập niên qua. Thứ hai, phân tích những nhân tố tác động đến xu hướng phát triển của phong trào cánh tả Nga, từ đây trình bày triển vọng của phong trào. Thứ ba, phân tích thực trạng mối quan hệ của các lực lượng cộng sản, cánh tả Nga với ĐCS Việt Nam, đồng thời làm rõ khả năng phát triển mối quan hệ này trong những năm tới. 4. Giới hạn nghiên cứu của luận án Phong trào cánh tả Nga hiện nay hình thành, phát triển từ năm 1991 đến nay bao gồm nhiều lực lượng với quy mô, quan điểm, đường lối khác nhau. Hơn nữa, đây là một phong trào đang trong quá trình vận động, phát triển nên chưa ổn định. Do vậy, luận án tập trung nghiên cứu các đảng cánh tả chủ yếu, nhất là các đảng cộng sản được hình thành ở Nga sau khi ĐCS Liên Xô tan rã. Đặc biệt, luận án tập trung nghiên cứu sâu ĐCS LB Nga - một đảng chính trị đối lập lớn nhất ở Nga hiện nay. Còn các nhóm, đảng phái khác thuộc lực lượng cánh tả Nga như Đảng công nhân cộng sản Nga, Đảng nông nghiệp, một số hiệp hội như Hội các nhà khoa học theo định hướng XHCN ở Nga, Liên minh nhân dân yêu nước Nga, Liên minh sĩ quan Nga, thì luận án chỉ đề cập quá trình hình thành, vận động và xu thế phát triển của các lực lượng này. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra những tiền đề khách quan và chủ quan, những điều kiện thuận lợi và không thuận lợi trong quan hệ giữa lực lượng cánh tả Nga với ĐCS Việt Nam. Về thời gian: Luận án tập trung phân tích quá trình hình thành, hoạt động của phong trào cánh tả Nga từ năm 1991 đến nay. Tuy nhiên, để làm rõ quá trình đó, luận án trình bày một cách khái quát phong trào cánh tả Nga trong lịch sử từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1991. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận án là những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh liên quan đến nội dung được đề cập trong luận án. Các văn kiện của ĐCS Việt Nam, tác phẩm, bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, các tác phẩm, bài viết của các nhà lãnh đạo của Nhà nước LB Nga, lãnh đạo của các đảng phái liên quan đến đề tài cũng là cơ sở lý luận để tham khảo của luận án. Phương pháp nghiên cứu được luận án sử dụng là phương pháp biện chứng duy vật, thể hiện rõ qua sự kết hợp giữa phương pháp lịch sử và lôgíc, đồng thời các phương pháp phân tích - tổng hợp, khái quát, so sánh - đối chiếu… được coi là những phương pháp hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án góp phần làm rõ quá trình hình thành phong trào cánh tả ở Nga, trên cơ sở phân tích bối cảnh ra đời và hoạt động của phong trào, luận án làm rõ quá trình vận động của phong trào cánh tả Nga từ năm 1991 đến nay. Luận án đưa ra những đánh giá về vai trò, vị trí của các lực lượng cấu thành phong trào cánh tả Nga và triển vọng của nó. Luận án xem xét một cách có hệ thống quan hệ giữa phong trào cánh tả Nga với ĐCS Việt Nam trong điều kiện mới, luận giải khả năng mở rộng quan hệ giữa ĐCS Việt Nam và lực lượng cánh tả Nga. 7. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Thông qua kết quả đạt được, luận án góp phần làm rõ thực trạng, triển vọng phong trào cánh tả Nga từ năm 1991 đến nay, trên cơ sở đó cung cấp thêm luận cứ xác đáng, củng cố niềm tin vào những lý tưởng, thành tựu tốt đẹp mà CNXH hội hiện thực đem lại cho nhân dân Nga cũng như nhân loại tiến bộ trên thế giới; đóng góp vào việc hoạch định đường lối quan hệ của ĐCS Việt Nam với các đảng trong phong trào cộng sản, cánh tả trên thế giới nói chung và phong trào cánh tả Nga nói riêng. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy về lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, về quan hệ quốc tế cũng như đóng góp vào công tác giáo dục lý luận, chính trị hiện nay thông qua việc cung cấp những tư liệu về tiến trình cách mạng Nga từ sau năm 1991 đến nay. Luận án góp phần nghiên cứu nhằm tiếp tục đổi mới chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta với LB Nga trong hoàn cảnh lịch sử mới. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương, 9 tiết.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan