Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển công nghệ địa phương những năm 1997 -20...

Tài liệu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển công nghệ địa phương những năm 1997 -2009

.PDF
105
11838
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- BÙI THANH PHƯƠNG ` ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG NHỮNG NĂM 1997-2009 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội, 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- BÙI THANH PHƯƠNG ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG NHỮNG NĂM 1997-2009 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam Mã số: 60 22 56 Người hướng dẫn khoa học: PGS. NGND. Lê Mậu Hãn Hà Nội, 2012 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia, công nghiệp là ngành có vị trí quan trọng hàng đầu, có ảnh hưởng quyết định nhất đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đến tình hình kinh tế -xã hội. Đối với các quốc gia đang phát triển thì vai trò của công nghiệp ngày càng to lớn, trở thành đại diện của một nền kinh tế hiện đại. Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ. Đường lối công nghiệp hóa đã được Đảng đề ra từ Đại hội III, IV và nhất là Đại hội VI- khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới- thì nhiệm vụ công nghiệp hóahiện đại hóa lại được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Qua các kì Đại hội VII, VIII, IX, X, XI nhiệm vụ đó ngày càng được nhận thức chính xác hơn và được cụ thể hóa thêm cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta trong từng thời kì. Phú Thọ là vùng đất có vị thế quan trọng về địa lí chính trị và an ninh quốc phòng. Với trọng điểm công nghiệp Việt Trì, tỉnh đã sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp đầu tiên của miền Bắc. Chính vì vậy, sự phát triển của công nghiệp địa phương Phú Thọ trong thời kì quá độ có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với vùng Đông Bắc Bộ, mà đối với cả sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nói chung cũng như sự phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng. Xác định rõ vị thế của công nghiệp địa phương đối với tỉnh, Đảng bộ Phú Thọ ngay từ khi mới ra đời đã đưa ra các chủ trương, chính sách nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành kinh tế này, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế- xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra. Tìm hiểu quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương từ năm 1997-2009 chính là nhằm tái hiện lại hành trình thực hiện các chủ trương phát triển kinh tế công nghiệp nói chung và công nghiệp địa phương nói riêng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh. Từ đó thấy được những thành tựu quan trọng cũng như những cơ hội và thách thức 1 mà Đảng bộ tỉnh đã trải qua để đưa công nghiệp Phú Thọ vững bước đi lên. Qua đó làm nổi bật lên những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương; cũng là tái dựng lại một góc của bức tranh sôi động: Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Từ ý nghĩa trên, chúng tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương những năm 1997-2009” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp địa phương nói riêng luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cơ quan và các địa phương cũng như sự nghiên cứu, tìm hiểu của các nhà khoa học ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, góp phần quan trọng vào quá trình tổng kết lịch sử Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển sản xuất công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian qua, đứng trước công cuộc đổi mới của Đảng, đặc biệt là khi nước ta tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa, mở cửa giao lưu hội nhập kinh tế quốc tế thì đã có rất nhiều các công trình của các cơ quan, các nhà quản lí, các cá nhân… nghiên cứu, đề cập đến các vấn đề về phát triển kinh tế công nghiệp Việt Nam. Các nhà khoa học Việt Nam đề cập đến các nội dung về công nghiệp thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài, tổng kết kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa như: “Kinh tế học phát triển về công nghiệp hóa và cải cách nền kinh tế” (Đỗ Đức Định, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004); “Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” (Đỗ Hoài Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2003); “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: phác thảo lộ trình” (Trần Đình Thiên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002)... Tuy nhiên, các vấn đề về công nghiệp địa phương nói chung chủ yếu chỉ được phản ảnh bởi các nhà nghiên cứu kinh tế và thường giới hạn trong một địa phương cụ thể như: luận án tiến sĩ kinh tế “Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương (nghiên cứu áp dụng với tỉnh Bắc Ninh)” của Bùi Vĩnh Kiên, năm 2009; hoặc khá tản mạn trong các bài viết... Nhìn chung, chưa có một công trình nào thực sự mang tính khoa học về vấn đề vai trò cũng như sự lãnh đạo của Đảng với việc phát triển công nghiệp địa phương. 2 Ở tỉnh Phú Thọ, mặc dù công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, nhận được sự quan tâm và chú ý đầu tư của các cấp, các ngành song chưa có một công trình nào thực sự mang tính chuyên môn về quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương từ năm 1997 đến năm 2009. Vấn đề chủ yếu được phản ảnh trong các báo cáo trình Đại hội Đảng bộ tỉnh, các chuyên đề, kế hoạch, kết luận của Tỉnh ủy… là những tư liệu chưa được phổ biến rộng rãi. Vì vậy, đây là công trình đầu tiên có tính khái quát và hệ thống về quá trình lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong thời gian 1997-2009. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương những năm 1997-2009” nhằm tìm hiểu một cách hệ thống về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Phú Thọ trong phát triển công nghiệp địa phương từ năm 1997 đến năm 2009. Từ đó đánh giá những thành tựu và hạn chế của Đảng bộ tỉnh khi làm nhiệm vụ lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương và góp phần làm rõ thêm quá trình thực thi, đường lối chính sách công nghiệp của Đảng trong lịch sử. * Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở những tài liệu thu thập được về quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương những năm 1997-2009, luận văn hướng đến giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, trình bày một cách khách quan, toàn diện những chủ trương, chính sách và quá trình lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương của Đảng bộ tỉnh trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2009. Qua đó, thấy được những thuận lợi cũng như khó khăn, thử thách mà tỉnh đã phải trải qua để đẩy nhanh sự phát triển của ngành kinh tế này trong từng thời kì. Thứ hai, nêu lên những kết quả đạt được, rút ra nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm; bước đầu nêu lên phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế công nghiệp tại địa phương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào những đối tượng nghiên cứu sau: Những chủ trương và biện pháp của Đảng bộ Phú Thọ nhằm phát triển công nghiệp địa phương; Quá trình thực hiện những chủ trương, biện pháp này và kết quả đạt được. * Phạm vi nghiên cứu - Về mặt thời gian: từ năm 1997 đến năm 2009, có khảo sát thêm những năm từ 1968-1997. - Về không gian: Tỉnh Phú Thọ từ sau khi tái lập, tức là từ năm 1997. Do vị thế chính trị cũng như vai trò kinh tế của tỉnh Phú Thọ đối với khu vực Đông Bắc bộ và Đồng bằng Sông Hồng nên trong khi tái hiện quá trình Đảng bộ Phú Thọ lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương, luận văn cũng sẽ phản ảnh các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với phát triển công nghiệp địa phương. 5. Nguồn tư liệu, cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu * Nguồn tư liệu Nguồn tài liệu chính của luận văn là các kế hoạch, chương trình, các đề án, báo cáo tổng kết về tình hình phát triển công nghiệp; số liệu thống kê hàng năm, thường kì, niên giám thống kê, các tư liệu lưu trữ, tạp chí, ấn phẩm ngành của các cơ quan, ban ngành trong tỉnh Phú Thọ; chủ yếu được khai thác tại Kho lưu trữ Tỉnh ủy, Sở Công thương Phú Thọ, Cục Thống kê Phú Thọ và Tuyên giáo Tỉnh ủy. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng tư liệu từ các sách, tạp chí đã xuất bản ở Trung ương và địa phương, đặc biệt là các sách viết về chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước như: Văn kiện các kì Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI…, các văn bản của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh trong các năm từ 1997 đến 2009 và các năm trước đó. * Phương pháp nghiên cứu Với nội dung và phạm vi nghiên cứu như trên, luận văn sử dụng những phương pháp truyền thống trong nghiên cứu lịch sử. Trong đó, chủ yếu là dùng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phân tích và tổng hợp để làm rõ nội dung nghiên cứu. 4 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần trình bày rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, có hiệu quả của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phát triển công nghiệp địa phương (1997-2009). Qua đó làm rõ được bản lĩnh chính trị, tư duy sáng tạo, khả năng vận dụng linh hoạt và những hạn chế, khiếm khuyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Phú Thọ trong quá trình lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương nói riêng và kinh tế địa phương nói chung. - Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương những năm 1997-2009 và làm rõ ý nghĩa lịch sử, thực tiễn của kinh nghiệm đó, vận dụng vào quá trình đổi mới nền công nghiệp đất nước. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan về tỉnh Phú Thọ và chủ trương phát triển công nghiệp địa phương Vĩnh Phú trước năm 1997. Chương 2: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương từ năm 1997 đến năm 2009. Chương 3: Một vài nhận xét và bài học kinh nghiệm 5 NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÚ THỌ VÀ CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG VĨNH PHÚ TRƯỚC NĂM 1997 1.1. Tổng quan về tỉnh Phú Thọ 1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử Phú Thọ là vùng đất cổ có bề dày lịch sử truyền thống và văn hiến, thường được cả nước biết đến với tên gọi thân thương: “quê hương đất Tổ”. Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Phú Thọ vừa có tính chất miền núi, trung du, vừa có tính chất đồng bằng. Đoạn sông Hồng chảy qua Phú Thọ (sông Thao) đã chia Phú Thọ thành hai miền có những đặc điểm khác nhau và hình thành địa hình mang ba tính chất trên. Về địa giới hành chính: Phú Thọ nằm ở phía Tây Bắc của thủ đô, trung tâm của Bắc Bộ, trên đỉnh tam giác đồng bằng sông Hồng; phía Bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái, phía Nam giáp Hà Tây và Hoà Bình, phía Tây giáp Sơn La và phía Đông giáp Vĩnh Phúc. Vùng đất Phú Thọ ngày nay, vào thời Hùng Vương, thuộc bộ Văn Lang, là trung tâm kinh tế- chính trị của nhà nước Văn Lang. Nơi đây có một trong 3 “thủ đô tự nhiên” của người Việt trong lịch sử (làng Cả ở Việt Trì- Phú Thọ, thành Chủ ở Cổ Loa, Đại La ở Thăng Long). Xét về thời gian hình thành, vùng đất Phú Thọ đến nay đã có trên 2000 năm tuổi. Tiền thân của tỉnh Phú Thọ ngày nay chính là tỉnh Hưng Hoá. Ngày 5/5/1903 Toàn quyền Đông Dương ký nghị định chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hoá lên làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi và từ đây tỉnh Hưng Hoá đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ cuối năm 1903 có 10 huyện: Tam Nông, Thanh Thuỷ, Sơn Vi Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Hạc Trì, Hùng Quan, Ngọc Quan và hai châu là Thanh Sơn, Yên Lập1. Từ năm 1903 đến Cách mạng tháng Tám 1945, về cơ bản đơn vị hành chính trong tỉnh không có thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi phủ huyện và một số làng xã mới… 1 Đây là nghị định chuyển tỉnh lỵ chứ không phải quyết định thành lập tỉnh mới. Vì vậy, ngày thành lập tỉnh Phú Thọ được tính từ ngày 8/9/1891 khi thành lập tỉnh Hưng Hoá mới 6 Ngày 4/6/1962, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 65 thành lập thành phố Việt Trì- là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của tỉnh Phú Thọ. Ngày 26/1/1968 Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết 504 hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành Vĩnh Phú. Tới ngày 6/11/1996, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết: “về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”, trong đó có việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ chính thức được tái lập vào ngày 1/1/1997. Tỉnh Phú Thọ tái lập (1997) có diện tích tự nhiên là 3.465km2, dân số 1.261.900 người, mật độ dân số trung bình là 373 người/km2, gồm 21 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa số (1.1 triệu người). Toàn tỉnh có 12 huyện, thành, thị (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 10 huyện: Thanh Sơn, Yên Lập, Sông Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh), 270 xã, phường, thị trấn. Cho tới năm 2009, Phú Thọ có diện tích là 3532,5 ha (chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng trung du miền núi phía Bắc), dân số 1.316.659 người, với 13 đơn vị hành chính (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện: Thanh Sơn, Yên Lập, Sông Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh, Tân Sơn). Xét về diện tích và dân số, Phú Thọ là tỉnh có quy mô đứng vào loại trung bình so với cả nước 1.1.2. Nguồn lực phát triển công nghiệp địa phương a. Tài nguyên thiên nhiên cho phát triển công nghiệp địa phương - Điều kiện địa lý tự nhiên Phú Thọ có tọa độ địa lý 20O55’ - 21O43’ vĩ độ Bắc, 104O48’ - 105O27’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp Hòa Bình, phía Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, phía Tây giáp Sơn La và Yên Bái. Đất Tổ nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Với vị trí “ngã ba sông”, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội và địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cầu nối các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với các tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều qui tụ về Phú Thọ đi Hà Nội, Hải Phòng. 7 Quốc lộ 70 xuất phát từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái - Lào Cai sang Vân Nam - Trung Quốc, tuyến này đang được nâng cấp để trở thành con đường chiến lược Hà Nội - Hải Phòng - Côn Minh (Trung Quốc) cũng tạo nhiều cơ hội cho Phú Thọ phát triển. Quốc lộ 32A nối Hà Nội - Trung Hà - Sơn La, quốc lộ 32B Phú Thọ - Yên Bái với cầu Ngọc Tháp qua sông Hồng tại thị xã Phú Thọ là một phần của đường Hồ Chí Minh, nhánh 32C thuộc hữu ngạn sông Hồng đi thành phố Yên Bái cũng tạo ra thuận lợi để Phú Thọ giao lưu kinh tế, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm công nghiệp với bên ngoài. - Tài nguyên đất Hiện nay, một trong những yếu tố làm hạn chế sự phát triển của công nghiệp hiện đại chính là tài nguyên đất. Ở Hà Nội và một số tỉnh, thành khác, tốc độ gia tăng dân số, tỉ lệ người nhập cư cao khiến nhu cầu về nhà ở cao, đất chuyên dụng ngày một bị thu hẹp. Phú Thọ tuy là tỉnh có quy mô dân số không nhỏ nhưng đất đai chưa trở thành nhu cầu quá đỗi cấp bách như ở các nơi khác. Về cơ bản, đất đai ở tỉnh không chịu áp lực nặng nề của dân số. Tài nguyên đất cho công nghiệp còn khá lớn, có nhiều khả năng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung, các nhà máy phục vụ cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao. Đây chính là một đặc trưng cơ bản của nền công nghiệp hiện đại. - Tài nguyên nước: Có 3 con sông có lưu lượng nước rất lớn chảy qua địa bàn Phú Thọ là sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Đây là nguồn nước quan trọng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống, đặc biệt là nước cho sản xuất công nghiệp. Hàng năm, các con sông này còn bồi đắp một lượng phù sa màu mỡ cho đồng bằng ven sông. Với tổng chiều dài trên 200km, Phú Thọ là tỉnh có mạng lưới giao thông đường thuỷ thuận lợi, ngay cả mùa nước kiệt, các phương tiện tàu, thuyền, bè, mảng có sức chở trên 100 tấn vẫn hoạt động được. Nếu được khai thác hợp lý, các điều kiện thuận lợi kể trên sẽ giúp cho Tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp, đặc biệt là vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp. 8 - Về tài nguyên khoáng sản Tính chất địa hình và cấu tạo địa chất đã tạo cho Phú Thọ khá nhiều khoáng sản phân bố ở hầu khắp các huyện, nhưng tập trung ở các huyện phía hữu ngạn sông Hồng. Nhìn chung, Phú Thọ không giàu về khoáng sản, nhưng lại có Cao lanh, Fensphat, đá vôi, nước khoáng nóng là lợi thế để Phú Thọ phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp gốm sứ, xi măng và vật liệu xây dựng. Phú Thọ lại không xa các trung tâm công nghiệp lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương) nên việc mở rộng liên doanh liên kết với các địa phương trên để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là rất thuận lợi và cần thiết. Tuy nhiên phần lớn khoáng sản còn hiện nay đều phân bố ở khu vực phía Tây của tỉnh (hữu ngạn sông Hồng) nơi đang có hạ tầng yếu kém, nhất là giao thông nên việc đẩy mạnh khai thác trước mắt sẽ gặp nhiều khó khăn. b. Các nguồn lực kinh tế -xã hội - Nguồn nhân lực: Theo thống kê sơ bộ, dân số Phú Thọ năm 2009 là 1.316.659 người. Mật độ dân số 373 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, thành phố Việt Trì có mật độ dân cư đông nhất 1.664,9 người/km2, thấp nhất là ở huyện Tân Sơn là 110,4 người/km2, Yên Lập 186,2người/km2 và huyện Thanh Sơn 189 người/km2. Cơ cấu dân số nông thôn và thành thị: dân số nông thôn chiếm 84,6%; dân số thành thị chiếm 15,4%. Với tỷ lệ này mức độ đô thị hoá của Phú Thọ là thấp so với trung bình cả nước (25%) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (gần 28%). Cơ cấu dân số nam, nữ năm là 49,2 – 50,8%. Năm 2005 lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân ước khoảng 675 nghìn người, chiếm 51,8% dân số của tỉnh. Số lao động đã qua đào tạo đạt 29,0%, trong đó có 17% là công nhân kỹ thuật. Dự báo năm 2010 dân số của tỉnh khoảng 1.385 nghìn người và năm 2020 khoảng 1.479 nghìn người. Dân số trong độ tuổi lao động đến năm 2010 khoảng 820 nghìn lao động và năm 2020 có khoảng 880 nghìn lao động. Tốc độ tăng dân số bình quân năm từ 2006 - 2010 khoảng 0,84%, thời kỳ 2011 -2020 khoảng 0,66%. Toàn tỉnh có 1 trường đại học, 1 trường cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp, 27 trường, trung tâm và cơ sở dạy nghề, 600 trường phổ thông các cấp với 6.600 9 sinh viên đại học, cao đẳng, 4.700 học sinh trung học chuyên nghiệp, 9.800 học sinh học nghề và 307.000 học sinh phổ thông, bình quân 2.310 học sinh/vạn dân là điều kiện rất thuận lợi cho việc đào tạo nghề và tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Phú Thọ là tỉnh có số dân tương đối đông, số người trong độ tuổi lao động chiếm đa số. Đây chính là nguồn lao động dồi dào cho phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng- vốn là những ngành công nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, đồng thời cũng là thế mạnh của tỉnh. Dân số đông không chỉ tạo ra nguồn nhân lực dồi dào cho các ngành công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến) mà còn là thị trường lớn để tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, đặc điểm về dân số cũng gây ra không ít khó khăn cho đảng bộ tỉnh trong việc đề ra chính sách thích hợp về nhân lực cho công nghiệp địa phương. Hiện nay, tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp còn khá cao. Thêm vào đó, tỉnh đang thiếu những cán bộ quản lý doanh nghiệp giỏi và công nhân, kỹ thuật lành nghề. Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn tới đòi hỏi lãnh đạo địa phương phải có phương án cụ thế để phải khẩn trương đào tạo mới và đào tạo lại một đội ngũ lao động kỹ thuật trong tỉnh. - Cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông: Tổng chiều dài hệ thống đường bộ của tỉnh gần 10.000km, trong đó: 5 tuyến quốc lộ với chiều dài qua tỉnh là 262 km, 31 tuyến đường tỉnh với chiều dài 730 km, 94 tuyến đường huyện dài 628 km, đường đô thị 95 km và đường liên xã, liên thôn dài 7.245 km và đường chuyên dùng 278 km, 100% số xã có đường ôtô vào đến trung tâm, 320km đường sông và gần 100km đường sắt. Nhìn chung mạng lưới giao thông của tỉnh (đường bộ, đường sắt, đường thủy) được phân bố tương đối đều và hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, hành khách nội, ngoại tỉnh. Tuy nhiên chất lượng đường bộ còn thấp, công trình thoát nước chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được tốc độ lưu thông cao và phương tiện vận tải lớn. 10 Tình hình phát triển thông tin liên lạc: Hạ tầng thông tin liên lạc của tỉnh phát triển tương đối nhanh, đến 2005 đạt 8,2 máy điện thoại/100 dân, so với năm 2000 tăng gần 5 lần, dịch vụ Internet, hộp thư thoại... được triển khai rộng khắp trên địa bàn. Chất lượng thông tin liên lạc ngày càng tốt hơn, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hết năm 2004 đã phủ sóng mạng điện thoại di động đến tất cả các trung tâm huyện. 100% các cơ quan, doanh nghiệp ở tỉnh và huyện được trang bị máy tính, một số cơ quan tổng hợp đã được nối mạng nội bộ. Hệ thống điện, nước Đối với phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp địa phương nói riêng, điện nước là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu. Phú Thọ đã và đang đảm bảo tương đối tốt vấn đề này. Hiện tại hệ thống đường dây trung thế, hạ thế, trạm biến áp các loại đang từng bước được cải tạo, nâng cấp, thay thế và xây dựng mới. Đến năm 2004 đã có 100% xã có điện lưới quốc gia, điện năng cung cấp đạt trên 500KWh/người/năm, tăng 31,9% so với năm 2000. Tuy nhiên lưới điện nông thôn nhiều xã chưa đảm bảo kỹ thuật, tiêu hao điện năng còn cao, đã ảnh hưởng đến việc cấp điện vì thường xuyên xảy ra sự cố mất điện làm cho giá điện sinh hoạt ở nông thôn còn cao - Hệ thống chính sách phát triển kinh tế công nghiệp địa phương của Đảng, Nhà nước và chính quyền tỉnh Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên việc phát triển công nghiệp địa phương luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Từ những năm 50-60 của thế kỉ XX, Đảng ta đã xác định: “Công nghiệp địa phương ngày càng giữ một vai trò quan trọng, cần được củng cố và phát triển một cách rộng rãi” (Chỉ thị của Ban Bí thý số 191-CT/TW, ngày 3-3-1960 về việc xây dựng và phát triển công nghiệp địa phýõng )Với tinh thần đó, trong gần nửa thế kỉ qua, Đảng và Nhà nước đã không ngừng đưa ra nhiều chính sách quan trọng, tạo điều kiện cho công nghiệp địa phương phát triển. Khi nói tới các nguồn lực phát triển công nghiệp địa phương của Phú Thọ không thể không nhắc đến vai trò của Đảng bộ tỉnh cùng những chủ trương, hệ thống chính sách phát triển công nghiệp thông thoáng và rộng mở của chính quyền 11 tỉnh. Đảng bộ Phú Thọ có tiền thân từ Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú ra đời từ rất sớm, từng bước trưởng thành trong chiến đấu và xây dựng đất nước. Trải qua mấy chục năm, Đảng bộ tỉnh đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu trong lãnh đạo xây dựng và bảo vệ tỉnh. Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Trung ương Đảng, Tỉnh ủy, chính quyền và nhân dân tỉnh đã xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay. Trong đó, việc phát triển công nghiệp địa phương luôn được coi là trọng tâm của chính sách kinh tế. Ủy ban nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã, đang và sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, từng bước hoàn thiện hệ thống các chính sách, quy chế, đặc biệt là các chính sách về kinh tế, tài chính, đất đai, tạo môi trường pháp luật về đầu tư thực sự hiệu quả và thông thoáng cho các nhà đầu tư. Trước Cách mạng tháng Tám, Phú Thọ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Từ sau hoà bình lập lại, nhất là sau khi thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần I (19611965), Phú Thọ đã trở thành một tỉnh có cơ cấu kinh tế nông- công- lâm nghiệp khá rõ ràng. Các khu công nghiệp lớn lần lượt được ra đời: khu công nghiệp Việt Trì (một trong những khu công nghiệp đầu tiên phục vụ cho công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và phục vụ sự nghiệp chống Mĩ cứu nước), công nghiệp hoá chất Lâm Thao, giấy Bãi Bằng… đã tạo cho Phú Thọ một diện mạo mới, là điều kiện giúp cho tỉnh phát triển nhanh về kinh tế- xã hội. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tỉnh đã ban hành hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư, đồng thời quy định rõ việc thực hiện cơ chế một cửa, giải quyết các vấn đề liên quan; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn cao về làm việc tại Phú Thọ… đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp trong tỉnh. Trong những năm gần đây, xuất phát từ việc nhận thức vai trò của các ngành nghề thủ công truyền thống và thực hiện chủ trương của Trung ương, Đảng bộ tỉnh đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm khôi phục lại các làng nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp, góp phần làm thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp địa phương. Tóm lại, với vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên tương đối đầy đủ, nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đang dần được hoàn thiện… Phú Thọ có được những điều kiện thuận lợi để phát triển một nền công 12 nghiệp hiện đại. Nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh là làm thế nào để lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương cho tương xứng với tiềm năng hiện có, nhanh chóng hội nhập vào cơ chế thị trường, vươn lên ngang tầm với cả nước và khu vực. 1.2. Tình hình phát triển công nghiệp địa phương Vĩnh Phú trước năm 1997 Từ ngày 26/1/1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra Quyết định số 504 hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành Vĩnh Phú. Công nghiệp địa phương của các vùng thuộc tỉnh Phú Thọ, từ đây, được sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phú. 1.2.1. Công nghiệp địa phương Vĩnh Phú trước 1986 Vĩnh Phú là một địa phương có công nghiệp phát triển tương đối sớm so với các tỉnh miền núi – trung du phía Bắc: từ những năm 60 của thế kỷ XX đã hình thành khu công nghiệp Việt Trì với các nhà máy xay xát, bê tông, điện đường, giấy, hoá chất, thuốc trừ sâu cùng các cụm công nghiệp hoá chất- Supe Phốt phát Lâm Thao, nhà máy chè Thanh Ba… Cùng với sự ra đời các nhà máy, xí nghiệp do Trung ương quản lí, các xí nghiệp công nghiệp địa phương lần lượt được xây dựng và phát triển. Bước sang thời kỳ 1975-1985 là thời kỳ đất nước thống nhất, thị trường dân tộc được thống nhất, Đảng bộ tỉnh lại bước vào một giai đoạn lãnh đạo mới với những nhiệm vụ mới. Sản xuất công nghiệp cũng được sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình mới. Từ 1981- 1985, nhờ những biện pháp và chủ trương tích cực của đảng bộ địa phương cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, công nghiệp tỉnh đã phát triển ổn định cả về quy mô lẫn số lượng các đơn vị sản xuất. Sau hai năm khôi phục và phát triển kinh tế (1973-1974), khu công nghiệp Việt Trì đã cơ bản hoàn thành việc khôi phục, sửa chữa các nhà máy, xí nghiệp để đưa vào sản xuất, đồng thời xây dựng, mở thêm một số nhà máy mới: nhà máy dệt Vĩnh Phú, xi măng Thanh Ba, nhà máy giấy Lửa Việt… Việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp quan trọng của Trung ương trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ, thúc đẩy công nghiệp địa phương từng bước phát triển. Các xí nghiệp công nghiệp địa phương như cơ khí Phú Thọ, xẻ gỗ Việt Trì… đã sản xuất được các máy đùn gạch, các nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp... Các ngành công nghiệp thuộc các công ty nông nghiệp, y tế, giao thông, thuỷ lợi… đều sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của ngành mình, giảm bớt việc bao cấp từ Trung ương, nâng cao tính chủ động, độc lập 13 trong sản xuất công nghiệp và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế ở địa phương. Các xí nghiệp công nghiệp địa phương từng bước phát triển, sản xuất kinh doanh có lãi. Giá trị sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn năm 1974 đạt 105% chỉ tiêu kế hoạch [45, tr.72], góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, ổn định đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết 134-CP của Hội đồng Chính phủ về việc sắp xếp, điều chỉnh lực lượng lao động theo hướng chuyên môn hoá nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tháng 10 năm 1977, Tỉnh đã tổ chức Hội nghị chuyên đề bàn về nhiệm vụ phát triển công nghiệp địa phương, thực hiện chỉ đạo sát sao các nhà máy, xí nghiệp do tỉnh quản lý. Do đó, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã chú ý thay đổi, cải tiến công tác quản lý, đi sâu vào định mức kinh tế- kỹ thuật, lo chạy nguyên-vật liệu ổn định kế hoạch sản xuất, bước đầu áp dụng phương thức khoán sản phẩm và tiền thưởng để khuyến khích sản xuất, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, chú trọng đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho công nhân. Năm 1976, trong tỉnh đã hình thành 6 khu công nghiệp tập trung, lớn nhất là khu công nghiệp Việt Trì. Ngoài công nghiệp nhẹ, công nghiệp hoá chất, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đều có sự phát triển. Giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 34 % so với năm 1973, chất lượng hàng hoá đã được cải tiến rõ rệt [45,74]. Năm 1977, trên địa bàn Phú Thọ có 57 nhà máy, xí nghiệp Trung ương và địa phương, trong đó có 35 xí nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý, chiếm 61,4% tổng số xí nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh chủ yếu là các ngành chế biến nông- lâm sản, thực phẩm sử dụng nguyên liệu tại địa phương. Ngoài ra còn có những cơ sở công nghiệp hoá chất, cơ khí phục vụ nông nghiệp và khu công nghiệp nhẹ, các xí nghiệp công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng… Còn lại, các mặt hàng có sản phẩm lớn, kỹ thuật cao đều do các xí nghiệp Trung ương phụ trách như chế biến chè, đường, sản xuất phân bón, hoá chất… Thực hiện Nghi quyết Trung ương 6 (khoá VI), dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh việc kết hợp giữa công nghiệp Trung ương và công nghiệp địa phương, giữa công nghiệp quốc doanh và thủ công nghiệp chuyên nghiệp, thủ công nghiệp trong 14 nông nghiệp có nhiều chuyển biến. Việc tìm nguyên liệu bổ sung, tận dụng phế liệu, phế phẩm và làm thêm mặt hàng mới ngày càng tiến bộ, đưa giá trị tổng sản lượng công nghiệp trên toàn tỉnh năm 1980 đạt 200 triệu đồng, trong đó, công nghiệp địa phương đạt 81.1 triệu đồng [45, tr.86]. Được xác định là vùng công nghiệp trọng điểm với khu công nghiệp Việt Trì, cụm công nghiệp Thanh Ba, Lâm Thao… Vĩnh Phú luôn được Trung ương đầu tư xây dựng về cả vốn và các nhà máy, xí nghiệp quan trọng. Đặc biệt, Đảng bộ địa phương xác định Việt Trì là trung tâm kinh tế, trọng điểm công nghiệp giúp tỉnh có sự đầu tư đúng hướng, đầu tư có trọng điểm và thực sự hiệu quả. Đây là một điểm thuận lợi rất cao cho việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh. Phần lớn sản phẩm làm ra có chất lượng tốt, tiêu thụ kịp thời, tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh và Trung ương. Đặc biệt công tác liên doanh, liên kết giữa các xí nghiệp Trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh được thực hiện khá tốt. Từ năm 1980 đã có 10 đơn vị sản xuất công- nông- lâm nghiệp địa phương và liên kết với 13 xí nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn. Do đó, sản xuất công nghiệp địa phương có những chuyển biến rõ nét, các xí nghiệp quốc doanh địa phương đã tận dụng được công suất máy móc thiết bị khoa học kỹ thuật tăng thêm hàng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ năm 1981, khi Tỉnh ủy chỉ đạo ngành công nghiệp vận dụng cách khoán trong nông nghiệp vào công nghiệp, sản xuất ở một số đơn vị đã bước đầu đem lại kết quả tốt hơn: giá trị tổng sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh. Trong đó, sản xuất công nghiệp địa phương đạt 109% và thủ công nghiệp đạt 104.3% kế hoạch [45, tr.119]. Từ năm 1982, thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, Tỉnh có nhiều nghị quyết, quyết định chỉ đạo phát triển công nghiệp trong tỉnh, nhất là việc chỉ đạo các đơn vị và soát lại năng lực sản xuất, tổ chức lại sản xuất, gắn thu nhập của người lao động với sản phẩm cuối cùng. Do đó, đã gắn người lao động với sản xuất, kích thích sản xuất phát triển, công suất sử dụng thiết bị máy móc tăng 5-8%, giá trị ngày công tăng 2-3% [45, 132]. Công tác liên kết kinh tế giữa công nghiệp Trung ương, địa phương và các tỉnh bạn được đẩy mạnh. 15 Sản xuất công nghiệp địa phương khối quốc doanh bước đầu chuyển dịch theo hướng tích cực: các cơ sở tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là cải tiến nông cụ phục vụ nông nghiệp đồng thời đẩy mạnh khai thác, chế biến nông- lâm sản tại chỗ; giữ vững các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của tỉnh như: chè, hàng may mặc, sơn mài… Giá trị tổng sản công nghiệp địa phương đạt 72.71 triệu đồng (bằng 104.7% kế hoạch năm), tăng 7.2% so với năm 1984. Trong đó, công nghiệp quốc doanh địa phương đạt 36.4 triệu đồng bằng 105.7% kế hoạch [3, 4]. Điều đáng chú ý trong tổ chức quản lý công nghiệp ở địa phương là việc cải tiến công tác quản lý. Nhà máy giấy Lửa Việt là đơn vị đột phá thực hiện thí điểm bù giá vào lương, xóa bỏ bao cấp nhà nước. Các đơn vị khác như xí nghiệp ép dầu Ngoại Trạch, nhà máy rượu Đồng Xuân cũng tiếp tục thực hiện đạt hiệu quả rõ rệt…Đặc biệt, nhà máy rượu Đồng Xuân thuộc ty công nghiệp quản lý là lá cờ đầu của ngành công nghiệp địa phương, nhiều năm liên tục hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao…. Không hề chậm trễ Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phú đã đi cùng hướng đi chung của đất nước. Công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh được chú trọng đầu tư để tạo nguồn hàng xuất khẩu. Năm 1985, tổng ngoại tệ giao hàng xuất khẩu trên toàn tỉnh là 7.4 triệu rúp- đô-la. Riêng hàng xuất khẩu địa phương đạt 2.61 triệu đô-la. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực giao đạt và vượt kế hoạch là: sơn, đay tơ, chè… Do đó tích luỹ được 340 triệu đồng cho ngân sách, vượt kế hoạch được giao [3, 11]. Sau hơn 25 năm phát triển nhất là trải qua 10 năm phát triển trong điều kiện hoà bình, thống nhất, công nghiệp Vĩnh Phú đã phát triển khá toàn diện về cả cơ cấu ngành nghề và giá trị sản lượng. Công nghiệp Trung ương phân bố trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ đắc lực cho công nghiệp địa phương, góp phần tăng cường cơ sở vật chất, năng lực sản xuất cho công nghiệp địa phương, tạo nên động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong tỉnh cùng phát triển, góp phần tạo nên một cơ cấu kinh tế nôngcông- lâm nghiệp tương đối phù hợp, cân đối, góp phần tăng nguồn thu ngân sách, tích luỹ cho tỉnh, giải quyết việc làm, ổn định, nâng cao đời sống nhân dân. Đây chính là nền tảng quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới kinh tế ở giai đoạn sau. 16 1.2.2. Công nghiệp địa phương Vĩnh Phú từ năm 1986 đến năm 1997 Nhằm chuẩn bị cho Đại hội VI của Đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VI đã được tổ chức từ ngày 23-28/10/1986 tại thành phố Việt Trì. Đại hội đã tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Vĩnh Phú lần thứ V (1983-1985) đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ nhiệm kỳ 1986-1990. Đại hội đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch 19861990 là “đẩy mạnh phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp, công nghiệp trong đó tập trung cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [45, tr.155]. Đại hội chỉ rõ phải tập trung phát triển công nghiệp một cách toàn diện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp quan trọng trên địa bàn là chế biến nông- lâm sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng; Khôi phục và phát triển những khu công nghiệp hiện có ở Việt Trì, Lâm Thao, Thanh Ba. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp sản xuất công cụ, máy móc… thúc đẩy kinh tế nông- lâm nghiệp phát triển, ổn định đời sống nhân dân. Quán triệt đường lối đổi mới của Trung ương Đảng, Nghị quyết của đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, Tỉnh uỷ Vĩnh Phú đã tăng cường chỉ đạo sát sao việc thực hiện 3 chương trình kinh tế trọng điểm: lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch, hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa ở các nhà máy, xí nghiệp. Nhờ vậy, sức sản xuất được giải phóng, sản xuất nông- công nghiệp có bước phát triển rõ rệt, nông nghiệp phát triển nhanh, ổn định tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. Năm 1986, giá trị tổng sản lượng công nghiệp Trung ương tăng 9.6%, công nghiệp địa phương tăng 8.3% so với năm 1985. Trong đó, công nghiệp quốc doanh đạt 389.7 tỉ đồng, tăng 4.3% so với năm 1985, có 27/59 loại sản phẩm chủ yếu của công nghiệp địa phương đạt và vượt kế hoạch [4]. Những con số này đã thể hiện bước tiến của công nghiệp địa phương trong việc phục vụ nông nghiệp và xây dựng. Nhiều xí nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện việc sắp xếp lại tổ chức, bố trí lại dây chuyền sản xuất, tinh giảm biên chế lao động gián tiếp, chú ý tới hiệu quả thiết thực của sản xuất kinh doanh [6]. 17 Đồng thời, Tỉnh uỷ chỉ đạo sát sao duy trì, tổ chức thực hiện việc liên kết sản xuất với các xí nghiệp Trung ương tại địa phương một cách hiệu quả. Năm 1986, tỉnh Vĩnh Phú đã tiến hành liên kết sản xuất với 9 xí nghiệp Trung ương, 3 xí nghiệp quốc phòng. Tổng giá trị hàng hoá liên kết đạt 761.589 triệu đồng, tăng 212% so với năm 1985. Liên kết kinh tế đã giúp các nhà máy tận dụng thiết bị, sử dụng hợp lý sức lao động, tăng sản phẩm xã hội, tích luỹ cho ngân sách tỉnh, tăng thu nhập cho người lao động. Quan trọng nhất, liên kết kinh tế đã tạo ra sự ổn định cho sản xuất công nghiệp. Lợi ích giữa Trung ương -địa phương và các xí nghiệp được giải quyết hài hoà; hiệu quả liên kết các xí nghiệp Trung ương và các xí nghiệp địa phương đã đem lại tích luỹ cho tỉnh khoảng 200 triệu đồng. Sang năm 1987, công nghiệp địa phương phát triển chậm lại do mất cân đối về vật tư, năng lượng; thiếu nguyên –nhiên liệu, sản xuất không đồng bộ… Cơ chế cũ còn bị ràng buộc chưa bị xoá bỏ, cơ chế mới chưa được cụ thể hoá... Trong khi công nghiệp quốc doanh Trung ương có sự giảm sút: chỉ đạt 91.7% kế hoạch năm, giảm 0.5% so với năm 1986, thì sản xuất công nghiệp địa phương vẫn giữ được sự phát triển ổn định. Một số xí nghiệp quốc doanh đã chuyển hướng sản xuất, gắn sản xuất với vùng nguyên liệu. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt cơ chế quản lý kinh tế mới, phấn đấu duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh có lãi đảm bảo việc làm cho người lao động [11, tr.3]. Phát huy tính chủ động trong việc liên doanh, liên kết giữa các xí nghiệp Trung ương và địa phương nhằm tăng cường sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế, năm 1987 Tỉnh ủy đã yêu cầu tiến hành liên kết sản xuất và liên kết trao đổi với 10 xí nghiệp Trung ương, 4 xí nghiệp cuả các tỉnh và 2 xí nghiệp quốc phòng. Liên kết đã đem lại tích luỹ cho ngân sách tỉnh là 622 triệu đồng [7], góp phần giải quyết nhu cầu trao đổi vật liệu, công nghệ sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trong tỉnh. Tuy nhiên, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, lúng túng: chưa tạo được các mặt hàng mũi nhọn, chủ lực, chưa tạo được nguồn hàng phong phú phục vụ cho nhu cầu đời sống nhân dân. Các mặt hàng thiết yếu vừa kém về chất lượng, vừa đơn điệu về mẫu mã, giá thành cao. Nguyên nhân của tình trạng này chính là do tư tưởng bao cấp và khuynh hướng tập trung quy mô sản xuất vẫn hết sức nặng nề, chưa coi trọng đúng mức các 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan